Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 31-01-2012, 21:33
hinh_hy's Avatar
hinh_hy hinh_hy vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 14-01-2008
Bài Viết : 256
Cảm ơn: 349
Đã được cảm ơn 1,367 lần trong 257 Bài
Mặc định

hôm nay lai tiếp tục viết về HY quê ta cảm on mọi người đã xem a.

[B]Hệ thống thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải[/B]
Name:  cong XQ.jpg
Views: 1031
Size:  40.7 KB
Cống Xuân Quang nằm tại huyện Văn Giang - Hưng Yên là hệ thống thủy lợi bao gồm một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho một vùng tứ giác. gồm tỉnh Hưng Yên, phần lớn tỉnh Hải Dương, một phần tỉnh Bắc Ninh và TP Hà Nội, nằm giữa các sông Hồng (phía Tây), sông Đuống (phía Bắc), sông Thái Bình (phía Đông), sông Luộc (phía Nam), trong phạm vi các vĩ độ 20 độ 30 - 21 độ 07 và các kinh độ 105 độ 50 - 106 độ 36. Vùng có hình tứ giác, mỗi chiều khoảng 50 ÷ 70 km, diện tích 2002,3 km2, dân cư đông đúc, nhiều đô thị và khu công nghiệp lớn. một phần địa bàn của mình trong tứ giác này. Vì thế hệ thống thủy lợi này được đặt tên là Bắc Hưng Hải.

Name:  BHH1.jpg
Views: 914
Size:  19.9 KB
Nước tưới được lấy từ sông Hồng chủ yếu qua cống Xuân Quan (rộng 19m, 4 khoang cửa, lưu lượng 75m3/s). Nước tiêu chủ yếu qua các cống Cầu Xe (rộng 56m, 7 khoang cửa, lưu lượng 230m3/s), An Thổ (rộng 56m, 6 khoang cửa và 1 âu thuyền, lưu lượng 105m3/s). Ngoài ra còn có một số trạm bơm kết hợp tưới - tiêu trực tiếp với các sông lớn tại những vùng hẹp ven các sông Đuống, Luộc, Thái Bình. Hệ thống sông chính dài 200km.
Hệ thống được xây dựng bắt đầu từ cuối năm 1958.Trong quá trình chuẩn bị và xây dựng hệ thống này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã một vài lần tới công trường thăm, động viên và kiểm tra. Việc đào kênh, đắp đê chủ yếu được thực hiện bởi sức người. Hệ thống máy bơm do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện trợ.

Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi lớn nhất miền Bắc Việt Nam một thời và từng được gọi là Đại thủy nông Bắc - Hưng - Hải. Năm 1959, bộ phim tài liệu "Nước về Bắc Hưng Hải" về quá trình xây dựng hệ thống thủy lợi này được dựng; sau này đoạt giải Giải Bông sen vàng và huy chương vàng tại Liên hoan phim Matxcơva 1959.Hiện nay, việc điều hòa lượng nước trong hệ thống thủy lợi cũng như việc duy tu, nâng cấp hệ thống do Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước) đảm nhiệm.

Name:  BHH2jpg.jpg
Views: 929
Size:  28.7 KB

Gà Đông Tảo ( Đông Cảo )

Name:  ga dong tao .jpg
Views: 876
Size:  24.0 KB
Gà Đông Tảo thật khó mà lẫn với gà ở bất cứ vùng nào! Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của VN hiện đang được bảo tồn nguồn gen.

Name:  Ga.jpg
Views: 975
Size:  6.2 KB

Ngay ở làng Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội 40km, gà Đông Tảo thuần chủng hiện không có nhiều. ước chừng còn trên 300 con. Vao năm 1992, trên vùng đất nay giống gà Đông Tảo chỉ còn một con trống và bốn con mái thuần chủng!
“Cỗ gà” quí hiếm còn sót lại ngày ấy là của gia đình cụ Nguyễn Trọng Dốc, người được tôn vinh là “vua gà”. Khi người của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm về tìm hiểu mới phát hiện những con gà thuần chủng cuối cùng này.
Đến nay, gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình “Bảo tồn quĩ gen vật nuôi” do Nhà nước hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao.
''Nhãn lồng bổ ngập giao phay
Gà con xuồng ổ 3 ngày 9 cân"
Tương chùa THÁI LẠC - HƯNG YÊN
Name:  tuong chua.jpg
Views: 1658
Size:  16.5 KB
Chùa Thái Lạc tọa lạc tại thôn Thái Lạc, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm. Chùa thờ Phật và thần Pháp Vân nên có tên gọi là Pháp Vân tự. Chùa được xây dựng từ thời Trần (1225-1400). Kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc", gồm tiền đường năm gian, ba gian thượng điện, hai dãy hành lang mỗi bên chín gian, nhà tổ bảy gian. Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện, kiến trúc thời Trần, còn khá nguyên vẹn. Bộ vì kiến trúc kiểu giá chiêng, dựa trên kết cấu bốn hàng chân cột. Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí. Trên các cốn, các đố của bộ vì và trên các cột, đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn. Hiện tại chùa còn lưu giữ được 16 bức. Mỗi bức chạm thể hiện nội dung khác nhau như tiên cưỡi phượng dâng hương, tiên đánh đàn, thổi sáo, tiên ngủ trong mây, tiên nữ dâng hoa, đường nét rất tinh xảo. Các hoạ tiết này phản ánh khá rõ nét xã hội Việt thời Trần với hào khí Đông Á. Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc. Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân, ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16-17. Năm 1964, chùa Thái Lạc được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng.

Bài được hinh_hy sửa đổi lần cuối vào ngày 31-01-2012, lúc 21:38
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hinh_hy vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (31-01-2012), BT-caikhe (02-02-2012), chie (31-01-2012), chienbinh (02-06-2012), Dat_stamp (02-02-2012), hat_de (01-02-2012), HuyNguyen (03-11-2013), manh thuong (26-05-2012), Mocanh (02-02-2012), nguyenhuudinhue (26-05-2012), Poetry (31-01-2012), Tien (26-05-2012)