Xem riêng 01 Bài
  #6  
Cũ 23-12-2021, 10:58
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,566
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định 23-12: khánh thành năm 1887

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài

.... , lần tới sẽ lùi thời gian xa hơn để trở lại lúc còn đang xây dựng và xem lại có phải người Pháp đã phá Chùa để xây hay ko, câu trả lời là ko phải


Người chơi tem chúng ta ko mấy ai ko biết Bưu điện Bờ Hồ HÀ NỘI – nơi hay tới đóng dấu hoặc đi xem TL tem, mình cũng nằm trong số đó.

Bưu điện nằm bên bờ Hồ Gươm đó chưa từng lên tem nhưng xuất hiện rất phổ biến trên các bì thư, nên dù có ko chơi tem thì rất nhiều người cũng từng tình cờ thấy dù chưa 1 lần đặt chân tới HN.

BĐ xây trên nền chùa Báo Ân (còn gọi là Chùa Khổ Hình)

Lịch sử ghi nhận người Pháp quy hoạch làm không gian trung tâm của Hà Nội từ cuối thế kỷ XIX. Với chính quyền thuộc địa, nhu cầu xây dựng các trung tâm bưu điện và thông tin liên lạc là khá khẩn thiết. Do vậy, quần thể chùa Bái Ân (xây từ năm1842) cạnh Hồ Gươm bị phá bỏ để làm địa điểm xây Sở Bưu điện Hà Nội.


Tuy nhiên câu chuyện về NHÀ THỜ LỚN thì ko hoàn toàn như vậy.


Trong suy nghĩ của nhiều người thì, Pháp đã phá:

- Chùa Báo An để xây Bưu điện
- Chùa Báo Thiên để xây nhà thờ

Mọi thứ nghe chừng rất hợp lý, bởi ng Pháp khai & “phá” xứ An-na-mít mà. Nhưng thực tế thì chùa Báo Thiên đã ko còn trước khi xây nhà thờ.

Ko ai trong số chúng ta sống trong thời kì đó vì đã hơn 1 thế kỉ, nên phải tham khảo sử liệu.

Trên mạng ng ta đã tổng hợp:

“Về lịch sử khu đất xây dựng nhà thờ, có nhiều tài liệu và bài viết cho rằng thực dân Pháp đã phá bỏ ngôi chùa Báo Thiên của Phật giáo Việt Nam để lấy đất xây dựng nhà thờ Công giáo. Nhưng sự thật không phải là như vậy.

Theo một số tài liệu như của André Masson, sách của Louvet "La vie de Mgr. Puginier", tiểu thuyết lịch sử "Bóng nước Hồ Gươm" của Chu Thiên, các tài liệu trong Văn khố Hội Thừa sai Paris… thì khu đất này xưa kia thuộc khuôn viên của chùa Báo Thiên được xây dựng từ đời Nhà Lý. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tại kinh đô Đại Việt thời Lý – Trần.

Sách Từ điển Đường phố Hà Nội của Đại học Hà Nội xuất bản viết: "Nền nhà thờ hiện nay nguyên là nền đất chùa Báo Thiên rất nổi tiếng, ở đây còn có một tháp gọi là tháp Báo Thiên" (là một trong Tứ đại thần khí của Đại Việt). Sử liệu ghi nhận tháp Báo Thiên đã trải qua nhiều lần hư hại do thiên tai (gió bão, sét đánh) trước khi bị Vương Thông, tướng Nhà Minh phá hủy để lấy đồng đúc vũ khí. Tang thương ngẫu lục đầu thế kỷ 19 viết nền cũ của tháp bị đắp núi đất phủ lên, làm nơi xử tử tội nhân, còn chùa bị bỏ làm chợ, Lê Mạnh Thát phân tích đó là vào thời Lê Trung Hưng.

Theo Bùi Thiết trong Tự điển Hà Nội địa danh, chùa Báo Thiên đến cuối thế kỷ 18 đã bị phá hủy và nền chùa cũ trở thành đất họp chợ trước khi chuyển giao cho nhà thờ. Còn ông Thống sứ Bắc Kỳ Raoul Bonnal, người chứng kiến việc chuyển giao khu đất, đã viết trong cuốn Au Tonkin rằng Tổng đốc Nguyễn Hữu Độ đã cố gắng lấy lòng Giám mục bằng cách lấy lý do ngôi chùa đã đổ nát, gây nguy hiểm, và không tìm thấy hậu duệ của người thành lập ngôi chùa nên đã cho phá sập và chuyển nhượng khu đất cho nhà thờ. “


Với cách suy nghĩ bảo thủ của cá nhân mình thì mình nghĩ: Pháp có thể phá chùa Báo An để xây Bưu điện thì họ cũng có thể làm thế với chùa Báo Thiên để xây nhà thờ lớn.


Rất may thực tế ko phải thế, oan cho việc đập nhà Chùa để xây nhà Thờ, mặc dù đúng là nơi nhà thờ lớn tọa lạc hiện nay là trên nền chùa Báo Thiên.

