Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Đàm Mạnh - Tối thứ bảy (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=587)
-   -   CÁC CÂU CHUYỆN VỀ TEM (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=14010)

dammanh 29-01-2016 12:06

CÁC CÂU CHUYỆN VỀ TEM
 
1 File đính kèm
Các bác và các bạn thân mến!
Ba đức tính của nhà STT tôi đã kể với các bác và các bạn.Có đức tính do thiên bẩm nhưng tựu chung phải luôn luôn chăm chút cho các đức tính này ngày một lớn mạnh .Xin kể các câu chuyện liên quan đến giao dịch trao đổi mua bán tem mà tôi đã trải qua. Chính Các câu chuyện về tem mà có ít nhiều đem lại giúp các bác và các bạn đam mê STT hơn. Mở đầu cho mục này là….
Hai câu chuyện thức tỉnh trong tôi thú stt
1.Bộ sưu tập nhãn diêm khi tròn 6 tuổi.
Năm 1961 khi tôi được 6 tuổi,là cậu bé luôn hiếu động.Có lẽ tố chất đó không hợp với stt nên bố tôi nghĩ như vậy.Nhưng bố tôi có một người bạn tem lại không nghĩ như vậy.Ông tên là Hổ ,người hoa và rất hiền ,quý trẻ con. Ông sống ở phố Quan Thánh Hà nội.Thấy tôi hay quanh quẩn nơi bàn bố tôi làm việc mỗi khi bố tôi có bạn tem đến chơi.Ông nói với bố tôi : cháu bé này sau cũng thích sưu tầm tem.Nhân dịp tôi tròn 6 tuổi ông Hổ tặng tôi một món quà đặc biệt không hợp với tuổi và tính cách của tôi – đó là một bộ sưu tập nhãn diêm của nhà máy diêm Thống nhất hà nội.Tôi còn nhớ trong đó ngoài nhãn nhỏ để dán trên một bao diêm ,có nhãn lớn dán trên gói 10 bao diêm.Ngoài những nhãn in hình chim hòa bình,con voi và một số tranh cổ động khác như kế hoạch 5 năm, thành lập Đảng 30 năm v.v..Những nhãn diêm được ép phẳng hoặc lấy luôn từ nhà máy vì ông HỔ có người quen làm cán bộ hành chính trong nhà máy,vì chưa dán trên bao diêm nên nhãn diêm rất mới và đẹp. Rất tiếc collection đầu tiên của tôi nay không còn,nhưng trong ký ức của tôi mãi mãi không quên hình ảnh bộ st này và người đã tặng tôi !
2.Con tem cử tạ
Năm 1962 tại MBVN sẽ có festival thể thao quân đội của 12 nước XHCN,tổ chức tại thủ đô Hà nội.Đây là một sự kiện quốc tế quan trọng đối với nước VNDCCH lúc bấy giờ.Bưu điện VN và nhà xuất bản sách (XUNHASABA)cũng tham gia góp phần vào tuyên truyền sự kiện này.Một trong những viêc làm nhằm tuyên truyền là có phát hành con tem kỷ niệm.Đó là con tem mã số 264 theo danh mục tem vn do CTT phát hành 2005.Theo danh mục QT Michel mã số Mi 226.Tem do HS Bùi trang Chước thiêt kế in trên giấy bóng ,dai và có vân nên danh mục Michel còn phân biệt tem vân dọc ,vân ngang.Tem phát hành ngày 01-09-1962 phải nói là đẹp! nếu không có sự sai sót khiến tem lưu hành 2 tuần bắt buộc phải thu hồi lại đem hủy vì lý do sau:
1.Tem in 12 lá quốc kỳ để dưới chân lực sỹ cử tạ - lý do quan trọng nhất và không thể chấp nhận được!
2.Quốc kỳ phải in đúng mầu chuẩn của nó nên mới có câu mầu cờ sắc áo chứ!đây lại không như vậy?
3.Trong mười hai nước tham gia có Bắc Triều Tiên không tham gia vì lý do nào đấy nhưng vẫn có in cờ Bắc triều tiên.
Nghe nói đài BBC có bình luận sự kiện này và bưu điện được lệnh thu hồi.Thông tin này tôi có được lúc đó do nghe lỏm câu chuyện giữ bố tôi và bác Vũ Thắng.
Thế nhưng sau đó 3 tuần có một sự kiện thức tỉnh thú đam mê st trong tôi.Vào sáng chủ nhật tôi đang dạo chơi cùng hai người bạn ven hồ hoàn kiếm.Đến một kiot bán sách báo gần Đền Ngọc Sơn,tôi tình cờ đánh đu lên để nhìn vào quày báo và ngạc nhiên vô cùng thấy bà bán báo đang bày bán con tem cử tạ.Thế là mặc hai bạn tôi,tôi chạy như bay về nhà ở phố hàng bạc để báo cho bố tôi tin quan trọng đó.Bố tôi phóng xe đạp đèo tôi ra quày báo đó và cụ mua được gần 7 tờ tem cử tạ.Cụ có hỏi bà bán báo sao lại có té ra bà bị ốm nên không biết có lệnh thu hồi ko được bán.Đến khi khỏi ốm đi làm bà lại bày bán bình thường.Sau sự kiện này tôi được bố tôi thưởng cho 2 hào đủ chiêu đãi kem hai bạn tôi.Đây là một trong hai sự kiện kích thích thú sưu tầm trong tôi!



CON TEM CỬ TẠ PHÁT HÀNH 01-09-1962 SAU 2 TUẦN CÓ LỆNH THU HỒI
NHẬT ẤN BƯU CỤC HÀ NỘI 05-09-1962
File Đính Kèm 203046


dammanh 06-02-2016 10:33

Các bác và các bạn thân mến!hôm nay là ngày 28 TẾT ,năm ẤT MÙI sắp qua và năm BÍNH THÂN sắp đến,.Dammanh gửi đến các bác và các bạn cùng gia đình có một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG!
Trở lại các câu chuyện về tem,hôm nay xin kể với các bạn câu chuyện ly kỳ về két tem và túi du lịch tem của cụ Đức - Hàng Trống

CHIẾC KÉT SẮT VÀ MỘT CUỘC MUA BÁN NGOẠN MỤC
Vào mùa thu 1977,bố tôi kéo tôi lại với STT bằng một cuộc mua bán đầy tính lãng mạn.Cụ để tôi tham gia vào việc mua bán chiếc két săt của cụ Đức hàng trống để lại.
Hôm đó khi tôi đang ngồi đọc sách,thì bố tôi đi đâu về và cụ gọi tôi sang và nói một câu chuyện nghiêm túc: Chắc con biết cụ Đức – Hàng Trống,là một nhà sưu tầm tem lớn ở MBVN,khi cụ mất có để lại một gia tài đồ sộ tem,các con cụ đã bán hết sau bao năm tháng.Nguời bán nhiều nhất là ông con rể cả của cụ.Hôm nay tình cờ bố rẽ vào chơi,thăm hỏi ông vì bà vợ ông ốm,trong lúc ngồi nói chuyện ông nói :bố vợ tôi có để lại một két săt nhỏ đựng tem,nay vợ tôi ốm nên muốn bán két sắt này.Ông không cho mở ra xem và yêu cầu bố tôi trả giá.Cuộc mua bán đầy nét phiêu lưu và lãng mạn.Đối tượng bán chỉ có một nhưng đối tượng mua lại có hai là bố tôi và bác Vũ Thắng – lò đúc.Hôm đó bố tôi tình cờ đến nhưng sớm muộn bác Thắng cũng biết,vì thế cụ trả liều giá 8 chỉ vàng vì cụ đoán trong két là tem quý.Nhưng ông con rể cụ Đức không bán.Lúc này bố tôi trao đổi với tôi và ướm hỏi tôi có thể đến mua được không? Vì theo nguyên tắc nếu cụ đến lần hai mà người bán chưa nhắn đến thì có trời mới biết giá sẽ đội lên thế nào!?Cơ may đang tuột dần bố con tôi và t/g không ủng hộ chúng tôi …
Tôi suy nghĩ căng thẳng rồi đồng ý nhưng nói với bố tôi rằng: Con phải biết tiểu sử của cụ Đức thế nào đã để suy đoán cái gì trong két sắt bí hiểm này.Bố tôi kể cụ Đức là một nhà buôn bất động sản và sưu tầm đồ cổ,rất say mê sưu tầm tem nhất là tem quý.cụ Đức theo đạo thiên chúa!....
Suy nghĩ một lúc tôi nói vơi bố tôi rằng: theo con cụ Đức là người VN lại theo đạo thiên chúa thì 90% tem trong két sắt là tem đông dương quý và tem tòa thánh Vatycan.Bố tôi không nói gì,cụ nhìn tôi và lẳng lặng lấy quyển danh mục Yvert của Pháp và lật đến mục Vatycan ra xem và chỉ cho tôi rồi nói:Chỉ cần có 2 bộ 1934 và 1948 là được rồi! rồi cụ nói tiếp như khẳng đinh: Con phải đên thôi và đến ngay bây giờ sợ bác ấy đổi ý hoặc bác Vũ Thắng đến thì thất bại, rồi cụ gọi mẹ tôi đưa cho tôi cái nhẫn 2 chỉ.
Tôi đi mặc áo và vô tình mặc chiếc áo em gái tôi vừa gửi từ bên Đức tặng tôi..và thế là trong đầu tôi dựng lên vở kịch tôi sẽ độc diễn,tôi lấy chiếc xe đạp MIFA ,bố tôi nhìn tôi và ánh mắt cụ đặt trọn niềm tin vào tôi. Tôi đạp xe từ Hàng bạc ra Hàng trống rất gần nhưng suy nghĩ thì căng thẳng và cũng hơi yên tâm vì tôi lại giống mẹ hơn giống bố chắc bác con rể cụ Đức không nhận ra…
Tôi đến và gặp bác con rể cụ Đức và tự giới thiệu mình là sinh viên du học ở Đức về phép được bác Thắng lò đúc giới thiệu đến cụ mua ít tem vn mang sang Đức tặng thầy giáo,cũng thích sưu tầm tem. Tôi biết cụ già con cụ Đức cũng là một giáo viên về hưu,nên ánh mắt cụ cũng có thiện cảm và câu chuyện mỗi lúc một cởi mở dần…cuối cùng cụ nói: tôi không có tem vn,cũng không sưu tầm tem nhưng tôi có một két tem do bố vợ để lại – cụ là một nhà STT.! Nhìn cụ tôi thấy cụ đã tin nên nói tiếp:cháu cũng sưu tầm tem,có khi đây là cơ duyên cũng nên,rồi tôi hào hứng nói về chơi tem hay thế nào,có ý nghĩa ra sao.Cụ già ngồi nghe một lúc rồi buồn rầu nói:tiếc là tôi già rồi,vợ lại đang ốm cần tiền mua thuốc,chứ nghe cậu nói và nếu tôi trẻ chục tuổi thì tôi cũng sưu tầm tem.Rồi chỉ vào chiếc két sắt cụ nói:két này ông THiện hàng bạc đã trả 8 chỉ rồi,cậu không mở ra và nếu trả cao hơn tôi sẽ bán.Câu trả lời của cụ làm tôi càng tin tưởng vì không phải tem vn chắc là tem indochine hay tem tòa thánh. Tôi thuyết phục tiếp là tôi stt mà một thú sưu tầm nào cũng có sự kế thừa của nó,biết đâu đây là cơ duyên cháu được cầm chiếc gậy tiếp sức từ cụ trong cuộc sưu tầm này?! Cụ già rất cảm động và ngậm ngùi nói: tôi không sưu tầm tem mà bố vợ tôi sưu tầm,nghe cậu nói tôi cũng muốn stt nhưng với tuổi tác và hoàn cảnh tôi thì có lẽ muộn rồi. rồi nói một câu chắc nịch:tôi quyết định bán cho cậu, cậu nói giá đi!
Tôi suy nghĩ một lúc rồi nói:Bác Thiện trả giá thế là đúng rồi nhưng cháu cần mua mở đầu cho hướng st mới.Nên cháu có thêm chiếc máy khâu SINCO của Nhật .Số tiền 8 chỉ để bác mua thuốc cho bác gái còn chiếc máy khâu để bác gái khi khỏe may áo cho bác!
Gián tiếp tôi chúc bác gái mau lành bệnh và cũng muốn nói sức khỏe của bác gái là quan trọng nhất. Ông cụ rất cảm động nên sau một lúc cụ nói: STT thật là văn hóa!tôi đồng ý bán cho cậu nhưng với một điều kiện là cậu không bao giờ được từ bỏ stt.Nếu sau này có lúc chán tem cậu hãy nghĩ ngày hôm nay nhé!
Tôi cũng rất cảm động và không ngờ mình gắn với nghiệp tem từ ngày hôm ấy,lẳng lặng tháo chiếc nhẫn 2 chỉ đưa cho cụ và nói: Cháu gửi trước cụ và về nhà trở chiếc mày khâu và chuẩn bị nốt gửi cụ 6 chỉ.
Trở về nhà,tôi cố dềnh dàng rồi thuê xiclo mang chiếc máy khâu SINCO đi,mẹ tôi đưa cho tôi 6 chỉ nữa…còn bố tôi thì ngồi lỳ trên gác sép,cụ không xuống và cũng không hỏi gì tôi,có lẽ cụ ngại nó sái.
Sau một giờ tôi quay lại hàng Trống,khi trao nốt 6 chỉ và chiếc máy khâu tôi nhận chiếc két sắt từ tay cụ già với một câu phê bình nhẹ nhàng của cụ già: Lần sau đừng chủ quan tin người như thế nữa nhé ,cụ ám chỉ việc đưa trước 2 chỉ mà không viết giấy biên nhận, tôi lại nghĩ khác – đó là nét đẹp ,nét văn hóa của STT. Cuộc mua bán tưởng đã kết thúc,tôi chào cụ già ra về,khi ra đến cửa thì cô con gái cụ già chạy theo nói:bố tôi tặng anh túi tem này..vào ngày nay thì có lẽ nó quý hơn cả nội dung bên trong két sắt…đó là các con tem cắt ra từ các bì thư trong thời gian từ 1940 – 1966 (năm cụ Đức mất). cả một túi du lịch đầy đến nỗi đến ngã tư Hàng Gai – lương văn Can tôi bị rơi cả túi.
Về nhà bố tôi đã chờ sẵn dưới nhà và hai bố con tôi hồi hộp mở két sắt..và đúng như dự đoán.Hơn một collection tem indochine,khối 10 con tem số 1 liền cả tem in chữ nhỏ chữ to…rồi tem Cocochine,tem annam-tonkin quý mua tại pháp có cả biên nhận đi kèm ,chứng nhận thật giả…Rồi tem tòa thánh với hoàn chỉnh cả bộ 1934 & 1948. Chắc các bác và các bạn biết giá trị đến thế nào?tôi còn nhớ chỉ đợt đầu bán lô tem tòa thánh và vài con tem quý khác ,mà bố tôi đã có ý định mua đất xây nhà.
Nhưng đáng tiếc nhất là túi du lịch với những con tem cắt từ bì thư còn nguyên dấu thời kỳ nhật đảo chính pháp ở đông dương,thời kỳ CMT8,tem in đè VNDCCH…tem Nga Khe.Xét về mặt giá trị lịch sử bưu chính còn quý hơn két sắt nhiều nhưng buồn thay bố con tôi không biết đem rửa hết ..thế là đổ xuống sông xuống biển tất cả!Buồn thay…nhưng biết thế nào cuộc đời có gi hoàn hảo đâu cơ chứ! Đường tăng – Tôn ngộ không đi lấy kinh qua bao cuộc vượt núi băng sông lấy được kinh còn bị rách vài tờ khi phơi kinh ở trần gia trang cơ mà!? Cái quan trọng là sự kiện đó đã kéo tôi lại với tem và tôi đi đến tận bây giờ. Đó là ĐỊNH MỆNH và là lời hứa với cụ già trong cái ngày mùa thu 1977 tại hàng trống - Tôi đã giữ lời!!!!!!
Cuộc mua bán đó còn dậy cho tôi phải học hỏi nhiều ,như cách xét đoán tâm lý,phân tích các thông tin sự kiện và tính thuyết phục trong lời nói đó là tài sản vô giá mà ở trường đại học tôi không được học.Điều quan trọng nhất là tôi đến với tem ,tôi đã có thay đổi về chất trong nghệ thuật STT!

