Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=700)
-   -   Cộng đồng các dân tộc Việt Nam (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=7359)

hoang.le 23-11-2010 11:28

0. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
 
Việt Nam, Tổ quốc của nhiều dân tộc. Các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân - Âu Cơ, nở ra từ trăm trứng, nửa theo mẹ lên núi, nửa theo cha xuống biển, cùng mở mang xây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền", với rừng núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu (Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).


Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.

Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mãnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau.

Ở đồng bằng và trung du, các dân tộc làm ruộng, cấy lúa nước, dựng nên nền văn hoá xóm làng với trung tâm là đình làng, giếng nước cây đa, bao bọc bởi lũy tre gai góc đầy sức sống dẻo dai. Đồng bằng, nghề nông, xóm làng là nguồn cảm hứng, là "bột" của những tấm áo mớ ba mớ bảy, của dải yếm đào cùng nón quai thao, của làn điệu quan họ khoan thai mượt mà và của khúc dân ca Nam Bộ ngân dài chứa đựng sự mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long.

Ở vùng thấp của miền núi, các dân tộc trồng lúa nước kết hợp với sản xuất trên khô để trồng lúa nương, trồng ngô, bước đầu trồng các cây công nghiệp lâu năm (cây hồi, cây quế...), thay thế cho rừng tự nhiên. Họ sống trên những nếp nhà sàn, mặc quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Đồng bào có tục uống rượu cần thể hiện tình cảm cộng đồng sâu sắc. Người uống ngây ngất bởi hơi men và đắm say bởi tình người.

Ở vùng cao Việt Bắc, Tây Nguyên, đồng bào chọn phương thức phát rừng làm rẫy, là cách ứng xử thiên nhiên của thời đại tiền công nghiệp. Vùng cao, khí hậu á nhiệt đới, việc trồng trọt chủ yếu thực hiện trong vụ hè thu. Để tranh thủ thời tiết và quay vòng đất, từ ngàn xưa người vùng cao đã phát triển xen canh gối vụ, vừa tăng thu nhập vừa bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi những cơn mưa rào mùa hạ. Bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các cô gái đã tạo ra những bộ trang phục: váy, áo với những hoa văn sặc sỡ hài hoà về mầu sắc, đa dạng về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại trên đường đèo, dốc. Núi rừng hoang sơ cùng với phương thức canh tác lạc hậu là mảnh đất phát sinh và phát triển các lễ nghi đầy tính huyền bí, huyền ảo. Hầu hết các cư dân Tây Nguyên đều có tục đâm trâu làm lễ cúng Giàng (trời), cầu xin sự phù hộ của Giàng cho người sức khoẻ, cho gia súc và cho mùa màng bội thu. Đây cũng là vùng tiềm ẩn nhiều truyện thần thoại, nhiều sử thi anh hùng mà giá trị của nó có thể sánh được với các truyện thần thoại của Trung Quốc, Ấn Độ nhưng chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ. Đồng bào là chủ nhân sáng tạo ra những bộ đàn đá, đàn T'rưng, đàn Krông pút... những bộ cồng chiêng và những điệu múa tập thể dân dã, khẻo khoắn kết bó cộng đồng.

Dọc theo bờ biển từ Bắc vào Nam, các dân tộc sống bằng nghề chài lưới. Cứ sáng sáng đoàn thuyền của ngư dân giăng buồm ra khơi, chiều lại quay về lộng. Cuộc sống ở đây cũng nhộn nhịp, khẩn trương như nông dân trên đồng ruộng ngày mùa.

Ở khắp nơi, con người hoà nhập vào thiên nhiên, thiên nhiên cũng biết chiều lòng người, không phụ công sức người.


Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. Ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á (là các ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Thái - Kađai, ngữ hệ Mông - Dao), cùng với ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:

- Nhóm Việt - Mường (Ngữ hệ Nam Á) có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.

- Nhóm Tày - Thái (Ngữ hệ Thái - Kađai) có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

- Nhóm Môn - Khmer (Ngữ hệ Nam Á) có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cơ Tu, Gié Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.

- Nhóm Mông - Dao (Ngữ hệ Mông - Dao) có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.

- Nhóm Kađai (Ngữ hệ Thái - Kađai) có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo.

- Nhóm Nam đảo (Ngữ hệ Nam đảo) có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai, Ra Glai.

- Nhóm Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng) có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.

- Nhóm Tạng (Ngữ hệ Hán - Tạng) có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù Lá, Si La.

(về chi tiết, xin vui lòng xem thêm các bài viết của Ngotthuha231 ở bên dưới)


Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau, song do các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình. Ở đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất trong quy luật chung, quy luật phát triển đi lên của đất nước, như cái riêng thống nhất trong cái chung của cặp phạm trù triết học.

Theo số liệu thống kê năm 2000 Việt Nam có 54 dân tộc. Dân tộc đông nhất là dân tộc Kinh (Việt), chiếm 87% dân số. Các dân tộc thiểu số đông dân nhất: Tày (1.190.000), Thái (1.040.000), Mường (914.000), Hoa (900.000), Khmer (895.000), Nùng (706.000), Hmông (558.000), Dao (474.000), Giarai (242.000), Êđê (195.000). Những dân tộc còn lại có dân số dưới 100.000 người, một nửa trong số đó có dân số dưới 10.000 người. Đa số các dân tộc này sống ở miền núi và vùng sâu vùng xa ở miền Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cuối cùng là các dân tộc Brâu, Ơ đu và Rơ Măm chỉ có khoảng vài trăm người.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

Tiếp sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về từng dân tộc, được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhằm giúp mọi người có một bức tranh toàn cảnh về giá trị và sắc thái văn hoá riêng của 54 dân tộc trong nền văn hoá Việt Nam đa dạng nhưng thống nhất.


(bài viết đang được cập nhật)

ngotthuha231 23-11-2010 12:49

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoang.le (Post 118932)
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau:

- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Chứt, Kinh, Mường, Thổ.

- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.

- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba na, Brâu, Bru-Vân kiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ mú, Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ-đăng, Xtiêng.

- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà thẻn.

- Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ lao, La Chí, La ha, Pu péo.

- Nhóm Nam đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê đê, Gia-rai, Ra-glai.

- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán dìu.

- Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà nhì, La hủ, Lô lô, Phù lá, Si la

Anh nhầm lẫn khái niệm "họ" ngôn ngữ và "nhánh", "nhóm" ngôn ngữ mất rồi. (Hoặc là nguồn tin của anh nhầm. :D)

  • Một họ ngôn ngữ là tập hợp nhiều ngôn ngữ mà giữa chúng có thể xác lập được những nét chung cho phép giải thích chúng cùng dẫn xuất từ một dạng thức cội nguồn theo những quy luật nhất định.
  • Một họ ngôn ngữ được chia thành nhiều nhánh ngôn ngữ.
  • Trong mỗi nhánh ngôn ngữ, người ta chia ra một số nhóm ngôn ngữ.


Ở khu vực Đông Nam Á, cả phần lục địa và hải đảo, có 5 họ ngôn ngữ. Cả năm họ này ít nhiều đều có mặt trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là các họ ngôn ngữ:
  1. Họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatics/Austroasiatique)
  2. Họ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian)
  3. Họ ngôn ngữ Thái - Kađai (Tai - Kadai)
  4. Họ ngôn ngữ Mèo - Dao hay Mông - Dao (Miao - Yao)
  5. Họ ngôn ngữ Hán - Tạng (Sino - Tibetan)

ngotthuha231 23-11-2010 13:19

Họ ngôn ngữ Nam Á (Austroasiatics/Austroasiatique)
  1. Nhánh ngôn ngữ Munđa với khoảng 20 ngôn ngữ thành phần được chia thành ba nhóm:
    • Nhóm Munđa bắc
    • Nhóm Munđa nam
    • Nhóm Nihal

  2. Nhánh Nicôbar gồm 8 ngôn ngữ

  3. Nhánh Aslian có 18 ngôn ngữ thành phần được chia thành ba nhóm:
    • Nhóm Nam Aslian (hay còn gọi là nhóm Semela)
    • Nhóm Aslian trung tâm (hay còn gọi là nhóm Senoi)
    • Nhóm Bắc Aslian (với tên khác là nhóm Jaha)

  4. Nhánh Môn - Khmer gồm 103 ngôn ngữ thành phần, chia thành 9 nhóm ngôn ngữ
  • Nhóm Khaisi
  • Nhóm Môn
  • Nhóm Khmer: Ở Việt Nam, nhóm này có hai ngôn ngữ thuộc các dân tộc thiểu số là: 1. Tiếng Khmer (Nam Bộ) và 2. Tiếng Tơ - năm
  • Nhóm Pear
  • Nhóm Bahnar: Đây là nhóm ngôn ngữ thuộc nhánh Môn - Khmer có nhiều ngôn ngữ thành phần nhất ở Việt Nam. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhóm Bahnar được chia thành hai tiểu nhóm là:
  • Tiểu nhóm Bahnar Nam gốm: 1. Tiếng Kơ - Ho; 2. Tiếng Mnông; 3. Tiếng Xtiêng; 4. Tiếng Mạ; 5. Tiếng Chơ Ro
  • Tiểu nhóm Bahnar Bắc gồm: 1. Tiếng Ba Na; 2. Tiếng Xơ Đăng; 3. Tiếng Hrê; 4. Tiếng Gié - Triêng; 5. Tiếng Co, 6. Tiếng Brâu.
  • Nhóm Katu có những ngôn ngữ sau đây: 1. Tiếng Bru - Vân Kiều, 2. Tiếng Cơ Tu; 3. Tiếng Tà Ôi
  • Nhóm Việt - Mường có các ngôn ngữ: 1. Tiếng Việt; 2. Tiếng Mường, 3. Tiếng Thổ; 4. Tiếng Chứt
  • Nhóm Khmú gồm: 1. Tiếng Khơ Mú; 2. Tiếng Xinh Mun; 3. Tiếng Kháng; 4. Tiếng Mảng; 5. Tiếng Ơ Đu

hoang.le 23-11-2010 15:32

Chào Ngotthuha231,

Rất cám ơn những thông tin bổ sung của Ngotthuha231 cho bài viết. Không biết mình hiểu như thế này có đúng không:

- Họ ngôn ngữ (hay nhiều nơi dùng là Ngữ hệ) là cơ sở, sau đó chia thành nhánh ngôn ngữ và nhóm ngôn ngữ như Ngotthuha231 đã nói.

- Trong bài viết của mình có nói: "Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong khu vực. Ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á, ngữ hệ Nam đảo, và ngữ hệ Hán - Tạng.". Ba ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam Á chính là:

+ Ngữ hệ Nam Á

+ Ngữ hệ Thái - Kađai

+ Ngữ hệ Mông - Dao

cùng với ngữ hệ Nam đảo và ngữ hệ Hán - Tạng tạo nên năm ngữ hệ và Việt Nam có đầy đủ cả năm ngữ hệ đó.

Như vậy mình sẽ sửa lại như thế này:

- Nhóm Việt - Mường (Ngữ hệ Nam Á)

- Nhóm Tày - Thái (Ngữ hệ Thái - Kađai)

- Nhóm Môn - Khmer (Ngữ hệ Nam Á)

- Nhóm Mông - Dao (Ngữ hệ Mông - Dao)

- Nhóm Kađai (Ngữ hệ Thái - Kađai)

- Nhóm Nam đảo (Ngữ hệ Nam đảo)

- Nhóm Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng)

- Nhóm Tạng (Ngữ hệ Hán - Tạng)

Ngotthuha231 xem mình sửa như thế đã chính xác chưa nhé.

Một lần nữa cám ơn Ngotthuha231 rất nhiều.

ngotthuha231 23-11-2010 16:46

Họ ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesian)

  1. Nhánh Atayal
  2. Nhánh Đông Nam Đảo
  3. Nhánh Tây Nam Đảo: gồm 2 tiểu nhánh:
  • Tiểu nhánh Đông Inđônêsian
  • Tiểu nhánh Hesperonêsian: gồm 2 nhóm

* Nhóm Tây Inđônêsian: gồm 2 tiểu nhóm

- Tiểu nhóm Hải đảo
- Tiểu nhóm Lục địa: Hiện nay người ta xác định rằng những ngôn ngữ ở Việt Nam thuộc vào họ Nam Đảo đều là thành viên của tiểu nhóm này. Nhiều người thường gọi các ngôn ngữ này là các ngôn ngữ thuộc nhóm Chàm. Thành viên của nhóm Chàm gồm: 1. Tiếng Gia au; 2. Tiếng Êđê; 3. Tiếng Chăm; 4. Tiếng Raglai; 5. Tiếng Chu Ru.

* Nhóm Bắc Inđônêsian: gồm 2 tiểu nhóm

- Đài Loan
- Philippin

ngotthuha231 23-11-2010 16:50

Họ ngôn ngữ Thái – Kađai (Tai – Kadai)
(Có 2 tiểu họ lớn)


Tiểu họ Kađai: có nhóm Kađai có những ngôn ngữ: 1. Tiếng La Chí; 2. Tiếng La Ha; 3. Tiếng Cơ Lao; 4. Tiếng Pu Péo

Tiểu họ Kam – Thai gồm 2 nhánh:
  1. Nhánh Kam – Sui: gồm nhóm Kamsui
  2. Nhánh Bê Thai: gồm 2 tiểu nhánh:
  • Tiểu nhánh Bê: có nhóm Bê
  • Tiểu nhánh Thái – Day gồm 2 nhóm:

* Nhóm Day-Sec gồm 2 tiểu nhóm:

- Tiểu nhóm Sec
- Tiểu nhóm Day: 1. Tiếng Giáy

* Nhóm Thai-Tay gồm 3 tiểu nhóm:

- Tiểu nhóm Tày: 1. Tiếng Tày; 2. Tiếng Nùng; 3. Tiếng Bố Y
- Tiểu nhóm Cao Lan: : 1. Tiếng Sán Chay
- Tiểu nhóm Thái: 1. Tiếng Thái; 2. Tiếng Lào; 3. Tiếng Lư

ngotthuha231 23-11-2010 16:53

Họ ngôn ngữ Mèo – Dao (hay Mông – Dao)
(Miao – Yao)

  1. Nhánh Miao có nhóm Miao với các ngôn ngữ thành phần: 1. Tiếng Mông; 2. Tiếng Pà Thẻn
  2. Nhánh Dao có nhóm Dao với tiếng Dao là ngôn ngữ duy nhất

ngotthuha231 23-11-2010 16:58

Họ ngôn ngữ Hán - Tạng (Sino – Tibetan)


Nhánh Hán với tiểu nhánh Hán và 2 nhóm ngôn ngữ chính:
  • Nhóm Bắc
  • Nhóm Nam: gồm có các ngôn ngữ: 1. Tiếng Hoa; 2. Tiếng Sán Dìu; 3. Tiếng Ngái


Nhánh Tạng – Karen có 2 tiểu nhánh:

* Tiểu nhánh Karen: có nhóm Karen
* Tiểu nhánh Tạng – Miến: được chia thành 5 nhóm

- Nhóm Tạng
- Nhóm Bôgo – Naga – Kachin
- Nhóm Gyarung – Mishmi
- Nhóm Naga – Kuki - Chin
- Nhóm Miến – Lôlô: Với Tiểu nhánh Lôlô bao gồm các ngôn ngữ: 1. Tiếng Hà Nhì; 2. Tiếng Phù Lá; 3. Tiếng La Hủ; 4. Tiếng Lô Lô; 5. Tiếng Cống; 6. Tiếng Si La

ngotthuha231 23-11-2010 17:02

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi hoang.le (Post 118946)

- Nhóm Việt - Mường (Ngữ hệ Nam Á)
- Nhóm Tày - Thái (Ngữ hệ Thái - Kađai)
- Nhóm Môn - Khmer (Ngữ hệ Nam Á)
- Nhóm Mông - Dao (Ngữ hệ Mông - Dao)
- Nhóm Kađai (Ngữ hệ Thái - Kađai)
- Nhóm Nam đảo (Ngữ hệ Nam đảo)
- Nhóm Hán (Ngữ hệ Hán - Tạng)
- Nhóm Tạng (Ngữ hệ Hán - Tạng)

Em đã phân chia cụ thể các ngữ hệ rồi anh ạ, anh xem lại đi. Nhân tiện em cũng nêu luôn tên những ngôn ngữ của Cộng đồng các dân tộc Việt Nam thuộc từng nhóm nhỏ trong ngữ hệ nào đấy ạ.

Chỉ là nhầm lẫn khái niệm chút ít thôi, chứ ý hiểu cơ bản vẫn chấp nhận được đấy ạ. :">

hoang.le 26-11-2010 13:59

1. Dân tộc Ba Na
 
DÂN TỘC BA NA


Tên tự gọi : Ba Na

Tên gọi khác : Bơ Nâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông,...

Nhóm địa phương : Rơ Ngao, Rơ Lơng (hay Y Lăng), Tơ Lô, Gơ Lar Krem.

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á)

Dân số : 190.259 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Chủ yếu ở Kon Tum và miền Tây Bình Định và Phú Yên

Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên đã kiến lập nên nền văn hoá độc đáo ở đây. Họ là tộc người có dân số đông nhất, chiếm vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội ở các cao nguyên miền Trung nước ta.


Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất: Người Ba Na sống chủ yếu nhờ trồng rẫy. Rẫy cung cấp không chỉ lúa gạo, mà cả các loại lương thực khác, cũng như hoa màu, rau xanh, gia vị, mía, nhiều thứ quả cây và cả bông lấy sợi dệt vải. Họ canh tác lúa trên ruộng khô và rẫy. Cái cuốc là công cụ chủ yếu trong canh tác nông nghiệp ở tộc người này. Với ruộng khô thì việc thâm canh không bỏ hóa là đặc điểm khác với rẫy. Ruộng khô thường ở vùng ven sông suối. Từ đầu thế kỷ XX, việc làm ruộng nước bằng cày đã ngày càng phát triển ở nhiều nơi. Vườn chuyên canh và vườn đa canh cũng xuất hiện từ lâu. Cùng với trồng trọt từng gia đình thường có nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà. Chó là con vật được yêu quý và không bị giết thịt. Hầu như mỗi làng đều có lò rèn. Một số nơi biết làm đồ gốm đơn sơ, phụ nữ dệt vải tự túc đồ mặc trong gia đình. Đàn ông đan chiếu, lưới, các loại gùi, giỏ, mủng... Việc mua bán thường dùng vật đổi vật, xác định giá trị bằng con gà, lưỡi rìu, gùi thóc, con lợn, hay nồi đồng, ché, chiêng, cồng, trâu...

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Làng là đơn vị xã hội hoàn chỉnh và duy nhất. Tàn dư mẫu hệ vẫn thể hiện rõ trong quan hệ gia đình, tộc họ và trong hôn nhân. Sự tan rã của chế độ mẫu hệ ở đây đã nâng cao địa vị của nam giới nhưng phía mẹ vẫn gần gũi hơn. Sau hôn nhân còn phổ biến tập quán cư trú phía nhà vợ. Xã hội có người giàu, người nghèo và tôi tớ.

