Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) > Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 28-09-2009, 16:36
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định SAO LA (Pseudoryx nghetinhensis)

Để mở đầu cho topic mới của ecophila vậy nhé!

Một trong các loại động vật quý hiếm của Việt Nam, đã và đang được thế giới quan tâm và ra sức bảo vệ trước nguy cơ bị tuyệt chủng của chúng. Không thể không nói tới Saola.

Tạm thời, tôi xin copy lại một bài viết về Saola đã đăng trên Wikipedia tiếng Việt, ngày 23 tháng 9 năm 2009.

=> Nguồn:

SAOLA:

Sao la (danh pháp khoa học: Pseudoryx nghetinhensis) là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới sinh sống tại Việt Nam và Lào được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam.

Sao la được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Việt Nam vào tháng 5 năm 1992 trong một chuyến khảo sát được Bộ Lâm nghiệp Việt Nam và Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) tiến hành trong Vườn quốc gia Vũ Quang. Sau đấy, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 con sao la nữa cũng trong năm 1992. Việc khám phá ra loài sao la đã gây chấn động trên thế giới vì giới khoa học đã loại trừ khả năng có thể tìm thấy một loài thú lớn vào cuối thế kỷ 20. Sau này sao la cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào. Mãi đến năm 1996 người ta mới bắt và chụp ảnh được một con sao la còn sống tại Lào. Tháng 10 năm 1998 một lần nữa các nhà khoa học đã chụp ảnh được sao la trong tự nhiên trong Vườn quốc gia Pù Mát. Kể từ đó chỉ quay phim được một vài cá thể sao la. Tất cả các sao la được bắt giữ đều đã chết sau vài tuần.

Năm 1993 những mô tả khoa học đầu tiên về loài sao la được xuất bản. Lúc đầu sao la được gọi là dê sừng dài và trong tiếng Anh được gọi là Vu Quang ox (bò Vũ Quang). Ở Nghệ An loài thú này được gọi là sao la có nghĩa là cái xe sợi. Các nhà khoa học đã đề nghị một tên giống mới, Pseudoryx, do sự tương tự với các loài linh dương (oryx), cùng với nghetinhensis là nơi khám phá sao la (tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây).

Kết quả nghiên cứu ADN năm 1999 cho thấy sao la thật sự thuộc về Phân họ Trâu bò (Bovinae) mà nếu nhìn thoáng qua thì rất ít có điểm giống nhau. Họ hàng gần của sao la là chi Bò (Bos) và bò rừng Bison.

Sao la dài khoảng 1,3 đến 1,5 m, cao 90 cm và có trọng lượng khoảng 100 kg. Da màu nâu sẫm, trên mỗi móng có một đốm trắng. Sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm.

Sao la sống trong các khu rừng rậm chủ yếu gần nơi có suối trên độ cao 200 – 600 m trên mực nước biển. Do rất ít khi được quan sát nên người ta không biết nhiều về tập quán sinh sống của chúng. Nhờ tìm được xác chết của một con sao la lớn vào năm 1996, có độ tuổi được dự đoán vào khoảng 8 đến 9 tuổi, có thể xác định rằng thời gian sinh đẻ của sao la là trong tháng 5 hay đầu tháng 6. Mật độ của sao la trong Vườn quốc gia Vũ Quang được dự đoán không quá 100 con. Mật độ tại Lào chưa được biết rõ nhưng phân bố không được liên tục.


******

Dưới đây là một số hình ảnh của Saola có trên internet:





Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), Đêm Đông (28-09-2009), Đinh Đức Tâm (29-09-2009), hat_de (28-09-2009), jojo11111 (13-07-2010), man_nguyen_1996 (12-07-2010), open (29-09-2009), Tien (28-09-2009), tiny (26-01-2011), zodiac (29-09-2009)
  #2  
Cũ 28-09-2009, 16:56
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Saola trên tem của Việt Nam.

