Xem riêng 01 Bài
  #9  
Cũ 08-07-2009, 20:05
open's Avatar
open open vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 451
Cảm ơn: 3,118
Đã được cảm ơn 2,030 lần trong 420 Bài
Mặc định

chào anh !
Bài anh viết hay thật, em mới tìm được tí tài liệi, nay góp vui cùng anh !



MẠNH TỬ


Name:  200px-Mencius_-_Project_Gutenberg_eText_15250.jpg
Views: 303
Size:  16.5 KB

Mạnh Tử (chữ Hán: 孟子; bính âm: Mèng Zǐ ; 372–289 trước công nguyên; có một số tài liệu khác ghi là: 385–303/302 TCN) là nhà triết học Trung Quốc và là người tiếp nối Khổng Tử.

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo. Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời chiến quốc, thời kỳ nở rộ các nhà tư tưởng lớn với các trường phái như Pháp gia, Du thuyết, Nho gia, Mặc gia...(thời kỳ bách gia tranh minh)và cũng là thời kỳ mà các tập đoàn phong kiến tranh giành, xâu xé lẫn nhau gây ra các cuộc chiến tranh liên miên, dân tình vô cùng khổ sở . Tư tưởng của Mạnh Tử phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử nhưng ông không tuyệt đối hóa vai trò của ông vua như Khổng Tử, ông chủ trương dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, ông cũng là người đưa ra thuyết tính thiện của con người rằng con người sinh ra đã là thiện rồi nhân chi sơ bản tính thiện, tư tưởng này đối lập với thuyết tính ác của Tuân Tử rằng nhân chi sơ bản tính ác. Ông cho rằng "kẻ lao tâm trị người còn người lao lực thì bị người trị". Học thuyết của ông gói gọi trong các chữ "Nghĩa", "Trí", "Lễ", "Tín". Ông đem học thuyết của mình đi truyền bá đến vua chúa các nước chư hầu như Tề Tuyên Vương (nước Tề), Đằng Văn Công (nước Đằng), Lương Huệ Vương (nước Nguỵ)...nhưng không được áp dụng. Về cuối đời ông dạy học và viết sách, sách Mạnh Tử của ông là một trong những cuốn sách quan trọng của Nho giáo. Ông được xem là ông tổ thứ hai của nho giáo và được hậu thế tôn làm "Á thánh Mạnh Tử" (chỉ đứng sau Khổng Tử).

************************************************** ************************************************** ****************

TĂNG TỬ


Name:  726449_1197202063.jpg
Views: 700
Size:  36.8 KB

Tăng Tử (曾子), tên thật là Tăng Sâm (曾参) (505 TCN - 435 TCN), tự Tử Dư, người Nam Vũ thành, nước Lỗ (nay là huyện Bình Ấp, tỉnh Sơn Đông), là học trò xuất sắc của Khổng Tử; Tăng Sâm nhỏ hơn Khổng Tử 46 tuổi. Ông là một người chí hiếu với cha mẹ, người đời sau liệt ông vào một trong "Nhị thập tứ hiếu" (hai mươi tư tấm gương hiếu thảo) vì truyền thuyết mẹ ông khi cắn ngón tay mà ông động lòng. Tăng Tử kế thừa và phát triển thêm tư tưởng của Khổng Tử, tư tưởng của Tăng Tử đề cao chữ Hiếu, Tín. Ông thường nói: "mỗi ngày ta xét thân ta ba việc: - Nhận làm thay người ta việc gì, ta có thực tâm làm không? - Cùng với bè bạn giao ước điều gì, ta có thất tín không? - Thầy dạy ta những gì, ta có nghiên cứu học tập không?"[cần dẫn nguồn] Ông làm ra sách Đại học gồm 10 thiên và là một trong Tứ thư của Nho gia. Học trò của Tăng Sâm là Khổng Cấp, cùng Nhan Hồi, Mạnh Tử và chính ông là Tứ phối của Nho gia, cũng là đại biểu xuất sắc của phái Nho gia. Khổng Cấp (hay Tử Tư) làm ra sách Trung Dung trong Tứ thư (cùng với Luận Ngữ, Đại Học, Mạnh Tử).

************************************************** ************************************************** ***************

NGŨ TỬ TƯ


Name:  200px-WuZixu.jpg
Views: 295
Size:  11.8 KB


Ngũ Tử Tư (chữ Hán: 伍子胥; bính âm: Wŭ Zisu), tên là Viên, con của Ngũ Xa và là em của Ngũ Thượng, cùng với Tôn Vũ là những vị tướng giỏi của nước Ngô thời Xuân Thu-Chiến Quốc.

