Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 10-04-2010, 23:15
zodiac's Avatar
zodiac zodiac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 31-10-2008
Đến từ: Cái Răng
Bài Viết : 2,043
Cảm ơn: 9,203
Đã được cảm ơn 9,378 lần trong 2,127 Bài
Mặc định

Album thứ 7

Truyện Cổ Tích Nhật Bản



Truyện cổ tích (nói chung) khác biệt cơ bản với các loại hình tự sự khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.

Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể chuyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.


Các dạng truyện cổ tích
Tùy thuộc vào đề tài của tác phẩm, truyện cổ tích có thể được chia ra:

Truyện cổ tích thần kỳ:
Truyện cổ tích thần kỳ giai đoạn đầu thường gắn với thần thoại và có ý nghĩa ma thuật. Có thể bắt gặp các đề tài như dũng sĩ diệt trăn tinh (rắn, rồng v.v.) cứu người đẹp; quan hệ dì ghẻ và con riêng; đoạt báu vật thần thông; người con gái đội lốt thú kỳ dị bí mật giúp đỡ chồng; v.v.


Truyện cổ tích thế sự:
Truyện cổ tích thế sự (hay cổ tích sinh hoạt), thường có tính khuynh hướng xã hội gay gắt, trong đó nhân vật chính thường là nông dân, thợ thuyền, binh lính nghèo, đối kháng với các giai tầng bóc lột trong xã hội (địa chủ, ông chủ, nhà vua).

Truyện cổ tích phiêu lưu:
Truyện cổ tích phiêu lưu thường trình bày các cuộc phiêu lưu kỳ lạ của nhân vật chính, và việc giải thích các cuộc phiêu lưu này thường mang tính giả tưởng.

Truyện cổ tích loài vật:
Có nhân vật chính là các loài vật, truyện cổ tích loài vật là một trong những thể loại truyện cổ tích phổ biến nhất, có ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhiều tác phẩm trong số đó xuất xứ từ giai đoạn xã hội chưa phân chia giai cấp, còn gắn với tín ngưỡng vật tổ. Truyện cổ tích loài vật, theo thời gian, dần dần mất đi tính chất thần thoại và ma thuật, tiệm cận với thể loại truyện ngụ ngôn giáo huấn ở giai đoạn về sau.

Các thể loại khác:
Ngoài 4 nhóm truyện cổ tích nói trên, có thể bắt gặp các truyện bịa, tức loại cổ tích mang tính quấy đảo, trêu chọc v.v.



Dấu FDC



Thứ Tự Sắp Xếp Các Nhân Vật Trên Tem:




(5), (6) Kasajizo (đội nón cho Địa Tạng Bồ Tát).

(7), (8) Momotaro (Đào Thái Lang).

(9), (10) Nàng Hạc .


Thông Tin Kỹ Thuật:

Tên bộ tem: Manga Japanese Fairy Tales-Truyện cổ tích Nhật Bản.
Ngày phát hành: (thứ sáu) ngày 22/ 02/ 2008.
Giá mặt: 80 yên.
Số mẫu tem: 10.
Kỹ thuật in: ốp-set 6 màu.
Kích thước mỗi tem: 33.5mm×28.05mm.
Kích thước tờ tem: 212.5mm×140.25mm.
....................................
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn zodiac vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
gundam (07-02-2011), hat_de (11-04-2010), tiny (29-06-2010), xihuan (05-06-2010)