Vì sao năm Mão của Việt Nam là năm con Mèo?

Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam.

Ông Thông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa.

Tem Tết Kỷ Mão (1999) của Việt Nam.

Theo công trình nghiên cứu của ông Thông, trong lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu văn hoá ít nhất 2.000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên cứu hết sức rắc rối và phức tạp.

Tìm hiểu về gốc của tên 12 con giáp là một cơ hội để chúng ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn thì sự thật không phải vậy.

Tem Tết Tân Mão (2011) của Việt Nam.

Tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài... hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này.

Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu, ông Thông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi con Thỏ. Người Trung Quốc dùng Thỏ thay cho Mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc, Thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ Mèo. Chỉ có người Việt mới dùng Mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo... Vì thế mà Mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn, điều này cũng thể hiện qua các thành ngữ, ca dao tục ngữ: Con Mèo mà trèo cây cau/Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà; Mèo mả gà đồng; Mèo nào cắn mỉu nào…

Tem Tết Tân Mão (1951) của Nhật Bản.

Do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nên các nước Châu Á khác, trừ Việt Nam, đều coi năm Mão là năm con Thỏ. Nhật Bản, nước đầu tiên trên thế giới phát hành tem Tết 12 con giáp, vào ngày 01-01-1951 đã phát hành mẫu tem mừng Tết Tân Mão với hình một bé gái Nhật Bản trong bộ kimono truyền thống đang bế một chú thỏ trắng. Đây là bộ tem Tết năm Mão đầu tiên trong dòng tem Tết 12 con giáp của thế giới.

Tem Tết Đinh Mão (1987) của Trung Quốc.

Phải đến 36 năm sau, Trung Quốc, nơi bắt nguồn quan niệm coi năm Mão là năm con Thỏ, mới phát hành mẫu tem mừng Tết Đinh Mão vào ngày 05-01-1987 với hình ảnh chú thỏ trắng theo phong cách tranh cắt giấy.

Tem Tết Đinh Mão (1987) của Việt Nam.

Sau Trung Quốc 1 ngày, ngày 06-01-1987, Việt Nam phát hành mẫu tem Tết năm Mão đầu tiên với hình ảnh hai ông cháu đang trồng cây đầu Xuân, bên chân người ông là một chú mèo xinh xắn.

Từ đó đến nay, nhiều nước trên thế giới đã phát hành những bộ tem mang hình con Thỏ mừng Tết các năm Mão nhưng chỉ riêng có Việt Nam phát hành tem Tết năm Mão mang hình con Mèo.

Viet Stamp
Các bài khác
Tìm Hiểu thêm về lịch sử tên gọi Quốc hiệu Việt Nam
02/09/2016 14:30
Bưu chính Mỹ in nhầm tượng Nữ thần Tự do trên tem
05/04/2014 00:40
Vovinam Việt Võ Đạo
01/03/2013
Nguồn gốc bí ẩn của phím @
12/09/2012

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÂU LẠC BỘ VIET STAMP (VSC)

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp số 69/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 26-8-2011.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Viet Stamp.
©2007-2014 Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Viet Stamp. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM;
Email: vietstamp.net@gmail.com; Điện thoại: 08.38111467; Hotline: 0918636791.

Ghi rõ nguồn “vietstamp.net” khi phát hành lại thông tin từ website này.