Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 02-08-2010, 15:13
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Name:  MC Meoca 1_resize.jpg
Views: 1666
Size:  59.1 KB
(Maxicard do CLB Viet Stamp thực hiện)

Mèo Cá (Prionailurus viverrinus) thuộc loài mèo cỡ nhỏ. Bộ lông màu xám hoặc lông sỉ, có nhiều đốm đen tạo thành sọc trải dài khắp cơ thể. Nổi bật trên khuôn mặt là sống mũi thẳng dài. Kích cỡ Mèo Cá tuỳ thuộc vào nơi sinh sống. Chân chắc nịch ngắn vừa phải, đuôi ngắn và khoẻ dài bằng 1/3 đến 1/2 cơ thể.

Như tên gọi, cá là thức ăn chủ yếu của loài mèo này, với khoảng 10 loại khác nhau. Ngoài ra, Mèo Cá còn săn bắt các loại thức ăn khác như tôm, cua, ốc, ếch và các loại chim thú nhỏ.

Giống như loài Báo mèo, Mèo Cá sống đơn độc ở vùng thấp, bụi cây ven rừng, dọc suối, ao đầm. Chúng kiếm ăn gần bờ nước.

Mèo Cá là loài thú quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) liệt kê vào loài nguy cấp cần bảo vệ.

Ở Việt Nam, loài Mèo Cá được tìm thấy ở Cao Bằng, Khánh Hòa, Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh.

Name:  MC Meoca 2_resize.jpg
Views: 1063
Size:  60.8 KB
(Maxicard do CLB Viet Stamp thực hiện)

Theo báo Lao Động online ngày 12-01-2010, loài Mèo Cá được tìm thấy cả ở An Giang, thông tin như sau:

Từ nguồn tin loan truyền, Chi cục Kiểm lâm An Giang (CCKLAG) đã đến xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành và xác định vật lạ mà người dân ở đây bẫy được chính là Mèo Cá có tên trong Sách đỏ Việt Nam xuất hiện tại cồn Bà Hòa.

Tuy nhiên đàng sau niềm vui lớn: Lần đầu tiên “đón” động vật quý hiếm ấy là nỗi buồn mênh mang với khoảng trống trong công tác bảo vệ động vật hoang dã.

Quản lý chạy theo... đuôi

Đầu tháng 10-2009, ông Nguyễn Văn Sáng (xã Bình Thành) bắt được mèo cá bằng bẫy tự chế, sau khi phát hiện có con vật lạ vào “bắt trộm” gà trong nhiều đêm. Khoảng 10 ngày sau đó qua nguồn tin loan truyền trong nhân dân, CCKLAG đã cử đoàn công tác đến nhà ông Sáng và xác định con vật lạ chính là mèo cá, có tên khoa học là Felis Viverrina, thuộc họ mèo Felidae, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt quý hiếm cần bảo vệ nghiêm ngặt.

Con mèo dài khoảng 80cm, cao gần 5 tấc, nặng khoảng hơn 5kg, lông xỉ, có nhiều đốm nhỏ màu đen thẫm dọc sườn... dọc từ mắt đến tai có 2 vệt sáng chạy dài đặc trưng và đây là mèo cái. Chưa đầy một tháng sau đó, hộ ông Lương Văn Thắng, cồn Bà Hoà, xã Bình Thạnh (huyện Châu Thành) lại đánh bẫy được con mèo cá thứ hai (mắt phải bị hỏng).

Kỹ sư Bành Thanh Hùng, Trưởng phòng Bảo vệ rừng - Bảo tồn thiên nhiên (CCKLAG), cho biết thêm: “Nếu không có người dân tốt bụng trực tiếp đến báo tin thì có lẽ không bao giờ CCKLAG hay biết về sự xuất hiện của mèo cá tại khu vực cồn Bà Hoà dù chúng đã có mặt tại đây 2-3 năm”. Bởi theo thống kê chưa đầy đủ, thì đây đã là con mèo cá thứ 4 người dân địa phương bắt được bằng bẫy tự chế.

Trước đó 1 được giết thịt, một bán cho người nuôi vật cảnh. Tuy nhiên theo kỹ sư Hùng, điều đáng lo hơn là công tác bảo vệ và số phận mong manh của số mèo cá còn lại tại cồn Bà Hoà. Bởi theo phản ánh của người dân địa phương đến nay còn khoảng 3-5 con mèo cá đang sinh sống tại khu vực cồn, nhưng đến nay CCKLAG chỉ có thể “tác động” đến loài động vật quý hiếm này bằng cách “dặn dò” chính quyền địa phương theo dõi và sớm thu hồi sau khi phát hiện người dân săn bắt được.

Sẽ đánh mất cơ hội...?

Kỹ sư Hùng, người có trên 30 năm liên tục gắn bó với ngành kiểm lâm An Giang xác nhận: Mèo cá là loài thú quý, có mức độ đe doạ ở cấp báo động. Theo các tài liệu khoa học và kinh nghiệm thực tiễn, An Giang không có mèo cá sinh sống. Vì vậy sự xuất hiện của gần chục cá thể tại khu vực cồn Bà Hòa là điều rất đáng mừng, vì nó làm phong phú thêm sự đa dạng sinh học...

Tuy nhiên, công tác rà soát hiện trạng sinh tồn và số lượng mèo cá tại cồn Bà Hoà để tiến hành các hoạt động bảo tồn vẫn đang là chuyện của tương lai, còn hiện tại, đang bộc lộ những khoảng trống chết người.

Sau khi được hỗ trợ 1 triệu đồng tiền nuôi dưỡng, ông Sáng đồng ý giao con mèo cá cho CCKLAG quản lý. Theo kế hoạch ban đầu, sau khi đưa về Đội Cứu hộ nuôi dưỡng, CCKLAG đã lần lượt thả mèo cá vào rừng tràm sinh thái Trà Sư (huyện Tịnh Biên). Việc di dời cưỡng bức hai cá thể này thật sự chưa hứa hẹn được một triển vọng tốt đẹp.

Mặt khác việc thu hồi mèo cá bị bắt thời gian qua gần như không hiệu quả do chủ yếu trông chờ vào sự tự nguyện của người dân. Trong khi đó, hành động mèo cá bắt trộm gà, vịt làm thức ăn... cho thấy đây chưa phải là “miền đất hứa” cho loài thú quý này. Vì vậy, nếu chậm triển khai các giải pháp hỗ trợ An Giang sẽ đánh mất cơ hội sở hữu loài thú quý hiếm này.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 03-08-2010, lúc 14:43
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (02-08-2010), Đinh Đức Tâm (02-08-2010), chulunthu5 (20-05-2011), hat_de (02-08-2010), hoavienquanbl (12-08-2010), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (02-08-2010), zodiac (02-08-2010)