Dưới đây là một bộ tem Saola của Việt Nam (có sự tài trợ của WWF). Hình tem được lấy ra từ thư viện tem của VietStamp:






Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 28-09-2009, lúc 16:58
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), Đêm Đông (28-09-2009), Đinh Đức Tâm (29-09-2009), hat_de (12-07-2010), huuhuetran (29-09-2009), jojo11111 (13-07-2010), lambachtung (07-07-2011), man_nguyen_1996 (12-07-2010), open (29-09-2009), Poetry (29-09-2009), Tien (28-09-2009), tiny (26-01-2011), zodiac (29-09-2009)
  #3  
Cũ 28-09-2009, 23:15
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Xin cám ơn bác "ke vo danh" đã tham gia một cách nhiệt tình

Dưới đây cũng là tài liệu mạng mà Đêm Đông tìm thấy và nó được trình bày theo phong cách dân chơi tem. Xin giới thiệu một góc nhìn khác về loài sao la :




Sao la - mt loài mới, chỉ có một đại diện



Name:  1b.jpg
Views: 2679
Size:  37.2 KBName:  2b.jpg
Views: 2892
Size:  39.7 KB


Name:  3b.jpg
Views: 3207
Size:  40.1 KBName:  4b.jpg
Views: 2568
Size:  30.6 KB



Năm 1992, trong một cuộc khảo sát do Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tài trợ, khi đi sâu vào những khu rừng của dãy Trường Sơn, nhà động vật học Đỗ Tước đã phát hiện một cặp sừng dài và nhọn trong một ngôi nhà gần Khu Bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang. Với cái nhìn của một chuyên gia, ông đã nhận ra ngay cặp sừng này không phải của một loài động vật nào mà khoa học đã từng biết tới. Người dân địa phương cho biết đó là "sừng của con sao la, một loài thú hiếm và nhút nhát, thường chỉ gặp ở những vùng rừng sâu nhất".



Name:  kr sheet.jpg
Views: 3280
Size:  127.5 KB



Sau này, mọi người nhận thấy sao la cũng có thể được tìm thấy ở những nơi khác, nhưng tất cả đều nằm trong phạm vi khu vực rừng Trường Sơn. Cuối cùng, các nhà khoa học đã nhìn thấy loài thú này trong tự nhiên. Đến năm 1993, những mô tả khoa học đầu tiên về loài sao la đã được xuất bản. Loài thú lớn mới được phát hiện này được mang tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis bởi có hình dáng giống như loài linh dương (oryx) và có liên quan đến hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, nơi các nhà khoa học lần đầu tiên đã phát hiện ra loài này.



Name:  1a.jpg
Views: 2662
Size:  152.4 KBName:  2a.jpg
Views: 3497
Size:  156.7 KB


Thế giới đã vô cùng kinh ngạc khi biết tin sao la, loài thú lớn đầu tiên được phát hiện và mô tả sau một thời gian dài như vậy mà khoa học không hề biết cho đến tận cuối thế kỷ XX!
Điều làm cho sự phát hiện ra loài sao la trở nên đáng chú ý chính là những nét đặc biệt của loài thú này. Hầu hết các loài mới phát hiện thường chỉ là những biến thể của một loài đã được biết đến. Trong khi đó, sao la không những chỉ là một loài mới, mà còn là một “loài chỉ có một đại diện” – đó là một đại diện duy nhất được biết đến của một nhánh cao hơn trong bậc phân loại. Các phân tích ban đầu về gien cho thấy sao la là một phụ loài của họ bò (bao gồm bò, trâu và dê).



Name:  3a.jpg
Views: 2619
Size:  123.0 KBName:  4a.jpg
Views: 2614
Size:  122.3 KB


Tuy vậy, do đến nay vẫn chưa có những phân tích sâu hơn nên có thể vẫn còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ nữa về loài sao la. Sao la được phân biệt bởi một cặp sừng dài thẳng vuốt, trông như... con suốt của một cái guồng xe sợi (mà một số người nói rằng đó chính là nguồn gốc của tên gọi loài sao la). Ngoài cặp sừng độc đáo này, trên mặt của sao la còn có những đốm trắng rất dễ nhận thấy. Một đặc điểm khác biệt nữa của loài sao la là hai tuyến xạ lớn nằm gần hai mắt, được che bởi một lớp cơ dầy và sao la chỉ nâng lên khi nó cần phóng chất xạ đó ra ngoài.


