Ðề Tài: TONKIN hay TONQUIN?
Xem riêng 01 Bài
  #1  
Cũ 02-04-2010, 09:21
kimma kimma vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 12-06-2009
Bài Viết : 225
Cảm ơn: 397
Đã được cảm ơn 2,059 lần trong 226 Bài
Mặc định TONKIN hay TONQUIN?

Năm 1883, Pháp đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ hai, buộc nhà Nguyễn ký Hiệp ước Harmand (25/8/1883) đầu hàng thực dân Pháp và Hiệp ước Patenôtre (6/6/1884), công nhận quyền bảo hộ của Pháp với vùng lãnh thổ còn lại của Đại Nam. Theo Hiệp ước Harmand, khu vực từ đèo Ngang trở ra bắc gọi là Tonkin (Bắc Kỳ). Hiệp ước Patenôtre quy định lại ranh giới Tonkin (Bắc Kỳ), theo đó Bắc Kỳ tính từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra. Năm 1885 Bắc Kỳ gồm có 13 tỉnh: Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Hóa, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Yên, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Vùng đất Bắc Kỳ tồn tại trên danh nghĩa vẫn thuộc lãnh thổ của Đại Nam, nhưng trên thực tế thuộc quyền cai trị của Công sứ Bắc Kỳ (Résident supérieur du Tonkin, dịch đúng là "Bắc Kỳ lưu trú quan đại thần") người Pháp. Các hiệp ước Pháp ký với triều đình nhà Nguyễn không được Trung Hoa công nhận. Phải đến sau Chiến tranh Pháp-Thanh (1884–1885), Pháp mới nắm toàn bộ chủ quyền của An Nam (miền Trung Việt Nam) và Bắc Kỳ. Năm 1887, Tonkin/Bắc Kỳ trở thành một xứ bảo hộ nằm trong Liên bang Đông Dương.

"Tonkin" vốn là đọc trại âm tên Hán-Việt của địa danh Hà Nội, thời nhà Lê gọi là Đông Kinh (東京), trùng với tên của thủ đô Nhật Bản (Tokyo, viết theo chữ Hán cũng là 東京). Vì đó cũng là trung tâm hành chính và thương mại miền Bắc nên Tonkin được người phương Tây dùng để chỉ toàn xứ Đàng Ngoài thời Trịnh - Nguyễn phân tranh dưới nhiều dạng như Tunquin, Tonquin, Tongking, Tongkin, và Tonkin. Cách viết phản ảnh văn tự của người nước ngoài (như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh và Pháp) khi phát âm "Đông Kinh" (theo thông tin của Wiki, không rõ chữ nào viết theo tiếng nước nào, riêng chữ Tonquin là viết theo tiếng Anh). Sang thế kỷ 19 địa danh "Tonkin" được người Pháp chỉ định riêng xứ Bắc Kỳ của triều Minh Mệnh trở đi.

Nhật ấn của các bưu cục thời Pháp thuộc phần lớn viết "Tonkin" để chỉ Bắc Kỳ, nhưng cũng có một số trường hợp viết thành "Tonquin," không rõ vì sao. Tên Tonquin này chủ yếu chỉ được dùng cho bưu cục Hải Phòng, phải chăng vì có người Anh ở đây?

Các bì thư có dấu "Tonquin" không hiếm, nhưng có cả "Tonkin" và "Tonquin" như bì sau thì không nhiều.

Name:  001.jpg
Views: 1959
Size:  36.4 KB
Mặt trước, nhật ấn HAIDZUONG/TONKIN 9-9-99

Name:  0011.jpg
Views: 1967
Size:  24.3 KB
Mặt sau, nhật ấn HAIPHONG/TONQUIN 9-9-99, trung chuyển HONG-KONG, đến San Francisco 16-10-99.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn kimma vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (26-02-2021), Angkor (02-04-2010), dammanh (02-04-2010), exploration (15-09-2010), hat_de (02-04-2010), hienthuong (02-04-2010), huuhuetran (02-04-2010), manh thuong (02-04-2010), man_nguyen_1996 (12-09-2010), Poetry (02-04-2010), quaden@_cute (02-04-2010), The smaller dragon (02-04-2010), Tien (02-04-2010), zodiac (07-08-2010)