temhp88 06-02-2016 20:27

1 File đính kèm
Bác ơi bộ Vatican1934 có phải là bộ này không ạ?


File Đính Kèm 203135



Lại còn món này: "Hơn một collection tem indochine,khối 10 con tem số 1 liền cả tem in chữ nhỏ chữ to…"

Khiếp quá : )

dammanh 13-02-2016 12:42

Các bác và các bạn thân mến,dammanh xin tiếp tục các câu chuyện về mua bán tem.

CHUYẾN CÔNG DU MN VÀ LÀM QUEN CÁC BẠN TEM MỚI
Sau cuộc mua bán ngoạn mục với chiếc két sắt – bố tôi thấy tôi có duyên với tem.Tôi trẻ lại năng nổ nên giữa hai bố con tôi có thỏa thuận ngầm : tôi giúp bố tôi một phần đầu vào,còn đầu ra bố tôi lo.lúc này cụ tận tình chỉ bảo cho tôi về tem và tôi cũng háo hức học hỏi -đúng tính cách tuổi mùi chúng tôi ham cái mới lạ.
Tháng 10/1978 tôi tốt nghiệp ĐHBK HÀ NÔI với chức danh kỹ sư vật lý loại ưu nên được nhà trường thưởng cho 1 tháng học bổng là 18đ và mẹ tôi cho tôi 18đ nữa là 36 đ.
Với 36 đ tôi quyết định một cuôc phiêu lưu mn trong khi vé tầu thống nhất Hà nội – TP HCM khứ hồi là 48đ,nhưng tôi cũng quyết định rủ mấy anh bạn cùng lớp đi khám phá mảnh đất mn của tổ quốc.Nhưng chỉ có một người dám phiêu lưu như tôi còn nhiều ngươi khác thì ngại hay có kế hoạch khác.Tôi quyết định vay bố tôi 100đ,khi đặt vấn đề cụ còn tủm tỉm cười hỏi „vay hay là xin?” tôi khẳng định là vay!Bố tôi không nói gì nhưng ánh mắt cụ buồn vui lẫn lộn,vì cụ biết cậu con trai cụ sắp có cuộc phiêu lưu mới và sắp tuột khỏi tay cụ.Cụ nói:bố sẽ nhờ con một việc,thôi con đi nói mẹ đưa 100đ và chuẩn bị các thứ rồi lên bố bảo.
Khi tôi lên bố tôi đưa một danh sách các bạn tem của cụ như cụ Trinh,ông Mậu,anh Bình v.v..việc thứ 2 cụ bảo tôi mua cho cụ 10 bộ Bảo long giá khoảng 100đ/bộ.Sự việc đó làm tôi nhớ lại ngày mới giải phóng MN có một nhà STT là bác sỹ trung tá quân y tên là Cương có đến nhà tôi.Ông Cương t/g giải phóng Tây nguyên và khi vào mọt biệt thự bỏ hoang của một viên tướng bỏ Tây nguyên đi di tản.Ông thấy một quyển anbum tem và chọn vài bộ làm kỷ niệm ngày giải phóng,nay tặng bố tôi.Khi ông C về bố tôi có chỉ cho tộ con tem Bảo long 100đ và cụ nói lần đầu tiên cụ nhìn thấy tem thật.Nay bố tôi nói mua giá 100đ/bộ,vào thời điểm đó 100đ là khá lớn,nên tôi nghĩ bộ BL chắc quý lắm!
Vào thời điểm đó muốn đi chơi phải mua một số hàng vào MN bán lấy sự chêng lệch còn chi tiêu đủ thứ trong thành phố vừa giải phóng đắt đỏ này.Nghe mẹ một bạn tôi,chuyên buôn bán Bắc – Nam,tôi chuẩn bij một ít thuốc lá sợi lạng sơn,vài tút thuốc lá Phù Đổng.Anh rể tôi cho tôi 10 cuộn phim chụp ảnh của DDR.Thế là chúng tôi lên đường.Nhờ một anh bạn là viện trưởng phân viện nc bẹnh nghề nghiêp TCĐS mua cho 2 vé tàu nằm,viêc tưởng là nhỏ lại vô cùng quan trọng bởi một sự kiện cuối 1978 BTLQĐ quyết định đánh sang NONG PÊNH tiêu diệt bọn diệt chủng Pon Pot.Vì thế tất cả tàu hỏa trưng dụng để chuyển quân vào MN .Trên tàu có hai chúng tôi là dân sự còn toàn lính trẻ măng chỉ 17-18 tuổi.Tôi quen một cậu tên Dược người Đông anh hà nội cực kỳ nhanh nhẹn.Đến năm 1986 tình cờ có gặp lại anh ở Hanoi,lúc đó anh đã đeo lon đại úy.Anh kể chiến dịch đó bạn anh nhiều người nằm lại bên CPC. Do chuyển quân nên một số hàng hóa ở SG khan hiếm,thuốc lá và phim ảnh tôi mang theo gía tăng gấp đôi.Vì thế vào đến SG tôi tranh thủ giải quyết ngay hàng để có t/g ngao du.
Lần đâu tiên đi một chuyến xuyên việt thú vỵ biết bao ,đất nước mình đẹp quá!Tôi ấn tượng với bao cảnh quan của đât nước như nét thi vị của đèo ngang,cảnh hùng vỹ của đèo Hải Vân,đồng lúa bát ngát Quảng Ngãi,núi muối và đồng muối Sa Huỳnh,Biển bao la yên bình Nha Trang , rừng chuối Long Khánh bạt ngàn tít tắp và cuối cùng là SÀI GÒN hòn ngọc viễn đông với các khu phố sầm uất và đập vào mắt tôi là các biển quảng cáo rất ấn tượng như: Mời bạn vao thăm thành phố, tốc độ tối đa 120 km.
Nghỉ ngơi một buổi,tôi đến chỗ bạn tôi chơi và đi tìm các bạn tem.Đầu tiên tôi ra chợ sách gần chợ Bến Thành và gặp anh Năm,tôi ngạc nhiên thấy anh chào bán bộ BL có giá 85đ nên tôi nghĩ có lý do gì đây nên không mua vội..rồi tôi đến gặp cụ Trinh cụ già nhưng rất mạnh mẽ,ông Mậu thì cởi mở vui tính và anh Bình – anh Bình là nhà STT ấn tượng nhất với tôi và ngay từ đầu tôi đã coi anh là một người bạn người thày đáng tin , anh tận tình chỉ bảo cho tôi và tôi đã mua từ anh 10 bộ BL giá có 45đ/bộ (sau này tôi được biết GPMN,nhân lúc lộn xộn tem BL được tuồn ra bán từng nguyên tờ nên giá rớt thảm hại) . Lúc đó PT tem ở saigon hơn hẳn hà nội,và các nhà STT saigon thường quan tâm đến cả ST tiền cũ cả tiền giấy lẫn tiền kim loại .Anh Bình tận tình chỉ bảo cho tôi về tem,anh khá cởi mở và mời tôi đến nhà chơi,nhưng tôi còn có kế hoạch ra Nha Trang nên hẹn anh khi quay lại SG sẽ đến chỗ anh chơi.
Tôi có một người bạn cùng học BKHN quê ở Nha Trang,mời hai chúng t ôi ra thăm nhà ở nha trang. Lần này chúng tôi đi xe đò với quãng đường 450 km đi hết 10 tiếng đồng hồ thời đó là nhanh rồi.
Nha trang đẹp và sạch,khí hậu lý tưởng.Cảnh đẹp người thân thiện,tiếc là tôi không quen bạn tem nào ở NT.
Ngao du 4 ngày ở Nha Trang,thăm thú các cảnh đẹp thời đó như Hòn trồng,Tháp Chàm,hồ cá Chí Nguyen..kỷ niệm tôi còn nhớ là được gặp một bác bán bánh người hà nội vào nam từ 1954,bác rất cởi mở và hỏi về hà nội rất nhiều. Tôi mới hiểu tình cảm quê hương của những người sông xa quê và cảm giác này còn lặp lại trong tôi nhiều lần nữa!!
Trước khi quay về thành phố mang tên Bác,chúng tôi đi đường vòng – lên Dà lạt ngao du một ngày,gọi là cưỡi ngựa xem hoa rồi vòng về SG.Tôi giữ đúng lời hứa đến nhà anh Bình chơi.Lúc này anh chưa lấy vợ sống một mình trong căn nà ngói nhỏ nhắn.Nhưng anh rất vui và lạc quan,anh cười hết cỡ gợi cho tôi một sự tin cậy trong anh.Với tri thức và thâm niên STT thì anh đáng bậc thày của tôi và tôi rất mừng trong chuyến công du này tôi có một người bạn mới
Trong chuyến tàu thống nhất quay về hà nội tôi lại thu được một bài học mới khi chứng kiến cảnh mua bán trên tầu.Mua lúc nào ở đâu và bán chỗ nào là hợp lý nhất.Thí dụ mua quả lekima (trứng gà) thì mua ở ga Diêu Trì mà chỉ mua trước khi tầu chuyển bánh 15 phút và bán tại ga Thanh Hóa là ga cao giá nhất.
Chuyến công du MN đã dạy cho tôi thêm bao bài học mới bổ ích trong STT và trong công tác sau này mà tôi không được nghe giảng trong trường ĐH.Chuyến đi MN thành công ngoài mong đợi ,sau 1 tháng ngao du khi trở về nhà tôi đã giữ đúng câu hứa là vay chứ không xin 100đ và tôi còn có duyên với bộ BL trong khi khởi nghiệp nơi đất khách!

