Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Các loại khác (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=46)
-   -   Bìa những bản nhạc xưa (phần 2) (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=12619)

Hnduy 09-04-2016 11:33

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi HanParis (Post 219716)
Tình Bơ Vơ của Lam Phương rất nỗi tiếng từ trước 1975. Thế nhưng trong tiếng Việt không dấu có thể đọc nhầm là Tình Bỏ Vợ!!! :D Thật ra ông bị vợ bỏ khi sang định cư Paris, đó là lí do NS đã sáng tác bài Lầm : Anh đã Lầm đưa em sang đây! Trong đời ông tình yêu sao lận dận quá! Từ Phút Cuối, để ông phải Nghẹn Ngào rùi khi ra nước ngoài mới biết mình Lầm, ai biểu him không thích Đầm Âu Mỹ chi? :)) Cho nên mới có cảnh Một Mình...

Chắc tại ông có bài Con Chim Nhỏ Mắt Người Tình trước 1975.

Mời mọi người xem tiếp một bản nhạc xưa thật xưa mới post bên blog:
Nhà Việt Nam - Thẩm Oánh (1950)

huuhuetran 11-04-2016 11:21

6 File đính kèm
Mời xem một số tư liệu về người nhạc sĩ tài hoa Phạm đình Chương qua tập nhạc bỏ túi xuất bản 1956:


huuhuetran 11-04-2016 11:32

3 File đính kèm

Mời xem Nhạc phẩm: Lá thư người chiến sĩ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.



thehung 11-04-2016 17:22

4 File đính kèm
Mời xem bài Kỷ Niệm Đầu cho nhạc phim Chiều Kỷ Niệm với ảnh bìa là tài tử Thanh Tú và Thẩm Thúy Hằng

File Đính Kèm 203646

File Đính Kèm 203647

File Đính Kèm 203648

File Đính Kèm 203649


bộ phim Chiều kỷ niệm. Hợp diễn với Thẩm Thúy Hằng là Thanh Tú, Năm Châu, Kim Cúc, NSND Phùng Há, Huy Cường, Việt Hùng, Ngọc Nuôi…Đạo diễn: Lê Mộng Hoàng. Phim đầu tay của nhóm Thẩm Thúy Hằng thực hiện năm 1969. Phim dài 1h45 phút chiếu., màn ảnh 35 ly, đen trắng. Phim thuộc thể loại tình cảm xã hội cũng là cuốn phim đầu tiên mà Thẩm Thúy Hằng sản xuất, ra mắt quần chúng. Thẩm Thúy Hằng mời đào kép cải lương đảm nhận các vai trong phim của mình, và người ta đã thấy một dàn nghệ sĩ cải lương: Năm Châu, Phùng Há, Bảy Ngọc, Thanh Tú…

Trong phim, Thanh Tú và Thẩm Thúy Hằng là một cặp tình nhân lý tưởng, nhưng vì nghịch cảnh éo le,Thẩm Thúy Hằng trở thành người vợ bất đắc dĩ của Huy Cường. Để làm phim này, Thẩm Thúy Hằng cùng một nhóm bạn bè thân thiết đã bỏ vốn, đồng cam cộng khổ thực hiện bộ phim.Đạo diễn Lê Mộng Hoàng có nhiều sáng kiến trong lúc quay, ông đã tạo ra một vườn hoa giả, hoặc tòa biệt thự nguy nga, có đường xe hơi chạy vào tới phòng khách ngay trong phim trường, mặc dù trong thực tế phim trường chỉ là một khu nhà tôn chật hẹp.
Ðây là cuốn phim đầu tay của hãng Việt Nam phim, với lời đối thoại do nghệ sĩ Năm Châu viết, chuyện phim ở mức trung bình. Báo chí lúc bấy giờ phê bình rằng nội dung phim là chuyện xã hội Việt Nam không phản ảnh được gì nếp sống của người Việt Nam đương thời, nên phim không thành công về mặt nghệ thuật, mà thành công về tài chính. Nhờ sự có mặt của các nghệ sĩ cải lương danh tiếng, phim đã lôi kéo số khán giả cải lương thuần túy đi coi rất đông, do đó mà phim Chiều kỷ niệm hốt bạc khá nhiều, chiếu ra mắt mấy tuần đầu thu vào trên 10 triệu, Thẩm Thúy Hằng lời to! Chiều kỷ niệm ăn khách và có số doanh thu thuộc hàng kỷ lục đã làm cho giới làm phim tại Sài gòn phải ngạc nhiên. Chỉ riêng tuần lễ đầu trình chiếu tại rạp Rex, con số thu vào đã đến 1 triệu đồng (chúng ta cũng biết thời này, tổng chi phí đầu tư chỉ khoảng 4 triệu dành cho phim mầu, 35 ly, màn ảnh đại vĩ tuyến).

