Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 21-01-2014, 12:53
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định

Không ngờ thắc mắc của một thành viên mới đã mở ra một sự bàn thảo hào hứng, rất tốt cho tất cả chúng ta có dịp nhìn lại việc sử dụng tiếng mẹ đẻ và sự tế nhị cũng là nỗi bất đồng vì tinh thần địa phương trong ngôn ngữ.

Cho đến tận hôm nay, Việt Nam chưa hề có một viện hàn lâm nào để có quyền quyết định một “chuẩn ngữ” về tiếng Việt trên toàn quốc. Tuy nhiên, chính quyền và trường học thì sử dụng tiếng miền Bắc trong mọi sinh hoạt xã hội vì sự tiện lợi của nó. Tiếng miền Nam thường sai mẫu tự cuối. Tiếng miền Trung thường sai dấu.

Ðồng thời, trong thực tế, người miền nào vẫn giữ tiếng nói của miền ấy. Như con tâu tắng, tiếng tọ tẹ, nập nà nập nờ... thay vì con trâu trắng, tiếng trọ trẹ, lập là lập lờ của người vùng biển Thái Bình miền Bắc. Như đi gồi, con cá gô thay vì đi rồi, con cá rô của người Vĩnh Long miền Nam. Thử hỏi thứ tiếng địa phương như thế mấy người vùng khác hiểu được?

Ðó là những phương ngữ, tức tiếng nói ở một địa phương, không thể gọi bằng một thứ danh hiệu nào khác đâu. Thỉnh thoảng chúng ta thấy người miền này thắc mắc về sự sử dụng chữ Việt của người miền khác vì không cùng một địa phương là thế. Như Tegiac thắc mắc chữ CỌNG trong tem VN thời NÐD.

Sự chia sẻ của Va và MeTemViet làm Diễn Ðàn thêm sôi động hào hứng. Nhưng cả hai đều có những hiểu lầm mà tôi nghĩ là do cả hai không sống qua thời điểm ấy nên bây giờ chỉ “nghĩ” mà không có kinh nghiệm sống thực tế.

Kinh nghiệm sống thực tế trong xã hội miền Nam từ năm 1954 đến năm 1963 là CỌNG (đúng ra chỉ trên giấy tờ như Va đã nhận xét thấy trên tem thư, do lệnh của NÐD, còn trong xã hội thì ít người chấp nhận: hãy đọc sách vở báo chí tư nhân thời ấy thì biết) và từ 1963 đến 1975 là CỘNG. Ngoài ra, giấy bạc thời VNCH không có quốc hiệu đâu, mà chỉ có tên ngân hàng phát hành, tức “Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam” mà thôi.

Về chi tiết thì tôi phải công bằng mà nói không phải đợi đến sau 1975 thì NHẤT mới thay NHỨT đâu. Mà tùy người thuộc miền nào. Dân gốc Bắc thì viết và nói NHẤT, NHÂN... còn dân miền Nam thì viết và nói NHỨT, NHƠN... Theo tôi, cách viết và nói này đến hôm nay vẫn thế thôi, không một ai hay một sắc lệnh nào có thể thay đổi được đâu.

Chuyện CỌNG và CỘNG trên tem bưu chính thì MeTemViet quên một điều, là MeTemViet nói về hai dòng tem khác nhau: Việt Nam Cộng Hoà và Cọng Hòa Miền Nam Việt Nam dù cả hai đều dưới vĩ tuyến 17. Nhưng so sánh hai dòng tem này trên cùng một mặt bằng được sao?! Còn chập hai dòng tem khác nhau vào làm một để đi đến kết luận là cách người Mỹ thường nói vui là “so sánh cam với táo đó!”

Còn tôi, tôi chỉ thống nhất một dòng tem khi kết luận mà?!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (21-01-2014), Dat_stamp (21-01-2014), exploration (21-01-2014), manh thuong (22-01-2014), Nguoitimduong (21-01-2014), Poetry (21-01-2014), stamp-history (21-01-2014), tegiac (21-01-2014), VAPUTIN (21-01-2014)