Hôn nhân gia đình : Tục hôn nhân người Ba Na cho phép tự do tìm hiểu và lựa chọn bạn đời, việc cưới xin đều theo nếp cổ truyền. Vợ chồng trẻ ở luân phiên mỗi bên một thời gian theo thỏa thuận giữa hai gia đình đôi bên, sau khi sinh con đầu lòng mới dựng nhà riêng, tạo lập cơ ngơi của một gia đình mới, một tế bào mới của cộng đồng làng. Trẻ em luôn được yêu chiều. Dân làng không đặt trùng tên nhau. Trong trường hợp những người trùng tên gặp nhau, họ làm lễ kết nghĩa, tùy tuổi tác mà xác lập quan hệ anh-em, cha-con, mẹ-con. Ở người Ba Na, các con được thừa kế gia tài ngang nhau. Trong gia đình mọi người sống hòa thuận bình đẳng.

Tục lệ ma chay : Người Ba Na quan niệm con người chết đi hoá thành ma, ban đầu ở bãi mộ của làng, sau lễ bỏ mả mới về hẳn thế giới tổ tiên. Lễ bỏ mả được coi như lần cuối cùng tiễn biệt người chết.

Văn hóa - Văn nghệ : Trong kho tàng văn nghệ dân gian, còn phải kể đến các làn điệu dân ca (phổ biến là điệu hmon và roi), các điệu múa trong ngày hội và các lễ nghi tôn giáo được nhiều người ưa chuộng. Nhạc cụ Ba Na đa dạng gồm cả bộ dây, bộ hơi và bộ gõ: những bộ cồng chiêng kết cấu khác nhau, những đàn T'rưng, brọ, klông pút, kơ ni, khinh khung, gôông... và những kèn tơ nốt, arơng, tơ-tiếp... Trường ca, truyện cổ của dân tộc Ba Na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nghệ thuật chạm khắc gỗ của người Ba Na độc đáo, những hình thức trang trí sinh động trên nhà rông và đặc biệt những tượng ở nhà mồ vừa mộc mạc, vừa đơn sơ, vừa tinh tế và sinh động như cuộc sống của người Ba Na.


Nhà cửa : Nhà người Ba Na thuộc loại hình nhà sàn. Cho đến nay, nhà của người Ba Na đã có rất nhiều thay đổi, hầu như không còn nhà sàn dài. Nhà sàn ngắn của các gia đình nhỏ là hiện tượng phổ biến. Mặc dù có nhiều thay đổi như vậy nhưng vẫn tìm được ở những địa phương khác nhau những ngôi nhà Ba Na có những đặc điểm như là những đặc trưng của nhà cổ truyền Ba Na, nhà nóc hình mai rùa hoặc chỉ còn là hai mái chính với hai mái phụ hình khum-dấu vết của nóc hình mai rùa, cửa ra vào mở về phía mái. Chỏm đầu dốc có "sừng" trang trí (với các kiểu khác nhau tùy từng địa phương). Vách che nghiêng theo thế "thượng thách hạ thu". Có nhà, cột xung quanh nhà cũng chôn nghiêng như thế vách. Thang đặt vào một sàn lộ thiên trước mặt nhà. Trên sàn này người ta đặt cối giã gạo (cối chày tay). Điểm đáng chú ý là dưới đáy cối có một cái "ngõng", khi giã gạo người ta cắm cái ngõng ấy vào một cái lỗ đục trên một thanh gỗ đặt trên sàn. Nhà tre vách nhưng có thêm lớp đố, ngoài được buộc rất cầu kỳ có giá trị như là một thứ trang trí. Bộ khung nhà kết cấu đơn giản. Đã là vì kèo nhưng vẫn trên cơ sở của vì cột. Tổ chức mặt bằng cũng đơn giản là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay. Ngay như nhà của những người theo đạo Kitô cũng giữ lại kiểu bố trí trên mặt bằng như vậy. Ngôi nhà công cộng (nhà rông) cao lớn và đẹp đứng nổi bật giữa làng với hai mái vồng và cao vút, đó là trụ sở của làng, nơi các bô lão tề tựu bàn việc công, nơi dân làng hội họp, nơi thanh niên chưa vợ và trai góa vợ ngủ đêm, nơi tiến hành các nghi lễ phong tục của cộng đồng, nơi tiếp khách lạ vào làng.

Trang phục : Mang phong cách chung của khu vực nhưng có cá tính riêng đặc biệt là qua phong cách thẩm mỹ.


+ Trang phục nam : Thường nhật, nam giới Ba Na mặc áo chui đầu, cổ xẻ. Đây là loại áo cộc tay, thân áo có đường trang trí sọc đỏ chạy ngang, gấu áo màu trắng. Nam mang khổ kiểu chữ T theo lối quấn ngang dưới bụng, luồn qua háng rồi che một phần mông. Ngày lạnh rét, họ mang theo tấm choàng. Xưa nam giới búi tóc giữa đỉnh đầu hoặc để xõa. Nếu có mang khăn thì thường chít theo kiểu 'đầu rìu'. Trong dịp lễ bỏ mả, họ thường búi tóc sau gáy và cắm một lông chim công. Nam cũng thường mang vòng tay bằng đồng.


+ Trang phục nữ : Phụ nữ Ba Na ưa để tóc ngang vai, khi thì búi và cài lược hoặc lông chim, hoặc trâm bằng đồng, thiếc. Có nhóm không chít khăn mà chỉ quấn bằng chiếc dây vài hay vòng cườm. Có nhóm như ở An Khê (Sông Bé), Mang Giang hoặc một số nơi khác chị em chít khăn trùm kín đầu, khăn chàm quấn gọn trên đầu. Xưa họ đội nón hình vuông hoặc tròn trên có xoa sáp ong để khỏi ngấm nước, đôi khi còn có áo tơi vừa mặc vừa che đầu. Họ thường đeo chuỗi hạt cườm ở cổ và vòng tay bằng đồng xoắn ốc dài từ cổ đến khủy tay (theo kiểu hình nón cụt). Nhẫn được dùng phổ biến và thường được đeo ở hai, ba ngón tay. Tục xả tai phổ biến vừa mang ý nghĩa trang sức vừa mang ý nghĩa tín ngưỡng của cộng đồng. Hoa tai có thể là kim loại, có thể là tre, gỗ. Tục cà răng mang theo quan niệm triết lý của cộng đồng hơn là trang sức. Phụ nữ Ba Na mang áo chủ yếu là loại chui đầu, ngắn thân và váy. Áo có thể cộc tay hay dài tay. Váy là loại váy hở, thường ngắn hơn váy Ê Đê, nay thì dài như nhau. Quanh bụng còn có đeo những vòng đồng và cài tẩu hút thọc vào đó. Về tạo hình áo váy, người Ba Na không có gì khác biệt mấy so với dân tộc Gia Rai hoặc Ê Đê. Tuy nhiên nó được chọn ở phong cách mỹ thuật trang trí hoa văn, bố cục trên áo váy của người Ba Na. Cũng theo nguyên tắc của lối bố cục dải băng theo chiều ngang thân người, dân tộc Ba Na giành phần chính ở giữa thân áo và váy với diện tích hơn 1/2 áo, váy cũng như hai ống tay để trang trí hoa văn (chủ yếu là hoa văn hình học với các màu trắng đỏ), nền chàm còn lại của áo váy không đáng kể so với diện tích hoa văn. Thắt lưng váy cũng là loại được dệt thêu hoa văn và tua vải hai đầu và được thắt và buông thong dài hai đầu sang hai bên hông váy.


Phương tiện vận chuyển : Chủ yếu là cái gùi cõng trên lưng, cho nam, nữ và cho mọi lứa tuổi. Gùi nhiều kích cỡ to nhỏ và nhiều chủng loại, đan mau và thưa nhưng đều theo một mô típ cổ truyền.

Học : Việc giáo dục truyền thống cho thanh thiếu niên được tổ chức thường xuyên tại nhà làng (nhà rông) do các già làng đảm nhiệm. Ðó là nơi dạy nghề, huấn luyện chiến đấu và học tập các truyền thống văn hoá của cộng đồng làng.

Chơi : Phổ biến là các trò chơi : đuổi bắt (đru đra), cướp dây, hất đá, nhảy đập nhịp, thả diều, đá cầu, đi cà kheo, đánh quay, đánh vòng...

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 26-11-2010 14:52

2. Dân tộc Bố Y
 
DÂN TỘC BỐ Y


Tên tự gọi : Bố Y

Tên gọi khác : Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn, Pu Nà

Nhóm địa phương : Bố Y và Tu Dí

Nhóm ngôn ngữ : Nhóm Bố Y nói ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệ Thái - Ka Ðai), còn nhóm Tu Dí nói ngôn ngữ Hán (ngữ hệ Hán - Tạng)

Dân số : 2.059 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang

Người Bố Y di cư từ Trung Quốc sang cách đây khoảng 150 năm.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Bố Y vốn giỏi làm ruộng nước nhưng đến Việt Nam cư trú ở vùng cao nên chủ yếu phải dựa vào canh tác nương rẫy và lấy ngô làm cây trồng chính. Bên cạnh đó mỗi gia đình thường có một mảnh vườn để trồng rau. Ngoài nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, đồng bào ra sông tìm vớt trứng cá, cá lớn, họ thả vào ao và ruộng nước. Họ còn biết làm nhiều nghề thủ công như dệt, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc, đan lát, làm đồ gỗ... Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá, chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi, khăn.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng. Có sự phân hoá giai cấp rõ rệt. Tầng lớp trên gồm trưởng bản (pin thàu) và người giúp việc (xéo phải).

Hôn nhân gia đình : Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp và tốn kém. Trong lễ đón dâu thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo của người Bố Y là chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng.

Sinh đẻ : Xưa kia, người phụ nữ có tục đẻ ngồi, cắt rốn cho trẻ bằng mảnh nứa, nhau (rau) chôn ngay dưới gầm giường. Khi đứa trẻ được 3 ngày làm lễ cúng mụ, đặt tên tục, đến khi được 2- 3 tuổi mới đặt tên chính thức. Nếu đứa trẻ hay ốm đau thì phải tìm bố nuôi cho vía của nó có chỗ nương tựa.

Tục lệ ma chay : Ma chay là thể hiện tình cảm của người sống với người chết và đưa hồn người chết về quê cũ. Trước khi đưa đám bắn 4 phát súng, lúc khiêng quan tài cho chân người chết đi trước. Từ nhà đến huyệt phải nghỉ 3 lần (nếu vợ hoặc chồng còn sống) hoặc 4 lần (nếu vợ hoặc chồng đã chết). Người nhà để tang 3 năm, trong thời gian có tang con trai không được uống rượu, con gái không được đeo đồ trang sức, con cái không được lấy vợ, lấy chồng. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha.

Văn hóa - Văn nghệ : Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú. Ở nhóm Tu Dí thường hát đối đáp tại phiên chợ xuân hay tại nhà, lời ca bằng tiếng Hán, được phụ hoạ bằng kèn lá.

Nhà cửa : Tuy người Bố Y cư trú trên vùng cao, một khu vực có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, hầu như quanh năm sương mù bao phủ, nhưng họ vẫn ở nhà nền. Loại nhà phổ biến có cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên. Bộ khung được sử dụng bằng những vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre. Mái thường lợp bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói. Bộ khung hai kèo đơn và năm hàng cột. Nhà thường có một cửa chính đi vào gian giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên. Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang. Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình.

Trang phục :

+ Trang phục nam : Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt.

+ Trang phục nữ : Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo rộng xuống tới bụng có thêu hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen. Thường ngày, phụ nữ Bố Y để tóc dài, tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu. Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ. Trước đây, phụ nữ mặc váy xoè như váy của phụ nữ Hmông, váy được tạo hoa văn bằng cách bôi sáp ong lên mặt vải rồi đem nhuộm chàm. Áo ngắn năm thân có ống tay rời, xiêm che ngực và bụng, khi mặc áo lồng vào phía trong cạp váy. Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu khâu chiết phía trên, trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ đeo trang sức bằng bạc gồm dây chuyền, vòng tay, khuyên tai; tóc được búi ngược lên đỉnh đầu, đội khăn chàm có thêu hoa văn bằng chỉ màu. Ngày nay, họ mặc giống như người Nùng trong cùng địa phương. Phụ nữ nhóm Tu Dí ăn mặc theo kiểu người Hán nhưng áo có ống tay rời.


Ăn : Người Bố Y ăn ngô xay nhỏ đem luộc cho chín dở rồi mới đồ lên gọi là mèn mén.

Thờ cúng : Trên bàn thờ đặt 3 bát hương thờ trời, táo quân và tổ tiên. Dưới gầm bàn thờ đặt một bát hương thờ thổ địa. Nếu bố mẹ vợ chết không có người thờ cúng thì con rể lập bàn thờ nhỏ cạnh cửa để thờ.

Lễ tết : Có nhiều Tết như Nguyên đán, Rằm tháng giêng, 30 tháng giêng, Hàn thực, Ðoan ngọ, Mùng 6 tháng 6, Rằm tháng 7, Cơm mới. Tết Cơm mới tổ chức vào tháng 8 hay tháng 9 âm lịch, có bánh chưng, bánh chay và xôi nhuộm màu.

Lịch : Người Bố Y tính ngày, tháng theo âm lịch.

Học : Trước đây có một số người dùng chữ Hán để ghi gia phả, viết bài cúng, làm lá số...

Chơi : Trong dịp hội hè, người Bố Y có các trò chơi đánh đu, cờ tướng, đánh quay, đánh khăng.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 06-12-2010 15:25

3. Dân tộc Brâu
 
DÂN TỘC BRÂU


Tên gọi khác : Brao

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á)

Dân số : 350 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Tập trung ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum

Người Brâu chuyển cư vào Việt Nam cách đây khoảng 100 năm. Vùng Nam Lào và Ðông Bắc Campuchia là nơi sinh tụ của người Brâu. Hiện nay, đại bộ phận cộng đồng này vẫn quần cư trên lưu vực các dòng sông Xê Xan (Xê Ca Máng) và Nậm Khoong (Mê Kông).

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Dân tộc Brâu đã bao đời du canh du cư. Người Brâu chủ yếu đốt rừng làm rẫy để trồng các loại lúa, ngôi, sắn, với công cụ sản xuất thô sơ như: rìu, rựa và chiếc gậy chọc lỗ tra hạt, năng suất cây trồng thấp. Nguồn sống chính là làm rẫy để trồng lúa nếp, lúa tẻ, ngô, sắn. Phương thức canh tác là phát, đốt rồi chọc lỗ tra hạt, thu hái bằng tay. Việc săn bắn, hái lượm còn chiếm vị trí quan trọng, đem lại thức ăn khá thường xuyên cho mọi gia đình. Trong làng người Brâu sinh sống có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Ðàn ông có khá nhiều người biết đan lát. Ðể có đồ mặc, người ta thường đem lâm thổ sản đổi lấy váy áo hoặc vải của các dân tộc láng giềng.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Xã hội Brâu đã phân hoá giàu nghèo ở giai đoạn ban đầu. Gia đình nhỏ phụ hệ đã được thiết lập, nam nữ bình quyền. Những tàn tích của chế độ gia đình mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét.

Hôn nhân gia đình : Thanh niên nam nữ Brâu được tự do lấy vợ, lấy chồng. Nhà trai tổ chức hỏi vợ phải nộp lễ vật cho nhà gái, nhưng đám cưới thì tiến hành tại nhà gái, và chàng rể phải ở lại nhà vợ khoảng 2 đến 3 năm rồi mới được làm lễ đưa vợ về ở hẳn nhà mình.

Tục lệ ma chay : Theo phong tục người Brâu, người chết được đưa ra khỏi nhà, cho vào quan tài độc mộc và quàn tại một căn nhà riêng do dân làng dựng lên. Quan tài chôn nửa chìm nửa nổi là một đặc trưng trong tục lệ ma chay của người Brâu. Mọi người đến chia buồn, gõ chiêng cồng, mấy ngày sau mới mai táng. Những ché, gùi, dao, rìu... bỏ lại trong nhà mồ là số của cải gia đình cho người chết.

Văn hóa - Văn nghệ : Người Brâu ưa thích chơi cồng chiêng và các nhạc cụ cổ truyền. Chiêng cồng có các loại khác nhau là coong, mam và tha. Đặc biệt có bộ chiêng tha (chỉ gồm hai chiếc) nhưng có thể trị giá từ 30 đến 50 con trâu. Các thiếu nữ thường chơi Krông pút, được gọi là táp đinh bổ, là nhạc cụ gồm 5-7 ống lồ ô dài ngắn không đều nhau đem ghép với nhau, tạo âm thanh bằng đôi bàn tay vỗ vào nhau ngoài miệng ống. Dân ca có lời ca, truyện cổ về thần sáng tạo Pa Xây, huyền thoại Un cha đắp lếp (lửa bốc nước dâng) nói về nạn hồng thuỷ, những bài ca đám cưới, hát ru..


Nhà cửa : Người Brâu cư trú trên những ngôi nhà sàn có mái dốc cao, có những đặc điểm rất dễ nhận, ít thấy ở nhà những dân tộc khác. Trước hết là người Brâu rất chú trọng làm đến việc làm đẹp cho ngôi nhà. Điều này được thể hiện ở các kiểu "sừng đầu đốc". Chỉ trong một làng nhỏ mà đã thấy bốn kiểu khác nhau. Chạy dọc theo sống nóc người ta còn dựng một dải trang trí không chỉ đẹp mà còn rất độc đáo. Bộ khung nhà với vì kèo đơn giản, vách che nghiêng theo thế "thượng khách hạ thu". Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt: vào nhà từ phía đầu hồi. Thang bắc lên một gian hồi để trống rồi mới vào nhà. Cách bố trí trên mặt sàn của gian hồi này cũng rất đặc biệt. Mặt sàn chia làm ba phần với các độ chênh khác nhau để phân định chức năng sinh hoạt. Nhà chính đi sang nhà phụ qua một cầu sàn. Trong nhà chia đôi theo chiều dọc, nửa về bên trái, một phần dành cho con gái, còn lại là nơi sinh hoạt của con trai về ban ngày vì đêm họ ra ngủ tại nhà rông. Còn nửa kia đặt bếp. Các ngôi nhà trong làng được bố trí quay đầu hồi, mở cửa chính hướng về phía trung tâm - nơi có ngôi nhà làng - nhà chung của cộng đồng. Như vậy làng có khuôn viên hình tròn, các ngôi nhà ở được sắp xếp như một cái nan hoa của bánh xe bò.

Trang phục : Tồn tại một loại hình trang phục đơn giản và có cá tính trong tạo hình và trang trí. Người Brâu có tục xăm mặt, xăm mình và cà răng. Phụ nữ đeo nhiều vòng trang sức ở tay chân và cổ.

+ Trang phục nam : Nam ở trần đóng khố. Mùa lạnh họ mang chiếc áo chui đầu, cộc tay, khoét cổ. Đây là loại áo ngắn thân thẳng, tổng thể áo có hình gần vuông. Đến tuổi 15-16 phải cưa bốn răng cửa hàm trên, và thường xăm mặt, xăm mình.

