Ðề Tài: Quan Âm Thị Kính
Xem riêng 01 Bài
  #2  
Cũ 25-08-2016, 23:28
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Xin giới thiệu mẫu phác thảo bộ tem "Quan Âm Thị Kính" do họa sĩ Hoàng Thúy Liệu thực hiện.

Name:  vietstampdotnet_phac thao tem Quan Am thi Kinh.jpg
Views: 2072
Size:  366.2 KB

Quan Âm Thị Kính, còn có tên là Quan Âm tân truyện là một truyện thơ Nôm Việt Nam. Truyện thơ lấy bối cảnh là xứ Cao Ly (tức Triều Tiên). Theo văn bản do GS. Dương Quảng Hàm giới thiệu tại lần xuất bản duy nhất cho đến nay của Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, ấn hành năm 1961 thì truyện này gồm 786 câu lục bát.

Từ lâu, truyện thơ Quan Âm Thị Kính được xem là của tác giả "khuyết danh", nhưng hiện nay có hai giả thuyết như sau:

- Theo nghiên cứu của Hoa Bằng (1902-1977), thì tác giả của truyện thơ này là Nguyễn Cấp (? - ?), một nhà văn sống vào nửa đầu thế kỷ 19. Ông là người ở thôn Thượng, xã Nguyên Khiết, huyện Thọ Xương; nay thuộc thành phố Hà Nội. Sau khi đỗ Giải nguyên năm Quý Dậu (1812), ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ Thiên Trường (1829). Sau vì một chuyện lôi thôi trong kiện tụng mà vợ ông có dính líu, ông bị bắt giam, nhưng trốn được. Nhờ Nguyễn Công Trứ bấy giờ đang làm Tham tán quân vụ ở Lạng Giang che chở, nên ông đến ẩn tu tại đây. Tác phẩm Quan Âm Thị Kính được ông sáng tác vào lúc cuối đời, đã thể hiện phần nào tâm sự u uất của ông. Ngoài ra,trong gia phả tại chùa Bổ Đà ghi, sư cụ Nguyễn Đình Cấp dựa vào phong cảnh của Trang Tiên Lát (chùa Bổ Đà) để mô tả ngôi chùa trong cốt truyện Quan Âm Thị Kính.

- Theo Gia phả họ Đỗ ở Bắc Ninh do Dương Xuân Thự cung cấp, thì truyện thơ Quan Âm Thị Kính do Đỗ Trọng Dư (1786 - 1868) sáng tác. Ông là người xã Đại Mão, huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc; nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Đỗ Hương cống năm 1819, ông được bổ chức quan, lần lượt trải đến chức Tri phủ Quốc Oai. Ở đây, ông bị kiện là thu tiền của dân không hợp lệ nên bị bãi chức (vì xin một chức vị trong phủ không được, mà một Nho sinh đã làm đơn kiện ông), phải về nhà dạy học. Chán nản với thế sự, ông đã viết Quan Âm Thị Kính để gửi gắm lòng mình. Năm 1876, con ông là cử nhân Đỗ Trọng Vĩ chép lại, đến năm 1948, thì tác phẩm (bản bằng chữ Quốc ngữ) được in ra (trên bản in đề rõ là của Đỗ Trọng Dư).

Đề cập đến vấn đề tác giả, GS. Nguyễn Huệ Chi có ý kiến như sau: “Chưa rõ hai giả thuyết trên, thuyết nào gần chân lý hơn. Cũng có thể cả hai người, Nguyễn Cấp vả Đỗ Trọng Dư đều có liên quan đến việc cho ra đời tác phẩm Quan Âm Thị Kính...Tuy nhiên có phần chắc Đỗ Trọng Dư là người soạn sau, vì bản in sớm nhất truyện thơ Quan Âm Thị Kính hiện còn là vào năm Tự Đức 21 (1868).”

Trong khi chờ đợi các nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm, phần tác giả ở đây vẫn tạm ghi là "khuyết danh".