huuhuetran 11-04-2016 18:26

2 File đính kèm
Mời xem nhạc phẩm Hò leo núi của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.



dreamer83 11-04-2016 22:01

Mọi người ơi, lúc trước anh dongthuongkts post lên bài Ngày Xuân Thăm Nhau (Hoài An). Mọi người ai còn giữ bài này chất lượng cao, cho mình xin lại nhé ! Mình cám ơn nhiều lắm.

huuhuetran 12-04-2016 05:03

3 File đính kèm
Mời xem nhạc phẩm Được mùa của nhạc sĩ Phạm Đình Chuơng:



kvd 14-04-2016 18:31

Chúng ta bàn rất nhiều vế nhạc sĩ, nhưng quên nói về các nhà xuất bản như Tinh Hoa, Minh Phát....vì nếu không có họ thi ngay nay ta không có những tờ nhạc này vậy có ai biết về họ, xin cho biết để học hỏi. Cám ơn

thehung 15-04-2016 08:03

1 File đính kèm
Mục này có sẳn trên wikipedia, nhân dịp này mình sẽ tìm hiểu luôn

Nhà xuất bản Tinh Hoa

File Đính Kèm 203718


Nhà xuất bản Tinh Hoa là một nhà xuất bản âm nhạc nổi tiếng ở Việt Nam từ trước năm 1945, do Tăng Duyệt sáng lập tại Huế và sau này có chi nhánh tại Sài Gòn và Hà Nội.


Tăng Duyệt sinh năm 1915 tại Huế, cha là người Quảng Đông, mẹ người Việt. Năm lên 10 tuổi, cha mất, ông sống với anh trai, đi học đến 15 tuổi thì nghỉ học chữ, theo học nghề và làm thợ chụp ảnh ở hiệu ảnh Khải Xương của anh mình, lương tháng 15 đồng. Mê đọc sách từ nhỏ, ông để dành tiền tiêu vặt, tiền lương lùng mua sách để đọc, rồi đóng bìa da, lập tủ sách riêng. Một thời gian sau, ông mở hiệu ăn, rồi mở cơ sở sản xuất đồ mớp (đồ gỗ dân dụng) nhưng đều thất bại. Là người mê sách, lại thấy Huế thời đó số người đọc sách, có nhu cầu mua bán sách cũ khá nhiều, ông bèn mở hiệu sách Tân Hoa ở đường Gia Long, sau chuyển lên 121 Trần Hưng Đạo. Tiếp đến ông mở Nhà in Tân Hoa rồi Nhà xuất bản Tinh Hoa, chuyên xuất bản tác phẩm âm nhạc.[1]



Từ năm 1956, ông giải tán Nhà Xuất Bản Tinh Hoa (Huế), ở nhà dạy con học, dạy cho cả những đứa trẻ hàng xóm, rồi đột ngột qua đời vào tết Mậu Thân 1968 vì đạn lạc.

Ông Tăng Duyệt rất rộng rãi trong việc chi tiêu, từng nhiều lần bỏ tiền mời toàn bộ Ban hợp ca Thăng Long về Huế biểu diễn, bao ăn ở, vui chơi, bỏ tiền mua hết vé rồi tặng người quen để họ vào xem cho chật rạp hát. Ông cũng lập Ban nhạc Thiếu nhi Tinh Hoa gồm mấy người con lớn và một số bạn trẻ, tổ chức các buổi diễn lấy tiền cứu trợ nạn nhân bão lụt.

