Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 02-07-2013, 12:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Vì sao gọi Người Hoa (Việt Nam) là người Tàu?

Đi tìm từ nguyên của chữ Tàu

Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc là người bỏ nhiều công sức cho việc nghiên cứu mối quan hệ của các thứ tiếng Đông Nam Á

TÀU KÊ: Đại gia, đúng thật là TOA KẾ, do Phúc Kiến đưa vào để chỉ người nhân vật quan trọng. Bị ta dùng để chỉ TÚ BÀ. Điều nầy rất hay là Nam Dương và Nhựt Bổn đều có mượn chữ GIA và đều đọc là Kê, vì cả bốn: Nam Kỳ, Phúc Kiến, Nam Dương, Nhựt Bổn đều là Lạc tuốt hết chớ Âu tức Thái, tức Quảng Đông, đọc là KÁ.


TÀO CÁO: Nhân viên quan thuế đi bắt rượu lậu. Người Triều Châu làm nông nghiệp và nấu rượu lậu rất nhiều. Họ gọi nhân viên đó là ĐẠI CẨU tức CHÓ LỚN mà họ đọc là TOA CÁO, bị ta biến thành TÀO CÁO.



Có người cho rằng chữ Tàu là do đọc chệch từ chữ Triều (Châu) giống như chữ Tiều:


Xét phụ âm đầu (Thanh mẫu):
- Quan hệ biến đổi giữa TR và Đ có thể thấy qua các cặp từ đũa/trứ , trò/đồ, đồng/tròng ... và rất nhiều ví dụ bác Thông đã dẫn trên forum này.
- Về quan hệ Đ/T thì tiếng Việt cổ vốn đọc Đ là T (đũa tiếng Mường đọc là tũa, chính là âm cổ).
- Phục nguyên âm Hán thượng cổ của chữ Triều theo Vương Lực là: tiô , tức phụ âm đầu cũng là T-


Bây giờ xét phần vần (vận mẫu) IÊU/AO/ÂU/AU:
- Tiếng Việt có thể đọc Triều là Trào, Hiếu là Háo (hiếu sắc=háo sắc) .v.v. Triều còn có âm Nôm là Chầu (chầu vua=vào triều)
- Phối hợp đọc với phụ âm T như thời thượng cổ thì Trào sẽ là Tào
- Mà tiếng Hán Tào 槽 (cái máng) thì tiếng Việt lại đọc ra Tàu, Tầu

Tóm lại so sánh quan hệ ngữ âm thì hoàn toàn có khả năng thời xưa người Việt đọc Triều là Tàu, Tầu
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (02-07-2013), Poetry (02-07-2013)