dammanh 20-02-2016 10:52





Thứ bảy lại đến,dammanh xin kể về một câu chuyện mua tem nữa.Chắc các bác và các bạn thắc mắc vì sao Dammanh chỉ kể chuyện mua tem,chứ không có chuyện bán tem.Đơn giản Dammanh kể theo trục t/g và trong giai đoạn này như đã thỏa thuận với cụ già dammanh chỉ giúp cụ một phần đầu vào.
Câu chuyện dammanh lấy tiêu đề:
Bộ sưu tập tem VN và kế PHẢN KHÁCH VI CHỦ.
Đầu năm 1982,tôi lấy vợ,cô gái tôi quen ở QUẢNG NINH nhưng mỗi người vẫn sống mỗi nơi,nên cuộc sống vẫn như lúc chưa cưới.Tôi chưa phải đối mặt với đồng tiền nên vẫn chưa có nỗi lo xa.Lúc này bố tôi đã trao đổi về tem với tôi một cách bình đẳng,nhất là sau chuyến công du MN.Nhưng có 1 sự kiện nữa cho thấy tôi có duyên với tem.
Một hôm có một ông thiếu tá đến nhà tôi,ông ta là sỹ quan hải quân công tác ở HẢI PHÒNG ông muốn bán bộ sưu tập tem VN,vì vợ ông ấy ốm,sau khi trao đổi với bố tôi,ông đồng ý bán với giá 1 cây vàng và hẹn bố tôi xuống lấy.Bố tôi gọi tôi lên trao đổi nhưng tôi thấy viển vông quá!vì hiểu mua tem nó rất tùy hứng.Lúc khách thích mua thì chủ lại không bán,lúc chủ muốn bán thì khách chẳng ham mua!nhưng vì muốn thử nghiệm cách ngoại giao và áp dụng tam thập lục kế trong thương trường nên tôi hăm hở nhận lời đi.
Tôi quyết định đi chuyến tầu 6h sáng,đến HẢI PHÒNG lúc 9h và sẽ về chuyến tầu 3h chiều
Lúc 5h sáng tôi dậy chuẩn bị đi thì mẹ tôi đưa thêm tôi 2 chỉ nữa!Ngồi trên tầu hỏa tôi suy nghĩ vẩn vơ và hiểu rằng bố tôi không tin sẽ mua được,và ý cụ có phải trả 1,2 cây vàng cũng mua.Vì thế suốt chặng đường kéo dài 3h trên tầu,tôi nghĩ tất cả các phương án có thể xảy ra và nghĩ cách thuyết phục,nếu ông NHẬT không muốn bán.Tôi cũng hình dung về người sỹ quan quân đội chât phác,lo lắng đến gia đình như ông NHẬT,dù tôi chỉ gặp,chưa tiếp chuyên bao giờ.Cũng may để tiện đi lại,nên tôi mặc bộ quần áo sỹ quan quân đội,vì lúc này tôi vùa được lên thượng úy.
Đến HẢI PHÒNG 9h45,tôi tìm được ngay nhà ông NHẬT ,gõ cửa và khi nhìn thấy ông tôi hiểu chuyến đi bất thành rồi.Ông mời tôi vào nhà,và báo tin mừng vợ ông đã đỡ và với giọng buồn buồn ông nói:’’Cậu về nói bố cậu thông cảm cho tôi,tôi thấy khó xa rời nó quá!”
Tôi cố tránh cho ông NHẬT thấy sự thất vọng của mình,mà khởi đầu tôi chúc mừng sức khỏe vợ ông đã bình phục,sau nữa nói chuyên thời sự quân đội và chuyến đi và hỏi về cuộc sống HẢI PHÒNG.Tôi cố kéo ông ra khỏi trạng thái sượng sùng và để ông vui trở lại.Sau nữa tôi nói về cách cư sử của bố tôi đối với ông và dần dần câu chuyện đến đề tài chính và ông đã chịu khó lắng nghe,thậm chí có lúc còn cao hứng nũa.Tôi kể chuyện bố tôi đã bán nhiều tem quý,nhưng sau vẫn có cơ hội tìm lại,rồi chỉ ra rằng:khi mua thì bỏ tiền ít một,lúc bán được luôn một món tiền lớn.
Cao hứng tôi còn kể câu chuyện một tay buôn tranh đầu thế kỷ 20, đã tạo dựng vụ lấy cắp bức tranh MONALYZA để bán bức tranh rởm cho một nhà tỷ phú MỸ sau vụ việc bị vỡ lở,vì cậu đàn em lại mang bức tranh thật đi bán và bị bắt.Trước tòa án, tay buôn tranh kiêm trùm lừa đảo đã nói rất hùng hồn rằng:Thằng đàn em tôi nó ngu,nó không hiểu rằng LẤY ĐƯỢC KHÓ MỘT THÌ BÁN ĐƯỢC KHÓ MƯỜI.
Lúc này liếc nhìn đồng hồ đã 3 h trôi qua và tôi dần dần biến thành chủ và ông NHẬT lại trở thành khách.Ông không những chăm chú lắng nghe mà còn tỏ ra sốt ruột,nôn nóng sọ bỏ lỡ cơ hội bán này.Rồi cuôi cùng ông cũng vỗ vai tôi và nói:
Tớ và cậu đều là lính,phải giữ uy tín cho sỹ quan quân đội chứ!không thể thất tín được! COLLECTION này bán cho bố cậu 1 cây vàng như đã thỏa thuận,còn tặng cậu 5 tờ tiên giấy kháng chiến có dấu hải phòng.Lúc này đã 15h30,kế PHẢN KHÁCH VI CHỦ đã thành công,thôi đành đi chuyến tàu 17h vậy.Khi tạm biệt chú NHẬT,tôi dám hứa 1 câu chắc nịch:
Nếu khi nào chú muốn quay lại sưu tầm tem VN,cần kiếm tem gì chú cứ nói với cháu.Nhưng có một vấn đề tôi không ngờ trong collection đó có 1 bì thư đặc biệt.Đó là một FDC duy nhất HẢI PHÒNG có.Năm 1962,bưu điện có kế hoạch phát hành tem kỷ niệm 45 năm CMT10,nhưng lúc đó quan hệ LIÊN XÔ &TRUNG QUỐC có nhiều căng thẳng,chính phủ VN không muốn đụng đến vấn đề tế nhị đó,ảnh hưởng cuộc kháng chiến thống nhất tổ quốc,nên đình chỉ phát hành tem này.Nhưng giới sưu tầm tem cũng lùng được tem nay dạng không răng (non emis).Bố tôi may mắn mua được vài con và để cho ông NHẬT 2 con tem này.Vào thời gian đó họa sỹ vẽ tem thiết kế luôn dấu kỷ niệm. Bưu điện Hải Phòng lại nhanh nhảu phát hành dấu kỷ niệm trước. Ông NHẬT đem dán 1 con lên bì thư và ra bưu điện xin đươc dấu kỷ niệm chỉ lưu hành có vài ngày,rồi phải hủy.Bì thư đó nay nằm trong collection một người bạn tôi
Dù sao cũng một phần an ủi,nếu tôi không mua được collection này thì biết đâu FDC này lại lưu lạc ở một phương trời nào đó,châu mỹ hay châu âu,chứ không nằm trên lãnh thổ của tổ quốc VN
Khi về nhà đã 9h30 tối,mẹ tôi vẫn chờ và câu đầu tiên bà hỏi:Có mệt không con? Làm lòng tôi ấm hẳn.Còn bố tôi thì nói,thấy con về muộn,là bố biết là thành công rồi!Lại một lần nữa tôi hiểu muốn gắn với kinh doanh tem thư hay đồ nghệ thuật nói chung phải học nhiều,luôn bồi bổ tri thức mọi lúc mọi nơi.
Chuyến đi HẢI PHÒNG và kế PHẢN KHÁCH VI CHỦ tuy thành công,nhưng tôi không vui lắm!Phải chăng tôi nghĩ đến lời hứa với chú NHẬT,vì thực chất tôi có thể tìm mọi tem VN không?nhưng điều khổ tâm nhất là lại một nhà sưu tầm tem ở MB phải từ bỏ (chắc là vĩnh viễn) thú sưu tầm tem vì kế sinh nhai,vì cơm áo gạo tiền,và tôi cũng nghĩ liệu mình có đi đến hêt cuộc đời với nghiệp tem không??

dammanh 28-02-2016 00:48

4 File đính kèm
Hôm nay tối thứ bảy,dammanh xin kể câu chuyện tìm ra con tem bi lãng quên - cô dân quân tự vệ
Trong dòng tem CHXHCNVN có khi phải đưa ra khái niệm “tem có lúc bị lãng quên”.
Mở đầu phải đề cập đến 2 bộ tem tiêu đề bưu chính nông thôn – đây có thể nói là nối tiếp dòng tem thóc. Bộ 1 p/h 01-09-1962 và bộ2 p/h 01-07-1966.Tổng cộng 5 mẫu tem :2 mẫu 3 xu, 2 mẫu 6 xu và 1 mẫu 12 xu tem này thường được phân phối cho các HTX nông nghiệp và sau mỗi vụ lúa được quy ra thóc trả lại nhà nước .Tem để HTX gửi công văn giấy tờ nên vẫn có thể gọi là tem sự vụ.Tuy vậy nhiều HTX tiện sử dụng tem phổ thông. Vào năm 1968-1970 xuất hiện tem bưu chính nông thôn in đè nội bộ.Có các khả năng xảy ra:
a.Bưu điện muốn thanh lý tem tồn kho?Bản thân tem bưu chính nông thôn đã là một dạng tem SV rồi
b.Bưu điện muốn dung tem này trong nội bộ - khả năng này là nhiều nhất
c.Một cơ quan hay một cục,vụ, viện nào đó mua tem bưu điện rồi in đè dùng trong nội bộ,giống tem đục lỗ trước năm 1970.Điều này thiếu logic,bởi bưu điện không bán nguyên bộ này mà có thể bán tem khác.Hơn nữa số lượng mỗi loại hang trăm tờ là quá nhiều.
d.Còn một giả thiết thư 4 liên quan thời sự VN lúc đó (còn nghiên cứu thêm )



