Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF)

Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) (http://www.vietstamp.net/forum/index.php)
-   TEM Đông Dương in đè (tem tạm thời) : 1945 - 1946 (http://www.vietstamp.net/forum/forumdisplay.php?f=15)
-   -   Tourane Bưu điện cục (http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=8667)

vnmission 31-07-2011 20:52

Tourane Bưu điện cục
 
2 File đính kèm
Dấu "TOURANE BUU_DIEN_CUC" xuất hiện rất nhiều trên bộ tem HCT 1946 như là dấu CTO, giờ lại thấy cả trên bì thư dán tem in đè!

File Đính Kèm 140297

File Đính Kèm 140298

Tốt nhất nên tránh thật xa!

temhp88 17-05-2013 17:49

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi vnmission (Post 138563)
Dấu "TOURANE BUU_DIEN_CUC" xuất hiện rất nhiều trên bộ tem HCT 1946 như là dấu CTO, giờ lại thấy cả trên bì thư dán tem in đè!

File Đính Kèm 140297

File Đính Kèm 140298

Tốt nhất nên tránh thật xa!


Nhân thấy bì thư này trên ebay, temhp xin đưa lên đây, xin ý kiến của các bác và các bạn:


VAPUTIN 17-05-2013 19:12

Trích dẫn:

Nguyên văn bởi temhp88 (Post 188524)
Nhân thấy bì thư này trên ebay, temhp xin đưa lên đây, xin ý kiến của các bác và các bạn:


Không biết người phát thư bên Pháp làm gì với cái thư này?
Lên Google dịch chăng? :D

vnmission 17-05-2013 20:00

5 File đính kèm
Nhật ấn Tourane Bưu điện cục 1946 xuất hiện khá nhiều:


Nhất là nhật ấn 12-11 như bì thư trên!


Ngoài nhật ấn Hà Nội, tôi đã thấy gần 20 địa phương khác nhau có dấu nhật ấn Bưu điện cục kiểu này thời 1946, trong đó có những bì thư thật.

File Đính Kèm 185071
Bì thư của Ron Bentley, nhật ấn Thái Bình Bưu điện cục 10-10 46, mặt sau có dấu đến Hà Nội

Do đó nhiều khả năng đây là nhật ấn thật. Đương nhiên đa số bì là loại sưu tập, giá trị thấp.

BoZoo 17-05-2013 20:48

Chữ 'CỤC' trong bưu điện cục theo tôi nghĩ thường dùng cho các thành phố lớn, còn các vùng nông thôn thời bấy giờ hay dùng chữ 'TRẠM'.

Tourane là tên tiếng Pháp của thành phố Đà Nẵng mà chúng ta đã thảo luận trong những mục khác của diễn đàn trước đây. Để lý luận về tính hợp lý của con dấu TOURANE BƯU ĐIỆN CỤC này ta hãy xem lại 2 bì thư anh VNMission đăng trên cùng, có ngày .?.. năm 1945 và 10/11/1946, và xem lại lịch sử vào khoảng thời gian này.

Tại trang Cổng thông tin điện tử TP Đà Nẵng, bài 'Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ hai ở mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng (20-12-1946)' có liên kết: http://www.danangcity.gov.vn/portal/...92&p_year_sel=

Tuy nhiên tôi vẫn copy một số đoạn như sau:

"Quảng Nam và Đà Nẵng ở vào vị trí đầu cầu của khu V, Trị Thiên và Hạ Lào, có hải cảng, sân bay, nơi quân Pháp đang đồn trú và chuẩn bị mở cuộc xâm lược mới. Theo kinh nghiệm lịch sử, khi chiến tranh toàn quốc nổ ra, thì Đà Nẵng sẽ là nơi quân Pháp và quân ta đụng độ đầu tiên. Để thống nhất chỉ đạo ở mặt trận này, Ủy ban Quân sự Quảng Nam - Đà Nẵng được thành lập do Đàm Quang Trung làm chỉ huy trưởng, Nguyễn Bá Phát chỉ huy phó, Huỳnh Ngọc Huệ chính trị viên. Trung đoàn 96 được bổ sung thêm tiểu đoàn 19, một tiểu đoàn dày dạn kinh nghiệm chiến đấu.

