Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 14-10-2008, 12:32
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định Các tham số quyết định giá trị bì thư thực gửi

1.Con tem dán trên bì thư:
Có thể nói tham số này là quan trọng nhất, là chủ thể mặt nổi của bì thư( ví như người bố trong 1 gia đình) mặc dù trong những hoàn cảnh đặc biệt bì thư không có dán tem vẫn vận chuyển,như bì thư quân đội,bì thư hội CTĐ…bì thư dán tem in giá sau hay tem máy như thời gian gần đây(hìnhminh họa)

Name:  006a.JPG
Views: 3226
Size:  132.3 KB

Hai mặt bì thư đóng tem máy

Name:  042AAA.JPG
Views: 3214
Size:  225.6 KB

Bì thư đóng tem máy không rõ bao nhiêu??

Name:  036111.JPG
Views: 3126
Size:  131.3 KB


Bì thư của hội chữ thập đỏ,không dán tem
Name:  mat truoc 1a.JPG
Views: 3214
Size:  137.2 KB

Bi thư QĐ PHÁP ở ĐÔNG DƯƠNG không tem

Name:  04611.JPG
Views: 3131
Size:  169.2 KB

Bì thư dán tem in giá tiền sau/gủi từ MỸ sang LITVA

a.chất lượng con tem:đây là một điều quan trọng,đặc biệt khi rơi vào con tem chủ thể của bì thư,nó làm giảm giá trị bì thư không nhỏ(50% thậm chí hơn) hay do bảo quản không cẩn thận ( hình minh họa)điêu này cũng thường thấy ở bì thư CC,do sự cẩu thả của nhân viên bưu điện hay chủ nhân khi xé tem khỏi tờ tem để dán,hay có trong PC khi chủ nhân tiếc tem hơi hỏng như bị mỏng,hơi gấp nếp, nên dán lên bì thư để che khuất khuyết tật này(nhất là tem quý và tem dị bản-vì thực tế tem quý và tem dị bản để sống vẫn giá trị hơn!)tuy vậy nếu do sự cố đặc biệt thì lại quý như bị cháy một chút bì thư do bom đạn,nhân vật nổi tiếng ký lên bì thư,ký đè lên cả temv.v..

Name:  04811.JPG
Views: 3099
Size:  122.0 KB

Bì thư gửi từ AI CẬP.có 1 tem mầu đậm hẳn,tiếc là bị gấp nếp
Name:  IMG_5404.JPG
Views: 2990
Size:  21.5 KB

Carte postal dán tem rèn dị bản(mã số 012) không có chữ 1952 và giấy khác

Name:  05311.JPG
Views: 3305
Size:  210.5 KB

Bì thư tem hỏng do bảo quản kém,mua giá 4 usd để làm tư liệu về bút pháp
& kích thước con dấu/bì thư còn lá thư bên trong,thu thực gửi không có dấu đến

b.mệnh giá tem:phù hợp với cước phí,nếu bì thư dán nhiều tem thì con tem mệnh giá cao nhất,nếu ngày gửi không quá xa ngày phát hành thường là tem chủ thể.Nếu bì thư dán nhiều tem mệnh giá cao(cùng mệnh giá nhưng khác loại thì lại giảm giá trị).Nếu dán các tem cùng gần ngày phát hành thì toàn bộ là tem chủ thể(đặc biệt có 2 loại tem với loại tiên khác nhau) thường mệnh giá cao thì bì thư quý,nhưng ngày gửi thư phải đúng giai đoạn,nhất là thời kỳ tiền mất giá(minh họa)

Name:  IMG_5418.JPG
Views: 3237
Size:  91.5 KB

Bì thư dán nhiều tem cùng mệnh giá,tem sớm nhất mã số 031/ph 20-5-58 tem muộn nhất mã số 039/ph 23-9-58(tem chủ nhân tự dán,không mua ngay bưu cục).

c.chuyên đề con tem:là chuyên đề thời thượng sẽ tăng giá trị bì thư lên 30% nhất là loại CC.Đặc biệt nếu đủ bộ (nhưng phải phù hợp với cước phí).Nếu bì thư dán con tem đầu tiên của chế độ đó về chuyên đề nhiều người quan tâm thì rất quý (thí dụ tem bộ 016 chuyên đề xe lửa,bộ 020 chuyên đề phong cảnh,bộ 026 chuyên đề di tích,bộ 043 chuyên đề cầu,bộ 059 chuyên đề hoa quả,bộ 081 chuyên đề thú,bộ 146 chuyên đề WWFv.v.. trong dòng tem VNDCCH-GHI THEO DANH MỤC CTT.) đặc biệt nếu bộ tem đó phù hợp nhiều chuyên đề càng quý.như bộ mã số 049 vndcch.

