Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=19)
-   -   Tem Phát Hành năm 1960 (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1892)

congacon 13-09-2008 04:28

Tem Phát Hành năm 1960
 
21 File đính kèm
Trong thập niên 50 trên thế giới vẩn cỏn nhiều nước xảy ra chiến tranh , nhất là những nước bị chiếm đóng cố tìm cách trở nên một nước độc lập bằng mọi giá kể cả vũ trang chiến đấu chống lại chánh quyền thuộc địa.Thời gian 1958 cho đến 1959 tại Algerie người Pháp vẩn còn bám víu xứ sở màu mở này , nhân dân Algerie vùng lên đánh trả mảnh liệt cuộc chiến dành độc lập này phải trả một giá rất đắc , hàng triệu người dân Algerie phải bỏ xứ ra đi qua các nước láng giềng như Maroc , Ethiopa...để tránh tai họa đao binh. Những trại tỵ nạn khổng lồ này đều được Phủ Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc tiếp tế thực phẩm thuốc men hàng ngày cho các người tỵ nạn khốn khổ. Cuối năm 1958 trong cuộc họp lần thứ 15 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nghi quyết số 1285 đã tuyên bố thời gian 1959-1960 bắt đầu từ tháng 6 năm 1959 là năm thế giới của người tỵ nạn (World Year Refugee).
Hầu hết những quốc gia trên thế giới đều phát hành các bộ tem kỷ niệm sự kiện này , không ngoài thông lệ bưu điện Sài Gòn cho phát hành bộ tem 4 con ngày 7-4-1960 để kỷ niệm năm thế giới của người tỵ nạn.Bốn con tem mang giá mặt 50 xu , 3 đồng , 4 đồng và 5 đồng mang hình ảnh một gia đình Việt trên đường đi tỵ nạn và phía bên trái có hình emblem của WYR là hình một cây bị trốc gốc đưa rể ra ngoài tượng trưng cho người đi tỵ nạn rời bỏ xóm làng nơi quê hương gốc rể của mình.


Bộ tem được vẽ bởi họa sỉ Nguyển minh Hoàng và in tại nhà in Atelier de Fabrication des Timbres Poste Paris.


Tem không răng của bộ tem này cũng có giá trị khá.


Tem thử màu có các strip 5 con nhưng rất hiếm , dưới đây là hình scan của 2 lô tem thử màu một lô 4 con mua từ Việt Nam cho nên con tem hơi bị vàng , lô 5 tem thì mua ở nước ngoài cho nên con tem còn trong tình trạng toàn hảo.



Bốn tấm deluxe của bộ tem này , có người còn gọi là ấn bản thượng hảo hạng .





Bốn tấm maxicard với hình ảnh thật của một gia đình Việt tỵ nạn chiến tranh , đây là một bộ maxicard rất hiếm , bộ này tôi mua từ bên Ý.







Tấm bưu thiếp rất hiếm với hình ảnh chiếc xe ngựa và xe xích lô trên công trường Quách thị Trang trước chợ Sài Gòn , bưu thiếp này được gởi đi Mỹ ngày 10-5-1960 với 2 con tem mang giá mặt 3 đồng.



Các bì thư ngày đầu tiên của bộ tem này rất hiếm có cachet chỉ có 2 mẩu có cachet , mẩu thứ nhất do bác Trâu nhà mình sản xuất với hình cachet cái logo của con tem Liên Hiệp Quốc phát hành cho sự kiện này. Mẩu thứ hai không biết do ai làm với hình cachet một gia đình người nước ngoài trên đường tỵ nạn.

FDC với cachet của bác Trâu thực hiện trên bì thư khổ lớn.


FDC với cachet như trên nhưng trong bì thư khổ nhỏ.


FDC với lổi chữ Năm in ngược thành Măn.


FDC với cachet gia đình người nước ngoài.


FDC không cachet thực gởi đi Mỹ.



Một bì thư kỷ niệm rất hiếm trong dòng tem VNCH .


