Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Sự kiện (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=290)
-   -   Nhật thực toàn phần vào ngày 1-8 (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1606)

Đinh Đức Tâm 30-07-2008 10:39

Nhật thực toàn phần vào ngày 1-8
 
2 File đính kèm
Vào ngày 1-8-2008, mặt trăng sẽ che lấp hoàn toàn mặt trời trong khoảng 3 giờ đồng hồ.

Ông Nguyễn Đức Phường (Hội Thiên văn - Vũ trụ VN) cho biết, nhật thực bắt đầu xảy ra lúc 15: 04': 06'' (giờ Hà Nội) khi Mặt trăng đi vào đĩa Mặt trời và kết thúc lúc 19: 38': 37'' (giờ Hà Nội) khi Mặt trăng hoàn toàn ra khỏi đĩa Mặt trời. Trong đó, nhật thực toàn phần xảy ra từ 16:11': 07'' (giờ Hà Nội) và kết thúc lúc 18: 21': 28'' (giờ Hà Nội). Thời gian nhật thực toàn phần đạt cực đại là 17: 21': 08'' (giờ Hà Nội).
File Đính Kèm 9494
* Hầu hết các vùng trên lãnh thổ VN đều quan sát được
* Mặt trăng che lấp hoàn toàn mặt trời trong 3 giờ
* Không nên quan sát bằng mắt thường
File Đính Kèm 9495
Theo ông Phường, nhật thực toàn phần sẽ được quan sát thấy trong một dải hẹp, có bề rộng 236,9 km, kéo dài nửa vòng trái đất: bắt đầu từ Canada, dọc theo bắc đảo Greenland, Đại Tây Dương, trung tâm nước Nga, Mông Cổ và Trung Quốc. Dải nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy trong một khu vực rộng lớn hơn, bao gồm: Đông Bắc châu Phi, Bắc Mỹ, hầu hết châu Âu, nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có VN. Đây là lần nhật thực toàn phần thứ 5 trong thế kỷ 21. Lần nhật thực toàn phần tiếp theo sẽ xảy ra vào ngày 22-7-2009.


Các pha nhật thực toàn phần xảy ra ngày 26.3.2006 tại Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Stefan Seip

Tại VN, Cao Bằng là địa điểm có thể quan sát được tỷ lệ Mặt trăng che khuất Mặt trời lớn nhất là 73,2%; Hà Nội quan sát được khoảng 67,3% diện tích che khuất (lúc 18:35' giờ Hà Nội). Hầu hết các vùng trên lãnh thổ VN đều có cơ hội quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này.

Tuy nhiên, vệt nhật thực một phần sẽ quét qua khu vực miền Bắc trước, sau đó đến khu vực Trung Bộ và Nam Bộ nên ở Hà Nội, các tỉnh Tây Bắc Bộ, Bắc Bộ sẽ quan sát được tốt hơn trước khi Mặt trời quá gần đường chân trời. Với các tỉnh Nam Bộ, nhật thực một phần xảy ra khi Mặt trời đã rất gần đường chân trời, nếu... không nhanh chân chọn vị trí quan sát thuận lợi, hoặc bầu trời phía tây có nhiều mây thì cơ hội được chiêm ngưỡng nhật thực tại đây là rất khó.

Hiện tượng này được quan sát trên lãnh thổ VN vào lúc xế chiều, do bị đánh lừa thị giác, người xem cảm giác Mặt trời to hơn (thực tế không phải như vậy) và cũng do ở gần đường chân trời nên Mặt trời sẽ xuất hiện dịu hơn với màu cam đỏ.

Tuy nhiên, ông Phường cảnh báo, không được quan sát nhật thực toàn phần bằng mắt thường khi chưa có kính quan sát chuyên dụng. Nếu quan sát bằng mắt thường, chỉ trong thời gian rất ngắn, ánh sáng chói lòa của Mặt trời có thể làm nguy hại đến võng mạc thậm chí nặng có thể gây mù lòa vĩnh viễn. "Người dân trong vùng có hiện tượng nhật thực một phần xảy ra nên quan sát bằng cách đặt một tấm gương nhỏ dưới chậu nước pha mực, để sao cho nhìn hình ảnh Mặt trời phản chiếu qua gương dịu mà không chói. Ngoài ra, có thể sử dụng các tấm film chụp X-quang, kính thợ hàn khi đã đảm bảo các thông số an toàn. Vì ở VN, nhất là các vùng phía Nam, nhật thực một phần xảy ra khi Mặt trời đã rất gần đường chân trời nên sử dụng phương pháp gương đặt dưới chậu nước pha mực không thuận tiện" - ông Phường khuyến cáo.

