Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=19)
-   -   Những Con Tem Không Răng Cưa Quý Hiếm Của VNCH (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=13379)

HanParis 01-02-2015 17:22

Những Con Tem Không Răng Cưa Quý Hiếm Của VNCH
 
Người Pháp khi vào đô hộ Đông Dương đã có công đem lại cho ta hai phương tiện giao thông : Tem bì và Xe Lửa. Dĩ nhiên họ không tốt lành gì nhưng đã cho phát triễn ngành hoa xa và tem thư để củng cố chế độ thực dân.

Tuy nhiên, nhờ họ mà nước ta đã có nhiều đường xe lửa danh tiếng từ Bắc chí Nam. Chemin de Fer trong tiếng Pháp được dịch ra nôm na là Đường Sắt, từ này tôi thấy dân Pháp ngày nay ít dùng tới.

Và Timbres (stamps) được dân Việt đọc trại thành Tem cho đến ngày nay. Những ai chuyên sưu về tem bì VNCH chắc chắn đã từng đọc qua quyển sách để đời của nhà ST Nguyễn Bảo Tụng đã từng soạn cuốn '20 years of the Vietnamese Philatély; 20 ans de la Philatélie Vietnamienne 1951-1971' do Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa - Việt Nam Cộng Hòa xuất bản năm 1971.'


http://www.vietstamp.net/forum/attac...1&d=1322652497

Bác Rồng của diễn đàn đã từng đề cập đến sách này.

Hàn cũng đang tìm đọc sách này nhưng bài này trong topic chỉ nhắc lại vài khía cạnh lịch sử khi Pháp bàn giao cho chính quyền VNCH ngành BĐ tại miền Nam VN dưới thời ông Diệm. Xin hẹn một dịp khác để 'kể' Ace nghe về ngành BĐ dưới thời Pháp thuộc từ Bắc Kỳ đến Nam Kỳ khi Pháp cho thiết lập vài nhà BĐ vùng xa tại nước ta. Nếu biết tiếng Pháp ta sẽ thấy thú vị biết được vài từ vựng Pháp về anh đưa thư, dân sưu tập tem bì, người ghét bì tem...

…Năm 1860, sở giao dịch về tem thư xuất hiện và hoạt động tại Tuleries (Pháp)- Bourse de timbres-poste. Một năm sau, cuốn Tổng mục bưu hoa đầu tiên được ấn hành. Trong năm 1864, trên những cột báo, người ta thấy danh từ "Timbrophile" (thích tem thơ). Nhà sưu tập bưu hoa P. Herpin đề nghị với thế giới nên dùng từ "Philatélie" (Yêu tem thơ) phản nghĩa với danh từ "Timbromanie" (Ghét tem thơ). "Philatélie" do chữ Hy Lạp - Philos, ou Bạn hữu, nghĩa thiết. Atelia: con niêm (Tiếng Việt dịch là Bưu-hoa đọc theo Tự-điển Pháp Việt Đào Duy Anh).

Sau cùng, ngày 29/12/1865, một cuộc bán đấu giá tem thơ đầu tiên được tổ chức tại phòng số 10 của Đại khách sạn Drouot, Ba Lê (Pháp) đã chính thức đưa tem vào thị-trường thương-mại quốc-tế.

Hoạt Động Của Cơ-Quan
Bưu-Chính Và Viễn-Thông Việt-Nam

Ngày 10 tháng giêng dương-lịch năm 1951, chính phủ Pháp đã giao trả cơ quan Bưu-Chính và Viễn-Thông cho Việt Nam, một trong nhiều cử-chỉ chứng tỏ rằng Việt-Nam đã dần dần thu hồi được chủ quyền và độc-lập. Trước kia còn phụ thuộc Pháp, nay trở về Việt-Nam, cơ quan Bưu-Chính Viễn-Thông đã có tính cách Quốc-Tế: Hội-Nghị Viễn-Thông Quốc-Tế họp ở Genève (Thụy-Sĩ) hồi tháng 8 năm 1951 đã có Đại-biểu Việt-Nam tham dự. Từ ngày 12 tháng 8 năm 1951, Việt-Nam đã được nhận làm Hội-viên của Cơ quan Viễn-Thông Quốc-Tế. Đại biểu Việt Nam đã dự Hội-Nghị Bưu-Chính họp ở Bruxelles (Bỉ) và đến kỳ họp Hội-Nghị Viễn-Thông Quốc-Tế ở Buenos-Aires (Argentine, Nam Mỹ) tháng 10 năm 1951, nước Việt-Nam cũng được mời dự.

Năm 1951, Việt Nam đã phát hành nhiều loại tem mới đặc-biệt: loại Quốc-Gia, loại Độc-Lập và loại Thống-Nhất và đã đặt được thêm nhiều đường dây thép trong các vùng mới bình định được, mở rộng đường điện thoại bằng cách thay hết máy "Cardi" cũ sang máy tự động mới.

Ngoài ra, Việt-Nam lại còn đặt đường liên lạc Quốc-Tế với các xứ Tân Calédonie, Ba-Lê (Paris), Cựu Kim Sơn (San Francisco), Betrouth, Đài Bắc, Hương-Cảng (HK), Ma-Ni, Bandoeng, Tân-Gia-Ba, Pondhichéry, Tokyo và Nouméa.

Hiện thời Việt-Nam đang đìều đình để đặt đường liên lạc Saigon-Bombay (Ấn-Độ).

Về tổ chức nội bộ, ông Tổng Giám-Đốc Bưu-Điện có hai ông Giám-Đốc Bưu-Chính và Giám-Đốc Viễn-Thông giúp việc, với nhiều nhân viên kỹ sư và chuyên môn về vô tuyến, điện tuyến, điện thoại. Tại ba phần nước Việt, (trước Hiệp-định Genève 1954) lại có các viên Giám-đốc địa phương trông coi khắp các bưu cục trong xứ và các đài vô tuyến, ở Trung-Việt 12 Bưu-Cục và 9 đài vô-tuyến, ở Nam-Việt 71 bưu-cục và 6 đài vô tuyến.

Nha Tổng Giám-Đốc ở Saigon có thiết lập được những lớp bổ túc chuyên môn cho nhân viên học hỏi thêm, đồng thời lại có riêng những xưởng rèn, xưởng làm đồ gỗ, xưởng làm các máy móc dụng-cụ về điện, để cung cấp cho nhu cầu hằng ngày, xưởng chữa xe hơi và sửa các máy điện thoại và vô tuyến.

Ngoài ra ban Giám-Đốc có lập ra một hợp tác xã, một quán cơm rẻ tiền và một cơ quan cứu-tế cho gia đình nhân viên. Sở tổ chức một đội bóng tròn và một ban nhạc kịch. Sở cũng có xe hơi riêng chở con nhân viên đi học tại các trường và nhà nghĩ mát tại Vũng-Tàu và Đà-Lạt dành cho các nhân viên đến nghĩ ngơi dưỡng sức.


***

Các bài viết, chú thích liên hệ đến trang Bưu-Hoa Việt-Nam đều được trích từ quyển Bưu-Hoa Việt-Nam 1951-1971 của tác giả Nguyễn-Bảo-Tụng xuất bản năm 1971 tại Sài-Gòn Việt-Nam do Phủ Quốc-Vụ-Khanh Đặc-Trách Văn- Hóa Việt-Nam Cộng-Hòa yểm trợ tác giả xuất bản.

Nguồn : http://www.truclamyentu.info/temthuvietnam.htm


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 04:23.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.