File Đính Kèm 12483


HY vọng các bạn có thêm những vật phẩm bưu chính khác để góp vào chủ đề này , cám ơn các bạn đả bỏ thời giờ theo dõi.

vnmission 13-09-2008 07:32

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi congacon (Post 16100)
Cuối năm 1958 trong cuộc họp lần thứ 15 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nghi quyết số 1285 đã tuyên bố thời gian 1959-1960 bắt đầu từ tháng 6 năm 1959 là năm thế giới của người tỵ nạn (World Year Refugee).

Bác Gà sưu tập được rất nhiều ấn phẩm của một bộ tem, thật là kỳ công.

Tôi chỉ muốn sửa lại một chút cho chính xác hơn: năm 1958 là khóa họp 13 (chứ không phải 15) của ĐHĐ LHQ, và nghị quyết này là về World Refugees Year (chứ không phải World Year Refugee).

congacon 13-09-2008 08:15

Cám ơn bạn VNmission đã sửa dùm những con số lầm lẩn, tôi tin chắc rằng đó là đúng vì bạn làm việc cho LHQ hi..hi.. riêng cái bì kỷ niệm trong thời gian đó là một hình thức Propaganda mình không bàn tới tôi chỉ nhìn nó qua những con dấu cổ động và những con tem trên bì thư mà thôi, lịch sử bưu chính của từng giai đoạn trong nước ta có nhiều điều không đúng sự thật. Về phần bưu điện Sài Gòn phát hành những con tem này trong những việc kỷ niệm của UPU là chuyện thường cho tất cả thành viên của UPU, chỉ tiếc có một điều lúc đó dòng tem VNDCCH không gia nhập tổ chức UPU để chúng ta có thêm những con tem đẹp.

hat_de 13-09-2008 08:21

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi congacon (Post 16100)


HY vọng các bạn có thêm những vật phẩm bưu chính khác để góp vào chủ đề này , cám ơn các bạn đả bỏ thời giờ theo dõi.


bái phục bác gà ~:>
trong làng tem truyền thống VN mấy người được như bác #:-s
xem thật đã đời - tem & vật phẩm =P~

vdhduc123 13-09-2008 21:26

Hix em xem mà mún chóng mặt . Cái nào cũng " Hiếm hay Rất Hiếm " :D

MeTemViet 05-04-2013 23:25

7 File đính kèm
MTV xin góp thêm vài thông tin về Năm Thế Giới cho Người Tỵ Nạn (World Refugee Year hay gọi tắt là WRY).

Từ khi thế chiến thứ II kết thúc vào năm 1945 đến 1958 là 13 năm, vẫn còn nhiều người không có nơi định cư, nhiều trại tị nạn ở Âu Châu vẫn còn mở cửa. Nhiều người tị nạn vẫn còn chưa được nhận đến các nước như Hoa Kỳ. Vấn đề giữa Do Thái (lúc đó là một nước mới được thành lập) và người Palestine vẫn chưa được giải quyết.

Ngày 5 tháng 12 năm 1958, tại cuộc họp thứ 13 của đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, hội đồng đã thông qua nghị quyết 1285, đồng ý lấy năm 1959-1960 làm "Năm Thế Giới Của Người Tị Nạn", tiếng Anh là "World Refugee Year", gọi tắt là "WRY". Mục đích của WRY là lưu ý toàn thể thế giới về vấn đề người tị nạn sau thế chiến thứ II và xin các tổ chức, chính quyền trên thế giới ủng hộ them để nhằm giải quyết vấn đề người tị nạn còn đọng lại.


Nghị quyết 1285 của LHQ

File Đính Kèm 183087



Ông Claude de Kémoularia, đại điện cho ông tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, được giao trách nhiệm chủ trì WRY. Năm quốc tế cho người tị nạn được chính thức bắt đầu ngày 1-7-1959 và kết thúc ngày 30-6-1960.


Vào đầu năm 1959, đã có 54 nước đại diện cho tất cả các châu trên thế giới, tuyên bố ủng hộ và tham gia vào WRY. Hầu hết các nước tham gia đều tổ chức một ủy ban về vấn đề người tị nạn. Tại Genève, Thụy Sĩ, Ủy Ban Quốc Tế về người tị nạn được thành lập từ nhiều tổ chức thiện nguyện khác nhau. Đây là lần đầu tiên một vấn đề chung của LHQ được nhiều nước quan tâm đến.