Xin đề cập trường hợp con tem hoa cúc vàng MS 807 mênh giá 6 xu p/h 16-01-1974,trước đó tem kỷ niệm 200 khởi nghĩa tây sơn mệnh giá 6 xu p/h 01-06-1971 MS 705 ,trước nữa tem 3 xu kỷ niêm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ p/h 19-05-1971 MS 702.Vào giai đoạn này tem 6 xu chỉ dụng gửi thư nội thị,hầu như quá ít,nên tem 6 xu hoa cúc vàng hầu hết nằm trong kho,cho đến khi giá cước phí có chủ chương tăng từ 12xu lên 30 xu vào dịp đầu 1982 thì tem HCV được lấy ra phân phối ở các tỉnh phía nam VN




2.Con tem nữ dân quân mệnh giá 12 xu do nhà máy in TRẦN PHÚ in vào 05-08-1981(250 tem/tờ) MS 1243 in cùng 3 tem binh sỹ.Cùng ngày in tem phổ thông hoa sen mệnh giá 12 xu do nhà máy in TIẾN BỘ in vào 05-08- 1981 (200 tem/tờ) .Sang đầu năm 1982 cước phí gửi 1 lá thư 20 gram đổi từ 12 xu thành 30 xu.Nên con tem này bị cất vào kho (tổng kho) Trâu Quỳ và bị lãng quên!


Hồi đó bố tôi là trung tâm giao lưu về tem vn,mọi thông tin về tem cụ cập nhật hàng ngày…thế nhưng việc có p/h con tem nữ dân quân 12 xu cụ cũng ko biết.
Tôi còn nhớ lúc đó là năm 1983 tôi có quen chị TƠ cán bộ trông kho tem TRÂU QUỲ (tổng kho tem vn).Lúc này tôi là thượng úy sỹ quan quân đội và hàng tháng được phát 2 tem quân đội để gửi thư,nhưng sỹ quan qđ chúng tôi nhiều người không giao lưu thư từ.Vì thế tôi thường mua gom lại hay bạn bè cho tem binh sỹ về tặng lại bố tôi.Rồi tôi phát hiên có một kiot bán báo sau lăng bác gần chợ Ngọc Hà hay bán tem binh sỹ nên ra đó mua cho bố tôi.Có một lần tôi phát hiện trên tem binh sỹ cô dân quân in lỗi mất lá cờ trên nhà máy (tem MS 1244) thế là tôi nảy ra ý định truy tìm các tem cô dân quân in lỗi..nhưng khó quá!tôi bèn nhờ chị TƠ giúp tìm trong kho tem và đưa mẫu cho chị con tem binh sỹ cô dân quân.
Hôm sau tôi nhận được tin bất ngờ từ chị TƠ,chị gặp tôi và nói:chị ko thấy con tem em cần tìm vì tổng kho ko lưu trữ tem qđ ,nhưng chị thấy có con tem giống như vậy nhưng in mệnh giá 12 xu.Tôi không tin nên nói chị mua lại cho tôi một tờ và thế là con tem được phát hiện ra sau 2 năm ở trong kho.Đó là lý do không thể có bì thư thực gửi hay FDC của con tem này với dấu nhật ấn trước năm 1983 được. RẤT HIẾM!!
Số phận gần tương tư đối với tem HOA CÚC VÀNG p/h 16-01-1974 MS 705 mệnh giá 6 xu.Lúc này nhu cầu gửi thư nội thị rất kém,bằng chứng trước con tem hoa cúc vàng đến hai năm rưỡi có p/h tem mênh giá 6 xu kỷ niệm 200 năm khởi nghĩa Tây Sơn.Chủ yếu tem 6 xu cung cấp cho các cơ quan gửi thư công vụ.Sau khi thống nhất do nhu cầu gửi thư ở MN nhiều, con tem hoa cúc vàng được phân phối cho các bưu cục mn vào năm 1980-1981,lúc này tem hoa cúc vàng mới thực sự xuất hiện.







Việc phân phối tem theo địa danh cũng làm tem bị khan hiếm ảo,do để tránh tạo tem đủ bộ trên một bưu cục ,nên tìm một con tem trở nên khó, nếu tem đó chỉ được phân cho các bưu cục hẻo lánh mà nhu cầu gửi thư ít như vùng dân tộc thiểu số như các tỉnh phía bắc vn…đó là số phận con tem kỷ niệm 60 năm thành lập hội lien hiệp phụ nữ vn p/h 10-10-1990 MS 2266.Ngày nay tìm một bì thư thực gửi dán con tem nầy nhật ấn 1990 không dễ chút nào!?








Việc phát hiện ra con tem nữ dân quân mệnh giá 12 xu đã giúp tôi nẩy ra sang kiến đi mua tem thanh lý từ các bưu cục – đó là quy luật vận động và phép biện chứng! Ấn tượng nhất là lần mua lô tem vô thừa nhận ở bưu cục Hànội và lô tem thanh lý ở bưu điện Quảng ninh.Hay mua 375 seri tem Hà nội - Mục Nam Quan tại bưu cục Hà nội (lần sau xin kể tiếp các câu chuyện nói trên)
Phân tích các điều kiện ,xuất sứ của Seri tem được phát hiện ta có thể hiểu đó là Seri tem có số lượng ít Hay nhiều,đáng đầu tư Hay không v..v

dammanh 05-03-2016 12:22

3 File đính kèm




Lại một tối thứ bảy đến.Hôm nay dammanh xin phép kể câu chuyện mua tem thanh lý,tem từ kho tem .Trước tiên xin liệt kê một số bộ tem đã một thời khan hiếm ảo như bộ hoa hải đường,chuối và ốc không răng hay tem lan hoàng thảo 6 xu,và nhận thấy có 3 bộ tem trong dòng tem VNDCCH là bộ ĐBP 1954,bộ bưu chính nông thôn 1966 và bộ bắn rơi 3000 máy bay.Bộ ĐBP chỉ đề chữ VIỆT NAM,không ghi đề đầy đủ VNDCCH ,còn hai bộ sau quốc hiệu lại viết tắt (nhìn hình ảnh )



BỘ TEM ĐBP 1954
File Đính Kèm 203295

BÔ TEM BUƯ CHÍNH NÔNG THÔN 1966
File Đính Kèm 203296

BỘ TEM 3000 MÁY BAY RƠI
File Đính Kèm 203297


Trở lại câu chuyện đi mua tem thanh lý. Câu chuyện đầu:
Vào đầu năm 1984,dammanh có quen một các bộ hành chính của bưu điện Hà Nội là Xuân ,một người năng nổ không stt,nhưng lại có nhiều duyên với tem.Tuy không làm trực tiếp tại kho tem nhưng sáng kiến khai thác từ tem thì it ai bằng được anh ta.
Một hôm anh nói với Dammanh rằng có một nguồn tem cũ khá thú vỵ…đúng sự thể hiện thời bao cấp đó là tem ở trong bì thư. Thực lạ lùng tem không dán trên bì thư mà được cất trong thư – mà được gọi là tem thanh lý mới lạ chứ!Câu chuyện băt đầu từ những lá thư vô thừa nhận..mà mục đề tên người gửi toàn thấy những từ sáo rỗng như „bạn phương xa” „người cô đơn” hay như „đêm trăng đất rừng” ..còn mục người nhận – ngoài tên người nhận và địa chỉ ra, bao giờ cũng có thêm „về thương nhớ”..”hạ cánh an toàn” hay „xa thương gần nhớ ”. Ngoài ra bên ngoài bao giờ cũng có câu thơ khẳng định mình: xa nhau tình cảm dạt dào…bạn ơi đừng tiếc một hào hai xu (cước phí gửi 1 lá thư 20 gr) .Các lá thư như vậy ngày càng nhiều trong phòng hành chính của bưu điện Hà nội..và lâu lâu cán bộ phòng hành chính lại tổ chức một nhóm hủy những lá thư này và việc đầu tiên là xem trong ruột nó có gì..thú vỵ .Trong ruột bì thư ngoài lá thư viết tràng giang đại hải về nỗi nhớ v.v..rồi cũng kể lại cái hôm mới quen nhau…và rồi tiết mục xin địa chỉ và hay nhận được địa chỉ giả..và cho chắc chắn –áp dụng phương pháp mà UPU thường làm – đó là p/h bưu thiếp in liền tem hai chiều. Ở đây thường được cho vào bì thư vài con tem 12xu với hy vọng người quen trong chốc lát sẽ gửi thư hồi âm. Tiếc rằng địa chỉ không chính xác nên 100% thư kocó hồi âm.ngoài tem thư đôi khi có cả tem gạo,tem đường,thịt v.vv..nhưng nhiều nhất là tem thư nhất là tem binh sỹ.Số tem tại phòng hành chính bưu điện HN ngày càng nhiều bắt buộc phải thanh lý . Tôi đã một lần mua tem theo hình thức này và thấy nhiều bất ngờ như các tem binh sỹ má lạ,1500 máy bay không ngày,thương binh 65.. nhưng đáng tiếc nhất là tôi muốn mua các vỏ bì thư hoàn gốc mà không sao thuyết phục bà trưởng phòng HC thay đổi quyết định mang các bì thư đi đốt .Đây là một hướng giúp các nhà STT có cơ may tìm được tem siêu hiếm ở vn như BS LÁ MẠ, TB 65 … cầu mong các bạn thành công giúp phong trào STT ở VN thêm phát triển!
Câu chuyện thứ 2:
Việc mua tem thanh lý từ các lô hàng tồn kho trong các bưu cục tỉnh:
Lúc này kt vn vô cùng khó khăn,tôi lại có con đầu lòng nên thực tế nhu cầu tài chinh bức thiết vô cùng.Người đời nói sinh con thì lộc vào nhưng tôi chẳng thấy lộc đâu cả.!nhưng tôi đâu để mất niềm tin..và cơ hội đã đến với tôi.Đó là vào đầu năm 1985,tôi có dịp ra QN thăm vợ con,lúc này vợ tôi được nghỉ phép và đưa con về thăm ông bà ngoại ở Hòn Gai.Trước hôm tôi đi mấy ngày thì anh Bình cũng ra bắc và đến nhà tôi chơi ,anh đang lùng bloc múa rông chiêng mà giới STT- MN đặt mua đến 400đ/bloc,nhưng bố tôi cũng không có,sau anh Bình phải chấp nhận mua môt con tem xé từ bloc ra với gía 200đ .Câu chuyện hấp dẫn tôi và kích thích tôi lao vào cuộc phiêu lưu mới-tôi quyết tìm bằng được cô nàng bloc này.
Bố vợ tôi là cán bộ quản lý bệnh viện tỉnh Quảng Ninh,cụ quen nhiều cán bộ quản lý các ngành của tỉnh trong đó có cả bưu điện.Trong bữa cơm gia đình tôi đề xuất nhờ cụ giới thiệu đến bưu điện tìm tem thanh lý.Cụ giới thiệu và viết một bức thư cho anh H. là trưởng phòng hành chính bưu điện tỉnh Quảng Ninh.Thế là sáng hôm sau tôi đạp xe đến bưu điện tỉnh cách nhà 6 km.Đến Bưu điện là 9h sáng,lúc này tôi biết mọi người đã sau chầu trà sáng và đã tập trung vào làm việc.Anh H. là một người cởi mở dễ gần,khi xem lá thư bố vợ tôi viết anh dẫn tôi đến gặp một chị khoảng 35 tuổi và đề xuất chị quản lý tem chơi,chọn tem đẹp cho tôi mua.Thì ra các cán bộ bưu điện QN lúc đó không ai có tri thức tối thiểu về STT.Họ lôi trong tủ cả một thùng carton đầy tem CTO làm tôi ngán quá..và thất vọng khi chị cán bộ nói chỉ có
tem đó thôi,vì hàng năm bán không hết nên hồi lại trả TCBĐ & CTT.Tôi thất vọng nhưng cố nán ngồi nói chuyện xã giao với các cán bộ nhân viên phòng HC,và thế là cơ may đến với tôi khi tại cửa ra vào xuất hiện một chị phụ nữ khoảng 45 tuổi..Trông chị hiền hậu và cởi mở,với cái tên đẹp – chị HOA.Cô quản lý tem chơi giới thiệu tôi là khách hàng muốn mua tem chơi.Chị HOA thở dài nói : chỗ tôi quản lý chẳng có tem đẹp ,nhưng có một lô tem tồn kho bao năm,bán chẳng ai mua,trả lại TC họ chẳng lấy.Hàng năm cứ phải kiểm kê chẳng biết tống „của nợ” đó đi đâu.Tôi đề nghị cho xem,thì chị đề nghị xuống phòng chị xem.Khi đến phòng chị leo lên gác xép khênh xuống lại một thùng carton và đập vào mắt tôi một tập bloc múa rông chiêng ,bảo quản một cách cẩu thả cỡ khoảng năm chục cái và một tập bloc Bác Hồ hút thuốc .Tôi xem từng món một ngoài một số tem có mệnh giá cao, còn toàn tem mệnh giá thấp như tem mã số 53,60,61 ,76,77,78 ,79…và các bưu thiếp bắc nam trắng các loại.Giá trị nhất là lô bloc múa rông chiêng- bloc Bác Hồ chất lượng kém do lấy ra cất vào nhiều lần ,tem cầu thê húc 2000đ mã số 120,tem thương binh mã số 097,135 mặt sẫm,136…tôi hỏi mua giá thế nào? chị Hoa nói:vì hàng năm phải kiểm kê nên nếu anh lấy hết theo số ghi trong sổ sách thì chị sẽ đề nghị cán bộ phòng để theo giá thanh lý là 50% theo giá mặt ,mà thời điểm đó tiền mất giá tuy vừa đổi 10đ cũ = 1 đ mới.Tôi mua cả thùng + số bưu thiếp bắc nam là quà tặng có 385 đ.
Hơn 6 km đạp xe về nhà,túi trước túi sau tôi chẳng mệt chút nào vì đơn giản tôi đã có nguồn tiền mua sữa cho con.Thật đúng là sinh con thì lộc vào!
Lô tem không những giải quyết một khó khăn trước mắt về tài chính mà còn cho tôi thấy một kinh nghiệm đánh giá bì thư thực gửi trong giai đoạn trước năm 60 thế kỷ trước và qua câu chuyện cũng như sổ sách của chị Hoa ghi chép cho tôi thấy bì thư nào đúng là thực gửi,bì thư nào dễ là bì phylatelic…Rất tiếc ý tưởng mua tem tồn kho tôi không có t/g phát huy bởi lẽ tôi còn phải học và xuất ngoại đi học ở đông âu và mở ra một chân trời với các cuộc phiêu lưu mới.Tuy nhiên việc mua được gần 50 cái bloc 6 – múa rông chiêng còn cho tôi một phát hiện là trong dòng tem VNDCCH có 2 bloc là bloc số 6 và bloc số 5 – tranh tố nữ in trên giấy xốp nên với khí hậu vn chất lượng xuông cấp nhanh,khó bảo quản nên giá bloc đẹp sẽ rất chênh lệch với giá bloc chất lượng thấp!