+ Trang phục nữ : Phụ nữ để tóc dài hoặc cắt ngắn. Xưa mình trần, mặc váy. Đó là loại váy hở, quấn quanh thân. Thân váy được xử lý mỹ thuật ở phần đầu váy và chân váy với lối đáp các miếng vải khác màu có các sọc đen ngang đơn giản chạy ngang thân váy. Thân áo phía mặt trước và sau được xử lý mỹ thuật cũng theo nguyên tắc như váy. Toàn bộ thân trước màu sáng có đường viền đậm trên gấu áo; phía lưng áo được xử lý màu sáng có sọc ngang đơn giản nửa phía dưới áo. Người Brâu không biết dệt, nhưng đây là bộ trang phục thấy ở họ với một phong cách tạo dáng (áo) khoét cổ (phía trước thấp hơn phía sau) đơn giản cũng như phong cách thẩm mỹ giản dị (áo và váy) ít gặp ở các dân tộc trong khu vực cũng như trong nhóm ngôn ngữ. Phụ nữ còn có tục căng tai để đeo những khoanh nứa vàng hoặc khuyên bằng ngà voi, mang trên cổ một vài chuỗi hạt cườm ngũ sắc, hoặc vòng đồng, bạc cũng như vòng tay bằng các chất liệu trên.


Phương tiện vận chuyển : Chủ yếu là cái gùi đan bằng tre nứa để cõng trên lưng.

Ăn : Người Brâu chủ yếu ăn cơm nếp đốt trong ống nứa non (cơm lam), thứ đến là cơm gạo tẻ nấu trong nồi đất nung. Ngô, sắn chỉ dùng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thức ăn có muối ớt, rau quả, măng tươi, cá suối, chim thú săn bắn được. Thức uống có rượu cần. Trẻ, già, trai, gái đều thích hút thuốc lá sợi bằng điếu khan.

Lễ tết : Lễ ăn mừng cơm mới sau ngày thu hoạch là Tết. Ngày ăn tết tuỳ thuộc vào thời vụ và từng gia đình cụ thể, không quy định ngày nào thống nhất.

Lịch : Nông lịch tính theo tuần trăng và định ra tháng theo mùa vụ canh tác rẫy lúa của ông bà xưa.

Học : Ngôi nhà làng ở trung tâm đồng thời là trường học của thanh thiếu niên do các già làng đảm nhiệm. Trẻ được học nghề, học những truyền thống văn hoá của tộc người mình và rèn luyện tinh thần chiến đấu bảo vệ an ninh cho buôn làng, bảo vệ phong tục tập quán của ông bà xưa.

Chơi : người Brâu có các trò chơi vui giải trí như đánh cù, thả diều sáo, hay diều bươm bướm, bơi lội trên sông, cướp dây, bịt mắt đi tìm, đi cà kheo...

Do cách làm ăn còn lạc hậu, do tập quán du canh du cư và do những nguyên nhân khác nữa nên dân tộc Brâu chậm phát triển. Đáng chú ý đây là một trong số tộc người có số dân ít nhất ở nước ta hiện nay.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 06-12-2010 15:37

4. Dân tộc Bru - Vân Kiều
 

Tên gọi khác : Bru, Vân Kiều

Nhóm địa phương : Vân Kiều, Trì, Khùa, Ma Coong

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với Tiếng Tà Ôi, Cơ Tu. Chữ viết mới hình thành theo cách phiên âm bằng chữ cái Latinh. Giữa các nhóm có một số từ vựng không giống nhau.

Dân số : 62.954 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Tập trung ở miền núi các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Dân tộc Bru - Vân Kiều thuộc số dân cư được coi là có nguồn gốc lâu đời nhất ở vùng Trường Sơn.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Bru-Vân Kiều sống chủ yếu nhờ làm rẫy và làm ruộng, nông cụ đơn giản: rìu, dao quắm, gậy trỉa, cái nạo cỏ có lưỡi cong. Cách thức sản xuất: phát rừng, đốt, rồi chọc lỗ gieo hạt giống, làm cỏ, tuốt lúa bằng tay; đa canh - xen canh trên từng đám rẫy kéo dài hàng năm từ tháng 3 đến tháng 10. Ngoài trồng các giống lúa tẻ, nếp, còn trồng sắn, bầu, chuối, cà, dứa, khoai mía. Việc hái lượm săn bắn và đánh cá là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng. Đồng bào nuôi gia súc, gia cầm (trâu bò, lợn, gà, chó…), trước hết cho các lễ cúng, rồi sau đó mới là cải thiện bữa ăn. Nghề thủ công không phát triển, chỉ có đan chiếu lá, gùi... Quan hệ trao đổi hàng hoá chủ yếu với người Việt và người Lào.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Dân làng thuộc các dòng họ khác nhau, cùng sinh sống trên một địa vực, trong đó đất trồng trọt thuộc về từng gia đình, kể cả khi bỏ hoá. Người trưởng làng có vai trò quan trọng và có uy tín lớn đối với dân làng. Sự giàu-nghèo hình thành, nhưng hầu hết các hộ trong làng tương đối khác biệt nhau. Tài sản được xác định bằng chiêng, cồng, ché, nồi đồng, trâu. Người Bru-Vân Kiều có nhiều dòng họ, mỗi họ đều có truyện kể về lai lịch tổ tiên, có kiêng cữ nhất định. Hiện tượng người bóc lột người không phổ biến.

Hôn nhân gia đình : Con trai, con gái Bru-Vân Kiều được tự do yêu nhau và cha mẹ thường tôn trọng sự lựa chọn bạn đời của con. Trong lễ cưới của người Bru-Vân Kiều, bao giờ cũng có một thanh kiếm nhà trai trao cho nhà gái. Cô dâu khi về nhà chồng thường trải qua nhiều nghi lễ phức tạp: bắc bếp, rửa chân, ăn cơm chung với chồng... Sau lễ cưới, đôi vợ chồng còn phải làm "lễ cưới" lần thứ 2 khi có điều kiện về kinh tế, gọi là lễ Khơi, để người vợ chính thức được coi là thành viên dòng họ nhà chồng. Theo tục lệ, việc con trai cô lấy con gái cậu được khuyến khích, việc kết hôn giữa vợ goá với anh hoặc em chồng cũng như giữa chồng goá với chị hoặc em vợ đều được chấp thuận và khi dòng họ A đã gả con gái cho dòng họ B thì dòng họ B không gả con gái cho dòng họ A nữa. Trong họ hàng, ông cậu có quyền quyết định khá lớn đối với việc lấy vợ, lấy chồng cũng như khi làm nhà, cúng quải của các cháu.

Sinh đẻ : Phụ nữ khi mang thai kiêng ăn thịt các con vật sa bẫy, không bước qua cây nằm ngang đường... Họ đẻ con tại nhà, có bà mụ vườn đỡ đẻ. Trẻ sơ sinh được đặt tên sau vai ba tháng, phải tránh trùng với tên của người đã khuất trong dòng họ, nhưng thường các tên trong nhà được đặt cùng vần nhau.

Tục lệ ma chay : Tử thi ở nhóm Vân Kiều được đặt nằm ngang sàn nhà, chân hướng về phía cửa sổ, ở các nhóm Khùa và Ma Coong thì tử thi được đặt dọc sàn, chân hướng về phía cửa chính. Sau 2-3 ngày mới đưa ma, chôn người chết vào bãi mộ chung của làng. Quan tài gỗ đẽo độc mộc, gồm hòm và nắp; xưa kia có nơi người chết được bó trong vỏ cây hoặc tấm đan bằng giang, nứa. Chọn đất đào huyệt theo cách dùng trứng gà thả rơi, vỡ trứng là được. Tang gia trước khi mai táng mỗi ngày cúng cơm đặt thức ăn vào miệng tử thi 3 lần (sáng, trưa, tối), khi chôn cất phải dành phần cho người chết nhiều thứ từ đồ mặc đến vật dụng thông thường và cả giống mía, ngô, khoai môn…

Văn hóa - Văn nghệ : Người Bru-Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riềm, khơ-lúi, pi…), sáo, đàn (achung, pơ-kua, Ta-lư, đàn môi...). Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của đồng bào rất phong phú, có nhiều truyện cổ được truyền miệng, kể về sự tích các dòng họ, nguồn gốc dân tộc, về đề tài người mồ côi… Có các điệu hát như: Oát là loại hát đối đáp giao duyên, Prdoak là hát chúc vui, chúc tụng khi có việc mừng, Xươt là hát vui trong các sinh hoạt vui đùa đông người, Roai tol, Roai trong là loại hát kể lể nặng nề, oán trách, Adâng kon là hát ru trẻ con. Đồng bào có nhiều làn điệu dân ca khác nhau: “chà chấp” là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến; "sim" là hình thức hát đối với nam nữ. Trong đám ma và lễ hội đâm trâu thường có múa kết hợp với hát.

Nhà cửa : Người Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình thường gồm cha, mẹ và các con chưa lập gia đình riêng, bếp lửa bố trí ngay trên sàn nhà, kiêng nằm ngang sàn. Nhóm Trì, Khùa, Ma Coong nhà thường ngăn thành buồng làm chỗ ngủ riêng cho vợ chồng gia chủ, cho bố mẹ già (nếu có), cho con đã lớn. Nếu ở gần bờ sông, suối, các nhà trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở chỗ bằng phẳng rộng rãi, các ngôi nhà trong làng xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Ngày nay làng của đồng bào ở nhiều nơi đã có xu hướng ở nhà trệt.

Trang phục : Y phục kiểu người Việt thời nay đã trở thành phổ biến, tập quán mặc váy vẫn được bảo lưu.

+ Trang phục nam : Nam để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây thường lấy vỏ cây sui làm khố, áo.

+ Trang phục nữ : Gái chưa chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ ở trần, mặc váy. Váy trước đây không dài thường qua gối 20-25 cm. Có nhóm mặc áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc vuông. Có nhóm nữ đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cườm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính các 'đồng tiền' bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam.


Phương tiện vận chuyển : Người Bru-Vân Kiều dùng các loại gùi, đeo gùi sau lưng, 2 quai gùi quàng vào đôi vai. Chiếc gùi gắn bó khăng khít với mỗi người như hình với bóng, là vật dụng vận tải đa năng.

Ăn : Người Bru-Vân Kiều thích các món nướng. Canh thường nấu lẫn rau với gạo và cá hoặc ếch nhái. Họ ăn cơm tẻ thường ngày; khi lễ hội, cơm nếp nấu trong ống tre tươi; quen ăn bốc, uống nước lã, rượu cần (nay rượu cất là thông dụng). Nam nữ đều hút thuốc lá, tẩu bằng đất nung hoặc làm từ cây le.

Thờ cúng : Đồng bào Bru-Vân Kiều chú trọng thờ cúng tổ tiên và có tục thờ cúng vật "thiêng" như thanh kiếm, mảnh bát... đặt trong chòi nhỏ dựng riêng. Theo họ, đó là hiện thân của "linh hồn" các thân nhân quá cố. Người Bru-Vân Kiều quan niệm "vạn vật hữu linh", nên thờ thần núi, thần sông, thần đất, thần cây... và đặc biệt là tục thờ lửa và thờ bếp lửa. Có nơi thờ cúng cả thần bản mệnh: mỗi người trong gia đình có một chiếc bát đặt chung trên bàn thờ tại nhà. Ma gia đình đằng vợ (Yang cu gia) cũng được con rể thờ cúng.

Lễ tết : Người Bru-Vân Kiều có nhiều lễ cúng khác nhau trong quá trình canh tác lúa rẫy nhằm cầu mùa, gắn với các khâu, phát, trỉa và thu hoạch. Ðặc biệt lễ thức trước dịp trỉa lúa diễn ra như một ngày hội của dân làng. Trong một đời người, mỗi người cũng có hàng loạt nghi lễ cúng quải về bản thân mình: khi ra đời, lúc đau ốm, khi qua đời, lúc thành hôn... Lễ cúng có đâm trâu là lễ trọng nhất. Tết đến từng làng sớm muộn khác nhau, nhưng đều vào thời gian sau kỳ tuốt lúa.

Lịch : Họ căn cứ vào mặt trăng để định ra các ngày và tên ngày trong tháng. Quan niệm có những ngày tốt (nhất là mùng 4, 7, 9) và những ngày xấu (nhất là 30 và mùng 1). Mỗi năm, lịch nông nghiệp Bru-Vân Kiều gồm 10 tháng, tiếp đến thời kỳ nghỉ ngơi, chơi bời trước khi bước vào mùa rẫy mới.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 08-12-2010 11:19

5. Dân tộc Chăm
 
DÂN TỘC CHĂM


Tên gọi khác : Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hroi, Hời

Nhóm địa phương : Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc

Nhóm ngôn ngữ : Malayô - Pôlinêxia (ngữ hệ Nam đảo)

Dân số : 148.021 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Một số nơi khác như An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phần dân cư là người Chăm; tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên có người Chăm thuộc nhóm Hroi.

Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc,Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.


Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Đồng bào Chăm sống ở đồng bằng, có truyền thống sản xuất lúa nước là chính, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Kỹ thuật thâm canh lúa nước bằng các biện pháp giống, phân bón, thủy lợi khá thành thạo. Đồng bào Chăm biết buôn bán. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu. Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử. Trước kia, người Chăm không trồng cây trong làng.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Đồng bào có tập quán bố trí cư trú dân cư theo bàn cờ. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần thành một khoảnh hình vuông hoặc hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Phần lớn làng Chăm có dân số khoảng từ 1.000 người đến 2.000 người. Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niee và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...

Hôn nhân gia đình : Chế độ mẫu hệ vẫn tồn tại ở người Chăm miền Trung. Tuy đàn ông thực tế đóng vai trò to lớn trong cuộc sống nhưng chủ gia đình luôn là người đàn bà cao tuổi. Phong tục Chăm qui định con gái theo họ mẹ. Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Nhà gái cưới chồng cho con. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân. Con trai ở rể nhà vợ. Chỉ con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị.

Tục lệ ma chay : Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ.

Văn hóa - Văn nghệ : Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp.


Nhà cửa : Nhà cửa của đồng bào hầu như có rất ít đặc điểm giống nhà của các cư dân Malayô - Pôlinêxia nào khác. Nói đến nhà ở của người Chăm ở Bình Thuận thì cái nhà chưa phải là cái đáng quan tâm nhất, mà là một quần thể nhà trong một khuôn viên. Mối quan hệ của các nhà trong quần thể này đã thể hiện quá trình rạn vỡ của hình thái gia đình lớn mẫu hệ để trở thành các gia đình nhỏ với các ngôi nhà ngắn. Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba cột (không có kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gác lên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thành vì kèo. Về mặt sinh hoạt, mỗi nhà trong khuôn viên có tổ chức mặt bằng khác nhau. Song, đồng bào cho rằng nhà thang yơ là kiểu nhà cổ nhất. Đó là nhà sàn, nhưng nay sàn rất thấp gần sát mặt đất. Đầu hồi bên trái và một phần của mặt nhỏ dành cho khách, chủ nhà, kho... Với các nhà khách hình thức bố cục này hầu như vẫn được giữ lại. Khác chăng chỉ là hiên của nhà thang yơ được giữ lại. Khác chăng chỉ là cái hiên của nhà thang yơ được bưng kín để kê phản, bàn ghế... Khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà. Đó là nói về nhà người Chăm ở Bình Thuận, còn nhà người Chăm ở miền Nam lại rất khác.

+ Nhà người Chăm ở An Giang : cách tổ chức mặt bằng sinh hoạt còn phảng phất cái hình đồ sộ của nhà thang yơ ở Bình Thuận.

+ Nhà người Chăm ở Châu Đốc : Khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Chuồng trâu bò và lợn được làm xa nhà ở. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt hoàn toàn khác với nhà ở Bình Thuận cũng như ở An Giang.

Trang phục : Có những nhóm địa phương khác nhau với lối tạo dáng và trang trí riêng khó lẫn lộn với các tộc người trong nhóm ngôn ngữ hoặc khu vực.

+ Trang phục nam : Nam mặc áo cánh xẻ ngực màu sáng hoặc tối. Đó là loại áo cổ tròn cài cúc. Có người mặc áo ngắn, xẻ ngực, cộc tay. Các đường viền ở cổ sườn, hai thân trước và gấu được trang trí và đính các miếng kim loại hình tròn, có nhóm mặc lễ phục là loại áo dài xẻ nách trắng hoặc đỏ. Trang phục cổ truyền là chiếc váy và quần. Vùng Thuận Hải, đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn ở các mép và hai đầu khăn cũng như các tua vải. Khăn đội theo lối chữ nhân, hai đầu thả ra hai mang tai. Nhóm Chăm Hroi đội khăn trắng quấn gọn trên đầu.

+ Trang phục nữ : Về cơ bản, phụ nữ các nhóm Chăm thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu, hoặc quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to), nhóm Chăm Hroi thì đội khăn màu chàm. Lễ phục thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23m vắt qua vai chéo xuống hông, được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng. Nhóm Khánh Hòa và một số nơi, chị em mặc quần bên trong áo dài. Nhóm Chăm Hroi mặc váy quấn (hở) có miếng đáp sau váy. Nhóm Quảng Ngãi mặc áo cánh xẻ ngực, cổ đeo vòng và các chuỗi hạt cườm.


Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài. Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng.

Phương tiện vận chuyển : Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.

Ăn : Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.

Lễ tết : Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.


Lịch : Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.

Học : Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo.

Chơi : Trẻ em thích đánh cù và thả diều, đánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt dê.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 10-12-2010 10:59

6. Dân tộc Chơ Ro
 
DÂN TỘC CHƠ RO


Tên gọi khác : Đơ-Ro, Châu Ro, Chro, Thượng

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á), gần với tiếng Mạ, Xtiêng.

Dân số : 26.455 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Chủ yếu ở vùng núi thấp thuộc tây nam và đông nam tỉnh Ðồng Nai, nơi có số người Chơ Ro cư trú nhiều nhất là các xã Xuân Bình, Xuân Trường, Xuân Thọ, Xuân Phú thuộc huyện Xuân Lộc; rồi thứ đến là các xã Hắc Dịch, Phước Thái, Ngãi Dao, Bàu Lâm thuộc huyện Châu Thành, một số ít ở Bình Thuận và Sông Bé, ven quốc lộ 15 cũng có một số gia đình Chơ Ro sinh sống. Trước khi có mặt tại những địa điểm nói trên, họ đã từng cư trú chủ yếu tại Bà Rịa - Long Khánh.

