Ðề Tài: Tem Việt Minh
Xem riêng 01 Bài
  #24  
Cũ 26-11-2009, 22:25
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,380 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

J. Desroussaux có đề cập đến bài viết của tác giả Theo Klewitz về “tem Việt Minh” nêu trên, tại phần 4-1 bis chương IV, cuốn 7!

Theo ông, các bì thư thư mà Klewitz giới thiệu chắc chắn là giả. Hình các dấu hủy cũng như “tem Việt Minh” có thể là vẽ lại theo một tài liệu tìm thấy trong kho lưu trữ, hoặc là sáng tác dựa trên một tranh tuyên truyền thời đó của Việt Minh (tương tự như một số tem bưu chính gần đây bị VietStamp phát hiện là chép lại ảnh hay tranh vẽ của người khác). Theo Desroussaux, chúng chỉ là các tem nhãn (vignettes) có vai trò tuyên truyền tương tự như các vignettes từng xuất hiện trong chiến tranh Tây Ban Nha.

Đây là toàn văn phần viết liên quan của Desroussaux:
Dans l’extreme Nord-Est montagneux Ho Chi Minh a pu s’installer avec l’aide des Chinois nationalistes voisins, peu apres le coup de force japonais qui l’avait laisse inoccupe, les japonais ayant des soucis plus serieux. Le 4 juin 1945, la zone etait sous l’autorite d’Ho-Chi-Minh. D’apres “the Indo-China Philatelist” no 78 (juillet 1986) il y aurait eu des timbres Viet a cette epoque. En fait la poste fonctionnait avec des postiers vietnamiens et des timbres et cachets d’Indochine, comme partout ailleurs sous les japonnais, et les Viet-Minh se sont tres vite assures le concours des fonctionnaires locaux.

A notre avis, ces vignettes ont pu avoir un role analogue a celui des vignettes de la guerre d’Espagne, car se sont des propagandes pour le parti. La legende est “Soutenez le Viet-Minh a la tete de la lutte pour l’independence” et “Bulletin pour le courrier”. Mais elles ont pu aussi servir au controle des correspondances du parti, tant qu’il n’etait pas sur des fonctionaires des postes et utilisait ses propres messagers. Les catchets des lettres reproduites, ne sont pas ceux de postes ni de courriers prives, mais des catchets des services administratifs du parti, comme le service “information-propagande”.

Ces lettres sont d’ailleurs certainement des fabrications a posteriori, faites avec les cachets et timbres retrouves dans les archives (ou avec des imitations faites lors d’une commemoration). Etant restees theoriquement 40 ans au Tonkin, elles seraient detruites par l’humidite et les insectes, au mieux en loques avec timbres decolles.

On peut aussi que le Vietminh, lorsqu’il prit tout le control du Vietnam peu avant l’armistice, prepara des timbres avec legende “Vietminh”, restes a l’etat d’essais. On sait qu’il avait l’intention de le faire, car ses dirigeants en ont parte aux premiers Francais arrives a Hanoi apres l’armistice. Mais la mission francaise leur avait precise qu’il n’etait pas conforme aux usages internationaux de libeller les timbres-poste au nom d’un parti politique au lieu d’un pays, C’est pourquoi, en fin de compte, les Viet se vont bornes a surcharger les anciens timbres d’indochine au nom du nouveau pays, Viet-Nam Dan-chu Cong-hoa.
(Xin lỗi, tôi gõ lại không dấu.)
Cùng với các phân tích về chữ viết và chính tả của các bác nêu trên, vấn đề "tem Việt Minh" có thể coi như đã được giải quyết. Vậy là về một phương diện nào đó, Việt Nam cũng có người làm tem giả "nổi tiếng." Chí ít, họ đã làm đau đầu nhiều người sưu tập Việt, đánh lừa được catalogue Michel danh tiếng cũng như các tạp chí chuyên sâu ở Mỹ và Liên Xô, và phân hóa các chuyên gia hàng đầu về tem Việt Nam Jacques Desroussaux và Theo Klewitz. Chỉ có điều họ không bao giờ dám xưng danh như Fournier hay Sperati, tội nghiệp thay!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (26-11-2009), dammanh (28-11-2009), Dat_stamp (28-01-2012), hat_de (27-11-2009), hoang.le (18-02-2011), kimma (27-11-2009), manh thuong (27-11-2009), Nguoitimduong (27-11-2009), Tien (27-11-2009)