Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh

Phan Bội Châu (tên cũ là Phan Văn San), hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và nhiều bút danh khác) sinh ngày 26-12-1867 mât ngày 29-10-1940, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ Tĩnh).Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh. Sáu tuổi đã thuộc hết Tam tự kinh, bẩy tuổi đã hiểu kinh truyện, tám tuổi đã làm thông thạo loại văn cử tử. Mười ba tuổi, đi thi ở huyện đỗ đầu. Mười sáu tuổi, đỗ đầu xứ, nên cũng gọi là đầu xứ San.

Cụ Phan Bội Châu

Phan Chu Trinh, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam mât năm 1926.Cha ông là Phan Văn Bình giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 theo phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương. Sau khi kinh thành Huế thất thủ (1885), ông theo cha, tập luyện võ nghệ, bắn cung, cưỡi ngựa. Năm cha mất, Phan Chu Trinh mới 16 tuổi, gia đình phải dựa vào sự lo liệu của người anh cả. Năm 1892, ông đi học, bạn cùng học là Huỳnh Thúc Kháng kém ông 4 tuổi. Ông nổi tiếng học giỏi.Năm 1900, Phan Chu Trinh đỗ cử nhân; năm sau (1901), ông đỗ phó bảng. Năm 1902, ông vào học trường Hậu bổ, rồi ra làm quan với chức quan Thừa biện bộ Lễ.

Cụ Phan Chu Trinh

Hai ông Phan, hai nhà đại cách mạng cùng thời, cùng nổi danh, cùng nuôi ý chí phục quốc, đã sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

Trong cuộc đời hoạt động cứu nước, hai ông đã có nhiều cơ hội gặp nhau, ở quốc nội cũng như ở quốc ngoạị Song vì chính kiến khác biệt, hai ông chỉ là những kẻ đồng hành mà không là đồng chí .

Phong bì ngày đầu tiên kỷ niệm những nhà chí sĩ yêu nước

Phan Bội Châu chủ trương tôn quân và bạo động, lập Duy Tân Hội, tôn Kỳ Ngoại Hầu Cường Để làm minh chủ. Trong tập "Tự Phán" ông nêu tôn chỉ của Hội như sau:"Chuyên đánh đổ chính phủ Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến thiết quân chủ lập hiến quốc". Phan Bội Châu còn đề xướng phong trào Đông Du, vận động người trong nước xuất dương qua Trung Hoa, Nhật Bản du học để thâu nhận kiến thức mới của nước ngoài về giúp nước nhà, đồng thời mua vũ khí của Nhật để tiếp tay cho các cơ sở chống Pháp trong nước.

Phan Chu Trinh chủ trương đường lối ôn hòa, chú trọng việc giác ngộ quần chúng. Ông cho rằng ôn hòa thì tránh được cuộc đổ máu cho đồng bào, khi dân khôn thì nước mạnh và ngoại bang tất bị loại trừ. Xuất phát từ quan điểm đó, Phan Chu Trinh đã có chủ trương "Pháp Việt đề huề". Chủ trương này là một "sách lược quyền biến" trong đường lối hoạt động cách mạng của Phan Chu Trinh, khác sự hợp tác với người Pháp của Tôn Thọ Tường (mà Phan Chu Trinh, cũng như các ông Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt qua các bài thơ họa, đã từng chỉ trích), hay chủ trương của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh khi làm tạp chí Nam Phong, Đông Dương Tạp Chí.

Các bài khác
Tìm Hiểu thêm về lịch sử tên gọi Quốc hiệu Việt Nam
02/09/2016 14:30
Bưu chính Mỹ in nhầm tượng Nữ thần Tự do trên tem
05/04/2014 00:40
Vovinam Việt Võ Đạo
01/03/2013
Nguồn gốc bí ẩn của phím @
12/09/2012

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: CÂU LẠC BỘ VIET STAMP (VSC)

Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp số 69/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 26-8-2011.

Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Viet Stamp.
©2007-2014 Bản quyền thuộc Câu lạc bộ Viet Stamp. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM;
Email: vietstamp.net@gmail.com; Điện thoại: 08.38111467; Hotline: 0918636791.

Ghi rõ nguồn “vietstamp.net” khi phát hành lại thông tin từ website này.