Họ là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở miền núi Nam Ðông Dương.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Trước kia người Chơ Ro sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, canh tác theo lối phát đốt rồi chọc lỗ tra hạt, cuộc sống nghèo nàn và không ổn định. Cách phân bố các loại cây trồng trên rẫy khá độc đáo. Vòng ngoài cùng của rẫy thì trồng một số loại cây dây leo như: bầu, bí, mướp, đậu ván... vòng trong trồng sắn. Toàn bộ diện tích còn lại phía trong là trồng lúa có xen canh vừng. Về sau đồng bào đã biến rẫy thành đất định canh, đồng thời nhiều nơi phát triển làm ruộng nước có trâu cày, nhờ vậy cuộc sống có phần khá hơn. Chăn nuôi, hái lượm, săn bắn, đánh cá đều góp phần quan trọng trong đời sống của người Chơ Ro, thường tập trung vào thời gian nông nhàn (khoảng tháng 6, 7 âm lịch). Ngoài ra họ chỉ đan lát, làm các đồ dùng bằng tre, mây nứa, gỗ. Nghề làm vườn, chăn nuôi trong gia đình và thủ công nghiệp chưa phát triển. Trước đây một số người Chơ Ro đã là phu đồn điền nhưng chỉ với tư cách là những thợ rừng, họ vẫn có rẫy để canh tác.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Người Chơ Ro không theo chế độ mẫu hệ hay phụ hệ mà coi trọng cả hai như nhau. Trong cơ cấu xã hội Chơ Ro, các quan hệ của gia đình mẫu hệ đã tan rã nhưng quan hệ của gia đình phụ hệ chưa xác lập được. Tính chất gia đình song phương có nhiều biểu hiện, quyền thừa kế tài sản vẫn thuộc về người con gái. Trong gia đình, nữ giới vẫn được nể vì hơn nam giới. Xã hội mới manh nha có sự phân hoá về tài sản. Trong một làng gồm có nhiều dòng họ cùng cư trú.

Hôn nhân gia đình : Việc lấy chồng, lấy vợ của người Chơ Ro tồn tại cả hai hình thức: nhà trai đi hỏi vợ hoặc nhà gái đi hỏi chồng, nhưng lễ cưới tổ chức tại nhà gái, chàng trai phải ở rể vài năm rồi vợ chồng làm nhà ở riêng.

Tục lệ ma chay : Người Chơ Ro theo tập quán thổ táng. Khi chôn người chết, đồng bào dùng quan tài độc mộc, đắp mồ hình bán cầu. Sau 3 ngày kể từ hôm mai táng, gia đình có tang làm lễ "mở cửa mả" với 100 ngày cúng cơm. Tập quán dùng vàng mã đã xuất hiện trong tang lễ của người Chơ Ro và hàng năm cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người ta đi tảo mộ như người Việt ở địa phương.

Văn hóa - Văn nghệ : Vốn văn nghệ dân tộc của người Chơ Ro phong phú. Nhạc cụ có bộ chiêng đồng 7 chiếc gồm 4 chiếc nhỏ và 3 chiếc lớn, đây đó còn thấy đàn ống tre, có ống tiêu và một số người còn nhớ lối hát đối đáp trong lễ hội.

Nhà cửa : Từ giữa thế kỉ XX trở lại đây, người Chơ Ro tiếp thu ngày càng mạnh mẽ văn hoá - nếp sống của người Việt ở miền Ðông Nam bộ. Trước đây, họ ở trên những ngôi nhà sàn cao, cửa ra vào mở ở đầu hồi. Ðến nay phổ biến ở nhà đất. Họ đã tiếp thu lối kiến trúc nhà cửa người nông dân Nam bộ, nhà có vì kèo. Nét xưa còn giữ được trong ngôi nhà là cái sạp nằm, chiếm nửa diện tích theo chiều ngang và dài suốt từ đầu đến cuối phần nội thất. Một số nhà có tường xây, mái ngói. Trong nhà đồ đạc thường đơn giản, chỉ có chiêng và ché được coi là quý giá. Gần đây nhiều gia đình có thêm tài sản mới, hiện đại. Lễ khánh thành nhà mới luôn là dịp chia vui giữa gia chủ với dòng họ và buôn làng.

Trang phục : Xưa phụ nữ Chơ Ro quấn váy, đàn ông đóng khố; mùa hè ở trần hay mặc áo cánh ngắn, áo của người Chơ Ro là loại áo chui đầu; trời lạnh có tấm vải choàng. Nhưng ngày nay, đại đa số người Chơ Ro đã ăn mặc theo lối của người Việt cùng địa phương. Ðiều mà khách qua đường có thể nhận biết được người Chơ Ro là họ thường cõng trên lưng một cái gùi và sở thích của phụ nữ thường đeo các vòng đồng, bạc, dây cườm trang sức nơi cổ và tay. Thiếu nữ thường mang kiềng, dây chuyền và đeo vòng tai rộng vành.


Phương tiện vận chuyển : Phương tiện vận chuyển chủ yếu của người Chơ Ro là cái gùi đan bằng tre, mây, cõng ở trên lưng.

Ăn : Người Chơ Ro ăn cơm tẻ là chính, hút thuốc lá sợi bằng tẩu. Thức uống có rượu cần. Nam nữ đều ưa thích ăn trầu cau.

Thờ cúng : Người Chơ Ro tin mọi vật đều có "hồn" và các "thần linh"chi phối vô hình đối với con người, khiến con người đều phải kiêng kỵ và cúng tế. Lễ cúng "thần rừng" và "thần lúa" là quan trọng.

Lễ tết : Ngày cúng thần lúa là dịp lễ trọng hàng năm. Các loại bánh như bánh tét, bánh ống và bánh giầy trộn vừng được mọi nhà chế biến để ăn mừng và tiếp khách. Lễ cúng thần rừng được tổ chức như một dịp hội làng và hiện nay, cứ 3 năm một lần nghi lễ này lại được tổ chức trọng thể.

Lịch : Người Chơ Ro cũng có nông lịch riêng theo chu kỳ canh tác rẫy và căn cứ vào tuần trăng.

Học : Xã hội truyền thống Chơ Ro chưa có chữ viết. Việc học hành truyền bá kiến thức cho thế hệ sau theo lối truyền khẩu.

Chơi : Trẻ em thích chơi kéo co, cướp cành lá, bịt mắt bắt nhau, thả diều và đánh cù.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 10-12-2010 11:08

7. Dân tộc Chu Ru
 
DÂN TỘC CHU RU


Tên gọi khác : Cho Ru, Kru, Thượng

Nhóm ngôn ngữ : Malayô - Pôlinêxia (ngữ hệ Nam đảo), gần với tiếng Chăm. Có một bộ phận người Chu Ru sống gần với người Cơ Ho nên nói tiếng Cơ Ho (nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer).

Dân số : 16.972 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Phần lớn ở Ðơn Dương (Lâm Ðồng), số ít ở Bình Thuận

Có lẽ xa xưa, tổ tiên người Chu Ru là một bộ phận trong khối cộng đồng Chăm. Về sau, họ chuyển lên miền núi sống biệt lập với cộng đồng gốc nên thành người Chu Ru.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Chu Ru sống định canh định cư với nghề làm ruộng từ lâu đời. Ruộng ở đây có hai loại: ruộng sình và ruộng khô. Việc làm thuỷ lợi bằng mương, phai, đê, đập được chú trọng. Vườn có trên rẫy và vườn ở gần nhà. Giờ đây đồng bào còn trồng dâu nuôi tằm, đời sống tương đối ổn định. Ngoài trồng trọt, người Chu Ru còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, dê và nhiều loại gia cầm. Người Chu Ru cũng biết đan lát các đồ dùng gia đình bằng mây tre, tự rèn các công cụ sản xuất như liềm, cuốc, dao… Có các làng nổi tiếng về nghề gốm. Săn bắn, hái lượm và đánh cá đem lại nguồn thức ăn đáng kể hàng ngày.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Làng (Plây) của người Chu Ru bao gồm nhiều dòng họ; gần đây có cả những người khác tộc đến cư trú. Đứng đầu làng là Pô plây (trưởng làng) do bầu ra, không mang tính cha truyền con nối. Người có uy tín về tinh thần sau trưởng làng là thầy cúng. Quan hệ chủ đạo trong cơ cấu xã hội Chu Ru là gia đình mẫu hệ với vai trò được tôn vinh là người phụ nữ, người thừa kế của gia đình, dòng họ mẹ. Nếu nhìn vào bộ máy tự quản ở các làng thì ta thấy người đàn ông đang đứng mũi chịu sào trong mọi lĩnh vực để cho xã hội được vận hành theo định hướng của ông bà xưa. Thực ra, họ đã hành động theo ý chí của người vợ, người chủ nhân ngôi nhà mà họ đang cư ngụ theo tục cưới chồng. Xã hội đã có sự phân hoá giàu, nghèo nhưng không có sự xung đột giữa hai tầng lớp ấy trong làng.

Hôn nhân gia đình : Hôn nhân một vợ, một chồng. Người phụ nữ chủ động trong quan hệ lứa đôi. Việc "hỏi chồng" và "cưới chồng" được thực hiện qua những thông tin ở việc trao tặng chàng trai chiếc nhẫn và chuỗi hạt cườm. Sau lễ cưới, người con gái phải ở dâu nửa tháng tại gia đình chồng để chờ lễ đón rể về nhà. Sau đó, người chồng ở rể phía nhà gái.

Tục lệ ma chay : Người Chu Ru theo tục thổ táng tại nghĩa địa chung của làng. Xưa kia, việc ma chay thường được tổ chức linh đình với lễ hiến sinh trâu bò.

Văn hóa - Văn nghệ : Người Chu Ru có vốn dân ca, ca dao tục ngữ phong phú, trong đó nổi bật chủ đề ca tụng chế độ mẫu hệ và vai trò của người phụ nữ trong xã hội cổ truyền. Trong kho tàng văn nghệ dân gian có hàng loạt trường ca, truyện thơ có giá trị nghệ thuật cao và là nguồn sử liệu quý giá, có nhiều nhạc cụ: chiêng cồng, trống, sáo, đàn, kèn… Ngoài ra còn một số nhạc cụ khác như: r’tông, kwao, terlia là những nhạc cụ đặc sắc của người Chu Ru. Trong hội hè, nhạc cổ truyền Chu Ru thường được cất lên cùng với vũ điệu tamga nổi tiếng.

Nhà cửa : Người Chu Ru ở nhà sàn làm bằng tre, gỗ, bương, mai, lợp bằng cỏ tranh. Đại gia đình người Chu Ru thường có 3-4 thế hệ, sống trong nhà dài, những gia đình thân thuộc thường xây cất nhà cửa gần gũi nhau. Việc dựng nhà mới được coi trọng với sự tập trung tâm lực của gia đình chủ và sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng làng. Khi khánh thành nhà mới và dọn về ở nhà mới, họ hàng và cả làng quây quần giúp đỡ. Họ tổ chức tiệc mặn để cầu cúng thần linh, thụ lộc và chia vui cùng gia chủ.

Trang phục : Nghề dệt không phát triển nên những sản phẩm của y phục như: váy, áo, khố, mền, địu... có được đều do trao đổi với các tộc láng giềng như: Chăm, Cơ Ho, Raglai, Mạ...

+ Trang phục nam : Quần trắng, áo dài đen, đầu vấn khăn trắng là bộ trang phục truyền thống của người đàn ông Chu Ru, thường chỉ mặc vào các dịp cưới xin, lễ hội, hay đi đám ma... Những sản phẩm này hầu hết họ mua lại của người Chăm.

+ Trang phục nữ : Một kiểu nữ phục truyền thống của dân tộc Chu Ru là váy và tấm choàng để hở một bên vai. Hầu hết trang phục của phụ nữ Chu Ru là do người Cơ Ho sản xuất.


Phương tiện vận chuyển : Chiếc gùi nan cõng trên lưng vẫn là phương tiện vận chuyển được sử dụng thường xuyên cho mọi người.

Ăn : Lương thực chính là gạo tẻ được nấu trong những nồi đất nung tự tạo. Lương thực phụ có ngô, khoai, sắn. Thức ăn có măng rừng, rau đậu, cá suối, chim thú săn bắn được. Thức uống có rượu cần và rượu cất. Nam nữ đều thích hút thuốc lá sợi bằng tẩu.

Thờ cúng : Thờ cúng tổ tiên và chỉ cúng ngoài nghĩa địa, trong nhà không có bàn thờ. Thờ nhiều thần liên quan đến các nghi lễ nông nghiệp.

Lễ tết : Một năm với chu kỳ canh tác ruộng nước, người Chu Ru có nhiều nghi lễ nông nghiệp khá phong phú như cúng thần đập nước, thần mương nước, thần lúa khi gieo hạt, ăn mừng lúa mới, cúng sau mùa thu hoạch… Đáng lưu ý là lễ cúng thần Bơ-mung (thần đập nước) vào tháng 2 âm lịch, dân làng thường hiến sinh dê. Và lễ cúng Yang Wer, một cây đại thụ ở gần làng, được coi là nơi ngự trị của các thần linh. Người ta thường làm những hình nộm dã thú bằng gỗ hay củ chuối để đặt dưới gốc cây.

Lịch : Người Chu Ru theo lịch âm, tính tháng chu kỳ canh tác nông nghiệp của tổ tiên xưa.

Học : Trước kia, người Chu Ru không có chữ viết, mọi sự truyền đạt, thông tin đều qua truyền khẩu.

Chơi : Sở thích của trẻ em là đánh cù, chơi thả diều (diều bướm và diều sáo). Chúng cũng hay chơi trò kéo co, đi cà kheo, đuổi bắt nhau...

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 10-12-2010 11:20

8. Dân tộc Chứt
 
DÂN TỘC CHỨT


Tên tự gọi : Chứt

Tên gọi khác : Tu vang, Pa leng, Xe lang, Tơ hung, Cha cú, Tắc cực, U mo, Xá lá vàng

Nhóm địa phương : Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng

Nhóm ngôn ngữ : Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á)

Dân số : 3.787 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Phần đông cư trú ở huyện Minh Hoá, Tuyên Hoá và Bố Trạch (Quảng Bình), một ít ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh)

Quê hương xưa của người Chứt thuộc địa bàn cư trú của người Việt ở hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vì nạn giặc giã, thuế khoá nặng nề nên họ phải chạy lên nương náu ở vùng núi, một số dần dần chuyển sâu vào vùng phía tây thuộc hai huyện Minh Hoá và Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Theo gia phả của một số dòng họ người Việt trong vùng thì các nhóm Rục, Sách cư trú tại vùng núi này ít nhất đã được trên 500 năm nay.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Chứt sống bằng nông nghiệp nương rẫy du canh và săn bắn hái lượm. Nguồn sống chính của nhóm Sách là làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là làm rẫy. Ngoài ra người Chứt còn hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, thậm chí là nguồn sống chính trong những năm mất mùa. Người Chứt nhóm Rục có kỹ thuật trèo cây nổi tiếng để lấy mật ở các tổ ong trên cây cao. Họ leo thang bằng dây mây. Mỗi nấc thang là một vòng dây buộc vào thân cây, có chỗ đặt bàn chân. Leo đến đâu, buộc vòng thang đến đó. Các giống cây trồng chính là ngô, sắn, đỗ, lúa. Công cụ sản xuất gồm: rìu, rựa, gậy chọc lỗ, nơi làm ruộng có thêm cày, bừa. Từ khi định cư, người Chứt đã nuôi trâu, bò phục vụ cày bừa, làm sức kéo. Nghề mộc và đan lát là phổ biến, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Đồ dùng bằng kim loại và vải vóc, y phục phải mua hoặc trao đổi. Ðôi nơi họ biết thêm nghề rèn dao, rìu. Người Chứt không trồng bông dệt vải.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Trong làng, tộc trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng. Người Chứt gọi làng là Cà Vên. Mỗi làng thường chỉ có dăm bảy hoặc mười gia đình của một dòng họ cư trú. Ðôi khi các gia đình trong một họ lại cư trú ở nhiều làng khác nhau. Ðứng đầu mỗi làng là Pừ Cà Vên. Ông ta giữ luôn cả vai trò tôn giáo. Sinh hoạt tập thể, quan trọng nhất trong làng là vào những dịp lễ tết nông nghiệp. Ngày nay người Chứt thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Gia đình nhỏ phụ quyền là hình thức phổ biến nhất. Mỗi gia đình chỉ gồm vợ, chồng và con cái chưa lấy vợ, chồng.

Hôn nhân gia đình : Trai gái đến tuổi trưởng thành, được tự do tìm hiểu yêu đương. Trước khi cưới, nhà trai phải chọn ông mối, đi dạm hỏi vài lần. Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái, sau đó mới đón dâu. Lễ vật quan trọng nhất thiết phải có thịt khỉ sấy khô. Người Chứt không có tục ở rể. Quan hệ vợ chồng của người Chứt bền vững, hiếm xảy ra bất hòa.

Sinh đẻ : Sắp đến ngày ở cữ, người chồng thường dựng một cái lều nhỏ cho vợ ở ngoài rừng. Thỉnh thoảng anh ta đến thăm nom, tiếp tế lương thực và đồ ăn uống cho vợ. Phụ nữ quen đẻ đứng và tự xoay sở lấy hết thảy mọi việc. Ðẻ xong, người sản phụ tự mình nhóm lửa, đốt nóng một hòn đá cuội để sẵn rồi dội nước lã vào cho bốc hơi nóng để xông khói. Sau 7 ngày, người chồng mới đến đón vợ con vào nhà.

Tục lệ ma chay : Nhà giàu làm quan tài bằng thân cây khoét rỗng; nhà nghèo chỉ bó người chết bằng vỏ cây. Việc ma chay của người Chứt đơn giản, nhóm Sách có tiếp thu ảnh hưởng của người Kinh. Theo nếp chung, tang gia tổ chức cúng bái 2-3 ngày, rồi đưa người chết đi chôn. Mộ được đắp thành nấm đất, không có nhà mồ bên trên. Sau 3 ngày, tộc trưởng làm lễ gọi hồn cho người chết về ngụ tại bàn thờ tổ tiên ở nhà tộc trưởng, từ đó người thân không lai vãng chăm sóc mộ nữa.

Văn hóa - Văn nghệ : Kho tàng văn nghệ dân gian của người Chứt khá phong phú. Làn điệu dân ca Kà-tưm, Kà-lềnh được nhiều người ưa thích. Vốn truyện cổ dồi dào gồm nhiều đề tài khác nhau. Họ có nhiều truyện cổ tích, thần thoại, đặc biệt truyện kể về sự khai thiên lập địa và sinh ra con người. Nhạc cụ có khèn bè, đàn ống lồ ô loại cho nam và loại cho nữ, sáo 6 lỗ...

Nhà cửa : Họ quen ở trong các túp lều dùng dây buộc, dùng cột ngoãm hay ở trong các hang đá, mái đá. Cho đến trước năm 1954 các nhóm Rục, Arem chủ yếu vẫn sống trong các hang đá, mái đá. Ngày nay, Hầu hết đã định canh định cư, nhưng các làng người Chứt thường tản mạn, họ sống tập trung ở các bản nhỏ trong các thung lũng. Nhà cửa đã khang trang hơn trước nhưng không bền vững. Nét nổi bật của ngôi nhà sàn người Chứt nhóm Arem là hai chiếc khau cút được bố trí ở hai đầu nóc nhà. Khau cút được làm từ hai đoạn cây lồ ô hoặc gỗ buộc chéo nhau tại thành một góc vuông. Nửa trên được vót nhọn, nửa dưới buộc vào rui của mái nhà. Khau cút chẳng những để giữ cho đầu mái nhà khỏi bị gió lật mà điều có ý nghĩa xã hội cơ bản đối với cư dân ở đây là dấu hiệu để nhận biết đồng tộc.