temhp88 10-03-2016 21:26

" Lúc này kt vn vô cùng khó khăn,tôi lại có con đầu lòng nên thực tế nhu cầu tài chinh bức thiết vô cùng.Người đời nói sinh con thì lộc vào nhưng tôi chẳng thấy lộc đâu cả.!"

Bài viết chân thành mộc mạc đến mức cháu đọc xong ngẫm thấy giống mình thế :)

dammanh 11-03-2016 12:46

Cám ơn cháu về những nhận xét chân tình,và càng cám ơn món quà cháu gửi cho bác.Bác vừa nhận được hôm qua cùng quà cùa Đào anh Cần

dammanh 12-03-2016 10:58

2 File đính kèm

Hôm nay Dammanh xin kể câu chuyện thú vị về một kỷ niệm ngọt ngào.Người trong chuyện - vợ chồng anh Xương chị Tơ nay đã đi xa,dammanh kể câu chuyện này thay thắp nén nhang tưởng nhớ đến anh chị,những người bạn thân thiết của Dammanh


GIÁ TRỊ CỦA MỘT LỜI HỨA
Vào năm 1987,tôi xuất ngoại sang Balan học tiếp.Hành trang mang đi ngoài các đồ vật cần thiết nhất.Tôi chỉ mang theo một tập tem,với hy vọng cải thiện thêm cho cuộc sống ở đât khách quê người.Tôi đi từ biệt các bạn bè thân và cám ơn bạn bè đã giúp mình trong những lúc khó khăn.Một chiều tháng 8/1987 tôi đến nhà anh Xương,trưởng phòng kinh doanh CTT.Trong khi ngồi đàm đạo anh có đề xuất nhờ tôi mua giúp một chiếc gọng kính chất liệu thép không gỉ (vì gọng kính ở VN khi đó hầu hết là nhựa,do khí hậu nóng và ẩm nên lão hóa rất nhanh và anh Xương lại bị dị ứng với nhựa) Tôi hứa với anh,khi về phép sẽ mua tặng anh chiếc gọng kính metal,rồi tôi từ biệt vợ chồng anh Xương….
Cuộc sống mới nơi đất khách thật vất vả do tiếng tăm thì lõm bõm, phong tục lại xa lạ.Sang Balan đã là cuối thu,trời lạnh tuyết rơi – đơn côi một mình.Ngoài lo học còn phải nghĩ xoay xỏa gửi chút gì về giúp vợ con ở nhà.Nhưng xuất học bổng đối với NCS như bọn tôi chỉ khoảng gần 20 USD/tháng (học bổng là 27.000 zl cũ,trong khi 1 USD = 1400 zl ).Tôi chi tiêu phải rất tằn tiện,bởi lý do tem không bán được ,thêm vào đó hoàn cảnh vợ con ở nhà rất khó khăn,tuy thế tôi luôn nhớ lời hứa với anh Xương.Chính vì thế nhân một dịp đi về thị trấn nhỏ cách thành phố LODZ khoảng 15 km,tôi đã mua được một gọng kính metal ưng ý dù phải vét gần nhẵn túi mới đủ.Khoảng cuối năm 1988 đầu năm 1989,tôi được về phép thăm nhà và có cơ may đón vợ con sang BaLan.Trong vali ngoài vài bộ quần áo ,quà cáp cho người thân,tôi không quên chiếc gọng kính metal,quà đã hứa với anh Xương!
Về VN sau hơn 1 năm xa cách và nhớ mong tôi thấy đất nước đầy những khó khăn,bố mẹ tôi trông già hẳn,tôi thương lắm…thế là trong đầu tôi lên một kế hoạch kinh doanh kiếm tiền, học tập là thứ yếu .Tôi tặng mẹ tôi 300 mỹ kim và một chiếc nhẫn mặt đá sanho đỏ ( vì tôi nghe nói người già đeo sanho đỏ sẽ khỏe hơn),còn với bố tôi thì tôi trịnh trọng mời bố tôi sang chơi Balan một tháng (vì bố tôi chưa xuất ngoại lần nào cả) . Xong việc gia đình và người thân,tôi bắt đầu đến thăm bạn bè..và dĩ nhiên tôi đến nhà anh Xương đầu tiên.Khi gặp thấy anh chị gày và già đi nhiều.Tôi hiểu trong những năm vừa qua ở trong nước đời sống vô cùng khó khăn!!? Ngồi nói chuyện với anh chị một lúc,tôi lấy trong cặp chiếc hộp nhỏ rụt rè tặng anh.Anh Xương rất cảm động và nói: Một viêc nhỏ thế mà gần 2 năm cậu vẫn nhớ,mua hết bao nhiêu để anh chị gửi,cậu mua hộ và mang về là quý lắm rồi!Tôi nói em tặng anh mà ,anh cảm động lắm ! khi tôi sắp từ biệt anh chị thì anh nói chú chờ anh một tý,anh vào buồng trong lấy trong tủ ra tờ giấy hổ A4 dán mấy con tem và một bloc nói là tặng tôi.
Hôm sau tôi đèo con lên thăm ông bà nội cháu,không quên mang tờ tem lên tặng bố tôi,bố tôi cầm tờ giấy khổ A4 và ngạc nhiên không nói gì.Lúc tôi sắp về cụ cầm 1 triệu xuống đưa cho tôi và nói để mua quà cho con và cụ chỉ cho tôi bloc dán trên tờ giấy đó nói:Đây là bloc đắt nhất của tem TQ,một triệu mới có nửa giá của bloc đó!Tên bloc này giới stt gọi là bloc MAI LAN PHƯƠNG,nhân vật chuyên đóng vai nữ trong các vở ca kịch nổi tiếng của sân khấu TQ.
Sự kiện đó làm tôi không thể nào quên được,đến năm 1992-1993 tem TQ tăng giá liên tục,nhất là dòng tem CMVH 1963-1968 vì thời kỳ nay Trung Quốc chỉ giao dịch với VN,TRIỀU TIÊN & ANBANY.Bố tôi mua được của CTT & XUNHASABA 2 thùng tem TQ,tuy rất nhiều người muốn mua nhưng CTT & XUNHASABA chỉ tin mỗi bố tôi thôi vì lúc đó vần còn bao cấp mà!Có một điều trong 2 thùng tem đó thiếu bloc Mai Lan Phương,nhưng lúc đó tôi đang ở nước ngoài,tôi biết ai đang sở hữu nhưng khốn nỗi chỉ mình tôi tiếp cận và mua được từ anh ấy lô bloc ấy thôi-vì anh chị chẳng tin ai cả!Sau 2 lần gửi thư trực tiếp vợ tôi mang đến anh ấy mới để cho tôi 15 bloc,tôi nói với vợ tôi mang lên đưa cho bố tôi 10 cái và gửi cho tôi 5 cái – tôi bán được 400 mỹ kim/1 cái,giá đó tuy thấp nhưng thời điểm đó bằng 20 tháng học bổng của NCS tại Balan rồi.Bây giờ nó có cái giá khủng là 19000 euro.
Nhưng không sao LỘC BẤT TẬN HƯỞNG mà.Đây là một kỷ niệm ngọt ngào mà tôi thường tự nhủ với bản thân về giá trị của một lời hứa!.