Name:  1.jpg
Views: 2429
Size:  95.0 KBName:  2.jpg
Views: 2465
Size:  92.8 KB


Mặc dù sao la là một loài thú lớn có thể cân nặng tới 100kg và cao tới 90cm, nhưng vẫn rất ít khi trông thấy nó. Loài thú này được chụp ảnh trong tự nhiên lần đầu tiên vào tháng 10/1998, bằng máy bẫy ảnh của Dự án Lâm nghiệp Xã hội và Bảo tồn Thiên nhiên (viết tắt là SFNC) do Uỷ ban châu Âu tài trợ tại Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An). Kể từ đó, chỉ có vài cá thể sao la được quay phim. 16 con sao la bị người dân bắt giữ từ năm 1994 đều đã chết sau vài tuần, dẫn tới một nhận định: sao la không thể sống trong điều kiện bị nhốt giữ. Các cán bộ bảo tồn chuyên nghiệp chỉ nhìn thấy sao la trong môi trường tự nhiên duy nhất một lần. Tuy nhiên, người ta vẫn biết loài sao la sinh sống trên địa bàn sáu tỉnh ở Việt Nam và ba tỉnh ở Lào. Thực tế, loài sao la có thể có nguồn gốc ở những vùng rừng ẩm nhiệt đới đất thấp, nhưng do tình trạng phá rừng nghiêm trọng ở các vùng rừng đai thấp và do các áp lực từ việc săn bắn bừa bãi đã khiến cho loài vật này hiện nay chỉ còn tồn tại ở các vùng rừng trên núi cao dọc biên giới Việt Nam – Lào.



Name:  3.jpg
Views: 2448
Size:  93.4 KBName:  4.jpg
Views: 2608
Size:  82.5 KB

Loài sao la thật sự là một đại diện hoàn hảo của một khu vực tuy không lớn nhưng rất đặc biệt này. Tuy nhiên, do những áp lực của con người làm cho các vùng rừng ngày càng thu hẹp lại, nên quần thể sao la ngày một hiếm hơn. Dự đoán quần thể sao la còn lại khoảng 70-1.000 con. Tuy nhiên, những con số dự đoán này không phải do nghiên cứu đầy đủ đưa ra, mà phần lớn là do người dân địa phương nêu lên, dựa trên những câu chuyện kể lại của những người thợ săn. Điều rõ ràng là loài sao la rất hiếm trong toàn bộ khu vực này. Điều may mắn là sao la không được coi là có giá trị cao về dược phẩm cũng như thực phẩm, và nó cũng không phải là mục tiêu chính của các thợ săn, như tê giác hay bò tót. Tuy vậy, sao la vẫn vô ý bị bắt do vướng vào bẫy của một số loài khác như lợn rừng và hươu, và nó cũng sẽ vẫn bị bắn nếu bị các thợ săn phát hiện. Các vật phẩm của sao la thu hút đôi chút hiếu kỳ nơi những người dân thành thị ở Việt Nam, thường được bán với giá khoảng 25-65 USD, tuỳ theo kích cỡ của vật phẩm đó. Bởi vì sao la rất hiếm, nên chỉ một cá thể sao la mất đi là đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng quần thể sao la trên toàn cầu. Hơn nữa, loài thú này còn bị đe doạ bởi sự phá huỷ sinh cảnh của nó, khi các khu rừng quý giá đang bị chặt phá để con người làm nơi sinh sống và làm nông nghiệp.




Name:  w43133.jpg
Views: 2478
Size:  88.1 KB


Do số lượng còn rất ít và đặc tính khác biệt của loài sao la, cũng như do mức độ bị đe doạ cao,sao la đã trở thành một trong những ưu tiên cao nhất cho bảo tồn ở khu vực Đông Nam Á. Được xếp hạng ở mức Bị đe doạ tuyệt chủng (E) trong Danh sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN), chỉ hơn một thập kỷ kể từ khi được phát hiện, sao la đang đứng bên bờ tuyệt chủng!


( Nguồn vietnamnet)
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), Đinh Đức Tâm (29-09-2009), hat_de (28-09-2009), jojo11111 (13-07-2010), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (29-09-2009), man_nguyen_1996 (12-07-2010), minhduc (12-07-2010), open (29-09-2009), Poetry (29-09-2009), Tien (29-09-2009), tiny (26-01-2011), zodiac (29-09-2009)
  #4  
Cũ 29-09-2009, 08:22
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Có bài viết nào về SAO LA mời tiếp tục đăng bài ạh,
Tất cả các bài về SAO LA chọn ra 01 bài hay nhất, sẽ có 01 bì thư SAO LA gửi từ HÀ TĨNH hoặc NGHỆ AN đến cho bạn có bài hay nhất đó.
Gần 1 năm kể từ mục này ra đời
Qua nhiều bài khác nữa thì thấy anh Đêm Đông có những bài viết, hình ảnh hay nhất
Do vậy, eco sẽ gửi tặng anh 1 bì về Sao La sẽ được gửi từ Vinh hoặc Vũ Quang (khu vực phát hiện sao la đầu tiên) Dấu thực gửi sẽ là ngày 25/07/2010
Mong tất cả chúng ta cùng tiếp bước, viết những bài sôi động cho đàn!

