Ðề Tài: Thảm họa !
Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 05-05-2011, 16:11
zodiac's Avatar
zodiac zodiac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 31-10-2008
Đến từ: Cái Răng
Bài Viết : 2,043
Cảm ơn: 9,203
Đã được cảm ơn 9,378 lần trong 2,127 Bài
Exclamation

Trình bày, dù thật sơ lược, diễn biến và nguyên nhân của tai nạn Chernobyl là khó viết và hơn nữa cũng khó đọc. Nó liên quan đến nhiều khái niệm và thuật ngữ không nhiều người biết. Nôm na thì thế này. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trang bị loại lò phản ứng được thiết kế đầu tiên ở Liên Xô, trên cơ sở phát triển các lò chế tạo plutoni dùng cho mục đích quân sự trước đây.


Vị trí lò phản ứng bị nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986. Mũi tên chỉ chính xác vị trí xảy ra vụ nổ
Name:  1301045728-chernobyl-01.jpg
Views: 2668
Size:  38.1 KB


Thiết kế của loại lò này tiềm ẩn một số nguy hiểm. Có một cách so sánh dễ hiểu. Viên bi nằm dưới đáy một hố sâu được gọi là ở trạng thái cân bằng bền, vì nếu có tác động nào gây ra sự dịch chuyển thì nó sẽ tự lăn về vị trí cũ. Các lò phản ứng hạt nhân ở các nước phương tây được thiết kế sao cho sự điều chỉnh về trạng thái an toàn có thể tự diễn biến, giống như viên bi tự lăn được về đáy hố sâu vậy, nếu có tác động nào làm cho nó bị dịch chuyển khỏi trạng thái đó. Nguyên lý thiết kế đó tạo ra yếu tố an toàn nội tại của lò phản ứng.

Mặt trước của lò phản ứng số 4 nơi xảy ra vụ nổ
Name:  1301045728-chernobyl-02.jpg
Views: 856
Size:  36.3 KB

Hình ảnh chụp từ trên không lúc nhà máy điện hạt nhân vẫn còn nghi ngút khói ngay sau thời điêm vụ nổ xảy ra
Name:  1301045728-chernobyl-04.jpg
Views: 1545
Size:  39.6 KB

Ngay từ đầu những năm 70, nhiều nhà chuyên môn đã chỉ ra rằng loại lò phản ứng đặt ở Chernobyl không có yếu tố quan trọng đó. Nhưng Quy phạm An toàn hạt nhân ở Liên Xô cũ không đảm bảo được rằng các lò phản ứng được xây dựng buộc phải có yếu tố an toàn nội tại, phải ổn định ở các vùng công suất khác nhau, phải tôn trọng nguyên tắc "phòng ngự chiều sâu" để đề phòng tai nạn.

Name:  562_001.jpg
Views: 712
Size:  15.2 KB
Name:  032_001.jpg
Views: 719
Size:  29.3 KB

Điều tệ hại nhất là ở Chernobyl không có hệ thống nhà lò bảo vệ (containment), yếu tố quyết định của chiến lược "phòng ngự chiều sâu", để khi lò phản ứng bị vỡ, chất phóng xạ bị giam giữ trong đó mà không thoát ra ngoài.


Name:  682_001.jpg
Views: 713
Size:  60.4 KB
Name:  025_001.jpg
Views: 699
Size:  86.0 KB


Nhưng các sai lầm thiết kế cũng chỉ đóng vai trò nguy cơ tiềm ẩn mà thôi. Chính thói quen coi thường pháp luật của con người mới biến được các nguy cơ ấy thành hiện thực. Sau thảm hoạ Chernobyl, thuật ngữ "văn hoá an toàn" (safety culture) đã ra đời và sự xây dựng nền văn hoá ấy được IAEA coi là công việc đặc biệt quan trọng của các quốc gia đã có hoặc sẽ có điện hạt nhân.



Lúc bấy giờ, người ta muốn làm một thí nghiệm khi lò chạy ở mức công suất rất thấp (so với công suất danh định). Vì lò hoạt động không ổn định ở vùng công suất thấp, hệ thống dập tắt lò tự động sẽ hoạt động để tránh sự cố. Để có thể tiến hành thí nghiệm người ta đã đưa ra quyết định liều lĩnh chết người, không kể gì đến văn hoá an toàn, là khoá hệ thống tín hiệu dập lò tự động.

Trực thăng rải chất khử phóng xạ xung quanh nhà máy
Name:  1301045728-chernobyl-03.jpg
Views: 693
Size:  36.9 KB


Chính vì thế, khi công suất lò tăng nhanh, do tính không ổn định ở vùng công suất thấp, đã không thể đưa được lò về trạng thái an toàn. Công suất tăng nhanh đến mức nước là chất tải nhiệt không đủ sức làm nguội mà bốc hơi dữ dội. Một vụ nổ hơi lớn phá vỡ mái vòm nặng khoảng 1000 tấn của lò phản ứng và một phần gian nhà lò.


Name:  Belarus-1996-Chernobil-3v.jpg
Views: 725
Size:  40.0 KB
Name:  739_001.jpg
Views: 679
Size:  45.5 KB


Ở nhiệt độ cao hơi nước phân huỷ hoặc bị khử ôxi tạo thành khí hyđrô. Vì không có nhà lò bảo vệ lò phản ứng, hàng rào bảo vệ cực kỳ quan trọng của lò phản ứng hạt nhân, không khí từ ngoài tràn vào gây ra vụ nổ hyđrô và đốt cháy hàng nghìn tấn chất làm chậm graphit trong suốt 10 ngày đêm kinh hoàng, nhiệt độ lên tới 2000oC . Không phải là nổ hạt nhân, thuần tuý chỉ là nổ hơi, nổ hoá học thôi, nhưng không có nhà lò bảo vệ, lượng phóng xạ gấp khoảng từ 100 đến 400 lần của quả bom nguyên tử mà người Mỹ thả xuống Hirosima, được vụ nổ hoá học và sự cháy graphit tung lên cao hàng nghìn mét. Đám mây bụi tử thần này được gió mang đi, về phía Bắc xa tới 500km, để lại hậu quả đến tận giờ...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn zodiac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (07-05-2011), Đinh Đức Tâm (13-05-2013), chnchien (05-05-2011), Dat_stamp (11-05-2013), hat_de (05-05-2011), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (05-05-2011), Ng.H.Thanh (05-05-2011), Poetry (05-05-2011), tiny (10-05-2013), tuananh.tuan (05-05-2011), VAPUTIN (11-05-2013), vnmission (05-05-2011), xihuan (05-05-2011)