Trang phục : Người Chứt không biết dệt vải, vải mặc mua hoặc trao đổi với người Việt, người Lào trong vùng giáp biên. Xưa, vào mùa hè, nam giới đóng khố, cởi trần; phụ nữ mặc váy. Mùa đông, họ mặc áo làm bằng vỏ cây. Hiện nay đồng bào ăn mặc giống như người Việt.


Phương tiện vận chuyển : Phổ biến là gùi có dây đeo vai, vác hoặc người kéo.

Ăn : Người Chứt ăn cơm đồ cách thuỷ, thức ăn thông thường là ngô, sắn, rau rừng thái nhỏ nấu với ốc, cá suối. Trước kia, bọt cây báng và thịt khỉ là thức ăn quan trọng của nhóm Rục. Ngày ăn hai bữa trưa và tối.

Thờ cúng : Người Chứt thờ cúng tổ tiên. Tổ tiên được thờ tại nhà tộc trưởng. Khi tộc trưởng chết, việc thờ cúng chuyển sang người em trai kế. Khi nào các thế hệ trên không còn ai thì việc thờ cúng mới chuyển sang cho người ở thế hệ dưới. Đồng bào tin có ma rừng, ma suối, ma không trung, thổ công, ma bếp.... trong đó quan trọng nhất là ma làng. Thần nông bảo vệ mùa màng là vị thần cao nhất. Các nghi lễ nông nghiệp thường được thực hiện như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa.

Chơi : Trẻ em rất thích chơi đu. Người Chứt thường làm đu cho trẻ em nhỏ dưới các gốc cây to có bóng mát, treo đu ngay trên các cành cây. Trong các dịp lễ tết, trẻ em chơi cầu lông làm bằng lông gà, đánh găng, người lớn thổi sáo, hát hò.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 07-01-2011 14:26

9. Dân tộc Co
 

Tên tự gọi : Cor, Col

Tên gọi khác : Cua, Trầu

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á), tương đối gần gũi các dân tộc khác trong vùng bắc Tây Nguyên và lân cận như: Hrê, Xơ Ðăng, Ba Na... Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975 trên cơ sở dùng chữ cái La-tinh. Hiện nay chữ viết này không không phổ biến nữa.

Dân số : 29.771 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Chủ yếu ở huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam) và huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi)

Người Co cư trú rất lâu đời ở tây bắc tỉnh Quảng Ngãi và tây nam tỉnh Quảng Nam.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Co làm rẫy là chủ yếu, lúa rẫy là nguồn lương thực chính. Canh tác theo hình thức phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống, tuốt lúa bằng tay. Kỹ thuật xen canh - đa canh trên từng đám rẫy và luân canh giữa các đám rẫy. Đồng bào trồng lúa, ngô, sắn và nhiều loại cây khác. Chăn nuôi trâu, lợn, gà trước hết để cúng tế; chó hầu như nhà nhà đều có. Nghề dệt và rèn không phát triển. Ðồ đan đẹp và phong phú. Sản phẩm hái lượm và săn bắt có ý nghĩa không nhỏ trong đời sống người Co. Trầu không và quế của người Co nổi tiếng lâu đời. Đặc biệt, cây quế Quảng là đặc sản truyền thống ở Trà My. Quế ở vùng người Co có chất lượng và năng suất cao được các địa phương trong nước và nhiều nơi trên thế giới biết tiếng. Hàng năm quế đem lại nguồn thu đáng kể cho người Co. Rẫy quế của mỗi gia đình là loại tài sản quan trọng, thường 10 năm trở lên mới được thu hoạch. Nhờ bán quế, các gia đình có tiền mua sắm các gia sản được ưa chuộng (cồng, chiêng, ché, trâu,... và nay thì xe, đài, đồng hồ, xây nhà, đóng đồ gỗ), đồng thời cũng chi dùng vào việc ăn uống, mặc,... Hình thức dùng vật đổi vật được ưa thích.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Từng làng của người Co có tên gọi riêng theo tên người trưởng làng hoặc tên sông, suối, tên đất, tên rừng. Trong xã hội Co, các bô lão luôn được nể trọng. Mỗi làng có ông "già làng" được mọi người kính trọng và nghe theo. Ông già được suy tôn làm trưởng làng phải là người hiểu biết phong tục, giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử xã hội, được dân làng tín nhiệm cao và thuộc dòng họ có công lập làng. Dân làng sinh sống trên một địa vực ổn định có ranh giới, việc chuyển dịch cư trú của làng cũng chỉ trong vùng lãnh thổ ấy. Trong làng thường có quan hệ thân thuộc qua lại với nhau, hoặc về huyết thống, hoặc do hôn nhân. Tuy mỗi gia đình làm ăn riêng, chiếm hữu riêng đất rẫy, nhưng tính cộng đồng làng khá cao. Xã hội truyền thống Co đã nảy sinh giàu - nghèo khác nhau, nhưng chưa phát triển các hình thức bóc lột: nô lệ gia đình, cho vay nặng lãi... Người Co xưa kia không có tên gọi của mỗi dòng họ, về sau đồng bào nhất loạt mang họ Đinh. Từ mấy chục năm nay, người Co lấy họ Hồ của Bác Hồ.

Hôn nhân gia đình : Thanh niên nam nữ Co được hiểu nhau trước khi kết hôn. Ðám cưới đơn giản, gọn nhẹ, không tốn kém nhiều, chỉ là dịp mọi người uống rượu vui chứng kiến đôi trai gái thành vợ, thành chồng. Sau lễ cưới, cô dâu về ở nhà chồng. Phong tục cho phép nếu vợ chết có thể lấy tiếp em hoặc chị của vợ, nhưng vợ goá không thể lấy em chồng; nếu 2 anh em trai lấy 2 chị em gái thì phải anh lấy chị, em lấy em; nếu con gái nhà này đã làm dâu nhà kia thì 2 - 3 đời sau nhà kia mới gả con gái cho nhà này. Con cô - con cậu, con dì - con già, con có chung cha mẹ đều không được lấy nhau. Cùng một gốc sinh thành, nếu là anh em trai thì đời chắt của họ hoặc sau đó nữa mới có thể lấy nhau, song nếu là chị em gái hay một gái một bên trai thì cháu hoặc chắt của họ có thể lấy nhau. Trước đây, hầu như người Co không lấy vợ, lấy chồng thuộc tộc người khác, nay dân tộc Co đã có những dâu, rể là người Kinh, Xơ-đăng, Hrê...

Tục lệ ma chay : Quan tài gỗ, đẽo theo kiểu độc mộc. Người chết được chôn trong bãi mộ của làng, đặt không xa chỗ ở. Tang gia "chia của" cho người mới chết, đưa ra mộ không chỉ vật dụng và tư trang của người ấy, mà cả ché, chiêng...

Văn hóa - Văn nghệ : Người Co thích múa hát, thích chơi chiêng, cồng, trống, dùng bộ chiêng 3 chiếc là phổ biến. Những ngày lễ hội, người Co thường dùng một chiếc trống nhỏ hoà nhịp cùng chiêng. Trống bọc bằng da sơn dương, được khoét từ khúc gỗ. Các điệu dân ca phổ biến của đồng bào là Xru, Klu và Agiới. Vốn truyện cổ khá phong phú, có huyền thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn... Các truyện cổ của người Co truyền miệng từ đời này sang đời khác luôn làm say lòng cả người kể và người nghe. Múa chỉ xuất hiện trong lễ đâm trâu. Nghệ thuật trang trí tập trung nhất ở cây cột lễ và cái "gu" trong lễ hội đâm trâu.

Nhà cửa : Trước kia vòng rào làng được dựng lên cao, dày, chắc chắn với cổng ra vào đóng mở theo qui định chặt chẽ, với hệ thống chông thò, cạm bẫy để phòng thủ... Tùy theo số dân mà làng có một hay vài nhà ở, dài ngắn, rộng hẹp khác nhau. Người Co ở nhà sàn dài, cửa ra vào ở hai đầu hồi.. Dân làng góp sức làm chung ngôi nhà sau đó từng hộ được chia diện tích riêng phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngôi nhà có thể nối dài thêm cho những gia đình đến nhập cư sau. Trong nhà chia dọc thành 3 phần: lối đi ở giữa, một bên được ngăn thành từng buồng nhỏ cho các gia đình sinh hoạt riêng, còn một bên dùng làm nơi sinh hoạt chung (tiếp khách, họp bàn, tổ chức lễ hội, ăn uống đông người, đan lát, vui chơi...). Dưới gầm sàn xếp củi, nhốt lợn, gà. Xưa kia thường mỗi làng ở tập trung trong một vài ngôi nhà kiểu này, dài có khi hàng trăm mét, bên ngoài có rào chắn và bố trí vũ khí để phòng vệ, khi dân làng phát triển đông đúc mà việc nối nhà dài ngôi nhà thêm nữa không thuận tiện cũng không muốn chia làng mới thì họ kiến trúc kiểu "nhà kép", mở rộng theo chiều ngang. Như vậy là người Co đã đặt song song mặt hành mặt bằng sinh hoạt của hai dãy nhà, phần gưl của chúng ghép liền với nhau, tạo thành khoảng rộng dài ở giữa gồm gưl và truôk càn hai dãy tum ở đôi bên. Ngày nay hầu hết đồng bào đã và đang chuyển sang làm nhà đất, phát triển trào lưu từng gia đình tách ra làm nhà ở riêng, nhà trệt, dựng theo kiểu nhà người Việt ở địa phương, đã có nhiều nhà lợp tôn, lợp ngói, nhà xây. Không ít người ưa kiểu nhà "xuyên trĩnh" ở đồng bằng miền Trung.

Trang phục : Người Co không dệt vải, vì vậy vải và đồ may mặc đều mua của nơi khác, phần lớn là mua của người Kinh và người Xơ-đăng. Theo sắc phục truyền thống, nam giới thường ở trần, đóng khố, nữ quấn váy, mặc áo cộc tay, yếm. Trời lạnh mỗi người khoác tấm vải dài, rộng. Bộ quần áo dài với khăn xếp du nhập từ đồng bằng lên từng được dùng trưng diện trong ngày lễ hội, nhất là những bô lão khá giả. Đồng bào thích đeo vòng cổ, vòng tay, hoa tai bằng đồng hoặc bạc, nhưng thích nhất là bằng hạt cườm. Phụ nữ quấn nhiều vòng cườm các màu quanh eo lưng. Ngày nay, quần áo người Việt được dùng lan tràn, váy còn thấy một số phụ nữ mặc nhưng đều dùng vải công nghiệp. Các loại vòng trang sức cũng chỉ bắt gặp thưa thớt, đơn giản, không dễ tìm được những phụ nữ quấn nhiều chuỗi hạt cườm quanh đầu, quanh cổ tay, cổ chân, trước ngực và quanh thắt lưng như trước kia nữa.


Phương tiện vận chuyển : Người Co có các loại gùi tự đan dùng để vận chuyển rất tiện lợi, thích hợp với điều kiện đất dốc, rừng núi và suối. Mọi thứ đều bỏ trong gùi và gùi được cõng trên lưng, có 2 quai quàng qua đôi vai.

Ăn : Bữa ăn thông thường là cơm gạo tẻ, muối ớt, các loại rau rừng và thịt cá kiếm được. Trước kia, đồng bào quen ăn bốc. Ðồ uống là nước lã, rượu cần, nay nhiều người đã dùng nước chín, nước chè xanh, rượu cất. Tục ăn trầu cau chỉ được duy trì ở lớp người lớn tuổi, nhưng tục hút thuốc lá vẫn còn phổ biến.

Thờ cúng : Những đỉnh núi cao được người Co gọi là núi Ông núi Bà. Họ cho rằng có "thần linh" trú ngụ ở đó. Hệ thống "ma" (ka muych) và "thần" (kơi, ma) rất đông: ma người chết bình thường, ma người chết bất bình thường, ma quế, ma cây đa, ma nước, thần bếp lửa... Người Co quan niệm vạn vật hữu linh, tin vào thần linh, tiêu biểu là thần lúa. Bởi vậy, người ra có nhiều kiêng cữ và cúng quải gắn với sản xuất và đời sống.

Lễ tết : Người Co có nhiều lễ, lớn nhất là lễ có đâm trâu tế thần - đây cũng là ngày hội lớn trong làng. Ngoài ra, tết gắn với sự kết thúc một mùa lúa rẫy là dịp sinh hoạt nhộn nhịp. Trong hai dịp đó, các món ăn dân tộc, nghệ thuật dân tộc và trang phục dân tộc được thể hiện tập trung, khơi dậy văn hoá truyền thống.

Lịch : Cách tính ngày tháng tương đương với âm lịch của người Việt, nhưng chỉ có 10 tháng, tiếp đến là thời gian nghỉ ngơi sau vụ canh tác. Bên cạnh đó, người Co coi trọng việc xác định ngày tốt, xấu để thực hiện các công việc khác nhau.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 07-01-2011 14:35

10. Dân tộc Cống
 

Tên gọi khác : Xắm Khống, Mông Nhé, Xá Xeng, Phuy a

Nhóm ngôn ngữ : Tạng-Miến (ngữ hệ Hán - Tạng) gần hơn với tiếng Miến, cùng nhóm với các tiếng La Hủ, Phù Lá, Si La... Họ quen sử dụng tiếng Thái trong giao dịch hàng ngày.

Dân số : 1.859 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Chủ yếu tại huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu) và khu vực ven sông Đà.

Người Cống có nguồn gốc di cư trực tiếp từ Lào sang.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Cống sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, canh tác theo lối phát rừng, đốt, chọc lỗ tra hạt giống. Gần đây, đồng bào đã làm nương bằng cuốc và sử dụng trâu, bò làm sức kéo. Hái lượm còn giữ vai trò quan trọng. Nhiều thức ăn của đồng bào là tìm kiếm ở trong rừng, kiếm cá dưới suối chủ yếu bắt bằng tay hoặc bả thuốc độc lá cây. Phụ nữ Cống không biết nghề dệt, chỉ trồng bông đem đổi lấy vải. Song nam nữ đều đan lát giỏi, có nghề đan chiếu mây nhuộm đỏ, các đồ đựng bằng tre nứa như gùi đeo, giỏ đựng cơm, rương hòm... Chuyển xuống định cư ven sông Ðà, nên người Cống quen dần với việc sử dụng thuyền trên sông.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Người Cống ở khá tập trung trong các làng bản có quy mô vừa và lớn. Tính cộng đồng làng bản cao. Phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình cũng như xã hội. Trong xã hội cổ truyền, chưa có sự phân hoá giai cấp, chịu sự chi phối chặt chẽ của hệ thống chức dịch người Thái. Dân số ít song người Cống có tới 13 dòng họ khác nhau. Ða số các dòng họ mang tên Thái như: Lò, Quang, Kha... dấu vết tô tem giáo còn rõ nét với tục kiêng và thờ các loại chim muông, thú vật. Mỗi dòng họ thường có người đứng đầu với chức năng chủ trì các công việc liên quan tới đời sống tinh thần, có chung một kiêng cữ, có chung quy định về chỗ đặt bàn thờ tổ tiên và cách cúng bái. Trong từng gia đình, người chồng, người cha giữ vai trò đứng đầu, khi người cha chết thì con trai cả thay thế.

Hôn nhân gia đình : Trước kia chỉ trai gái người Cống mới lấy nhau, nay đã có một số dâu rể là người Thái, Hà Nhì... Hôn nhân một vợ một chồng chặt chẽ. Không có đa thê, ly dị trong xã hội truyền thống. Theo phong tục Cống, người cùng họ phải cách nhau bảy đời mới được lấy nhau. Việc cưới xin do nhà trai chủ động. Sau lễ dạm hỏi, chàng trai bắt đầu ở rể vài năm (tục ở rể được thực hiện nghiêm ngặt, trước kia khoảng 8 - 12 năm), Lễ vật truyền thống trong lễ xin con trai tới ở rể thường vào buổi tối là gói muối, gói chè, cuộn dây gai đan chài, hay một ống rượu cần... Ngay sáng hôm sau, người con trai mang chăn, gối, con dao tới nhà gái ở rể, cũng từ đó người con gái búi tóc ngược đỉnh đầu, dấu hiệu của người đã có chồng. Thường họ sinh vài đứa con mới cưới. Lễ đón dâu về nhà trai khi hạn ở rể đã hết, lúc đó đôi vợ chồng đã con cái đầy nhà. Nhà trai phải có bạc trắng làm lễ cưới nộp cho nhà gái, còn nhà gái phải cho của hồi môn để cô dâu đem về nhà chồng. Nếu nhà trai người cùng bản phải cõng cô dâu về tận nhà. Trong ngày cưới, người ta không mặc quần áo mới vì có tục vẩy nước tro lên đoàn đón dâu trước khi ra về để cầu may. Ít ngày sau lễ đón dâu, đôi vợ chồng mới đến nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt.

Sinh đẻ : Sản phụ đẻ ngồi. Trước và sau khi đẻ phải kiêng kỵ nhiều thứ. Người Cống rất giỏi trong việc tìm kiếm lá thuốc để chăm sóc phụ nữ khi sinh nở.

Tục lệ ma chay : Khi nhà có người chết, phải mời thầy mo tới làm lễ cúng đưa hồn về với tổ tiên. Việc chọn ngày chôn được coi trọng. Trong những ngày trước hôm chôn, thường phải cúng cơm cho người chết, buổi tối có các nghi thức nhảy múa truyền thống. Sau khi táng có làm nhà mồ đơn giản. Mười hai ngày sau khi chôn người chết, con cháu mới lập bàn thờ trong nhà. Con cái để tang cha mẹ bằng cách cạo trọc đầu (con trai), cắt tóc mai (con gái) và đội khăn tang cho tới khi cúng cơm mới, mới được bỏ.

Văn hóa - Văn nghệ : Nền văn nghệ dân gian Cống khá phong phú. Với các làn điệu dân ca sâu lắng, người Cống thường hát múa vào dịp lễ tết, nhất là trong đám cưới. Hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái hôm đón dâu ở chân cầu thang trước khi lên nhà thực sự là một cuộc thi hát dân gian. Trai gái, già trẻ đều vui múa trong ngày cưới. Ðặc biệt là điệu múa đầu tiên do các em gái của chàng rể trình diễn để bắt đầu cuộc vui. Họ vừa múa, vừa giơ cao các tặng vật truyền thống như con gà, con sóc, cá khô mà người anh trai tặng mình.

Nhà cửa : Người Cống thường ở nhà sàn, nhà nào cũng ngăn ra thành 3-4 gian, gian giữa là nơi tiếp khách, chỉ có một cửa ra vào ở đầu hồi và một cửa sổ ở gian giữa, chạy dọc theo vách mặt chính của nhà có thêm một chiếc sàn nhỏ ít có giá trị sử dụng nhưng nhà nào cũng có là đặc trưng trong nhà người Cống.

Trang phục : Y phục của người Cống giống người Thái. Một ít gia đình còn giữ lại vài bộ y phục truyền thống bằng vải dệt của người Lào. Chủ yếu biểu hiện qua trang phục nữ. Ống tay áo trang trí giống người Hà Nhì. Cổ trong giống cư dân Việt Mường, cúc giống phong cách Môn-Khmer. Váy đen, khăn đen không trang trí.