Tháng 11-1946, cấp trên quyết định sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng thành một đơn vị tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và chỉ định Tỉnh ủy mới do ông Trương Quang Giao, ủy viên Thường vụ Xứ ủy làm Bí thư, ông Trần Tống làm Phó bí thư và một số ủy viên. Ủy ban Kháng chiến tỉnh do ông Trần Đình Tri làm Chủ tịch. Ông Nguyễn Xuân Nhĩ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, được phân công phụ trách Chính trị viên Tỉnh đội. Ủy ban Kháng chiến tỉnh tiếp tục cử người đi củng cố các chiến khu. Các cơ quan ở Đà Nẵng bí mật dời tài liệu, máy móc ra ngoại thành. Cán bộ thực hiện quân sự hóa triệt để.

Về phía Pháp, từ ngày 5-12-1946 chúng đưa thêm bán lữ đoàn bộ binh lê dương số 13 và trung đoàn bộ binh lê dương số 3 cùng nhiều vũ khí, xe tăng đổ bộ lên cảng Đà Nẵng. Ngày 12-12-1946, tên đại tá Larèque đáp máy bay đến Đà Nẵng, lập bộ chỉ huy mặt trận.

..."


Một điều nữa, cụ Hồ và các nhà lãnh đạo VNDCCH ngay từ rất sớm đã bài Tây, và khuyến khích dùng chữ quốc ngữ, nên cái tên Tây đó chắc chắn không tồn tại vào mốc lịch sử như trên bì thư.

VAPUTIN 17-05-2013 23:52

Phong bì này nếu là hàng thật thì mấy cái "Touraine bưu điện cục" kia là đồ dỏm.

Va tui nghĩ rằng con dấu nhật ấn không phải dễ làm. Ngay cả thời Pháp còn phải đặt hàng tận Paris chứ không làm nổi ở Đông Dương vì phải dùng một loại hợp kim có độ cứng đặc biệt. Vậy một chính quyền non trẻ có trăm công nghìn việc thì việc đi chế tạo một con dấu nhật ấn kiểu "Việt Minh" là quá xa xỉ, tại sao không dùng các con dấu nhật ấn có sẵn?

http://www.vietstamp.net/forum/attac...9&d=1239942426

http://temviet.com/forum/index.php?a...ang-jpg.10194/

Thư này cũng có dấu cổ động A Bas. UB hành chính Nam bộ đưa ra khẩu hiệu "đả đảo bọn áp bức"?

Bạn bacgacon của temviet bình luận thư trên

Sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh vào tháng 8 năm 1945 ở các tỉnh miền tây nam bộ bọn Pháp thực dân không còn quyền lực để tái chiếm lại chính quyền , thời gian đó các Uỷ Ban Hành Chánh của ta nhanh chóng nắm lấy chính quyền sở tại , tại tỉnh Sóc Trăng chủ tịch Uỷ Ban Hành Chánh là ông Dương Kỳ Hiệp một nhà cách mạng nổi tiếng đã xây dựng và cũng cố nhiều đoàn thể cách mạng trong đó có Phong Trào Phụ Nữ Cứu Quốc.

Người gởi bì thư này là bà Trúc Hà một nhân sỉ của tỉnh Sóc Trăng và cũng là một trong những phụ nữ hoạt động hăng say nhất trong Phong Trào Phụ Nữ Cứu Quốc và cũng là một người bạn của thầy giáo Nghỉa (Dương Hiếu Nghỉa em của ông Dương Kỳ Hiệp ).Bức thư gởi đi cho ông Dương văn Giáo ở Sài Gòn cũng là một nhà hoạt động cách mạng , trên bì thư có hai con dấu cổ động rất quý hiếm những con dấu này chỉ tồn tại một khoảng thời gian ngắn từ khi Uỷ Ban Hành Chánh nắm lấy chính quyền từ tay người Nhật cho đến khi bọn Pháp theo chân quân Đồng Minh ( quân Anh) trở lại tái chiếm Đông Dương dưới chiêu bài giải giới quân Nhật.

Con dấu cổ động A Bas Les Oppresseurs (đả đảo bọn đàn áp) có thêm hàng chữ Hoa vì lý do tỉnh Sóc Trăng có rất nhiều người Việt gốc Hoa cư ngụ (đa số là người gốc Triều Châu) , con dấu rất hiếm chỉ xuất hiện trên những bì thư gởi đi từ tỉnh Sóc Trăng hay Bạc Liêu (thời gian này Bạc Liêu là một thị xã thuộc tỉnh Sóc Trăng).