Huy hiệu của WRY là một cây bị trốc gốc, tượng trưng cho người tị nạn phải rời bỏ cội nguồn của mình.

Huy hiệu chính thức của LHQ do hoạ sĩ Olav Mathiesen (Dan Mạch) thiết kế gồm 2 bàn tay che chở người tị nạn. Huy hiệu này hiện là huy hiệu chính thức cho UNCHR (United Nations High Commission for Refugees - Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc)

Tính đến cuối năm 1960, đã có hơn 70 nước phát hành tem về WRY. Phần lớn các nước tham gia phát hành cùng ngày 7-4-1960 tuy nhiều nước cũng có những ngày phát hành khác nhau. Phần lớn số tiền thu được từ những họat động này đuợc dùng để giúp các tổ chức giúp đỡ người tị nạn.

Bài viết của bác Nguyễn Bảo Tụng, trích sách "Lịch Sử Bưu Hoa" về công việc của Ủy Ban "Năm Thế Giới của Người Tỵ Nạn" ở Saigon


MeTemViet 05-04-2013 23:36

1 File đính kèm
Danh sách các nước đã phát hành tem chủ đề này:
  1. Afghanistan/A-Phú Hãn
  2. Argentina
  3. Austria/Áo
  4. Bangladesh
  5. Belgium/Bỉ
  6. Bhutan
  7. Bolivia
  8. Brazil/Ba Tây
  9. Cameroun
  10. Ceylon / Sri Lanka/Tích Lan
  11. Chile/Chí Lơi
  12. Colombia
  13. Costa Rica
  14. Denmark/Đan Mạch
  15. Dominican Republic/Cộng Hòa Do-mi-ni-ca
  16. Ecuador
  17. Egypt, Arab Republic
  18. Egypt, Palestine (Phần Palestine thuộc Ai Cập)
  19. El Salvador
  20. Ethiopia
  21. Finland/Phần Lan
  22. France/Pháp
  23. Germany, Federal Republic/Cộng Hòa Liên Bang Đức/Tây Đức
  24. Greece/Hy Lạp
  25. Guatamala
  26. Guinea, Republic
  27. Haïti
  28. Herm Island
  29. Iceland
  30. Indonesia
  31. Iran
  32. Ireland
  33. Israel/Do Thái
  34. Italy/Ý
  35. Jordan
  36. Korea, South/Nam Hàn
  37. Laos/Lào
  38. Lebanon
  39. Liberia
  40. Libya
  41. Liechtenstein
  42. Luxembourg
  43. Malaya/Mã Lai
  44. Maldive Islands
  45. Mauretania
  46. Monaco
  47. Morocco
  48. Netherlands/Hòa Lan
  49. New Guinea, Netherlands
  50. Nicaragua
  51. Norway
  52. Pakistan
  53. Panama
  54. Paraguay
  55. Peru
  56. Philippines/Phi Luật Tân
  57. Portugal/Bồ Đào Nha
  58. Saudi Arabia
  59. Somalia, Italian
  60. Spain/Tây Ban Nha
  61. Sudan
  62. Suriname, Dutch Colony
  63. Sweden
  64. Switserland
  65. Syria, Arab Republic
  66. Taiwan/Đài Loan
  67. Thailand/Thái Lan
  68. Togo
  69. Tunesia
  70. Turkey
  71. UNO, Geneva (Văn Phòng LHQ tại Thụy Sĩ)
  72. UNO, New York (Văn Phòng Liên Hiệp Quốc Tại New York)
  73. Uruguay
  74. USA (Mỹ)
  75. Vatican
  76. Viet Nam
  77. Yemen, Arab Republic

Một phong bì FDC Lào, nhưng lại dùng cachet Việt Nam

File Đính Kèm 183094

XuanAnh 06-04-2013 12:11

Bộ này 1 chữ thôi! "đã"


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 07:59.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.