QUYỂN DANH MỤC TEM VN ĐẦU TIÊN DO CTT PHÁT HÀNH
VỚI CHỮ KÝ TẶNG CỦA ANH XƯƠNG
File Đính Kèm 203323

HÌNH ẢNH MẪU BLOC MAI LAN PHƯƠNG

File Đính Kèm 203324

dammanh 19-03-2016 23:30

Hôm nay dammanh xin kể câu chuyện Bán Tem đầu tiên với tiêu đề:
BÁN KHÓ GẤP 10 LÂN MUA!!!
Tôi đến BALAN vào tiết trung thu,lá vàng bắt đầu rơi,nhưng còn tâm trí đâu nhìn cảnh thu vàng nữa,BALAN bắt đầu lạnh càng gợi một nỗi nhớ nhà,gia đình và quê hương da diết và tôi bắt đầu đi tìm những người bạn mới. Ngày 27-9-87 tôi đặt chân đến balan thì ngày 17-10 (đúng ngày sinh nhật tôi) tôi đên câu lạc bộ tem và bắt đầu 1 cuộc phiêu lưu mới.và thật tình cờ tôi quen được 1 người bạn balan,cùng tuổi,cùng niềm đam mê tem và còn đam mê tem vn nữa chứ!Tình bạn kéo dài đến bây giờ và tôi đã mua bao tem từ người bạn này,học bao điều từ anh ta, anh ta rất thông minh,chỉ đáng buồn sống riêng về tem nên nhiều khi cũng túng thiếu.Anh ta là từ điển sống và cho các thông tin rất bổ ich,như khuyên tôi sưu tầm bì thư thực gửi VNDCCH và nói cho tôi bì thư nào quý,không quý,tham số nào quan trọng và tham số nào không quan trọng
Tuy thế tôi không bán được tý tem nào,đã đưa cho cậu em họ tiếng balan giỏi đi bán,mà sau 1 tháng cậu ta lắc đầu chịu và còn nói HỌ CỨ BẢO TEM GIẢ.Đã 5 tháng trôi qua,tôi như ngồi trên đống lưa vì không có tiền gửi về cho vợ con,mà tôi biết đang trông chờ từng ngày,sở trường ngoại giao không còn hữu hiệu nữa,vì tôi lạ nước lạ cái và quan trọng là tiếng balan quá kém.Học bổng lúc đó chỉ được 27000zl tương đương 20 usd,số tiền đó chỉ đủ sinh hoạt,mong gì giúp đỡ vợ con.tôi nhờ bao người nhưng đều không có kết quả.Cuối cung tôi quyết định tự mình làm tất cả.
Tám tháng trời không bán được con tem nào,thu nhập là con số không. Người thì bảo tem giả,kẻ thì nói tem in lại.Nói chung là không có tia hy vọng nào.Bây giờ tôi mới thấm hiểu bán tem không dễ,mà phải có bề dầy của nó-đó là các mối quan hệ và tri thức về tem,chứ không phải ngoại ngữ.Sau 1 đêm gần như thức trắng,tôi lên được kế hoạch cho bản thân và quyết định thứ 2 sẽ lên Warszawa (vì lúc đó tôi ở thành phố cách warszawa khoảng 145 km).Tôi chuẩn bị rất kỹ càng.lấy 1 quyển anbum tem,xé bộ HCT giấy rơm ra cài vào theo 2,4 và 8 bộ liền,bộ BẢO LONG,CẦU THÊ HÚC,v.v..Đúng 9 h sáng,tôi đến Warszawa và lang thang vô định khắp phố phường, đi qua 3 cửa hàng tem,nhưng nhìn thấy chủ cửa hàng tôi đã không muốn đưa tem ra nữa. Đến cửa hàng thứ 4 ở 1 ngõ nhỏ,tôi vào và gặp một anh thanh niên,dáng khó đăm đăm,khi tôi trình bày có tem vn bán,thì anh thở dài và nóí,tôi không quan tâm,nhưng bố tôi quan tâm,ông hãy chờ một chút,và tôi nghe một giọng cụ già từ trên gác nói vọng xuống: Bảo pan lên đây! (pan là ông ấy),tôi hồi hộp lên gác,sau câu chào tôi đưa quyển tem ra và từ hồi hộp tôi bắt đầu hy vọng khi thấy tay cụ run run.Cụ xem song,gập quyển an bum lại trầm ngâm 1 lúc cụ hỏi:Từ đâu pan có số tem quý này??nhìn thẳng vào mắt cụ tôi trả lời:Bố tôi là nhà sưu tầm nổi tiếng ở vn,ông cho tôi làm kỷ niệm,nay cần tiền tôi đành phải bán,thực lòng không muốn chút nào!rồi tôi mượn bút bi và viết họ tên bố tôi và địa chỉ HÀNG BẠC vừa đưa cho ông, tôi vừa nói p an có thể tìm trong danh mục các nhà sưu tầm tem mb vn,sưu tầm tem thuộc địa pháp.Cụ già với chồng tạp chí CERES và giở trang cuối ra,còn tôi thầm nói:Bố ơi cứu con nhé! Đến quyển thứ 3 thì cụ già chỉ dòng chữ và hỏi: Có phải đây không ?Tôi cúi xuống và không tin vào mắt mình khi nhìn thấy No42 DAM TRUNG THIEN 124 HANG BAC HANOI VIETNAM.Tôi cố giữ bình thản,chỉ vào dòng chữ và nói-đây là địa chỉ của bố tôi.Cụ già nói:nhìn cách sắp xếp tem,tôi biết ngài sưu tầm tem thừ từ bé,rồi ông gọi với xuống nhà nói với con trai:lấy hết tiền lên đây! (tôi mừng lắm nhưng vẫn tỏ ra bình thản ) sau khi chọn mỗi loại 8 bộ,đến bộ HCT giấy rơm,ông dừng lại nghẹn ngào nói:Tôi muốn mua lắm nhưng không đủ tiền,nếu pan bán rẻ một chút tôi sẽ mua 4 bộ.Tôi nói:tôi sẽ bán cho ngài 8 bộ bằng giá 4 bộ.Cuộc mua bán đến lúc kết thúc,sau khi thanh toán xong cụ già nói:hôm nay tôi mua của ngài tổng số tiền bằng 5 cái tivi đấy (thời đó ở balan dùng tivi đen trắng BERING.Thế là tôi trở về thành phố LODZ bằng chuyến tàu 18 h,tuy mệt mỏi nhưng lòng cảm thấy mỹ mãn,tôi đã rút ra 1 bài học nhớ đời muốn bán được tem phải có tri thức và phải nói có sức thuyết phục.Tem là 1 mặt hàng nghệ thuật,không thể bán như cái quần cái áo được,không tham bán nhiều mà muốn bán phải xây dựng một niềm tin cho đối tượng.Đó là lần bán được tuy ko phải là nhiều nhất ,nhưng vạn sự khởi đầu nan mà.Xin kể tiếp câu chuyện thứ hai khi tôi bán anbum tiền xu đồng cổ VN_TQ (hẹn các bạn thứ 7 tuần tới)

Anbum tiền cổ - với một giá bất ngờ

dammanh 24-03-2016 16:40

Vì mấy ngày tới Dammanh bận chút việc nên post sớm một chút không thất hứa với các bác và các bạn

ANBUM TIỀN ĐỒNG CỔ VỚI MỘT GIÁ BẤT NGỜ

Như đã kể ở trên ,sau chuyến du lịch Miền Nam VN tôi ý thức được stt liền với sttc (sưu tầm tiền cổ).Tôi bắt đầu quan tâm đến TC,phải tự mầy mò nhưng ko ai chỉ dẫn,vì bố tôi cũng ko sttc.Đầu tiên tôi được tiếp cận collection tiền cổ của cụ già phố hàng thiếc –collection tiền kim loại chủ yếu chất liệu đồng đỏ và đồng vàng (đòng thau).Phải nói bộ st quá đẹp ,tôi còn nhớ trong đó có cả tiền thờ,tiền tiêu và cả tiền thưởng như huân – huy chương sau này.Có các đồng hình oval (hình như của nhật) tiền đúc nổi dạng như bàn cuốc – tiền thửong ,đặc biêt có những đồng đắp nổi 4 kiểu làm tình chắc tiền rất cổ ví tôn thờ chủ thuyết phồn thực. Cả một hòm gỗ đầy,cụ già bán có nửa cây vàng vì lý do công an cứ làm khó dễ. có 2 lý tôi ngại chính là món tiền quá lớn với tôi và tôi cũng ngại dây đến CA. Tôi đanh đi theo hướng vừa st vừa học hỏi. Cơ may đến với tôi có một người trong khi đào mương có đào được một hũ tiền xưa ở thái nguyên (theo lời anh ta nói).có dịp anh về hà nội,anh mang về và gặp bạn tôi rồi bạn tôi dânx đêns gặp tôi.Sau trăm đồng anh bán có 600.000 đ,tôi mua luôn và băt đầu tìm hiểu cách đúc chữ trên các đồng tiền xưa.Có những điều tôi thắc mắc đến giờ là tại sao trong một hũ tiền có đủ loại tiền từ thời nhà Đường TQ như đồng KHAI NGUYÊN THÔNG BẢO đến đồng muộn nhất là CẢNH HƯNG THÔNG BẢO,CÀN LONG THÔNG BẢO.Tôi không có tri thức về tiền đồng TQ & VN nên càng mù tịt.Nhưng càng khó tôi càng cố và cuối cùng cũng tìm ra vài điều bổ ích:
-Cách đọc chữ theo bắc – nam –tây – đông hay bắc – đông – tây –nam
-chữ đúc chân phương dễ đọc nhưng cũng đúc chữ viết cách điệu
-đông tiên luôn có 2 chữ THÔNG BẢO,CỰ BẢO HAY VĨNH BẢO
-điều cuối cùng là tính cởi mở của các bậc đàn anh trong làng sttc quá hạn hẹp,sau tôi đến hỏi trực tiếp GS PHẠM HUY THÔNG mới vỡ lẽ ra nhiều điều.
Đến năm 1987 khi xuất ngoại tôi quyết định mang một số đồng tiền sang nghiên cứu tiếp,nhưng đến tận bây giờ vẫn chưa lý giải sao trong một hũ tiền lại có nhiều loại như vậy – chẳng lẽ người xưa cũng sttc.Bởi vì khả năng người bán không nói thực nhưng nhìn cả lô với nhiều đồng hoen rỷ cho thấy anh ta đào được là đúng.
Tại Balan sau một t/g giao lưu tôi có quen một nhà stt gần 60 tuổi,ông ta chỉ stt hoa thôi.Có một lần tôi hỏi ông về tiền cổ thì ông nhiệt tình cho tôi địa chỉ đến CLB TIỀN CỔ và ông nói ông có một cậu con trai hiện tu nghiệp ở MỸ,cậu ta cũng mê sttc,nhất là tiền á đông.Khi nào cậu ta về balan ông sẽ giới thiệu với tôi.Đến cuối năm 1989 cậu ta về Balan chơi và ông bạn tem nhắn tôi mang đến vì cậu ta muốn xem và nếu được sẽ mua của tôi.Rút kinh nghiệm lần bán tem tôi đi mua một anbum cài tiền xu,rôi cài một số đồng tiền có niên hiệu thời lý trần và tiền thời lê cũng khoảng 5-7 chục đồng.Trang đầu tôi cài thêm vài đồng tiền thờ chất liệu đồng thau.
Khi nhấn chuông, ra mở cửa đón khách là một thanh niên trông cởi mở,phóng khoáng.Anh chào và dẫn tôi vào phòng khách rồi anh ra chuẩn bị nước chè cho tôi.Tôi ngồi nói chuyện với ông bạn tem về chủ đề tem ,không đả động gì đến tiền cổ.Đến khi anh chàng không chịu được nữa hỏi thẳng tôi có chuẩn bị tiền cổ không,đến lúc đó tôi mới rụt rè lấy anbum tiền cổ ra đưa cho anh ta rồi tiếp tục bàn chuyện tem với bố anh ta,làm như không quan tâm gì đến anbum tiền cổ.Chiến thuật của tôi và thêm kiểu cài mấy đồng tiền thờ trang đầu đã kích thichs anh ta tò mò và háo hức.Anh ta xem nửa quyển rồi ập quyển anbum và hỏi đột ngột:Ile,pan? (theo ngài giá bao nhiêu?).Đến lượt tôi bất ngờ,tôi bối rối ra mặt,tuy trong đầu tính nhanh như chớp giá trị cả quyển tôi mua góp nhặt chỉ khoảng 20 - 25 usd,vậy nói bao nhiêu đây? Gấp 5 hay gấp 10 lần.Thú thực tôi chưa chuẩn bị vì chỉ nghĩ anh ta muốn xem thôi.sau cùng tôi đánh liều nói con số vừa lóe trong đầu tôi: 1300 usd.Thật bất ngờ khi anh ta OK.! VÀ LẤY VÝ RỒI LẤY 13 TỜ 100 USD TRẢ TÔI,một số tiền quá lớn so với học bổng của chúng tôi vào thời điểm đó.
Lại một bài học nữa,thật sâu sắc!tôi đã rút kinh nghiệm các lần sau luôn luon có chuẩn bị giá trước j cho các lô hàng…Nhưng cho đến nay tôi vẫn chưa rõ giá đó là ẢO HAY THỰC hay ở ranh giới giữa ảo và thực Mà chỉ khẳng định đây là một GÍA BẤT NGỜ.