Name:  IMG_5447.JPG
Views: 5887
Size:  91.3 KB

Bì thư dán tem HK duy nhất trong dòng tem VNDCCH,chuyên đề máy bay,tem mã
Mã số 060 phát hành ngày 20-11-1959,bì thư chỉ gửi sau 5 ngày so ngày phát hành

d.Vị trí dán tem:tem chủ thể thường dán góc trên bên phải,dán đúng chiều tem,nếu đủ bộ càng đẹp,nếu 1 loại tem ,khối 4 là đẹp nhất (tứ quý) thứ nhì 3 tem liền tùy khổ tem mà 3 tem dọc quý hay 3 tem ngang quý(tam phong) thứ 3 là tem đôi(nhị thánh) tem dán mặt sau nếu chỉ để đủ cước phí thì còn chấp nhận được,còn nếu là tem chủ thể gọi là sái (lỗi số ví như mũi là trung nhạc,lại có 1 nốt ruồi nằm trình ình ra yểm thì hỏng kiểu mất rồi!)


Name:  IMG_5400.JPG
Views: 3007
Size:  32.8 KB

Bì thư NHỊ THÁNH cả chiều dọc với chiều ngang,gửi đi 13-11-1956

Name:  IMG_5402.JPG
Views: 2920
Size:  40.3 KB

Bì thư TAM PHONG theo chiều dọc,gửi đi ngày 1-10-1957.Có dấu ban TDTTTU
Name:  004.JPG
Views: 5264
Size:  151.2 KB

Bì thư TAM PHONG theo chiều ngang,gửi đi 27-11-1956







Name:  IMG_5427.JPG
Views: 2987
Size:  49.6 KB





Bì thư LỤC MẠCH THẦN KIẾM,gửi đi 6-8-1958 nhưng lỗi số vì dán tem mặt sau.

e.Quan hệ giữa thời gian gửi thư và ngày phát hành tem:tem chủ thể thường là tem gần ngày phát hành nhất,những tem quá xa ngày phát hành dán trên bì thư làm bì thư xuống giá trị ,nhất là khi đồng tiên mất giá,làm bì thư bố cục thiếu chăt chẽ.tinh ý thấy ngay sự lạc lõng của con tem đó.Tuy nhiên với một số nước nhu cầu gửi thư nhiều,một mã tem phát hành số lượng lớn,hay vào cuối TK19 và đầu TK20,các quốc gia thường phát hành ít mẫu tem nhưng số lượng nhiều nên tem dùng trong 1 thời gian dài thì viêc đó lại tự nhiên.
f.Sự cố đặc biệt của con tem dán trên bì thư: Tem in có lỗi phát lệnh thu hồi (thí dụ con tem cử tạ )tem dị bản (tem công đoàn 300đ ngược),tem thất thoát số lượng lớn nay còn ít (tem MTB,chính phủ về thủ đô 1000đ),tem phát hành số lượng ít (binh sỹ lá mạ) tem dùng sai nguyên tắc (tem sự vụ,tem binh sỹ,tem bưu chính nông thôn,tem địa phương trong thư gửi ra nước ngoài,tem sự vụ,tem bưu chính nông thôn trong thư cá nhân)
Trên là các đặc điểm của tem ảnh hưởng đến giá trị bì thư,cụ thể có các cách tính sau:

Phụ lục 1: Để tính giá trị 1 bì thư qua các con tem có nhiều cách tính như sau:
-Tính dựa trên FDC,thường áp dụng cho các bì thư gần đây khi mà bì thư PC thực gửi được sản xuất quá nhiều.Trong catalog thông thường FDC chỉ bằng 1,2 giá trị tem sống
( có nghĩa công mình chầu chực xin được dấu đẹp,chọn bì thư thế mà chỉ đươc 20% giá tri bộ tem chưa kể tem dán phụ thêm coi như lỗ khi có dấu hủy)thậm chí còn tính theo giá tem chết khi bộ tem không có chuyên đề sản xuất quá nhiều (thí dụ FDC của TIỆP KHẮC,như bộ chủ đề danh nhân STALIN mã số 603-604 catalog michell giá tem sông 8 euru nhưng FDC chỉ có giá 4 euro bằng 125% giá tem chết)
Trên cơ sở đó thường tính giá bì thư qua: tem chủ thể (1,2-1,5 giá tem sống) +giá tem chết của các tem còn lại và không tính tem hỏng (thường áp dụng cho bì thư gần đây,PC)
-Tính dựa theo giá NỀN của con tem chủ thể trên bì thư:cách tính như sau:giá nền 1 bì thư theo con tem chủ thể đó là M,thì bì thư NHỊ THÁNH là 1,5M,bì thư TAM PHONG 1,8M,bì thư TỨ QUÝ 2,0-2,2M,còn trên nữa như NGŨ LONG CHẦU NHẬT,LỤC MẠCH THẦN KIẾM,BÁT TIÊN QUÁ HẢI v.v.. thì tùy thuộc từng bì thư(vui một tý)
Các tem còn lại tính theo giá tem chết,tem dán mặt sau chỉ tính 0,8-0,9 giá trị,cách tính này hay áp dụng cho CC,BƯU THIẾP THỰC GỬI,theo tôi các bì thư VNDCCH thường tính theo cách này,còn giá nền bao nhiêu cuối bài này có lẽ sẽ đề cập đến.
-Tính theo cách coi toàn bộ tem là chủ thể, giá 1,2-1,5 giá tổng các tem (giá tem sống)cá biêt trong giai đoạn cụ thể giá lên 4-5 lần tổng giá tem sống,thậm chí cao hơn,như bì thư ,thụy sỹ,phần lan trước năm 1950,bì thư trung quốc 1964-1968 v.v..
-Riêng bì thư xuất hiện tem dị bản hay tem có lệnh thu hồi thì tùy từng loại và đối tượng mua,theo tôi những bì thư này chú trọng nhất tính tự nhiên của nó??