Phương tiện vận chuyển : Người Cống quen sử dụng thuyền đi lại trên sông Ðà và gùi đeo qua trán khi đi nương, đi rẫy.

Ăn : Người Cống ăn cơm nếp và cơm tẻ.

Thờ cúng : Người Cống thờ cúng tổ tiên 2-3 đời, cùng với việc cúng tổ tiên theo phụ hệ là việc cúng ma bố mẹ vợ vào dịp tết. Lễ cúng được thực hiện vào những ngày cưới, ăn cơm mới, khi sinh con, khi bố hay mẹ chết. Bố chủ trì việc cúng. Nếu bố chết, mẹ thay thế. Khi anh em chia nhà ra ở riêng, mỗi người con trai lập bàn thờ cúng riêng tại nhà mình. Lễ vật cúng tổ tiên chỉ có bát gạo, ống nước và con gà. Người cúng ôm gà ngồi trước bàn thờ khấn, xong giết gà ngay tại chỗ, bôi máu vào lá dong, gói lại cài lên vách nơi thờ cúng vài ba chiếc lông gà. Cũng như nguời Hà Nhì, La Hủ, từng bản người Cống hàng năm có lễ cúng tập thể mở đầu vụ gieo trồng lúa. Hàng năm cứ đến tháng ba âm lịch, các bản đều tổ chức lễ cúng bản trước vụ gieo hạt, các ngả đường vào bản làm cổng, cắm dấu hiệu kiêng kỵ một ngày không ai được vào bản. Ngoài ra đồng bào còn có một số lễ thức khác nữa nhằm cầu mong mùa màng tươi tốt, nhà nhà no đủ. Các gia đình đều làm lễ cúng trên nương trước khi kết thúc công việc tra hạt. Ðêm đó chủ nhà làm lễ cúng ở phía trên lều nương; lễ vật chỉ có cá, cua, cầu mong chim thú không phá hại; trồng vài khóm kiệu cầu xin lúa tốt, xanh tươi như khóm cây này.

Lịch : Người Cống có lịch riêng. Năm có 12 tháng (ứng với 12 con vật), tháng có 30 ngày.

Học : Việc giáo dục truyền thống thông qua kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác kết hợp với thực hành.

Chơi : Các trò chơi tập thể như đuổi bắt, đánh khăng... được trẻ em ưa thích. Ngoài ra, chúng còn chơi các loại đồ chơi bằng tre gỗ tự chế.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 11-01-2011 14:38

11. Dân tộc Cơ Ho
 
DÂN TỘC CƠ HO


Tên tự gọi : Cơ Ho.

Nhóm địa phương : Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring).

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á)

Dân số : 145.857 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Cao nguyên Di Linh (tỉnh Lâm Đồng)

Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Sống chủ yếu bằng lúa rẫy và lúa nước. Nhóm Xrê làm ruộng nước và định cư từ lâu theo đúng tên gọi của nó (Xrê là ruộng nước), còn những nhóm khác sống bằng rẫy du canh theo chu kỳ. Công cụ làm rẫy gồm: rìu, dao xà gạc, cuốc xà bát, gậy chọc lỗ… Nhìn chung kỹ thuật và công cụ làm rẫy của người Cơ Ho không khác với các tộc người khác ở Tây Nguyên nhưng riêng nhóm Chil để chọc lỗ tra hạt còn dùng một dụng cụ khác: P'hal. P'hal có cán dài bằng gỗ, lưỡi dẹp bằng sắt khoảng 28 cm và rộng khoảng 3-4cm, được dùng trong trường hợp một người vừa chọc lỗ, vừa tra hạt. Ở vùng người Xrê, công cụ làm đất đặc trưng là chiếc cày (ngal) bằng gỗ, đế bằng, lưỡi gỗ (sau này là lưỡi sắt) và cái bừa răng gỗ (Sơkam). Cày, bừa và cả Kơr (dụng cụ để chang bằng mặt ruộng) đều do hai trâu kéo. Lúa là cây lương thực chính và là cây trồng chủ yếu nhưng thông thường trên một đoạn rẫy người ta còn trồng lẫn cả ngô, sắn, bầu, bí, mướp, đậu... Người Cơ Ho chăn nuôi theo lối thủ công. Từ khi làm ruộng, họ nuôi trâu bò để lấy sức kéo, còn hầu hết các súc vật nuôi để hiến tế trong các lễ nghi. Người Cơ Ho biết làm vườn, trong vườn trồng mít, bơ, chuối, bo bo, đu đủ… Nhiều buôn làng sống định cư và chuyên canh cây cà phê, dâu tằm. Nghề đan lát và rèn hầu như gia đình nào cũng có người làm nhưng nghề dệt chỉ phổ biến ở nhóm Chil. Săn bắn, đánh cá, hái lượm, lâm thổ sản vẫn rất phổ biến.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Mỗi buôn làng của người Cơ Ho thường là bà con họ hàng gần xa với nhau. Làng (bon) là một công xã nông thôn còn mang nặng những dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Ðứng đầu một làng là chủ làng (Kuang bon). Ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, hình thành một tổ chức liên minh tự nguyện giữa các làng và đứng đầu liên minh gọi là M’đrông. Người Cơ ho vẫn tồn tại hai hình thức gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, gia đình lớn hiện nay đương trong quá trình tan rã và hình thức gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biến, nhất là những vùng trù phú, ven các đường quốc lộ, gần thị trấn, thị xã... Tổ chức gia đình theo chế độ mẫu hệ.

Hôn nhân gia đình : Người con gái đóng vai trò chủ động trong hôn nhân. Hôn nhân một vợ, một chồng bền vững, đôi vợ chồng sống tại nhà vợ, con cái tính dòng họ theo phía mẹ... Nam nữ thanh niên Cơ Ho xây dựng gia đình khá sớm (nữ thường 16 - 17 tuổi; nam từ 18 - 20 tuổi) và đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh của người Cơ Ho khá cao, bình quân một phụ nữ sinh khoảng 5 - 6 con.

Văn hóa - Văn nghệ : Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho rất phong phú. Thơ được gọi là Tampla, giàu chất trữ tình và đầy nhạc tính. Có nhiều vũ khúc cổ truyền thường trình diễn trong các dịp lễ hội. Bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr), khèn môi, sáo… là những nhạc cụ cổ truyền với âm sắc độc đáo và có cấu tạo mang bản sắc dân tộc có khả năng hoà âm với lời ca hoặc độc tấu.

Nhà cửa : Người Cơ Ho ở nhà sàn dài, hai mái uốn lợp tranh, có vách phên nghiêng ra ngoài nẹp tranh để chống lạnh và phía trước cửa có cầu thang lên xuống. Vào nhà, trên bức vách phía sau đối diện với cửa ra vào là hàng ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt của gia đình (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra xung quanh bếp lửa.

Trang phục : Ðàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khố là một miếng vải dài 1,5 đến 2 m và rộng, có hoa văn theo dải dọc. Váy là một tấm vải quấn quanh người một vòng và giắt cạp. Nền váy màu đen trên đó có những dải hoa văn màu trắng viền dọc thân váy. Khi trời lạnh, người ta quấn thêm chiếc chăn (ùi). Trang sức là những vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai. Cô gái Cơ Ho thường tập dệt vải từ khi còn nhỏ để đến tuổi trưởng thành thì đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai.


Phương tiện vận chuyển : Gùi dùng để đi rẫy, đi chợ, dùng để đựng lúa, ngô... Gùi có loại có nắp, có loại không nắp; có loại cao to dùng cho người lớn, cũng có loại nhỏ thấp dùng cho trẻ em. Nắp gùi có núm được đan khéo đậy rất kín.

Ăn : Các gia đình thường ăn 3 bữa. Trước kia, cơm canh đều nấu trong ống nước và sau này mới được nấu trong nồi đất, nồi đồng và nồi gang. Các món được chế biến khô cho phù hợp với thói quen ăn bốc. Canh là một món rau trộn với tấm thường bỏ thêm ớt, muối, thịt, cá được kho, luộc hay nấu với cây chuối non. Thức uống là nước suối được đựng trong các trái bầu, trong các ghè. Rượu cần (tơrnơm) rất được ưa chuộng trong các lễ tiệc, hội hè, được chế biến từ gạo, ngô, sắn... trộn với các men làm từ các cây rừng. Thuốc hút là những lá thuốc phơi khô quấn lại được nhiều người ưa dùng.

Thờ cúng : Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ xưa làm bằng ván gỗ có chạm trổ hầu như không còn nữa, giờ đây người ra còn nhận ra là chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào. Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định và trong quan niệm của họ có một bên là thần thánh (Yang) luôn luôn phù hộ cho con người và ngược lại cũng có một bên là ma quỷ (Chà) thường hay gây ra những tai hoạ cho nên hầu như làm bất cứ việc gì hay có chuyện gì (làm ruộng, cưới xin, tang ma, ốm đau...) người Cơ Ho thường phải cúng viếng để cầu xin. Người ta tin rằng, các vị thần rất thích ăn thịt và uống rượu nhưng tuỳ theo tầm quan trọng của buổi lễ mà người ta tế sống trâu, heo, dê hoặc gà cùng với rượu. Người Cơ Ho quan niệm có nhiều vị thần: Nđu là thần tối cao sau đến Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Núi, thần Sông, thần Đất, thần Lúa…

Lễ tết : Trong số các lễ nghi của người Cơ Ho, những lễ nghi liên quan đến từng công việc làm rẫy, làm ruộng như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho là những lễ nghi quan trọng nhất và được tiến hành thường xuyên hơn. Có nhiều nghi lễ liên quan đến cây lúa như: Lễ đâm trâu, lễ gieo giống, lễ rửa chân trâu… Lễ đâm trâu (nho sa rơ-pu) là một nghi lễ linh đình, thường được tổ chức sau khi thu hoạch xong mùa màng, chuẩn bị vào mùa rẫy mới (thường là tháng 12 dương lịch). Thường thường, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để làng tổ chức lễ đâm trâu trong dịp này. Lễ được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế, chủ làng hay ở mảnh đất rộng, bằng, cao ráo của làng, với cây nêu được trang trí sặc sỡ, mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu được bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày. Trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Trong các nghi lễ này, người Cơ Ho dùng nhiều nhạc cụ cổ truyền. Bên bếp lửa và chén rượu cần, già làng kể cho con cháu nghe nhiều sự tích, truyền thuyết, huyền thoại, giảng giải thơ, ca dao về giống nòi và quê hương. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc cần làm như: làm nhà, chuyển làng...

Học : Vào đầu thế kỷ XX, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ la tinh. Mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ biến sâu rộng.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 22-01-2011 11:01

12. Dân tộc Cơ Lao
 

Tên tự gọi : Cơ Lao

Tên gọi khác : Ke Lao, Cờ Lao, Tứ Ðư, Ho Ki, Voa Ðề

Nhóm địa phương : Cơ Lao Xanh, Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Ðỏ

Nhóm ngôn ngữ : Ka đai (ngữ hệ Thái - Ka Ðai) cùng nhóm với tiếng La Ha, La Chí, Pu Péo. Trước đây, các nhóm địa phương có phương ngữ khác nhau nhưng hiện nay đa số người Cơ Lao Ðỏ, Cơ Lao Xanh không còn nói được tiếng mẹ đẻ của mình nữa. Tuỳ theo quá trình tiếp xúc, cộng cư họ quen sử dụng tiếng Quan hoả, tiếng Nùng hay tiếng Pu Péo, Hmông.

Dân số : 2.034 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Tập trung ở huyện Đồng Văn và Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang)

Người Cơ Lao chuyển cư tới Việt Nam cách đây khoảng 150 - 200 năm.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Bộ phận người Cơ Lao ở vùng cao núi đá tai mèo (Đồng Văn) chủ yếu làm nương cày, thổ canh hốc đá. Ngô là cây lương thực chính. Trên nương họ còn trồng đậu răng ngựa, lúa mạch, đậu Hà lan, su hào... Người Cơ Lao có truyền thống dùng phân chuồng, phân tro và nhiều kinh nghiệm sử dụng phân bón trên nương. Phân tro được bón vào từng hốc khi tra ngô. Bộ phận người Cơ Lao ở vùng núi đất (Hoàng Su Phì) chuyên sống bằng nghề làm ruộng bậc thang, lúa là cây lương thực chính. Nghề thủ công truyền thống là đan lát (nong, bồ, phên, cót...) và làm đồ gỗ (bàn, hòm, yên ngựa, quan tài, các đồ đựng bằng gỗ). Nhiều làng có thợ rèn sửa chữa nông cụ.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Mỗi bản người Cơ Lao có khoảng 15-20 nhà. Mỗi nhà là một gia đình nhỏ gồm vợ chồng và con cái, con trai có vợ ít khi ở chung với bố mẹ. Mỗi nhóm Cơ Lao có một số họ nhất định như các họ Vần, Hồ, Sếnh, Chảo (Cơ Lao Trắng), Min, Cáo, Sú Lý (Cơ Lao Ðỏ), Sáng (Cơ Lao Xanh). Các con đều theo họ cha. Gia đình nhỏ phụ hệ là phổ biến. Nếu nhà không có con trai, người ta thường lấy rể về ở rể. Con rể vẫn giữ họ của mình nhưng có quyền thừa kế tài sản nhà vợ. Người ở rể có bàn thờ tổ tiên mình và bàn thờ bố mẹ vợ.

Hôn nhân gia đình : Theo phong tục con trai cô được lấy con gái cậu. Tục lệ cưới xin khác nhau giữa các nhóm. Chú rể Cơ Lao Xanh mặc áo dài xanh, cuốn khăn đỏ qua người. Cô dâu về đến cổng phải dẫm vỡ một cái bát, một cái muôi gỗ đã để sẵn trước cổng. Cô dâu Cơ Lao Ðỏ chỉ ngủ lại nhà chồng đêm hôm đón dâu. Cách cưới kéo vợ hay cướp vợ như người Hmông vẫn thường xảy ra.

Sinh đẻ : Phụ nữ Cơ Lao khi mang thai thường kiêng cữ cẩn thận để sinh đẻ dễ, con khỏe mạnh. Ở vùng Đồng Văn, người Cơ Lao không có tục chôn hay treo nhau đẻ lên cây mà thường đem đốt, rồi bỏ tro than vào hốc đá trên rừng, tránh để cho chó hay lợn giẫm vào. Đứa trẻ sinh ra được 3 ngày 3 đêm (nếu là con trai), 2 ngày 3 đêm (nếu là con gái) thì bố mẹ làm lễ đặt tên cho con, ở một số nơi trẻ được đặt tên khi đầy tháng. Trong lễ đặt tên cúng tổ tiên và thần Ghi Trếnh, vị thần bảo vệ trẻ em, theo phong tục, bà ngoại đặt tên và tặng cháu quà.

Tục lệ ma chay : Trong tang lễ có phong tục làm ma hai lần: lễ chôn người chết và lễ làm chay. Ở người Cơ Lao Xanh lễ làm chay có thể tiến hành ngay hôm chôn hay một vài năm sau. Người chết được cúng đưa hồn về Chan San, quê hương xưa. Người Cơ Lao Ðỏ có phong tục xếp đá quanh mộ, cứ 10 tuổi lại xếp một vòng đá. Các vòng đá tuổi được phủ kín đất; trên cùng lại xếp thêm một vòng đá nữa.

Nhà cửa : Người Cơ Lao ở nhà đất thường ba gian hai chái. Mái lợp tranh. Ở Hoàng Su Phì đôi khi người ta lợp bằng những máng nứa theo kiểu lợp ngói âm dương. Vách đan bằng nứa, có khi người ta đan bằng những cây gỗ nhỏ... Người Cơ Lao Ðỏ làm nhà trình tường như người láng giềng Pu Péo.

Trang phục : Cá tính trang phục không rõ ràng chịu ảnh hưởng của trang phục (hay gần gũi) với cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái như (Tày, Nùng Giáy...) về kỹ thuật và phong cách mỹ thuật.

+ Trang phục nam : Đàn ông Cơ Lao mặc quần như nhiều dân tộc vùng biên giới phía Bắc.

+ Trang phục nữ : Phụ nữ Cơ Lao mặc quần, áo dài 5 thân cài nách cùng loại với áo người Nùng, Giáy nhưng dài quá đầu gối, được trang trí bằng nhiều miếng vải khác màu khâu đáp lên ngực áo từ giữa ngực sang nách phải, theo mép xẻ. Trước đây người Cơ Lao Trắng, Cơ Lao Xanh còn mặc thêm chiếc áo ngắn tay ra ngoài áo dài để phô những miếng vải mầu đắp trên tay áo trong, chân cuốn xà cạp.


Phương tiện vận chuyển : Dùng ngựa để thồ hàng là một phương tiện vận chuyển phổ biến của người Cơ Lao. Họ quen dùng địu đan bằng giang có hai quai đeo vai. Hàng ngày họ phải địu nước về nhà; ở vùng núi đất, dùng máng lần đưa nước về đến tận nhà hay gần nhà.

Ăn : Tuỳ nơi, họ ăn ngô chế thành bột mèn mén hoặc ăn cơm, quen dùng bát, thìa muôi bằng gỗ.

Thờ cúng : Người Cơ Lao tin mỗi người có 3 hồn; lúa, bắp và gia súc cũng đều có hồn. Hồn lúa (hồn lúa bố, hồn lúa mẹ, hồn lúa vợ và hồn lúa chồng) được cúng mỗi khi gặt xong và cúng vào dịp Tết 5 tháng 5. Tổ tiên được thờ 3 hay 4 đời. Thần đất là vị thần quan trọng được gia đình và toàn bản thờ cúng, còn thần nương được tượng trưng bằng hòn đá kỳ dị đặt vào hốc đá cao nhất trên nương.

Lễ tết : Người Cơ Lao ăn Tết Nguyên đán, Tết Mùng 3 tháng 3, mùng 5 tháng 5, 15 tháng 7 và mùng 9 tháng 9 âm lịch như nhiều dân tộc ở vùng đông bắc Việt Nam.

Học : Chữ Hán được sử dụng phổ biến trong việc cúng lễ. Ngày nay như các dân tộc khác trong cả nước, học sinh được học tiếng Việt và chữ phổ thông.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 22-01-2011 11:07

13. Dân tộc Cơ Tu
 

Tên gọi khác : Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang

Nhóm ngôn ngữ : Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á), gần gũi với tiếng Tà Ôi, Bru - Vân Kiều. Chữ viết ra đời từ thời kỳ trước năm 1975, trên cơ sở dùng chữ La-tinh để phiên âm, nhưng nay ít người sử dụng.