Bài được Đinh Đức Tâm sửa đổi lần cuối vào ngày 11-07-2010, lúc 15:53
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), hat_de (29-09-2009), manh thuong (29-09-2009), man_nguyen_1996 (12-07-2010)
  #5  
Cũ 29-09-2009, 18:24
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Tiếp tục về Saola.

Trước khi chính thức được phát hiện vào năm 1993 - 1994, Saola vẫn được dân địa phương bàn tán và đồn thổi, coi như là một thú rừng không có thật và đầy nét kỳ bí, mang nhiều hình ảnh huyền thoại. Thế là một đồn mười, mười đồn trăm và Saola đã được người dân quanh vùng tả lạ như sau:

Một thú vật có hình dạng nửa dê rừng, nửa dê núi, mầu vàng hung. Ngoài ra còn như thế này:

- Một cái cổ dài ngoằng.
- Cái đầu thì nhỏ xíu.
- Thân dài hơn thước rưỡi.
- U vai rộng gần cả thước.
- Nặng gần một tạ.

Thú này rất hiếm thấy, vì thường hay trốn trong tận rừng sâu, hẻo lánh ít có bước chân người lui tới...Khi những lời đồn đãi này được lan rộng, đã kéo tới tình trạng nôn nao và ai nấy đều ao ước để có thể thấy được tận mắt con vật huyền thoại này. Nhất là trong thời gian trước kia, Việt Nam đã từng bị Pháp đô hộ; mà Pháp cũng không phải là dở để không khám phá ra được một gióng thú rừng như đã tả! Thế là từng nhóm chuyên viên về môi trường và chuyên gia về thú rừng đã được phân phối, đi sâu vào khắp các nẻo rừng còn rậm rạp và hẻo lánh. Mục dích chính là để kiểm tra lại một cách chính xác nhất, về thú rừng đã hoặc chưa có trên danh sách động vật học. Qua một thời gian dài, những đoàn khảo sát này đành về không. Và những gì người dân kháo nhau về Saola, họ đều nghĩ đó là những bịa đặt và dị đoan...

Chuyện này được chìm dần, cho tới năm 1993 thì lại bùng lên, khi một nguyệt san rất uy tín về thiên nhiên học đã cho đăng thêm những tin tức về Saola! Lần này, tất cả những chuyên viên và khoa học gia cùng đồng ý để lên đường, cố săn đuổi tin tức cho bằng được con vật này. Nhiều đoàn thám hiểm đã len lỏi lên những đồi núi của miền bắc Việt Nam, cao từ cả 1000 tới 1600 thước! Những dẫy núi trùng điệp sát biên giới Lào, giữa Nghệ An và Hà Tĩnh.

Cuối cùng, một tình cờ hy hữu đã xẩy ra vào năm 1994. Khi một người đi săn rùa, cùng lúc đã bẫy được một Saola cái còn non. Con thú này có mầu nâu, đốm trắng và một cặp sừng vừa nhú. Liền lập tức, cô Saola được hộ tống về Hà Nội, để trong vườn bách thú cho dân chúng chiêm ngưỡng. Các khoa học gia về thiên nhiên đã đặt tên là Vũ Quang.

Sau này, khi đã có chứng cớ rồi, hỏi dân làng quanh khu vực mà Saola được khám phá thì các nhà khoa học mới chưng hửng. Vì đã từ lâu lắm rồi, dân làng rất thường sắn bắn loại động vật qusy hiếm này. Họ cho biết, trung bình mỗi năm thì có ít nhất là 50 Saola bị săn. Đây là điều rất đau lòng và đáng lo ngại, vì tổng số Saola còn sống sót được dự đoán là không quá vài trăm con.

Sau lần khám phá đầy may mắn kia, Saola đã có tên khoa học là: Pseudoryx nghetinhensis (Pseudoryx, vì có cặp sừng giống Linh dương. Còn nghetinhensis là địa danh mà Saola được tìm thấy).