dammanh 02-04-2016 04:02

1 File đính kèm
Hôm nay dammanh xin kể các dự định mua bán thất bại - đó là lẽ thường trong kinh doanh!

Đó là 2 câu chuyện về mua bán tem đã cho tôi một bài học nhớ mãi,xin kể để các bạn tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Câu chuyện 1.Năm 1990 tôi về vn lần thứ hai,kể từ khi xuất ngoại.Tôi được bố tôi tặng cho một bì thư thật quý giá.Đó là một phong bì giấy nâu gần giống giấy vỏ bao xi măng.Trên pb có bút tích do chính giám đốc nhà máy dệt Nam Định viết bằng mực tím :Kính tặng Bác Hồ 10 m lụa tơ tằm (tại sao lại mực tím,đơn giản GĐ ngại Bác Hồ phê bình không tiết kiệm,dùng mực cửu long phí phạm) trên vỏ pb dán gần 20 con tem HCT bản đồ màu xanh và nâu loại đổi giá chữ nhỏ.Bố tôi được một bác làm trong ban thư ký của HỒ CHỦ TỊCH tặng.Tôi quý bì thư đó lắm nên mặc dù anh bạn đồng tuế trả giá 700 usd mà tôi không bán,tôi quyết định gửi sang Đức bán đấu giá.Đây là một sai lầm,bởi 2 lý do:
- rất nhiều rủi ro trên đường đi
-người mang đi không ý thức được giá trị của ấn phẩm,tất nhiên sẽ chủ quan hoặc gìn giữ mọt cách cẩu thả.
Thế là chiếc phong bì bay mất cùng chiếc cặp của cậu thanh niên con một người bạn tôi,khi cậu ta ngủ quên trên tàu hỏa.Đây là bài học nhớ đời,và tuy không lặp lại lần 2,nhưng ấn phẩm chẳng có cơ hội „châu về hợp phố nữa”.Buồn thay!!
Câu chuyện 2:
Năm 1999 Bưu điện pháp cùng hội tem Pháp tổ chức TL tem Paris 1999 khi chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ mới.Trong TL này có bình chọn con tem đẹp nhất TK 20 và con tem HK pháp mệnh giá 50 fr phát hành năm 1936 đươc bình chọn là con tem đẹp nhất…tôi còn nhớ đã mua hụt con tem này tuy không tiếc nhưng lại rút ra bài học khi mua tem.Sau chuyến dự TL PARIS 1999,tôi trở về balan và có ý định tìm mua con tem 50 fr HK..Tôi nhớ đến ông M. và gọi điện hẹn đến mua tem.Khi đến tôi không đả động gì đến chuyến đi Pháp sợ ông liên hệ và khó mua được con tem 50 fr.Khi đã mua vài bộ tem vn và chủ đề UPU tôi đặt vấn đề muốn mua tem pháp.Ông rất hào hứng vì biết lúc này mới là mua thực sự!Vòng vo một lúc tôi hỏi con tem 50 fr giá bao nhiêu? Ông M. trả lời 800 zl hơn 200 usd một chút,thế là quá rẻ nhưng tôi vẫn còn tham và ra giá 600 zl,ông không bán,thế là mua hụt..khi về nhà tiếc quá tôi gọi điện đồng ý với giá 800 zl thì ông cười nói qua điện thoại „bây giờ giá là 1300 zl”khi toi đồng ý với giá 1300 zl thì ông nói thực khong muốn ép giá tôi nên ông có ý định bán con tem đó nữa và hứa sẽ bán tem khác rẻ cho tôi.
Đây là bàn học khá hữu ích với tôi,đặc biệt cách cư xử của ông M đáng nể phục,ông không tham bán và khi biết tôi đang ham ông không muốn ép giá – cao thượng là chỗ đó!



CON TEM PHÁP 50 FR-ĐƯƠC CHỌN LÀ CON TEM ĐẸP NHẤT TK20

File Đính Kèm 203472

temhp88 08-04-2016 02:19

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi dammanh (Post 219638)
Hôm nay dammanh xin kể các dự định mua bán thất bại - đó là lẽ thường trong kinh doanh!




CON TEM PHÁP 50 FR-ĐƯƠC CHỌN LÀ CON TEM ĐẸP NHẤT TK20

File Đính Kèm 203472

Cảm ơn bác chia sẻ kinh nghiệm đau thương. Mẫu tem này thực tình đẹp. Cháu nhớ ba năm trước vào lúc khủng hoảng kinh tế ở Pháp chưa được hồi phục, con tem này vẫn được rao bán với giá 500euros tại chợ tem ngoài trời cạnh Phủ Tổng Thống. Giá này đã là rất mềm so với giá hỏi trong cửa hàng ở quận 10 vốn chỉ định giá theo Cat. Michel...

dammanh 09-04-2016 13:48

2 File đính kèm
Cám ơn Temhp88 nhiều,khi dammanh kể câu chuyện này với bác Bình.Bác Bình cũng cười nói 2000zl mua cũng được - đúng thật Tham Thì Thâm!
Hôm nay dammanh sẽ kể một vài phương thức mua tem kiểu thời kỳ hội nhập'
[CENTER]] 1. Sau một vòng quay.
Một câu chuyện đã cho tôi một phương pháp tiếp cận hướng tầm tem mới.Khi tôi quan niệm tem là một loại hàng hóa đặc biệt.Tôi bắt đầu trao đổi tem không qua tiền,mà trực tiếp TEM – TEM, TEM - HÀNG HÓA, chứ không phải thông qua tiền ( TEM – TIỀN – TEM ).



CON TEM TÔI ĐỔI CÓ HÌNH CON TEM NÀY ,NHƯNG TEM CHẾT

File Đính Kèm 203497

CON TEM TÔI ĐỔI LÀ CON TEM NÀY NHƯNG DẤU KHÁC

File Đính Kèm 203498

Sau một vòng quay:
Một câu chuyện đã cho tôi một phương pháp tiếp cận hướng tầm tem mới.Khi tôi quan niệm tem là một loại hàng hóa đặc biệt.Tôi bắt đầu trao đổi tem không qua tiền,mà trực tiếp TEM – TEM, TEM - HÀNG HÓA, chứ không phải thông qua tiền ( TEM – TIỀN – TEM ).
Tôi còn nhớ 1998 tôi về vn, thời gian này công việc kinh doanh của tôi đang phát triển.Ngoài kinh doanh túi xách,balo .Tôi bắt đầu tìm hiểu kinh doanh đồ mỹ nghệ,vì thế khá bận khi về vn.Do vậy khI sẽ rời vn tôi mới đến thăm anh Bình,tại cửa hàng tem của anh.Ngồi nói chuyện một lúc anh đưa ra tờ tem ĐBP – 0,600KG,anh B nói:anh mua hớ và không ngờ còn tồn khá nhiều ở bưu điện.Con tem này in đến 3 triệu con,nhưng mệnh giá lại là tính bằng thóc nên hầu như ko bán được,nằm hết trong kho.Điều này tôi biết,nên ở hà nội có người chào tôi có 400k /1 tờ tôi không mua.Anh Bình nói anh mua 600k/1 tờ.Anh để lại cho tôi với giá 400k,coi là lỗ nhưng khuất mắt cho đỡ bực mình.Sang balan có một bạn tem muốn mua nhưng theo giá catalog Michel thì là giá khủng nên ông ấy đề xuất đổi lấy 2 con tem cổ pháp.
Hai con tem này tuy cost cao thật,nhưng khó bán vô cùng vì chất lượng thấp ,dấu ko đẹp vì là tem chết.Nên phải tìm đối tượng mua là người có tiền,say mê tem pháp nhưng ko có điều kiện giao du và đặc biệt ko kỹ tính .Đã xác đinh hướng tất nhiên phải tìm ra…và tôi đã bán được cho anh 2 con tem gía dến 9 tr. Sau một vòng quay như vậy đó,tất nhiên ko thể mạo hiểm quay một vòng nữa…
ĐỔI TÚI LẤY TEM:(vào năm 2001-2002 ) Áp dụng phương pháp này,trong một lần có một khách hàng khi trả tiền mua túi có rơi hai đồng xu kỷ niệm,tôi mới hỏi anh sưu tầm tiền xu ,.Anh trả lời anh sưu tầm lâu rồi.Tôi nói tôi sưu tầm tem và cần một số tem CCCP vì anh ta là người nga.Và tôi đề xuất sẽ đổi tem lấy túi xách,anh hỏi tem gì thì tôi nói tem CCCP chủ đề VN,và cần tờ nguyên.Hai tuần sau anh sang và mang mỗi loại 10 tờ và đề xuất giá đổi quá rẻ tính ra có 80 đồng/1 tem trong khi giá trong nước bán đến 5-10 nghìn /1 tem.Tôi còn đổi với anh vài lần nữa,nhưng anh cũng ko có nhiều loại nên không thể mua mãi một loại được.
ĐỔI CHÈ LẤY BÌ THƯ THỰC GỬI:( câu chuyện này đáp lại câu hỏi của bác HanParis vì sao Mạnh lại có một số bì thư hàn quốc) vào năm 2008-2009 khi tôi pt kinh doanh đồ mỹ nghệ thấy dân balan và nga thích uống chè xanh ,thế là chúng tôi nhập chè san tuyết sang balan,bán khá chạy và rất hiệu quả.Vào giữa năm 2008 có một khách hàng người Litva khi trả tiền chè anh ấy nói sưu tầm card telephone và hỏi tôi có card tel vn không ,may quá tôi còn một ít do năm 1999 khi về vn có một người đặt tôi 1500 cái với giá 1,2 zl/1c tướng đương với gía 7500 đ/1c và tôi nhờ anh Bình mua gom hơn 2000 cái với giá 1800/1c nay còn một ít bèn mang ra bán cho anh Litva.Trong khi trao đổi tôi được biết anh này giao dịch khá rộng trên thế giới và tôi đề câp mua các bì thư thực gửi thế giới.Anh ấy nói có nhiều và đề xuất đổi chè san tuyết.Tôi nghĩ anh ấy có ít , nhưng lần sau anh sang mang 1 túi du lịch đầy và một túi bưu ảnh thực gửi nữa.Anh đổi cho tôi có 2 kg chè – một giá qúa hời,tiếp theo anh mang sang 600 bì thư FDC thực gửi của Nhật,nhưng quý nhất là gần 100 bì thư vùng nam cực,tôi học được bao điều qua các bì thư anh mang đến như thư thiếu cước,thư hoàn gốc,hòm thư lưu động ,thư tang lễ hay thư PAQUEBOT…
Ngoài các thư chính thống còn thư của các nước hay các tổ chức ly khai tách khỏi CCCP,hay thư trái luật bưu chính như thiếu cước,tem ko đóng dấu hủy hay quên dán tem…Tôi còn nhớ số bì thư anh mang đến cho tôi là 5-6 lần đủ loại mà lần nào cũng khoảng một túi du lịch với đủ loại kích thước mà chỉ lấy chè thôi mà chỉ khoái chè san tuyết thôi!


dammanh 09-04-2016 15:16

19 File đính kèm

MỘT VÀI BÌ THƯ MUA CỦA NGÀI LITVA,ĐỔI CHÈ SAN TUYẾT


BÌ THƯ GỬI TỪ ARUBA HIẾM VÌ NƯỚC RẤT BÉ,DÂN SỐ ÍT ỎI

File Đính Kèm 203532

File Đính Kèm 203533

BÌ THƯ CỦA ARAP

File Đính Kèm 203534

BÌ THƯ CỦA ISARELL

File Đính Kèm 203535

BI THƯ CUA ARAP

File Đính Kèm 203536

BÌ THƯ GỬI TỪ CN NAM PHI

File Đính Kèm 203537

BÌ THƯ GỬI TỪ RUMANIA

File Đính Kèm 203538

BÌ THƯ VN CỦA BÁC KIM CỐ VẤN VSC & VSF

File Đính Kèm 203540


File Đính Kèm 203541

2 MẶT CỦA BÌ THƯ VN GỬI TỪ BÁC KHANH HỒNG

File Đính Kèm 203543

File Đính Kèm 203544

BÌ THƯ GỬI TỪ NHẠT BẢN GỬI CHO NGÀI LITVA

File Đính Kèm 203545

File Đính Kèm 203546

File Đính Kèm 203547

File Đính Kèm 203548

File Đính Kèm 203549

File Đính Kèm 203550

File Đính Kèm 203551

Nguoitimduong 10-04-2016 11:50

Tuần nào cũng phải vào đây xem bác Mạnh kể chuyện. Cảm ơn bác nhiều!