Dân số : 56.690 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : tại các huyện Hiên, Giằng (Quảng Nam), A Lưới, Nam Đông (Thừa Thiên-Huế)

Người Cơ Tu cư trú lâu đời ở miền núi tây bắc tỉnh Quảng Nam, tây nam tỉnh Thừa Thiên Huế, liền khoảnh với địa bàn phân bố tộc Cơ Tu bên Lào. Họ thuộc số cư dân cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Sinh sống trên vùng Trường Sơn hiểm trở, người Cơ Tu làm rẫy là chính, canh tác theo lối phát cây bằng rìu và dao quắm, rồi đốt, sau đó dùng gậy chọc lỗ để tra hạt giống, làm cỏ bằng cái nạo có lưỡi sắt uốn cong, tuốt lúa bằng tay. Rẫy đa canh, xen canh và cứ sau vài vụ lại bỏ hoá một thời gian dài trước khi canh tác tiếp. Mỗi năm chỉ gieo trồng một vụ. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi, dệt, đan lát, hái lượm, đánh cá, săn bắn và trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật. Vật nuôi chủ yếu là trâu, lợn, chó, gà. Song nguồn thực phẩm hàng ngày chủ yếu do hái lượm, săn bắn và đánh bắt cá đưa lại. Nghề thủ công chỉ có dệt vải và làm gốm (đồ đất nung) ở một số nơi phía giáp biên giới Việt - Lào; riêng đan lát phát triển rộng khắp. Kinh tế hàng hoá hạn hẹp, hình thức trao đổi vật đến nay vẫn thông dụng.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Quan hệ cộng đồng dân làng khá chặt chẽ. Làng là một đơn vị dân cư trên một địa vực nhất định và riêng biệt, tự quản dựa vào tập tục, đứng đầu là ông "già làng" được nể trọng. Sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc. Gia tài được xác định bằng chiêng ché, trâu, đồ đeo trang sức, vải. Người Cơ Tu theo chế độ phụ hệ, con lấy họ theo cha, chỉ con trai mới được thừa hưởng gia tài. Mỗi dòng họ người Cơ Tu đều có tên gọi riêng, người trong họ phải kiêng cữ một điều nhất định. Có chuyện kể về lai lịch của dòng họ và sự kiêng cữ đó.

Hôn nhân gia đình : Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa. Theo tập tục Cơ Tu, khi người họ này đã lấy vợ họ kia, thì người họ kia không được lấy vợ họ này, mà phải tìm ở họ khác. Tập tục người Cơ Tu cho phép khi chồng chết, vợ có thể lấy anh em chồng, khi vợ chết, chồng có thể lấy em hay chị vợ. Phổ biến hình thức con trai cô lấy con gái cậu. Việc kết hôn thường mang tính gả bán, và sau lễ cưới cô dâu đến ở nhà chồng. Chế độ một vợ một chồng phổ biến, nhưng cũng có một số người khá giả lấy hai vợ. Trước kia những người giàu thích tổ chức "cướp vợ".

Sinh đẻ : Người phụ nữ đẻ trong chòi dựng sau nhà hoặc đẻ ngay cạnh bếp lửa trong nhà, có vài phụ nữ giúp. Cái nhau bỏ vào vỏ bầu hoặc gói bằng vải, lá chuối chôn ở phía sau nhà. Sau 3 - 4 ngày hoặc một tuần sản phụ có thể đi làm. Qua vài ba tháng mới đặt tên cho đứa bé.

Tục lệ ma chay : Khi chết, những người trong cùng dòng họ được chôn cất bên nhau trong bãi mộ chung của làng. Làm nhà mồ, chung quanh mộ dựng nhiều tượng gỗ. Quan tài độc mộc bằng loại gỗ tốt được chôn kín hoặc không lấp đất. Nhà khá giả thì quàn tử thi dài ngày hơn, đám ma có mổ trâu, nhà mồ làm bằng gỗ đẹp, cầu kỳ, có nhiều hình trang trí đẽo tạc và vẽ. Người Cơ Tu có tục "dồn mồ". Sau ít năm mai táng, khi tang gia đã chuẩn bị đủ điều kiện kinh tế, phải tập trung hài cốt của tang gia trong làng cùng tiến hành một ngày. Không có tục cúng giỗ, tảo mộ.

Văn hóa - Văn nghệ : Người Cơ Tu có nhiều truyện cổ kể về sự tích, về xã hội con người, về sự phát sinh các dòng họ... Trong lễ hội thường trình diễn múa tập thể: nữ múa Dạ dạ, nam múa Ting tung. Nhạc cụ thường thấy là bộ chiêng 3 chiếc, cồng 1 chiếc, trống, sáo, đàn, nhị. Phụ nữ tài nghệ trong việc dệt các đồ án hoa văn bằng sợi màu trang trí với các hoạ tiết hình học phân bố và kết hợp khéo léo, chì và cườm trên vải. Nam giỏi trong điêu khắc trang trí ở nhà mồ, nhà công cộng, với những hình đầu trâu, chim, rắn, thú rừng, gà... cũng như trong việc vẽ hoa văn trang trí trên cây cột buộc con trâu tế. Người Cơ Tu có những điệu hát riêng của mình.

Nhà cửa : Người Cơ Tu ở nhà sàn, mái uốn khum ở hai hồi tựa dáng mai rùa. Ðầu đốc nhà thường nhô lên một đoạn khau cút đơn giản. Trước kia trong nhà có nhiều cặp vợ chồng và con gái cùng sinh sống, thường là các gia đình của những anh em trai với nhau. Trong làng người Cơ Tu, các nếp nhà sàn tạo dựng theo hình vành khuyên hoặc gần giống thế, toàn bộ nhà ở trong làng dựng thành một vòng, quây quanh khoảng trống ở giữa. Mỗi làng có ngôi nhà chung gọi là Gươl, cao lớn và đẹp nhất là nơi tiếp khách chung, hội họp, cúng tế, tụ tập chuyện trò vui chơi, sinh hoạt công cộng.

Trang phục : Có cá tính riêng trong tạo hình và trang trí trang phục, khác các tộc người khác trong khu vực, nhất là trang phục nữ. Người Cơ Tu ưa chuộng nhất bộ y phục bằng vải dệt nền đen có hoa văn bằng chì, thứ đến hoa văn bằng cườm trắng.

+ Trang phục nam : Nam đóng khố, ở trần, đầu hoặc vấn khăn hoặc để tóc ngắn bình thường. Khố có các loại bình thường (không trang trí hoa văn và ít màu sắc), loại dùng trong lễ hội dài rộng về kích thước và trang trí đẹp với màu sắc và hoa văn trên nền chàm. Mùa rét, họ khoác thêm tấm choàng dài hai, ba sải tay. Tấm choàng màu chàm và được trang trí hoa văn theo nguyên tắc bố cục dải băng truyền thống với các màu trắng đỏ, xanh. Người ta mang tấm choàng có nhiều cách : hoặc là quấn chéo qua vai trái xuống hông và nách phải, thành vài vòng rồi buông thõng xuống trùm quá gối. Lối khoác này tay và nách phải ở trên, tay và vai trái ở dưới hoặc quấn thành vòng rộng từ cổ xuống bụng, hoặc theo kiểu dấu nhân trước ngực vòng ra thân sau.

+ Trang phục nữ : Phụ nữ để tóc dài búi ra sau gáy hoặc thả buông. Xưa họ để trần, chỉ buộc một miếng vải như chiếc yếm che ngực, mặc váy ngắn đến đầu gối; mùa lạnh khoác thêm tấm chăn. Nay, phụ nữ Cơ Tu thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn, tay cộc. Về kỹ thuật đây có thể là một trong những loại áo giản đơn nhất (trừ loại áo choàng chỉ là tấm vải). Áo loại này chỉ là hai miếng vải khổ hẹp gập đôi, khâu sườn và trừ chỗ tiếp giáp phía trên làm cổ. Khi mặc cổ xòe ra hai vai thoạt tưởng như áo cộc tay ngắn. Áo được trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu, với các màu đỏ, trắng trên nền chàm. Váy ngắn cũng được cấu tạo tương tự như vậy, theo lối ghép hai miếng vải khổ hẹp gập lại thành hình ống. Họ ưa mang các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay đồng hồ (mỗi người có khi mang tới 5, 6 cái), khuyên tai bằng gỗ, xương, hay đồng xu, vòng cổ bằng đồng, sắt cũng như các chuỗi hạt cườm, vỏ sò, mã não… Nhiều người còn đội trên đầu vòng tre có kết nút hoặc những vòng dây rừng trắng (rơnơk) và cắm một số loại lông chim.

Một vài vùng có tục cưa răng cho nam nữ đến tuổi trưởng thành, khi đó làm tổ chức lễ đâm trâu. Ngoài ra người Cơ Tu còn có tục xăm mình, xăm mặt, đàn ông búi tóc sau gáy. Tuy nhiên, các phong tục này đã dần được loại bỏ.


Phương tiện vận chuyển : Gùi đeo sau lưng nhờ đôi quai quàng vào hai vai. Có loại gùi đan dày, gùi đan thưa, với các cỡ thích hợp với người dùng. Ðàn ông có riêng loại gùi ba ngăn (gùi cánh dơi).

Ăn : Người Cơ Tu thường ngày ăn cơm tẻ, ngày lễ hội có thêm cơm nếp. ¡n bốc là tập quán cổ truyền. Họ thích các món nướng, ướp và ủ trong ống tre, uống nước lã (nay nhiều người đã dùng nước chín), rượu mía, rượu tà- vạk (chế từ một loại cây rừng, họ dừa) và rượu làm từ gạo, sắn v.v... Họ hút thuốc lá bằng tẩu.

Thờ cúng : Đồng bào Cơ Tu tin vào Giàng (thần) và cúng tế các Giàng. Hàng năm, người Cơ Tu có nhiều lễ cúng lớn, nhỏ nhằm cầu xin các thần linh phù họ mọi sự may mắn, tốt lành, nhất là đối với việc làm rẫy. Nhiều lễ cúng của từng gia đình, nhưng cũng có các lễ cúng của làng, tiêu biểu là lễ đâm trâu do cả làng thực hiện. Lễ cúng nhỏ chỉ cần tế bằng gà, thậm chí dùng trứng gà; lớn hơn thì dùng lợn; cao hơn nữa là dùng trâu; xưa kia cao nhất dùng máu người. Theo người Cơ Tu, đối với các siêu nhiên, máu con vật hiến sinh quan trọng đặc biệt. Làng có thể có vật "thiêng" (thường là hòn đá) được cất giữ ở ngôi nhà chung, như một thứ bùa. Một số cá nhân cũng có loại bùa này.

Lễ tết : Lớn hơn cả là lễ đâm trâu (của làng cũng như của từng nhà), lễ "dồn mồ". Ăn tết theo làng, vào khoảng tháng giêng, tháng hai dương lịch, sau mùa tuốt lúa, trước hết có các nghi lễ cúng quải tại nhà và nhà công cộng. Tết cũng là dịp ăn uống và đón tiếp khách vui vẻ. Nay nhiều nơi tổ chức Tết vào dịp tết Nguyên đán.

Lịch : Người Cơ Tu tính ngày trong tháng theo chu kỳ thay đổi hình dạng của mặt trăng. Căn cứ vào đó để họ đặt tên cho từng ngày. Cho nên, có những ngày cùng một tên gọi. Theo kinh nghiệm và quan niệm dân gian, có ngày trồng sắn, khoai sẽ nhiều củ; có ngày trồng cà, ớt sẽ sai quả; có ngày nên dựng nhà, cưới hỏi...

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 28-01-2011 16:21

14. Dân tộc Dao
 

Tên tự gọi : Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng)

Tên gọi khác : Mán, Ðông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Ðại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Ðầu

Nhóm địa phương : Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài)

Nhóm ngôn ngữ : Mông - Dao (ngữ hệ Mông - Dao)

Dân số : 685.432 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Dân tộc Dao phân bố xen kẽ với nhiều dân tộc từ biên giới Việt - Trung, Việt - Lào tới một số tỉnh trung du và ven biển Bắc Bộ. Trong đó tập trung ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ,... Một số khác sinh sống ở miền trong như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Phước).

Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Dao sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương và lúa nước với nông cụ sản xuất thô sơ nhưng kỹ thuật canh tác khá tiến bộ. Họ vừa làm nương vừa làm ruộng. Xưa kia họ chuyên du canh du cư, nghĩa là sau dăm bảy năm họ bỏ làng bỏ bản đi tìm vùng đất mới. Ngày nay người Dao đã bỏ phong tục đó, xây dựng cuộc sống mới định canh định cư, vừa phát triển nương rẫy vừa bảo vệ và khai thác rừng hợp lý. Nương, thổ canh hốc đá, ruộng là những hình thức canh tác phổ biến ở người Dao. Tùy từng nhóm, từng vùng mà hình thức canh tác này hay khác nổi trội lên như: Người Dao Quần Trắng, Dao áo Dài, Dao Thanh Y chuyên làm ruộng nước. Người Dao Ðỏ - thổ canh hốc đá. Phần lớn các nhóm Dao khác làm nương du canh hay định canh. Cây lương thực chính là lúa, ngô, các loại rau màu quan trọng như bầu, bí, khoai... Họ nuôi nhiều lợn, gà, nhưng chủ yếu dùng trong những ngày ma chay, cưới xin, lễ tết. Họ chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà ở vùng lưng chừng núi và vùng cao còn nuôi ngựa, dê. Nghề trồng bông, dệt vải phổ biến ở các nhóm Dao. Họ ưa dùng vải nhuộm chàm. Một số nghề thủ công đã phát triển như dệt vải, rèn, mộc, làm giấy, ép dầu… Hầu hết các xóm đều có lò rèn để sửa chữa nông cụ. Nhiều nơi còn làm súng hoả mai, súng kíp, đúc những hạt đạn bằng gang. Nghề thợ bạc là nghề gia truyền, chủ yếu làm những đồ trang sức như vòng cổ, vòng chân, vòng tay, vòng tai, nhẫn, dây bạc, hộp đựng trầu... Nhóm Dao Ðỏ và Dao Tiền có nghề làm giấy bản. Giấy bản dùng để chép sách cúng, sách truyện, sách hát hay dùng cho các lễ cúng như viết sớ, tiền ma. Nhiều nơi có nghề ép dầu thắp sáng hay dầu ăn, nghề làm đường mật.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Trong thôn xóm tồn tại chủ yếu các quan hệ xóm giềng và quan hệ dòng họ. Người Dao có nhiều họ, phổ biến nhất là các họ Bàn, Ðặng, Triệu. Các dòng họ, chi họ thường có gia phả riêng và có hệ thống tên đệm để phân biệt giữa những người thuộc các thế hệ khác nhau.

Hôn nhân gia đình : Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai. Sau khi cưới, người con trai phải đến ở rể nhà vợ. Thời hạn ở rể có thể một vài năm hoặc có thể vĩnh viễn.

Sinh đẻ : Phụ nữ đẻ ngồi, đẻ ngay trong buồng ngủ. Trẻ sơ sinh được tắm bằng nước nóng. Nhà có người ở cữ người ta treo cành lá xanh hay cài hoa chuối trước cửa để làm dấu không cho người lạ vào nhà vì sợ vía độc ảnh hưởng tới sức khoẻ đứa trẻ. Trẻ sơ sinh được ba ngày thì làm lễ cúng mụ.

Tục lệ ma chay : Ma chay theo tục lệ xa xưa. Thày tào có vị trí quan trọng trong việc ma và làm chay. Nhà có người chết con cái đến nhà thầy mời về chủ trì các nghi lễ, tìm đất đào huyệt. Người ta kiêng khâm liệm người chết vào giờ sinh của những người trong gia đình. Người chết được liệm vào quan tài để trong nhà hay chỉ bó chiếu ra đến huyệt rồi mới cho vào quan tài. Mộ được đắp đất, xếp đá ở chân mộ. Ở một số nơi có tục hoả táng cho những người chết từ 12 tuổi trở lên. Lễ làm chay cho người chết diễn ra sau nhiều năm, thường được kết hợp với lễ cấp sắc cho một người đàn ông nào đó đang sống trong gia đình. Lễ tổ chức ba ngày, ngày đầu gọi là lễ phá ngục, giải thoát hồn cho người chết, ngày thứ hai gọi là lễ tắm hương hoa cho người chết trước khi đưa hồn về bàn thờ tổ tiên trong nhà, ngày thứ ba lễ cấp sắc. Người chết được cúng đưa hồn về quê cũ ở Dương Châu.

Văn hóa - Văn nghệ : Người Dao có nền văn hoá và lịch sử lâu đời. Mặc dù cơ sở kinh tế nói chung còn thấp, nhưng tri thức dân gian rất phong phú, đặc biệt là y học dân tộc cổ truyền. Họ không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá gọi là chữ Nôm Dao. Họ có kho tàng truyện cổ tích, thơ ca, hò vè được phổ biến rộng rãi, kể về các đề tài: đấu tranh với thiên nhiên, lao động sản xuất, quan hệ xã hội và gia đình,... thể hiện ước vọng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc v.v... như những truyện “Hai chị em”, “Bắt yêu tinh”. Ðặc biệt truyện Quả bầu với nạn hồng thuỷ, sự tích Bàn Vương rất phổ biến trong người Dao. Múa, nhạc được họ sử dụng chủ yếu trong các nghi lễ tôn giáo. Các nhạc cụ truyền thống được sử dụng như: trống, chiêng, chuông.

Nhà cửa : Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở trên núi cao. Thôn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất. Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú tuỳ nhóm mà ở nhà sẽ nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn nửa đất được chọn để trưng bày và giới thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất, là loại kiến trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Điều đặc biệt là toàn bộ ngôi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa lá, không có một chút gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ quí, có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre nứa lá còn những cột cái bằng gỗ quí có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở đi để làm ngôi nhà nơi ở mới.


Muốn làm nhà phải xem tuổi những người trong gia đình, nhất là tuổi chủ gia đình. Nghi lễ chọn đất được coi là quan trọng. Buổi tối, người ta đào một hố to bằng miệng bát, xếp một số hạt gạo tượng trưng cho người, trâu bò, tiền bạc, thóc lúa, tài sản rồi úp bát lên. Dựa vào mộng báo đêm đó mà biết điềm xấu hay tốt. Sáng hôm sau ra xem hố, các hạt gạo vẫn giữ nguyên vị trí là có thể làm nhà được.

Trang phục : Trang phục của hai nhóm Dao ở Quảng Ninh về cơ bản giống nhau: áo dài, quần, yếm, dây lưng, mũ khăn, xà cạp... Chỉ khác nhau ở cách tạo hình trang trí hoa văn. Áo, quần đều màu đen hoặc màu chàm.


+ Trang phục nam : Nam mặc quần, áo. Trước đây đàn ông để tóc dài, búi sau gáy hoặc để chỏm tóc dài trên đỉnh đầu, xung quanh cạo nhẵn. Ngày nay, hầu hết đã cắt tóc ngắn. Các nhóm Dao thường có cách đội khăn khác nhau. áo có hai loại, áo dài và áo ngắn.

+ Trang phục nữ : Phụ nữ Dao mặc rất đa dạng, thường mặc áo dài yếm, váy hoặc quần áo ngắn hoặc dài màu chàm và đầu đội khăn. Y phục rất sặc sỡ. Hiện trang phục nữ vẫn giữ được các nét hoa văn truyền thống. Họ không theo theo mẫu vẽ sẵn trên vải mà hoàn toàn dựa vào trí nhớ, thêu ở mặt trái của vải để hình mẫu nổi lên mặt phải. Nhiều loại hoa văn như chữ vạn, cây thông, hình chim, người, động vật, lá cây. Cách in hoa văn trên vải bằng sáp ong ở người Dao rất độc đáo. Muốn hình gì người ta dùng bút vẽ hay nhúng khuôn in vào sáp ong nóng chẩy rồi in lên vải. Vải sau khi nhuộm chàm sẽ hiện lên hoa văn mầu xanh lơ do phủ lớp sáp ong không bị thấm chàm.