Tạm quên đi những hiểu lầm, những rắc rối trong cách suy nghĩ của con người, các tài liệu về xây dựng của Pháp chắc còn lưu thôi, nếu ai đc tiếp cận sẽ có bằng chứng chính xác, còn ở thời điểm này thì các tài liệu mạng đã góp phần xua tan hiểu lầm việc đập phá nói trên.

Trở lại chuyện Nhà Thờ Lớn

Ban đầu nhà thờ tạm bằng gỗ, từ năm 1884 tới 1888, Giáo hội Công giáo tiến hành xây nhà thờ bằng gạch, tốn phí khoảng 200.000 franc Pháp. Khi đó, Giám mục xin chính quyền bảo hộ Pháp cho mở xổ số để quyên góp. Sau hai lần bị từ chối, cuối cùng ông cũng được chấp thuận mở hai đợt xổ số (đợt một năm 1883, đợt hai năm 1886), quyên góp được khoảng 30.000 franc Pháp, cộng với các nguồn tài trợ khác, đủ kinh phí hoàn thành nhà thờ.

Quả là 1 hành trình gian nan, đọc chữ mỏi mắt, nào giờ thì chúng ta thử ngược dòng thời gian qua những tấm hình xưa

Name:  A-49937570176_2147157912_o - x 68..jpg
Views: 187
Size:  59.0 KB

dân bản địa chúng ta ngày xưa làm việc thật vất vả

ngày xưa các cụ toàn dùng dàn giáo tre (nay có sắt nhưng bên HK vẫn thích dùng tre),

tre trông thô sơ nhưng rất hiệu quả vì bền và nhẹ

Name:  B-252069117_580271086614641_851229348833541810_n.jpg
Views: 175
Size:  84.2 KB

cuối cùng cũng đã xong

Name:  C-5112937784_63e3b3e9c5_o.jpg
Views: 174
Size:  96.9 KB

có tài liệu nói là từ 1884 tới 1887

Name:  D-9339-211anh-phap-truoc-1900-gqkf5hhusfkt9kzpjffm.jpg
Views: 152
Size:  95.6 KB

mình thấy bảo khởi công từ 1883, tức sớm hơn .... vậy là mất 5 năm

Name:  E-105610693_3084779784947263_6254610929219331101_n - x 46-.jpg
Views: 159
Size:  70.6 KB

cảnh quan ngày đó khá .... hoang dã

bây giờ HN đông đúc hơn tr lần

giờ ng ta dùng dàn thép cho nhanh

Name:  20201010_175126.jpg
Views: 129
Size:  50.2 KB

năm nay tu sửa phí trước, còn năm ngoái sửa phía hậu, lúc đó là 130 năm sau so với bản đồ này

Name:  hanoi-1890---bn--khu-vc-h-gm_46659105411_o (2).jpg
Views: 168
Size:  61.8 KB

chắc đó là tấm bản đồ HN đầu tiên có ghi vị trí nhà thờ,

vì thấy bảo xuất bản 1890 tức là chỉ 03 năm sau khi xây xong

kể từ đó dấu ấn của người Pháp càng khắc sâu vào đô thị Hà Nội xưa

Name:  107330683_3106416822783559_6065745480986951567_n.jpg
Views: 118
Size:  77.3 KB

tấm hình trên của Bs "Hóc" cho thấy ngài Paul Bert, Nữ thần tự do và Nhà thờ Chính tòa

nay CV vẫn còn nhưng là chỗ đứng của tượng đài vua Lý, bà đầm xòe đã được nấu đồng, còn lại tháp Rùa với những nét Go-tích (tựa như nhà thờ) và rồi có sự két hợp của mái đình việt trên nóc cho thấy sự kết hợp Á-Âu đã có từ rất lâu. Dù sao thì cái gì hợp lý sẽ tồn tại, dù quan niệm tình cảm về nó có thể khác nhau đối với mỗi con người, với mỗi góc nhìn. Mình thích HN hiện tại và cả HN trong quá khứ.

hnay t5.23.12.2021 = 134 năm khánh thành ngôi nhà thờ này xin đc tạm dừng bài viết ở đây với dữ liệu này

Name:  32577731413_db7033fd96_o.jpg
Views: 121
Size:  99.9 KB

bài viết tuy rất lủng củng nhưng ít nhiều cho ng đọc thấy 1 phần lịch sử, xóa đi 1 hiểu lầm và thấy được sự hình thành, tồn tại và phát triển của Nhà thờ nói riêng, Hà Nội nói chung.

hình dung 134 năm trước, 1-2 ngày trước Giáng sinh chỗ này chắc khá tất bật chuẩn bị khánh thành kịp dịp lễ lớn, vui với ng Pháp tại HN, còn ko rõ ng dân bản xứ thế nào, nếu là giáo dân chắc cũng vui, còn ng làm thì mừng vì ko phải vất vả lo toan công trình ấy nữa. cá nhân mình cũng thấy vui vui vì tìm hiểu thêm đc 1 chút về công trình này, hy vọng 1 dịp GS nào đó trở lại.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12, dựa theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm cuốn nhọn, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (24-12-2021)