Đinh Đức Tâm 30-07-2008 10:40

Đây là cơ hội cho những người chơi tem đó nhỉ? hihii

hat_de 30-07-2008 10:51

@ bà con: tuyệt đối ko quan sát trực tiếp nhật thực bằng mắt ko qua 1 bộ lọc nào
ánh sáng mặt trời có lượng tia tử ngoại rất lớn, chiếu lâu vào da còn gây ung thư huống hồ nhạy cảm như các tế bào võng mạc của chúng ta

@ eco:
cơ hội gì cho người chơi tem chứ... chúng ta có tem nào làm thực gửi phù hạp đâu ... hsic híc ...có con tem nhật thực toàn phần tại Phan Thiết năm 1995 thì giờ đào đâu ra.... mà giá chắc cũng cắt cổ lắm ... híc híc

Đinh Đức Tâm 30-07-2008 10:58

thì ai đó làm tem về cái này thi sao. eco post lên thui, kaka

hat_de 30-07-2008 11:03

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi ecophila (Post 11875)
thì ai đó làm tem về cái này thi sao. eco post lên thui, kaka

được rùi
đành chờ vậy
mà có khi chờ cái đó còn... dài cổ hơn nhật thực í è-cổ nhỉ ... hí hí

Bugi5697 01-08-2008 21:37

Vậy là đã rõ đây là một tin vịt từ mọi trang web tin tức của VN trên mạng - ngay cả đến thời sự VN cũng chả móc đâu ra tin này từ Hội Thiên Văn-Vũ trụ VN..... hic hic, thật đáng xấu hổ.

Theo tư liệu Bugi biết thì thời điểm nhật thực gần đây nhất của VN là vào ngày 24 - 10 - 1995. Mà theo chu kỳ nhật thực thì phải sau 6585 ngày 8 giờ nữa (tức khoảng hơn 18 năm sau), nhật thực mới quay trở lại với VN.

Tuyệt vời - không hiểu hội Thiên Văn Vũ trụ VN tính toán kiểu gì mà ngay cả vi.wikipedia.org cũng đều làm cho người dân VN cảm thấy thất vọng khi ngước lên nhìn bầu trời buổi hoàng hôn :)

p/s: Giờ hội Thiên văn còn tính toán và cho biết ngày 22 - 7 - 2009 sẽ có một lần nhật thực nữa, chúng ta hãy đón chờ.

hat_de 01-08-2008 22:40

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Bugi5697 (Post 12071)

p/s: Giờ hội Thiên văn còn tính toán và cho biết ngày 22 - 7 - 2009 sẽ có một lần nhật thực nữa, chúng ta hãy đón chờ.


thằng em tui trên ngu thiên văn dưới mù vậy lý rùi
chú bít 1 văn có hàng tỉ lần nhật thực ko
chỉ cần cái bóng của mặt trăng quét qua mặt đất là có nhật thực

bực là nó ở các cghỗ khác nhau trên TG thui

thích thì năm nào cung có nhật thực em à, ko chổ nầy chổ kìa

tất nhiên là nó ko đều nhưng trong vòng 18 năm thì có cả trăm nhật thực :P

Bugi5697 01-08-2008 22:42

Theo em biết thì từ năm 1207 TCN đến năm 2161 là có 8000 lần nhật thực - thì hầu như năm nào cũng có mà còn có khi có nhiều hơn :D
Anh nói 1 tỉ lẫn cứ như là mặt trời mọc thường xuyên ấy - nếu được thế thì ngày nào cũng được quan sát nhật thực.

Hehe - cái vấn đề mà anh bảo bóng mặt trăng quệt qua TĐ cũng là nhật thực, rồi em sẽ sáng tỏ ở bài viết chuyên đề sắp tới (một là em hoặc hai là Thức sẽ thực hiện)

Em nghĩ cái 18 năm đó tức là khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực mà tại một địa điểm (chắc em cần có một bài nhật thực để bàn cãi thêm rồi ^^)

hat_de 01-08-2008 22:48

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi Bugi5697 (Post 12085)
Theo em biết thì từ năm 1207 TCN đến năm 2161 là có 8000 lần nhật thực - thì hầu như năm nào cũng có mà còn có khi có nhiều hơn :D
Anh nói 1 tỉ lẫn cứ như là mặt trời mọc thường xuyên ấy - nếu được thế thì ngày nào cũng được quan sát nhật thực.

Hehe - cái vấn đề mà anh bảo bóng mặt trăng quệt qua TĐ cũng là nhật thực, rồi em sẽ sáng tỏ ở bài viết chuyên đề sắp tới (một là em hoặc hai là Thức sẽ thực hiện)

Em nghĩ cái 18 năm đó tức là khoảng thời gian giữa hai lần nhật thực mà tại một địa điểm (chắc em cần có một bài nhật thực để bàn cãi thêm rồi ^^)

những điều chú nói trên tiến gần tới chân lý rùi đó
tiến bộ rất nhanh
hẹn gặp lai ;)

Bugi5697 01-08-2008 22:55

Hihi - buồn cười nhất là trên một diễn đàn có tv phát biểu
"Không hiểu hội Thiên Văn làm ăn kiểu gì vậy nhỉ, nhật thực thì phải 70 năm mới có một lần mà" => chắc đọc sách nhìu quá, loạn từ sao chổi Halley sang nhật thực :|


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 20:12.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.