Ăn : Người Dao thường ăn hai bữa chính trong ngày, bữa trưa và bữa tối. Chỉ những ngày mùa bận rộn mới ăn thêm bữa sáng. Người Dao ăn cơm là chính, ở một số nơi lại ăn ngô nhiều hơn ăn cơm hoặc ăn cháo. Thức ăn của người Dao chủ yếu là măng, rau, thỉnh thoảng có thịt cá. Cối xay lúa thường dùng là loại cối gỗ đóng dăm tre. Cối giã có nhiều loại như cối gỗ hình trụ, cối máng giã bằng chày tay, cối đạp chân, cối giã bằng sức nước. Họ thích ăn thịt luộc, các món thịt sấy khô, ướp chua, canh măng chua. Khi ăn xong, người ra kiêng để đũa ngang miệng bát vì đó là dấu hiệu trong nhà có người chết. Phổ biến là rượu cất, ở một vài nơi lại uống hoãng, thứ rượu không qua trưng cất, có vị chua và ít cay. Người Dao thường hút thuốc lá và thuốc lào bằng điếu cầy hay tẩu.

Thờ cúng : Người Dao vừa tin theo các tín ngưỡng nguyên thuỷ, các nghi lễ nông nghiệp vừa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Khổng giáo, Phật giáo và nhất là Ðạo giáo, có một số tục lệ thờ cúng phức tạp và tốn kém. Bàn vương được coi là thuỷ tổ của người Dao nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình. Người Dao thì tin rằng vạn vật đều có linh hồn gọi là “Hon” hoặc “Vần”. Khi một thực thể bị chết thì hồn lìa khỏi xác và biến thành ma. Theo quan niệm này bất kỳ ở đâu trên trái đất này đều có hồn và ma. Người Dao cũng thờ cúng tổ tiên như nhiều dân tộc khác. Bàn thờ dòng họ được đặt ở nhà tộc trưởng. Nhưng nói đến phong tục người Dao phải nói tới lễ cấp sắc. Đây là một nghi lễ, một sinh hoạt mà không một người đàn ông dân tộc Dao nào không trải qua, một nghi lễ vừa mang tính chất của Ðạo giáo, vừa mang những vết của lễ thành đinh xa xưa. Hiện nay ở tất cả các làng của người Dao các em trai ở lứa tuổi từ 13 - 14 tuổi được làm lễ cấp sắc. Lễ được diễn ra rất thiêng liêng có thầy cúng và bà con trong bản chứng kiến. Những chàng trai người Dao sau khi được cấp sắc coi như có quyền làm người lớn và chịu trách nhiệm trước cộng đồng dân tộc của mình.

Phương tiện vận chuyển : Người Dao ở vùng cao quen dùng địu có hai quai đeo vai, vùng thấp gánh bằng đôi dậu. Túi vải hay túi lưới đeo vai rất được họ ưa dùng.

Lịch : Người Dao quen dùng âm lịch để tính thời gian sản xuất và sinh hoạt.

Học : Hầu hết các xóm thôn người Dao đều có người biết chữ Hán, Nôm Dao. Người ta học chữ để đọc sách cúng, sách truyện, thơ.

Chơi : Người Dao thích chơi đu, chơi quay, đi cà kheo.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

hoang.le 18-02-2011 15:40

15. Dân tộc Ê Đê
 

Tên gọi khác : Đêgar hay Anăk Ea Ðê, Ra Ðê (hay Rhađê), Ê Ðê, Êgar

Nhóm địa phương : Kpă, Adham, Krung, Mđhur, Ktul, Dliê, Hruê, Bih, Blô, Kah, Kdrao, Dong Kay, Dong Mak, Ening, Arul, Hwing, Ktlê, Epan

Nhóm ngôn ngữ : Malayô - Pôlinêxia (ngữ hệ Nam đảo)

Dân số : 306.333 người (ước tính năm 2003)

Cư trú : Sống tập trung ở tỉnh Đắc Lắc, nam tỉnh Gia Lai và miền tây hai tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên.

Người Ê Ðê là cư dân đã có mặt lâu đời ở miền trung Tây nguyên. Dấu vết về nguồn gốc hải đảo của dân tộc Ê Ðê đã phản ánh lên từ các sử thi và trong nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật tạo hình dân gian. Cho đến nay, cộng đồng Ê Ðê vẫn còn là một xã hội đang tồn tại những truyền thống đậm nét mẫu hệ ở nước ta.

Đặc điểm kinh tế - Hoạt động sản xuất : Người Ê Đê làm rẫy là chính, riêng nhóm Bích làm ruộng nước theo lối cổ xưa, dùng trâu dẫm đất thay việc cày, cuốc đất. Người Ê Ðê chủ yếu trồng lúa rẫy theo chế độ luân khoảnh. Rẫy sau một thời gian canh tác thì bỏ hoá cho rừng tái sinh rồi mới trở lại phát, đốt. Chu kỳ canh tác khoảng từ 5-8 năm tuỳ theo chất đất và khả năng hồi phục của đất. Rẫy đa canh và mỗi năm chỉ trồng một vụ. Ruộng nước trâu quần chỉ có ít nhiều ở vùng Bih ven hồ Lắc. Ngoài trồng trọt, đồng bào còn chăn nuôi, săn bắn, hái lượm, đánh cá, đan lát, dệt. Nay cà phê là cây trồng phát triển mạnh ở vùng Ê Đê. Gia súc được nuôi nhiều hơn cả là lợn và trâu, gia cầm được nuôi nhiều là gà, nhưng chăn nuôi chủ yếu chỉ để phục vụ cho tín ngưỡng. Nghề thủ công gia đình phổ biến có nghề đan lát mây tre làm đồ gia dụng, nghề trồng bông dệt vải bằng khung dệt kiểu Inđônêdiêng cổ xưa. Nghề gốm và rèn không phát triển lắm. Trước đây việc mua bán, trao đổi bằng phương thức hàng đổi hàng.

Tổ chức cộng đồng - Quan hệ xã hội : Xã hội Ê Ðê vận hành theo tập quán pháp truyền của tổ chức gia đình mẫu hệ. Cả cộng đồng được chia làm hai hệ dòng để thực hiện hôn nhân trao đổi. Làng gọi là buôn và là đơn vị cư trú cơ bản, cũng là tổ chức xã hội duy nhất. Người trong một buôn thuộc về nhiều chi họ của cả hai hệ dòng nhưng vẫn có một chi họ là hạt nhân. Ðứng đầu mỗi làng có một người được gọi là chủ bến nước (Pô pin ca) thay mặt vợ điều hành mọi hoạt động của cộng đồng. Trong gia đình người Ê Đê, chủ nhà là phụ nữ, theo chế độ mẫu hệ, con cái mang họ mẹ, con trai không được hưởng thừa kế. Đàn ông cư trú trong nhà vợ. Nếu vợ chết và bên nhà vợ không còn ai thay thế thì người chồng phải về với chị em gái mình. Nếu chết, được đưa về chôn cất bên người thân của gia đình mẹ đẻ.

Hôn nhân gia đình : Người phụ nữ chủ động trong việc hôn nhân, nhờ mai mối hỏi chồng và cưới chồng về ở rể. Khi một trong hai người qua đời thì gia đình và dòng họ của người quá cố phải có người đứng ra thay thế theo tục "nối dòng" (chuê nuê) để cho người sống không bao giờ đơn lẻ, sợi dây luyến ái giữa hai dòng họ Niê và Mlô không có chỗ nào bị đứt theo lời truyền bảo của ông bà xưa.

Tục lệ ma chay : Khi có người chết thì tục nối dòng phải được thực hiện. Người chết già và chết bệnh thì tang lễ được tổ chức tại nhà rồi đưa ra nghĩa địa thổ táng. Xưa kia có tục người trong một dòng họ chết trong một thời gian gần nhau thì các quan tài được chôn chung một huyệt. Vì quan niệm thế giới bên kia là sự tái hiện thế giới bên này nên người chết được chia tài sản đặt ở nhà mồ. Khi dựng nhà mồ, lễ bỏ mả được tổ chức linh đình, sau đó là sự kết thúc việc săn sóc vong linh và phần mộ.

Văn hóa - Văn nghệ : Người Ê Đê có kho tàng văn học truyền miệng phong phú: thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các Khan (trường ca, sử thi) nổi tiếng với Khan Đam San, Khan Đam Kteh Mlan... về hình thức biểu diễn là loại ngâm kể kèm theo một số động tác để truyền cảm. Về dân ca có hát đối đáp, hát đố, hát kể gia phả... Đồng bào yêu ca hát và thích tấu nhạc. Nhạc cụ có chiêng, cồng, trống, sáo, khèn, đàn... trong đó nổi tiếng ở bộ cồng chiêng gồm 6 chiêng bằng, 3 chiêng núm, một chiêng giữ nhịp và một trống cái mặt da. Không có một lễ hội nào, một sinh hoạt văn hoá nào của cộng đồng lại có thể vắng mặt tiếng cồng chiêng. Bên cạnh cồng chiêng là các loại nhạc cụ bằng tre nứa, vỏ bầu khô như các dân tộc khác ở Trường Sơn, Tây Nguyên, nhưng với ít nhiều kỹ thuật riêng mang tính độc đáo. Ðing năm là loại nhạc cụ phổ biến của người Ê Đê và được nhiều người yêu thích.


Nhà cửa : Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà sàn dài. Nhà Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà người Chăm và các dân tộc khác ở Tây Nguyên. Nhà dài của gia đình lớn mẫu hệ. Gia đình ngày càng đông người sẵn của, nhà càng dài, có những nhà dài trăm mét. Bộ khung kết cấu đơn giản. Nhà chỉ có hai hàng cột ngang, kết cấu theo vì cột, không kết cấu theo vì kèo. Nhà làm bằng gỗ, tre, lợp mái tranh, những năm gần đây nhiều nhà dài đã tách hộ và lợp tôn, ngói. Nhà Ê Đê đặc sắc ở kiến trúc mô phỏng hình thuyền hình thức thượng thách - hạ thu (vách dựng nghiêng mép trên ra phía ngoài và mái hình thang cân, cạnh đáy là đường nóc, hai đầu mái nhô ra). Mỗi đầu nhà đều trổ cửa ra vào: cửa chính nhìn về phía Bắc, nay phổ biến nhìn ra đường đi. Cái được coi là đặc trưng của nhà Ê Đê là hình thức của thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt. Đặt biệt là ở hai phần. Nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài, chiếng ché... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hàng lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp... Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.

Việc làm nhà được cả làng quan tâm. Sự giúp đỡ lẫn nhau về nguyên vật liệu: gỗ, tre, nứa và tranh lợp cũng như ngày công thông qua hình thức gọi là H’rim zít (tổ chức "giúp công" lao động hay "đổi công" trong làng). Lễ khánh thành được tiến hành sau khi dựng xong hàng cây chân vách. Nhưng việc dọn lên nhà mới có thể được thực hiện trước đó một thời gian dài khi các điều kiện để khánh thành nhà chưa cho phép. Nữ giới là đoàn người đầu tiên được bước lên sàn nhà mới. Họ mang theo nước và lửa để sưởi ấm và tưới mát cho nơi cư trú mới mẻ này. Ðó là cách chúc phúc cho ngôi nhà và các thành viên của gia chủ. Dẫn đầu các thành viên nữ là một khoa sang – bà chủ của gia đình mẫu hệ.

Trang phục : Có đầy đủ các thành phần, chủng loại trang phục và phong cách thẩm mỹ khá tiêu biểu cho các dân tộc khu vực Tây Nguyên. Y phục cổ truyền của người Ê Đê là màu chàm, có điểm những hoa văn sặc sỡ. Đàn bà mặc áo, quấn váy tấm dài đến gót, mùa hè thì ở trần hay mặc áo ngắn chui đầu. Đàn ông đóng khố, mặc áo cánh ngắn chui đầu. Mùa lạnh, nam nữ thường choàng thêm một tấm mền. Đồng bào dùng các đồ trang sức bằng bạc, đồng, hạt cườm đeo ở cổ và tay, chân. Ðội đầu có khăn, nón. Trước kia, tục cà răng qui định mọi người đều cắt cụt 6 chiếc răng cửa hàm trên và nhuộm đen răng, nhưng lớp trẻ ngày nay không cà răng nữa.


+ Trang phục nam : Nam để tóc ngắn quấn khăn màu chàm nhiều vòng trên đầu. Y phục gồm áo và khố. Áo có hai loại cơ bản: Một loại là áo dài tay, khoét cổ chui đầu, thân dài trùm mông, xẻ tà. Đây là loại áo khá tiêu biểu cho người Ê Đê qua trang phục nam. Trên nền chàm của thân và ống tay áo ở ngực, hai bên bả vai, cửa tay, các đường viền cổ, nơi xẻ tà gấu áo được trang trí và viền vải đỏ, trắng. Đặc biệt là khu giữa ngực áo có mảng sọc ngang trong bố cục hình chữ nhật tạo vẻ đẹp, khỏe. Một loại là áo dài (quá gối), khoét cổ, ống tay bình thường không trang trí như loại áo ngắn trên,... Khố có nhiều loại và được phân biệt ở sự ngắn dài có trang trí hoa văn như thế nào. Đẹp nhất là các loại ktêh, drai, đrêch, piêk, còn các loại bongbăl là loại khố thường. Áo thường ngày ít có hoa văn, bên cạnh các loại áo trên còn có loại áo cộc tay đến khủy, hoặc không tay. Áo có giá trị nhất là loại áo Ktêh của những người quyền quý có dải hoa văn "đại bàng dang cánh", ở dọc hai bên nách, gấu áo phía sau lưng có đính hạt cườm. Nam giới cũng mang hoa tai và vòng cổ.


+ Trang phục nữ : Phụ nữ Ê Đê để tóc dài buộc ra sau gáy. Họ mang áo váy trong trang phục thường nhật. Áo phụ nữ là loại áo ngắn dài tay, khoét cổ (loại cổ thấp hình thuyền) mặc kiểu chui đầu. Thân áo dài đến mông khi mặc cho ra ngoài váy. Trên nền áo màu chàm các bộ phận được trang trí là: cổ áo lan sang hai bên bả vai xuống giữa cánh tay, cửa tay áo, gấu áo. Đó là các đường viền kết hợp với các dải hoa văn nhỏ bằng sợi màu đỏ, trắng, vàng. Cái khác của trang phục áo nữ Ê Đê khác Gia Rai về phong cách trang trí là không có đường ở giữa thân áo. Cùng với áo là chiếc váy mở (tấm vải rộng làm váy) quấn quanh thân. Cũng trên nền chàm váy được gia công trang trí các sọc nằm ngang ở mép trên, mép dưới và giữa thân bằng chỉ các màu tương tự như áo. Đồ án trang trí tập trung hơn ở mép trên và dưới thân váy. Có thể đây cũng là phong cách hơi khác Gia Rai. Váy có nhiều loại phân biệt ở các dải hoa văn gia công nhiều hay ít. Váy loại tốt là myêng đếch, rồi đến myêng đrai, myêng piêk. Loại bình thường mặc đi làm rẫy là bong. Hiện nay nữ thanh niên thường mặc váy kín. Đếch là tên gọi mảng hoa văn chính ở gấu áo. Ngoài ra phụ nữ còn có áo lót cộc tay (áo yếm). Xưa họ để tóc theo kiểu búi tó và đội nón duôn bai. Họ mang đồ trang sức bằng bạc hoặc đồng. Vòng tay thường đeo thành bộ kép nghe tiếng va chạm của chúng vào nhau họ có thể nhận ra người quen, thân.


Phương tiện vận chuyển : Chủ yếu là gùi đan cõng trên lưng bằng đôi quai quàng qua vai. Ở vùng Krông Băk phổ biến có loại gùi cao cẳng. Vận chuyển trên bộ thì có voi nhưng không phổ biến lắm.

Ăn : Người Ê Ðê ăn cơm tẻ bằng cách nấu trong nồi đất nung hay nồi đồng cỡ lớn. Thức ăn có muối ớt, măng, rau, củ do hái lượm, cá, thịt, chim thú do săn bắn. Thức uống có rượu cần ủ trong các vò sành. Xôi nếp chỉ dùng trong dịp cúng thần. Nam nữ đều có tục ăn trầu cau.

Thờ cúng : Người Ê Đê có nhiều thần linh nên thực hiện nhiều kiêng cữ, cúng bái nhằm cầu mong mùa màng bội thu, người khoẻ mạnh, tránh rủi ro, hoạn nạn. Vị thần lớn nhất là đấng sáng tạo Aê Ðiê và Aê Ðu rồi đến thần đất (yang lăn), thần lúa (yang mđiê) và các thần linh khác. Phổ biến quan niệm vạn vật hữu linh. Các vị thần nông được coi là phúc thần. Sấm, sét, giông bão, lũ lụt và ma quái được coi là ác thần. Nghi lễ theo đuổi cả đời người và lễ cầu phúc, lễ mừng sức khoẻ cho từng cá nhân. Ai tổ chức được nhiều nghi lễ này và nhất là những nghi lễ lớn hiến sinh bằng nhiều trâu, bò, chè quý (vò ủ rượu cần) thì người đó càng được dân làng kính nể.

Lễ Tết : Người Ê Ðê ăn tết vào tháng chạp (tháng 12 lịch âm) khi mùa màng đã thu hoạch xong (không vào một ngày nhất định, tuỳ theo từng buôn). Sau tế ăn mừng cơm mới (hmạ ngắt) rồi mới đến tết (mnăm thun) ăn mừng vụ mùa bội thu. Ðó là tết lớn nhất, nhà giàu có khi mổ trâu, bò để cúng thần lúa; nhà khác thì mổ lợn gà.

Lịch : Nông lịch cổ truyền Ê Đê được tính theo tuần trăng: một năm có 12 tháng và được chia làm 9 mùa tương ứng với 9 công đoạn trong chu kỳ nông nghiệp rẫy: mùa phát rẫy, mùa đốt rẫy mới, mùa xới đất, mùa diệt cỏ... Mỗi tháng có 30 ngày.

Học : Việc học tập (học nghề, truyền bá kiến thức...) theo lối làm mẫu, bắt chước và nhập tâm, truyền khẩu. Ðến năm 1923 mới xuất hiện chữ Ê Ðê theo bộ vần chữ cái La-tinh.

Chơi : Trẻ em thường thích chơi cù quay, thả diều vằng có sáo trúc. Trò chơi đi cà kheo trên cao nguyên cũng lôi cuốn không ít thiếu niên Ê Ðê ở nhiều nơi. Trò bịt mắt dê, ném lao (ném xa và ném trúng mục tiêu cũng được nhiều trẻ em Ê Ðê ưa thích.

(nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Cuộc sống Việt)

ngotthuha231 15-04-2012 22:11

Thấy chưa...

Mọi người nhớ anh rồi đó. Hổng phải em khới lên nữa.

Quay lại mà hoàn thành topic này đê. b-)


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 01:08.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.