Nhận xét và kỷ niệm từ một số nhạc sĩ

Nhà xuất bản Tinh Hoa được sáng lập năm 1943 tại Huế. Hoạt động chủ yếu là xuất bản và phát hành nhạc tiền chiến. Nhà xuất bản đã từng mua bản quyền và xuất bản nhạc của các nhạc sĩ: Phạm Duy, Văn Cao, Văn Giảng, Thẩm Oánh, Hùng Lân, Dương Thiệu Tước, Phạm Đình Chương, Nguyễn Văn Thương, Nhật Bằng, Nguyễn Mỹ Ca, Hoàng Trọng, Hoàng Giác, Thu Hồ, Anh Việt, Lê Thương, Lưu Hữu Phước, Canh Thân, Tô Vũ, Phan Huỳnh Điểu,...[3]

Năm 1952, nhạc sĩ Lê Mộng Bảo được ông Tăng Duyệt phái vào Nam để thành lập chi nhánh và đại diện cho Nhà xuất bản Tinh Hoa Huế tại miền Nam. việc in ấn cũng chuyển vào Sài Gòn, bìa thì vẫn do hoạ sĩ Phi Hùng ở Huế trình bày. Dần dà, việc kinh doanh ở thị trường miền Nam, Miên, Lào đều giao cho nhạc sĩ Lê Mộng Bảo, có thêm người cháu gọi ông bằng chú ruột hỗ trợ. Ông Tăng Duyệt chỉ bay vào bay ra một năm vài lần.

Năm 1956, ông Tăng Duyệt từ Sài Gòn trở về Huế cùng mấy xe tải chở đầy những ấn phẩm âm nhạc tồn đọng, chất đầy một phòng lớn ở 121 Trần Hưng Đạo. Ông không nói gì với vợ con, bạn bè. Các ấn phẩm âm nhạc chất đống trong kho chứ không chịu đem bán xon, hạ giá vì để giữ uy tín của Nhà xuất bản và của các nhạc sĩ. Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo một mình ở lại trong Nam, tìm mọi cách khôi phục, cho ra đời Nhà xuất bản Tinh hoa Miền Nam và làm giám đốc cho đến năm 1975.[4]

Nhà xuất bản Tinh Hoa có trụ sở chính đặt tại 121 đường Trần Hưng Đạo, Huế. Tổng phát hành và chi nhánh miền Bắc đặt ở nhà 80c, phố Hàng Trống, Hà Nội (sau chuyển đến 35 Lương Văn Can, Hà Nội). Tổng phát hành tại miền Nam ở số 185 Kichener, Sài Gòn.

Đến tháng 4 năm 1954, chi nhánh miền Bắc chuyển về Hải Phòng – số 40 đường Sađi Carnot. Chi nhánh miền Nam đặt tại 180 đường Marchaise, Sài Gòn. Và có thêm Tổng đại lý Miên, Lào Hon-Du ở số 4 đường Delaporte, Phnom Penh.


Sản phẩm chính của Tinh Hoa là tờ nhạc (music sheet). Hình thức gồm 4 mặt, phần cuối trang 2 và trang 3 đều có các dòng chữ: Cấm in lại, dịch, thu thanh, đặt lời ca khác và đàn hát nơi công cộng và Tác giả giữ bản quyền hoặc Nhà xuất bản giữ bản quyền. Tính đến 1956, Nhà xuất bản đã xuất bản và phát hành trên 500 bản nhạc, một số chưa kịp phổ biến.[5]

Từ (1943-1953), giá phát hành là 5đ (nội địa), 6đ (Miên, Lào).
Từ (1954-1956), giá phát hành 7đ trên toàn cõi Đông Dương.

thehung 15-04-2016 08:30

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi kvd (Post 219800)
Chúng ta bàn rất nhiều vế nhạc sĩ, nhưng quên nói về các nhà xuất bản như Tinh Hoa, Minh Phát....vì nếu không có họ thi ngay nay ta không có những tờ nhạc này vậy có ai biết về họ, xin cho biết để học hỏi. Cám ơn

Trên mạng đề tài này tôi thấy khá ít ỏi ( chỉ có nói về nhà xuất bản Tinh hoa mà thôi còn lại là mù tịt .) Thôi thì nhờ các bạn có thông tin gì thì đăng lên rồi sau đó chúng ta tổng hợp lại để cùng nhau mỡ rộng thêm kiến thức lịch sử âm nhạc nước nhà từ xưa đến nay


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 01:35.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.