Lược truyện:

Truyện Quan Âm Thị Kính cốt tả đức tính nhẫn nhục và lòng từ bi của bà Thị Kính (nhân vật chính), vì đó mà sau này bà trở thành Phật Quan Âm. Theo bản văn do GS. Dương Quảng Hàm giới thiệu, truyện gồm 786 câu, và có thể chia làm 5 hồi như sau:

I. Thị Kính mắc tiếng oan giết chồng (câu 1-224):

Thị Kính, người nước Cao Ly, nguyên kiếp trước là đàn ông, tu hành đắc đạo sắp thành Phật; nhưng Phật Thích-ca muốn thử lòng, mới bắt đầu thai xuống làm một cô gái nghèo nhà họ Mãng, chịu nhiều cảnh oan khổ để xem sao. Lớn lên, Thị Kính lấy chồng học trò tên là Sùng Thiện Sĩ. Một đêm chồng học quá khuya, ngủ thiếp đi, vợ ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu mọc ngược, sẵn có dao cầm tay nên toan cắt đi. Chồng giật mình tỉnh dậy, tưởng vợ có bụng hại mình, liền hô hoán lên. Cha mẹ chồng chạy tới, một mực gán cho Thị Kính tội mưu sát chồng.

II. Thị Kính đi tu (câu 225-370):

Nàng bị đuổi về nhà cha mẹ đẻ, vì quá buồn tủi, Thị Kính bèn giả trai đến tu ở chùa Vân (Vân Tự), được đặt pháp danh là Kính Tâm.

III. Thị Kính mắc tiếng oan với Thị Mầu (câu 371-584):

Trong vùng có Thị Mầu, con gái phú ông, vốn tính lẳng lơ đa tình. Cô này lên chùa thấy chú tiểu Kính Tâm liền đem lòng say đắm. Bị Thị Mầu nhiều lần trêu ghẹo, nhưng trước sau Kính Tâm vẫn thờ ơ. Không nén được lòng ham muốn, Thị Mầu có mang với người đầy tớ. Bị hào lý trong làng tra hỏi, Thị Mầu đổ tội cho Kính Tâm. Vì thế Kính Tâm bị sư cụ phạt bắt ra ở ngoài cổng chùa.

IV. Thị Kính nuôi con Thị Mầu (câu 385-692):

Ít lâu sau, Thị Mầu sinh một con trai, bèn đem tới cổng chùa giao phó cho Kính Tâm nuôi dưỡng. Được ba năm đứa bé đã khôn lớn, thì Kính Tâm mắc bệnh nặng rồi mất. Trước khi qua đời, Kính Tâm có viết một bức thư để lại cho Cha mẹ và đứa bé con của Thị mầu.

V. Thị Kính rửa sạch tiếng oan và thành Phật (câu 693-786):

Xem thư tuyệt mệnh của tiểu Kính Tâm, người nhà mới biết tội mưu giết chồng là oan ức. Khi liệm thi hài, sư, vãi trong chùa mới rõ Kính Tâm là phụ nữ. Vậy là cả hai nỗi oan đều được tháo gỡ. Sau đức Phật Thích-ca xét Kính Tâm quả là người tu hành đắc đạo, cho bà được siêu thăng làm Phật Quan Âm.

Trong quá trình lưu hành, ở một số vùng, người ta đã tự ý sửa lại hoặc viết lại câu chuyện Quan âm Thị Kính. Ngày nay còn có thể tìm thấy một số dị bản, thậm chí có bản viết mới lại hoàn toàn như Truyện Thị Kính ở Nghệ-Tĩnh, và tiêu biểu hơn cả là vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính...

(Nguồn: wikipedia)
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (25-08-2016), Đàm Đức Từ (26-08-2016), Đêm Đông (03-09-2016), Dat_stamp (26-08-2016), HanParis (26-08-2016), lantham_0072005 (09-12-2016), minh338d (28-08-2016), Poetry (25-08-2016)