Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 24-04-2011, 09:38
The smaller dragon's Avatar
The smaller dragon The smaller dragon vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cố vấn - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 27-04-2008
Bài Viết : 761
Cảm ơn: 3,943
Đã được cảm ơn 7,711 lần trong 763 Bài
Mặc định Phong bì in sẵn tem thời Ðông Dương

Bưu điện Ðông Dương thời Pháp thuộc đã phát hành nhiều loại phong bì in sẵn tem để người dân ba nước Việt Mên Lào được tiện lợi và dễ dàng trong việc trao đổi thông tin với người thân hay bạn bè.

Ngày nay, chúng ta hiếm thấy các loại phong bì này xuất hiện trên thị trường tem chơi quốc tế. Vỉ thế, tôi chia sẻ thông tin và hình ảnh của bộ sưu tập phong bì loại này với hai mục đích. Thứ nhất là giới thiệu với anh chị em chơi tem khắp nơi một vật phẩm bưu chính mà nhiều người chưa hề trông thấy. Và thứ hai, gíúp giới chơi tem biết mà đề phòng người không lương thiện sẽ cắt tem từ các phong bì này mà rao bán là loại tem không răng cưa (imperforated).


Có tất cả ba loại phong bì in sẵn tem. Thứ nhất là carte-lettre, tức là thiếp thư, thứ hai là carte postale, tức là bưu thiếp, và thứ ba là phong bì trơn.

Hình ba loại phong bì in sẵn tem: thiếp thư, bưu thiếp, và phong bì trơn
Name:  Picture 2081.jpg
Views: 856
Size:  24.4 KB


Loại thứ nhất, gọi là “thiếp thư” vì nó chính là một tấm thiệp, được gấp đôi, có răng cưa và tráng keo ba cạnh. Người sử dụng thiếp thư chĩ cần mở tấm thiệp, viết thư, rồi thấm nước dán kín lại. Người nhận được không cần dao hay kéo, mà chỉ cần xé theo hàng răng cưa là mở được thiếp thư. Có thể nói bây giờ trên toàn thế giới không có một ấn phẩm bưu chính nào phục vụ người tiêu thụ cũng dễ dàng và tiện lợi như thế này!

Hinh thiếp thư bên ngoài và bên trong

Name:  Picture 2082.jpg
Views: 1010
Size:  30.6 KB
Name:  Picture 2083.jpg
Views: 896
Size:  27.5 KB


Loại thứ hai, là bưu thiếp. Có loại bưu thiếp như bưu thiếp chúng ta còn sử dụng ngày nay. Ðó là một tấm thiệp cứng. Một mặt có tem in sẵn và mẫu ghi địa chỉ người nhận. Một mặt để trống để người sử dụng viết thư. Nhưng đặc biệt có loại bưu thiếp double mà ngày nay không còn nữa. Ðó là hai tấm bưu thiếp được in trên một tấm giấy cứng lớn gấp lại. Người nhận muốn hồi âm thì đã có sẵn một bưu thiếp để viết trả lời. Bây giờ trên toàn thế giới cũng không hề có một ban giám đốc bưu điện quốc gia nào lưu tâm phục vụ người tiêu thụ chu đáo đến thế!


Hình bưu thiếp double

Name:  Picture 2084.jpg
Views: 835
Size:  29.5 KB
Name:  Picture 2086.jpg
Views: 830
Size:  27.4 KB


Loại thứ ba, là phong bì trơn in sẵn tem. Có nhiều loại phong bì này với tem mệnh gía khác nhau tùy theo thời điểm, như loại 4c, 5c, 6c, 10c, hay 25c...

Hình một số phong bì in sẵn nhưng khác mẫu tem và mệnh giá

Name:  Picture 2087.jpg
Views: 866
Size:  19.6 KB


Ðến đây, chúng ta lại có thêm một bằng chứng cho thấy bưu điện thời Pháp thuộc phục vụ người tiêu thụ một cách tận tâm. Mỗi loại phong bì in sẵn tem đều được in ba loại với khổ lớn nhỏ khác nhau. Khổ phong bì nhỏ nhất là 11.5mmx7.5mm, khổ trung 12mmx9.5mm, và khổ lớn 14.5mmx11mm.


Hinh ba loại phong bì có tem cùng mệnh giá nhưng khổ lớn nhỏ khác nhau
Loại 15c:
Name:  Picture 2089.jpg
Views: 792
Size:  28.6 KB
Loại 25c;
Name:  Picture 2090.jpg
Views: 799
Size:  28.9 KB
Loại 10c:
Name:  Picture 2092.jpg
Views: 800
Size:  30.4 KB


Hy vọng sự chia sẻ của tôi đem lại một vài mới lạ cho các bạn tem trong Diễn Ðàn này, nhất là tránh được cảnh tiền mất mà chỉ thu về được loại tem không răng giả.

Bài được The smaller dragon sửa đổi lần cuối vào ngày 24-04-2011, lúc 21:02
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn The smaller dragon vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (27-04-2011), Angkor (29-04-2011), Đêm Đông (03-05-2011), Cu Bim (24-04-2011), dammanh (24-04-2011), exploration (26-04-2011), hat_de (24-04-2011), huuhuetran (24-04-2011), j0j0 (27-04-2011), jojo11111 (25-04-2011), manh thuong (25-04-2011), nam_hoa1 (24-04-2011), Ng.H.Thanh (28-04-2011), Nguoitimduong (24-04-2011), nguyên nguyễn (24-04-2011), Poetry (24-04-2011), thanhtruc (24-04-2011), Tien (27-04-2011), vnmission (24-04-2011), young_lip (24-04-2011)