Phụ lục 2:cước phí 1 bì thư 20gr trong dòng tem VNDCCH (theo danh mục tem vndcch 1945-1975 do TRẦN NGUYÊN biên soạn và hội tem phát hành 1991 và do tổng kết trên các bì thư gửi ra nước ngoài và trích dẫn từ d/d temviet mục “một số nét cước thư..”)
-giai đoạn 1945-1946 dùng tem in đè VNDCCH lên tem đông dương,vì thường các tem có phụ thu,số bì thư thực gửi còn quá ít rất khó xác định cước phí 1 lá thư trong nước,theo cá nhân tôi giá cước phí 1 lá thư là 25 xu (không tính phần phụ thu).Còn thư gửi ra nước ngoài thực sự chưa thấy,nhất là sang châu âu.??
-Giai đoạn 1947-1948 thư gửi không phải dán tem,miễn cước phí
-Giai đoạn 11/1948-1951 (khi chưa phát hành tiền mới vào 6-5-1951) giá cước phí 1 lá thư công vụ là 0,600 kg thóc,giá cước 1 lá thư đầu giai đoạn là 1,5đ đến cuối giai đoạn là 100 đ.Thư gửi nước ngoài chưa rõ cước phí ??
-Giai đoạn 5/1951-10/1954:cước phí 1 lá thư trong nước lúc đầu giai đoạn là 10đ (tiền mới-tiền NH) đến cuối giai đoạn là 100 đ ,còn thư gửi ra nước ngoài là 500 đ
-giai đoạn 10/1954-27/2/1959: cước phí 1 lá thư 20gr gửi trong nước là 150đ,thư mở không rõ,còn thư 20gr gửi ra nước ngoài là 650 đ (thư HK) còn thư thường 300đ,thư bảo đảm là 1000 đ,quá cân nặng tùy trọng lượng tính cước??
-Giai đoạn 3/1959-1975:cước phí tính đơn giản.
Thư trong nước giữa các tỉnh huyện,thư gửi ra nước ngoài đường bộ là 12 xu,thư trong nội thị 6 xu.
Thư hàng không là 20 xu
Sau do tình trạng chiến tranh,quy định càng lỏng lẻo,tiện thì gửi không chú y cước phí (thí dụ thư HK cũng dán tem 12 xu).
Ngoài ra còn các dòng thư riêng như dòng thư địa phương LK5,LK4,NGA KHÊ,hay thư QUÂN ĐỘI THƯƠNG BINH,Thư dán tem sự vụ (trong kháng chiến chống PHÁP 1945-1954).Dòng thư MTDTGPMN,THƯ BƯU CHÍNH NÔNG THÔN,THƯ DÁN TEM SỰ VỤ,THƯ BINH SỸ THƯƠNG BINH (trong giai đoạn chống MỸ 1955-1975).
Với các bì thư của dòng thư nay ,tem thương binh,binh sỹ không có giá mỗi tem có giá trị gửi 1 lá thư 20gr trong nước,tem sự vụ,tem bưu chính nông thôn có giá nên cách tính như quy định của nhà nước cho 1 lá thư bình thường.
Riêng các dong thư địa phương tôi chưa đủ tư liệu và sự hiểu biết,nên không thể viết ra đây,thành thật xin lỗi mọi người,mong các bậc tiền bối chỉ dẫn thêm.

Name:  001ab.JPG
Views: 4054
Size:  168.2 KB



Đây là một bì thư thực gửi mà theo dammanh đẹp,các bạn giải thích là đúng hay sai,và tại sao như vậy?

(còn tiếp)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
21 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (12-11-2008), chie (14-11-2008), Dat_stamp (08-05-2012), HaSapa (05-06-2013), hat_de (14-10-2008), Hoang Thy (12-01-2009), huuhuetran (12-11-2008), jojo11111 (27-06-2009), linhtote123 (21-10-2008), manh thuong (09-12-2008), moclan (23-05-2012), nguyenhuudinhue (13-06-2011), Poetry (14-10-2008), Saturn (02-06-2012), Sunny (20-03-2009), thang (30-06-2011), thanhtruc (18-04-2011), The smaller dragon (08-12-2008), Tien (14-10-2008), vnmission (17-10-2008), xihuan (22-10-2008)