Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 22-01-2008, 17:31
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định VANUATU - Vùng đất thiên nhiên màu mỡ và huyền bí!

PHẦN I


Hôm nay Châu mời các bác đến xứ đảo tốt tươi, nơi đón nhận đầy ánh nắng mặt trời ấm áp, cộng với những cánh rừng mưa nhiệt đới mơn mởn hùng vĩ. Được bao bọc bởi vành đai là biển mênh mông, dòng nước trong xanh màu ngọc lam... và cùng tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo cùng với những phong tục kỳ quái của những bộ tộc tại xứ đảo này. Đó chính là quần đảo VANUATU (Tân Đảo), nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp tựa địa đàng!



Nằm khoảng chính giữa Australia và Fiji, Vanuatu là một quốc gia gồm 80 hòn đảo nhỏ hợp lại thành hình chữ Y, nằm về phía tây nam của Thái Bình Dương. Theo các nhà địa chất, các lớp địa tầng khổng lồ của vỏ trái đất chuyển động và va chạm mạnh với nhau, hình thành những dãy núi cao chìm trong đại dương. Đỉnh của những ngọn núi cao nhất nhô lên khỏi mặt nước tạo nên quần đảo VANUATU với nhiều mỏm đá lởm chởm. Ngày nay, sự chuyển động địa chất gây ra vô số trận động đất nhỏ và khiến 9 ngọn núi lửa hoạt động. Những khách tham quan mạo hiểm có thể đến gần xem lớp dung nham nóng chảy khi núi lửa phun trào.






Các hòn đảo này đầy những cánh rừng mưa nhiệt đới sum xuê. Đây là vương quốc của những cây đa khổng lồ. Ngọn của chúng rậm rạp lá, có thể tỏa bóng mát cả một vùng rộng lớn.


Hơn 150 loài phong lan và 250 loài dương xỉ tô điểm thêm cho những bụi cây bên dưới.


Những bãi biển tuyệt đẹp và vách đá lởm chởm bao quanh mặt nước trong veo. Có vô số các loài cá và san hô đủ màu sắc dưới nước. Các nhà du lịch sinh thái từ nhiều quốc gia đến đảo Epi để được bơi lội cùng với những con cá nược hiền lành nhưng thích vui đùa.






THỔ DÂN ĂN THỊT NGƯỜI...







Nhìn lại lịch sử, khi mà các nhà thám hiểm Châu Âu đặt chân đến VANUATU lần đầu tiên vào năm 1606 (trước khi giành được độc lập vào năm 1980, VANUATU được gọi là Tân Hebrides). Khi ấy, có những nhóm thổ dân hung dữ sinh sống ở đây, và ăn thịt người là một tục lệ phổ biến của họ.


Bưu điện Vanuatu.


Vào thời đó, cánh rừng gỗ đàn hương trải dài khắp đảo. Loại gỗ có mùi thơm này rất quý hiếm tại Châu Á. Thấy được nguồn lợi to lớn, những thương gia Châu Âu đã đốn hàng loạt các cánh rừng này. Rồi họ quay sang "kinh doanh" thổ dân trên đảo.







Các thương gia Châu-Âu "kinh doanh" thổ dân trên đảo bằng cách tuyển họ vào làm ở các đồn điền trồng mía và cây bông vải tại Samoa, Fiji và Australia. Trên lý thuyết, họ tự nguyện ký vào bản hợp đồng làm việc 3 năm. Nhưng trên thực tế, hầu hết họ đều bị bắt cóc. Đến cuối thập niên 1800, khi công việc kinh doanh lên đến đỉnh điểm, hơn một nửa số người nam của vài hòn đảo thuộc VANUATU đi lao động ở nước ngoài. Phần lớn họ không bao giờ trở về. Chỉ riêng ở Australia, có gần 10.000 người dân các đảo Thái Bình Dương đã chết, nguyên do chính là vì bị bệnh.


Những căn bệnh do người Châu Âu mang đến cũng gây tai hại cho người VANUATU. Hệ miễn dịch của dân trên đảo hầu như không thể kháng cự lại được bệnh sởi, dịch tả, đậu mùa và những căn bệnh khác. Một nguồn tài liệu cho biết bệnh cảm lạnh cũng có thể tiêu diệt toàn bộ cư dân trên đảo...


Khi các giáo sĩ của khối đạo tự xưng là đại diện cho Đấng Christ đến VANUATU vào năm 1839, họ liền được thổ dân trên đảo mời dùng bữa tối. "Nguyên liệu" để chế biến các món ăn chính là hai trong trong số những giáo sĩ này! Nhiều người truyền giáo đến sau cũng cùng chịu chung số phận. Tuy nhiên, sau này, các nhà thờ tin lành và công giáo được thành lập khắp quần đảo. Ngày nay, hơn 80% cư dân VANUATU tuyên bố mình là giáo dân của hai nhóm đạo này. Dù vậy, nhà văn Paul Rffaele cho biết: "Vẫn còn nhiều cư dân tôn sùng các thầy phù thủy trong làng. Họ tin rằng trong các nghi lễ huyền bí, thầy phù thủy có thể dùng những hòn đá được thần linh nhập vào để giúp quyến rũ người họ thích, ...vỗ béo con heo hoặc thậm chí giết kẻ thù nghịch".


CHI PHÁI CARGO





VANUATU là một trong những nơi mà giáo phái Cargo còn tồn tại. Trong thế chiến thứ II, trên đường đến chiến trường Thái Bình Dương, nửa triệu quân lính Hoa Kỳ đã ghé qua VANUATU. Cư dân ở đây vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy họ mang theo một lượng hàng hóa khổng lồ, được gọi là " Cargo". Khi chiến tranh kết thúc, quân đội Hoa Kỳ thu dọn hành lý và trở về. Những trang thiết bị còn lại trị giá hàng triệu đôla đã bị... quăng xuống biển. Những nhóm người trên đảo thuộc phái Cargo đã xây các cầu tàu và đường băng cũng như luyện tập quân sự với những vũ khí giả nhằm để mời gọi quân lính trở lại. Cho đến ngày nay, hàng trăn dân làng trên đảo Tanna vẫn còn cầu nguyện John Frum. Họ xem ông là " bóng ma đấng cứu thế người Mỹ", và mong chờ một ngày nào đó ông sẽ trở về, mang theo vô số "Cargo", đem lại sự thịnh vượng cho họ.







Tiền giấy Vanuatu:




Hết phần I.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 23-01-2008, lúc 09:22
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (15-08-2009), manh thuong (15-08-2009), Tien (14-08-2009), tiny (19-08-2009)