Ông vốn là người nước Sở, nay là địa bàn tỉnh Hồ Bắc. Chuyện về Ngũ Tử Tư có nhiều truyền thuyết: Một đêm bạc đầu, Đào mả quất roi, Móc mắt treo nơi cửa thành...

Theo truyện Đông Chu Liệt Quốc, Ngũ Viên có tên tự là Tử Tư người nước Sở là người văn võ toàn tài, cha ông là Ngũ Xa là người chính trực làm quan nước Sở, nhưng bị kẻ xấu hãm hại, bị vua khép vào tội phản nghịch bắt giam lại để xử tội. Sở Bình vương là vua nước Sở sợ hai con của Ngũ Xa sẽ làm phản nên ép Ngũ Xa viết thư dụ hai con về triều để vua phong chức. Nhận được thư của cha, Ngũ Thượng là anh của Ngũ Viên tin cha theo về triều nhưng Ngũ Viên biết trước sự lừa dối của vua Sở không theo mà lập tức trốn đi, trước khi đi còn bảo với một viên quan đại phu nước Sở rằng:

"Nước Sở muốn còn giữ được cúng tế thì chớ giết cha và anh ta, bằng không thì tất ta phải diệt nước Sở mới hả lòng căm tức của ta!"
Vua Sở không bắt được Ngũ Viên tức giận giết cha và anh của Ngũ Viên đồng thời đưa quân đi khắp nơi để bắt Ngũ Viên. Do bị truy lùng khắp nơi nên ông đi đến cửa quan định sang nước Ngô mà không qua được. Một đêm nằm suy nghĩ không ngủ được đứng dậy đi đi lại lại trong nhà, nghĩ ngợi đến tận sáng hôm sau thì toàn bộ râu, tóc biến thành trắng xóa. Sau đó ông được người giúp đỡ đưa qua cửa quan sang nước Ngô.

Sang Ngô, ông đã giúp công tử Quang giành ngôi báu, tức là vua Hạp Lư. Hạp Lư trọng dụng ông, cho làm quan đại phu. Ngũ Viên tiến cử Tôn Vũ cho vua Ngô. Vua Ngô rất tin dùng ông và Tôn Tử giao trọng trách gánh vác đất nước cho hai người.

Nhờ có sự trị vì về chính trị và quân sự của Ngũ Viên và Tôn Tử nên nước Ngô trở lên thịnh trị mở mang bờ cõi, thuần phục nhiều nước. Sau khi đánh bại nước Việt, Hạp Lư, Ngũ Viên và Tôn Tử đã đánh chiếm sang nước Sở và tiến vào thành Sính Đô của nước Sở. Khi đó Sở Bình vương, kẻ đã giết cả cha và anh của Ngũ Viên đã chết, con của Sở Bình vương là Sở Chiêu vương nối ngôi cũng trốn đi nên Ngũ Viên không bắt được, ông tức giận đào mộ của Sở Bình vương nên rồi dùng roi đồng đánh luôn ba trăm roi vào thi thể của Sở Bình vương khiến cho thịt nát, xương rơi để báo thù cái tội giết cả nhà Ngũ Viên khi trước.

Hạp Lư chết, Phù Sai lên thay lại tin dùng gian thần Bá Hi mà không trọng dụng Ngũ Viên. Bá Hi ăn đút lót của vua nước Việt là Câu Tiễn, xui Phù Sai tha cho Câu Tiễn và nước Việt đã bị đánh bại. Phù Sai nghe theo, bất chấp sự phản đối của Ngũ Viên.

Sau này, Câu Tiễn từng bước khôi phục thế lực mà Phù Sai vẫn không hay, chỉ chú ý đánh lên phía bắc với tham vọng tranh ngôi bá chủ với nước Tấn. Ngũ Viên can gián quá thẳng khiến Phù Sai phật ý và giết hại ông. Trước khi chết, ông dặn lại:

Thế nào cũng phải trồng trên mộ ta một cây tử đề có thể làm quan tài. Hãy móc mắt ta treo trên cửa phía đông của nước Ngô để cho nó thấy giặc Việt vào tiêu diệt nước Ngô.
Về sau quả nhiên Câu Tiễn đánh úp nước Ngô, khiến Phù Sai cùng đường phải tự vẫn. Trước khi chết, Phù Sai ân hận đã không nghe lời Ngũ Tử Tư.

====>>> đôi dòng thông tin cùng anh và mọi người. Cám ơn vì xem bài! OPEN
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn open vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (09-07-2009), hat_de (09-07-2009), manh thuong (09-07-2009), Tien (09-07-2009)