Con dấu Học Tiếng Việt Nam bước đầu Tự Lập cũng rất quý hiếm nhưng có xuất hiện trên các bì thư của các tình Nam Bộ khác.

Cũng nên nói thêm là các bì thư thực gởi trong thời kỳ này ở các tỉnh miền Nam không thấy xử dụng tem Đông Dương in đè , bì thực gởi với tem in đè VNDCCH chỉ thấy xuất hiện từ Tourane trở ra phía Bắc.

VAPUTIN 18-05-2013 08:56

Thêm một cái thư có dấu Tourane-Annam 1946
Cũng có thể là hai dấu nhật ấn được dùng song song nhưng vì tất cả những bì thư có nhật ấn Tourane bưu điện cục phía trên đều là giả (cái 1 và 2 rõ nhất căn cứ vào hai cái phong bì) hoặc nghi ngờ là giả. Va tui nghĩ tốt nhất là không nên sưu tầm chúng.

http://images-02.delcampe-static.net...70/634_001.jpg

@BoZoo: tên Tourane rất phổ biến trước 1959 còn tên Đà nẵng chỉ mới được nhân dân bắt đầu dùng khi ông Diệm đổi tên các địa danh có nguồn gốc ngoại lai.

BoZoo 19-05-2013 00:24

BoZoo công nhận điều bác Vaputin nói, cho nên phần trên BoZoo chỉ giới hạn lại TP Đà Nẵng trong giai đoạn 2/9/1945 tới trước khi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946. Quân Pháp bắt đầu đánh chiếm trở lại TP Đà Nẵng vào ngày 5/12/1946 và từ đó trở đi Đà Nẵng dưới quyền kiểm soát của Pháp. Người Pháp trao lại Đà Nẵng cho Bảo Đại và Quốc gia VN năm 1950.

Với những mốc lịch sử như trên, thì việc sử dụng tem Đông Dương in đè ở Đà Nẵng giai đoạn từ 2/9/1945 đến tháng 11/1946 hoặc tem Đông Dương cũ như thế nào? Đây cũng là câu hỏi. Vì thú thực BoZoo cũng chưa tự giải thích nổi là bì thư ông Ba Chấn mà bác Vaputin đăng trong giai đoạn đó nghĩa thế nào? vì gửi từ Đà Nẵng (Tourane) đi Trà Vinh, ngày 20/12/1945, dùng tem Đông Dương chứ không phải tem Đông Dương in đè của VNDCCH. Chính vì vậy nghiên cứu tem trong những giai đoạn lịch sử này rất thú vị và còn nhiều điều mới mẻ đối với chúng ta. Bác nào hiểu rõ về vấn đề này xin chia sẻ!

Một vấn đề khác, bì thư của bác Congacon đề năm 1948 chứ không phải 1946. Nên mọi điều là hợp lý rồi. Lúc này người Pháp đã nắm lại những địa bàn chính của Nam Bộ, nên tem trên bì đó cũng là tem Đông Dương. Tuy nhiên BoZoo thắc mắc chưa tự giải thích được cái khẩu hiệu tiếng Pháp và tiếng Hoa đó? Lý do là đã là chính quyền trong tay người Pháp (dùng tem Đông Dương) thì họ không để khẩu hiệu đả đảo họ? BoZoo có nghĩ hay là đả đảo phái Cao Đài, Hòa Hảo chăng? Còn nếu thư gửi trong địa phận Việt Minh nắm mà lại dùng tem Đông Dương thì có hợp lý hay không?

Tien 19-05-2013 04:20

2 File đính kèm
Thêm con dấu "Tourane" nữa không biết có liên quan gì đến chủ đề không?

File Đính Kèm 185102

File Đính Kèm 185103

BoZoo 19-05-2013 06:14

Bì thư trên của bác Tiến thì cũng hợp lý thôi, từ Đà Nẵng (Tourane) gửi đi phòng Thương mại Đức ở Hamburg. Có điều phía dưới của con dấu đề là Vietnam chứ không đề Annam (Trung kỳ) nữa vì lúc này Tourane thuộc VNCH. Như bác Vaputin đã đề cập ở trên mãi đến khoảng 1959 ông Diệm mới đổi tên Tourane trở lại thành Đà Nẵng như tên đã được gọi từ trước khi người Pháp thôn tính và đổi tên năm 1889.


Thời gian được tính theo giờ GMT +7. Bây giờ là 01:21.

©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.