HanParis 10-04-2016 16:29

Cám ơn anh Mạnh đã chia sẽ những ky niệm phong phú về Tem Bì, bài đã đầy trang mà hình ảnh tem cũng nhiều đấy. Chỉ là còn thiếu nhiều bì thư HQ :D Chúc anh chúa nhật tươi hồng. :)

dammanh 13-04-2016 13:06

Gửi tới bác HanParis
Bì thư Korea không nhiều,nhất là Bì thư Bắc Triều Tiên.Cách đây vài năm Manh có đua theo 3 bì thư TG Bắc Triẻu Tiên 1953,sau phải chịu thua vì giá kết t/b 140 euro

dammanh 15-04-2016 02:31

Tuần này vì có việc bân nên lỡ hẹn với các bác và các bạn,thành thật xin lỗi mọi người.Các câu chuyện về tem cũng gần đầy đủ ,dammanh xin kể một vài câu chuyện mua tem hơi liều … và sau mục mua bán tem dammanh xin tiếp theo là mục tâm sự và rất mong các bác và các bạn tham gia để mục đó sôi nổi và có ý nghĩa.Để đúng với từ TÂM SỰ dammanh sẽ đưa ra các băn khoăn và các suy nghĩ chủ quan về một vài thắc mắc về tem VNDCCH & CHXHCNVN để chúng ta cùng tranh luận.Rât mong các bác và các bạn ủng hộ,xin chân thành cám ơn!!]

HanParis 15-04-2016 03:21

Để bác Mạnh độc tấu hoài cũng hơi mệt đấy, xin mạo muội đề nghị các bạn tem cùng tham gia cho vui. Nếu không có gì thắc mắc thì có thể kể lại vài kỷ niềm vui buồn của mình trên con đường ST Tem Bì chăng?

canto 15-04-2016 21:05

Vì đây là chuyên mục riêng "Đàm Mạnh - Tối thứ bảy" nên bác Mạnh bắt đầu các mẩu chuyện nhỏ hàng tuần là đuơng nhiên. Như vậy mọi người theo dõi cũng dễ hơn, không bị phân tán tá lả. (Dạ vâng, cháu đang làm phân tán chuyên mục đây ạ , hì hì )

dammanh 23-04-2016 08:51

375 bộ tem HN-MNQ
Có lẽ bộ HN – MNQ trong dòng tem VNDCCH là bộ tem có nhiều điểm đáng lưu ý nhất,là bộ tem có thể đưa vào chuyên đề xe lửa,danh nhân,giao thông ….in đẹp,giá phải chăng , đại chúng…
Năm 1990 là năm tôi thành công với tem,trong đó phải kể đến vụ mua được 375 bộ HN-MNQ tại bưu điện hà nội.Trước khi tôi xuất ngoại có quen một chị là trưởng phòng hành chinh bưu điện hà nội.Tôi có giúp chị kèm cặp cậu con trai toán lý để thi vào đại học ngành liên quan đến bưu điện.Cậu bé tuy không thông minh lắm nhưng rất chăm chỉ,chịu khó.Tính tôi lại cởi mở,thấy cậu ta chăm càng nhiệt tình vì thế cậu ta tiến bộ rõ rệt.Năm đó cậu thi đỗ vào Đ H BƯU ĐIỆN (Tôi cũng không nhớ rõ) còn tôi thì xuất ngoại. Năm 1990 khi tôi về phép được tin chị đã lên giám đốc bưu điện hn.Tôi quyết định đến thăm chị và thăm cậu học trò của mình.Sau đợt mua tem bưu điện QN và tem trong thư,tôi thấy bưu điện cấp tỉnh có quyền bán thanh lý tem mà ko phải trả bưu điện trung ương. Tôi nghĩ đột phá được vào bưu điện HN chắc có nhiêu cái hay.Khi đến thăm chị,chị rất vui bởi cậu con trai học hành tốt – đó do đức tinh cậu cả chứ tôi chẳng giúp được bao nhiêu. Nói chuyện một lúc bỗng chị hỏi : Em dạo nay chắc chẳng có t/g stt nhỉ,tôi trả lời vẫn st và kể về bưu điện balan cũng như các bưu cục luôn có cửa hàng bán tem cho các nhà st. Câu chuyện dân dần đên đề tài tôi quan tâm – đó là tem thanh lý.
Nhưng tôi thất vọng thấy chị nói ko có dạng tem đó,nhưng bưu điện hà nội đang sửa sang lại khu nhà 4 tầng gì đó và đó có một tủ tem chị sẽ linh động bán cho em một it với lý do quảng bá tem vn ra các nước đông âu.Thật may mắn vì tôi biết khá nhiều người qt đến tủ tem này,chị nói mai đến bưu điện chị sẽ đưa danh sách cho.Khi chào chị ra về tôi đến ngay nhà anh X người đã thiết kế cho tôi mua tem trong thư vô thừa nhận ,anh X nói anh có quen chị trưởng nhóm đang dọn dẹp khu nhà đó,anh sẽ nói với chị M cho. Hôm sau khi cùng chị M lên gặp giám đốc thấy cả một quyển danh sách cac bộ tem thấy tôi chỉ qt mua bộ hn-mnq,chị M nói đỡ cho tôi là bộ đó mốc nhiều nên chị giám đốc đồng ý bán hết lô đó với giá 2 usd/1 bộ.Nghe nói mốc nhiều tôi ngại quá nhưng chị M cứ nháy nhó tôi nên tôi cũng liều đồng ý. Sau đó chị M hẹn tôi mai đến và chuẩn bị tiền vì mai chị có kế hoạch dọn dẹp bên tòa nhà đó.
Hôm sau tôi đến hơi muộn vì phải trông con để vợ đi có việc – thế lại hóa hay!vì đến nơi thấy nhóm chị M đã dọn gần xong và bên cửa hai túi rác to đùng mà liếc vào tôi thấy một tập bưu thiếp BN, tôi hỏi các chị cần em giúp gì ko? Chị M nhờ tôi mang 2 túi rác xuống nhà vứt đi hộ,tôi mừng quá sợ chị đổi ý nên thực hiện luôn xuống nhà thì gặp anh X sang hỏi thăm.Anh X nghe hiểu ngay và mang 2 tuí rác về phòng anh ấy.
Cả ngày hôm đó tôi chọn mãi mới được 375 bộ còn lại ko thể lấy được! 375 bộ hà nội mục nam quan + thêm gần 200 bưu thiếp BN Trắng – thật may mắn! cũng may bộ đó rất dễ bán nên tôi ko bị tồn đọng, một sự phiêu lưu may kết thúc có hậu
Theo các bác và các bạn có nên t/g vào các cuộc mua bán tem như vậy không ? mời các bác& các bạn xem linkt này vế bộ Hà nội -- Mục nam quan.
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=11540
còn tiếp

dammanh 30-04-2016 12:23

8 File đính kèm
Mua thùng FDC VNDCCH của Xunhasaba: Trong những năm chưa có CTT,việc giao dịch làm quảng bá tem ra nước ngoài do công ty xuất bản sách đảm nhiệm.Mỗi khi p/h một bộ tem mới thì XUNHASABA thường làm công văn với TCBĐ xin làm từ 200 – 1000 fdc để quảng bá với thế giới,tùy theo bộ và tùy theo các khách nước ngoài đặt hàng.Công ty nhận tem, tự làm hay đặt mua pb của bưu điện rồi mượn dấu kỷ niệm,dán tem ,đóng dấu kỷ niệm,rồi đến bưu cục nào đó xin dấu nhật ấn đóng thêm .Nếu số lượng khách đặt ít thì một cô nhân viên đảm nhiệm,còn nhiều thì 2 người đi xin dấu 2 bưu cục khác nhau cho nhanh. Mở đâu là bộ hà nội – huế -sài gòn và thành đồng tổ quốc.mã số 088 &087.Trước đó thì chỉ khi khách có nhu cầu mới làm không theo quy luật.
Mở đầu đã có trục trặc do hai bộ chọn tuy có ý nghĩa nhưng giá thành cao quá (cỡ 1/10 lương cán bộ sơ cấp thời đó rồi) !May mới làm có số lượng 100 bộ và chưa kịp xin dấu nhật ấn thì dừng. Sau XUNHASABA chọn 2 tem mệnh giá thấp của 2 bộ này là MS 208 & 206 làm fdc có dấu nhật ấn – loại này bán chạy do giá phải chăng,pb đặt bưu điện có cachet đẹp,ý nghĩa. Đây là FDC đầu tiên có logo biểu trưng tia sét và FDC do XUNHASABA P/H, số lượng khoảng 500 cái..…(thông tin này do người quen từng làm nhân viên XUNHASABA cung cấp )
Trở lại câu chuyện mua thùng fdc của XUNHASABA vào năm 1998.Năm đó tôi dự định đón xuân 99 tại Hà nội,vì thế từ balan tôi về Sài Gòn trước tranh thủ làm hàng ,rồi giáp tết sẽ ra bắc. Tôi có một bạn hàng đăt tôi 200-500 fdc VNDCCH,mỗi loại tối đa 30 cái với giá 3 - 4 usd (tùy loại).Tôi biết Saigon có một bác có nguồn FDC,nhưng bác chỉ chấp nhận giá thấp nhất là 28k = 2,3 usd ( thời điêm đó), nhưng lại hẹn ra tết mới có.
Trên máy bay ra Hà nội tôi cứ vân vơ suy nghĩ vì sao ra tết mới có ,lúc máy bay hạ cánh tôi mới hiểu ra nguồn ở hà nội,và ở đâu rồi…Tối đến tôi gọi điện hẹn sẽ đến mua tem vì mới bay từ bên kia về,tôi lờ đi là mình chưa vào sg trước.
Tết đến ai chẳng thiếu tiền và tôi đến nhà anh ta vào 27 tết và được vơ chồng tiếp niềm nở.Sau khi hỏi mua vài bộ tem tôi bâng quơ hỏi fdc và hé lộ mình sẽ mua nhiều.Chị vợ chưa kịp ngăn thì anh chồng đã khoe có 1 thùng ở trên gác rồi hăng hái lên lấy cả thùng xuống.
Số FDC được bảo quản tối,tiếc rằng các loại không nhiều,tập trung vào những năm 1960 -1966,với giá cả thì hợp lý,chị vợ nói giá có 11,5 k/1 cái = 1 usd.Tôi thỏa thuận mua tất cả các loại với số lượng tói đa mỗi loại không quá 100 cái,và giá cả 10k /1 cái.
Xin giới thiệu vai loại fdc trong đợt mua đó



]


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 19:41.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.