Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 07-12-2011, 11:42
tem-truyen-thong tem-truyen-thong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 01-05-2010
Bài Viết : 126
Cảm ơn: 193
Đã được cảm ơn 2,248 lần trong 155 Bài
Mặc định SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA TEM THÓC

Khi nói đến những con tem độc đáo của Bưu chính Việt nam DCCH, chúng ta không thể không kể đến những con tem THÓC. Đó là những con tem nào, hoàn cảnh ra đời của chúng ra sao, cách sử dụng chúng như thế nào, ai được sử dụng những con tem này, ... Đây là những câu hỏi vô cùng lý thú dành cho những người sưu tập và yêu thích tem Việt Nam.
Trước hết chúng ta biết rằng tất cả những con tem có giá mặt bằng Thóc đều nằm trong 1 loại của dòng tem VNDCCH : tem sự vụ. Theo sắc lệnh số 99-SL ký ngày 5/7/1952 của Chủ tịch nước VNDCCH, Nha Bưu điện phát hành loại tem "sự vụ" dùng để thanh toán cước phí cho bưu phẩm và thư CÔNG gửi qua đường bưu điện. Xin nhấn mạnh : chỉ là bưu phẩm công.
Nền kinh tế VN chủ yếu là nông nghiệp. Thóc là một sản phẩm rất quen thuộc. Trong tình hình chiến tranh, giá cả luôn biến động nên NN lấy Thóc làm cơ sở tính toán thu chi cho các hoạt động tài chính. Mệnh giá tem sự vụ được ghi bằng Thóc sẽ tiết kiệm chi phí in tem mới khi giá cước phí thay đổi, đồng tiền mất giá.

Cách sử dụng tem Thóc như thế nào ? Mua ở đâu ? Thực ra tem sự vụ đều không có sự mua bán mà chỉ có sự CẤP . Cơ quan công quyền, đoàn thể, hành chính từ cấp xã trở lên đều được cấp một số lượng tem sự vụ nhất định. Khi không dùng hết phải trả lại cho hệ thống bưu điện. Căn cứ vào số tem đã dùng thực tế, Bưu điện sẽ nhân với giá Thóc tại thời điểm đó và tại địa phương đó, tính thành tiền. Cơ quan sử dụng sẽ nộp về ngân hàng số tiền trên.
Cước phí tem Thóc cụ thể như sau :
Đối với giấy tờ , công văn thường

Dưới 20 gram Trên 20 gram
Cước phí 0kg600 Mỗi phần thêm 20g cộng thêm 0kg300


Đối với công văn hỏa tốc : 0kg200/1km.


Đối với báo chí :
Dưới 50 gram Trên 50 gram
Cước phí 0kg200 Mỗi phần thên 50g cộng thêm 0kg100

Bộ tem “sự vụ” đầu tiên là bộ “Sản xuất & Tiết kiệm” với 4 mẫu giá mặt 0kg600, 1kg, 2kg và 5kg. Trước đây đã xuất hiện con tem giá mặt 0kg100. Đây là con tem có nhiều uẩn khúc, chưa thấy bất cứ tài liệu chính thức nào trên thế giới nói đến.
Sau đó đến bộ tem HCT giấy dó in đè 0kg100. Con tem Thóc cuối cùng là con tem Điện Biên phủ giá mặt 0kg600 năm 1954. Bắt đầu từ năm 1955 từ bộ “Cải cách ruộng đất” trở đi, tem sự vụ không được tính bằng Thóc nữa mà tính bằng tiền. Xin nói thêm con tem sự vụ màu đỏ 80đ, giấy mỏng được in đợt 1 là rất quí hiếm.
Bộ tem sự vụ chính thức cuối cùng của Việt nam là bộ “Sân vận động Hà nội” phát hành 30/12/1958. Về sau có 2 bộ cũng mang tính chất sự vụ là 2 bộ “Bưu chính nông thôn” phát hành ngày 1/8/1962 và 1/7/1966. Dòng tem “sự vụ” chấm dứt từ đây.
Ngoài ra, còn có 1 số con tem in đè con dấu tay khắc chữ “tem nội bộ” hay “sự vụ”. Những con tem này chưa được kiểm chứng nhưng đều mang tính chất công vụ.
Tại Liên khu 5 và Liên khu 4 cũng có một số tem sự vụ bằng Thóc như Gánh thóc, HCT in đè giá thóc, … Những tem loại này vô cùng quí hiếm, vì vậy chúng được làm giả rất nhiều.
Theo đúng nguyên tắc, người dân khi gửi thư không thể dán con tem sự vụ.
Với những tính chất trên, những bì thư thực gửi của tem sự vụ nói chung, hay tem Thóc nói riêng là rất quí hiếm.
Tem Thóc là một sự sáng tạo trong quản lý kinh tế NN VN trong thời kỳ non trẻ Cách mạng, mang đậm dấu ấn lịch sử. Đây là sự độc đáo có thể nói là :độc nhất vô nhị” trong lịch sử Bưu chính thế giới.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
31 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn tem-truyen-thong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (10-12-2011), Angkor (07-12-2011), Anphudong (07-12-2011), Đêm Đông (07-12-2011), baokhang (07-12-2011), BT-caikhe (07-12-2011), Dat_stamp (07-12-2011), hat_de (07-12-2011), helicopter (26-08-2012), hinh_hy (07-12-2011), Hoangloc (08-12-2011), huuhuetran (07-12-2011), HuyNguyen (01-08-2013), maikhanh (10-12-2011), manh thuong (07-12-2011), Mocanh (08-12-2011), nam_hoa1 (07-12-2011), Ng.H.Thanh (10-12-2011), Nguoitimduong (07-12-2011), nguyenhuudinhue (07-12-2011), nino huynh (07-12-2011), Poetry (07-12-2011), Russ (07-12-2011), The smaller dragon (07-12-2011), ThinhVuongVu (12-02-2012), Tiểu Nhi (07-12-2011), Tien (07-12-2011), tien039 (18-09-2012), tranhungdn (14-05-2013), vnmission (26-08-2012), xihuan (08-12-2011)