Hiện nay, không những tại Việt Nam mà toàn thế giới đã xếp Saola vào danh sách những thú rừng cực hiếm và cần bảo vệ bằng mọi giá.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), Đêm Đông (29-09-2009), hat_de (29-09-2009), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (30-09-2009), man_nguyen_1996 (12-07-2010), Tien (29-09-2009)
  #6  
Cũ 29-09-2009, 20:14
Tien Tien vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 03-12-2007
Bài Viết : 1,104
Cảm ơn: 17,889
Đã được cảm ơn 7,314 lần trong 1,057 Bài
Mặc định

26.000 chữ ký ủng hộ bảo tồn loài sao la

TT (HÀ NỘI) - Sáng 22-9, đại diện Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên tại VN (WWF) trao tặng 26.000 chữ ký do WWF thu thập từ 150 nước trên thế giới ủng hộ công tác bảo tồn sao la cho Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT).

Theo bà Trần Minh Hiền - giám đốc WWF, sự tồn tại của sao la đang bị đe dọa bởi các hoạt động săn bắn. Hiện loài sao la chỉ còn khoảng 20 cá thể và đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. “Hãy hành động để cứu lấy sao la bây giờ hoặc không bao giờ nữa” - bà Hiền kêu gọi.

Theo WWF, trong giai đoạn 2009-2012, Quỹ sáng kiến Darwin sẽ tài trợ khoảng 134.000 USD (hơn 2,4 tỉ đồng) để thực hiện dự án bảo tồn sao la và một số loài thú móng guốc quý hiếm ở dãy Trường Sơn.

Theo đó, đối tác thực hiện phía VN sẽ bao gồm WWF, Cục Kiểm lâm, Đại học Vinh, Đại học Huế nhằm triển khai các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng về bảo tồn các chủng quần móng guốc đặc hữu tại đây và các nguy cơ do săn bắn gây ra. Đồng thời nâng cao năng lực về lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, tạo tác động tích cực đến các cộng đồng và hệ thống quản lý rừng của nhà nước.


XUÂN LONG
(Tuoi Tre online)


Name:  scan0030.jpg
Views: 2605
Size:  203.3 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Tien vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), Đêm Đông (29-09-2009), Đinh Đức Tâm (30-09-2009), hat_de (30-09-2009), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (30-09-2009), man_nguyen_1996 (12-07-2010), nguyenquanghuyth (02-08-2010), zodiac (29-09-2009)
  #7  
Cũ 30-09-2009, 12:00
wwf_stamp wwf_stamp vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 05-03-2009
Đến từ: Tp Ho Chi Minh
Bài Viết : 101
Cảm ơn: 36
Đã được cảm ơn 825 lần trong 103 Bài
Mặc định Laos giành Saola với Việt Nam

Nói về Saola, như tài liệu ghi nhận thì loài này sống tập trung ở VN & Lào. Ở VN, ta phát hiện loài này lần đầu tiên ở Vườn Quốc Gia Vũ Quang vào năm 1992, do đó nó được đặt tên tiếng Anh là Vu Quang ox (bò Vũ Quang, thực ra thì giống loài hươu hơn, mà con này rất nhát). Saola cũng sống rừng Trường Sơn dọc biên giới với Lào và thực chất sống nhiều ở bên Lào (do chiến tranh, nên loài này chạy sang bên đó chăng ??). Tuy nhiên, khi "con thú của mình" lại được thế giới đặt tên VN, nên người bạn Lào "uất ức" ?? Lào bèn phát hành bộ tem Saola đầu tiên vào năm 1997 (Scott#1366-1368, giá catalogue năm 2008 là USD 5.35/ bộ sống 3 con, bộ này khá đẹp, để bữa nào gữi hình), Lào cũng làm phonecard Saola (xem hình), Ý Lào muốn thế giới biết loài này sống chủ yếu ở Lào, là thú của Lào chứ không phải VN đâu

Name:  Untitled-1.jpg
Views: 2958
Size:  63.0 KB

Mãi đến năm 2000 VN mới ra bộ Saola qua chương trình phát hành tem WWF của AG Groth (tờ 30 con/ 4 tờ & 1 sheet gồm 2 bộ, VN phát hành cả tem có răng & không răng). Tui nghe nói nhiều về tem KHÔNG RĂNG SHEET 2 BỘ NÀY nhưng mà chưa mua được. Nếu ai có, có thể bán cho tui với giá thương lượng được chăng ???
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn wwf_stamp vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (30-09-2009), Đinh Đức Tâm (30-09-2009), hat_de (12-07-2010), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (30-09-2009), man_nguyen_1996 (12-07-2010)
  #8  
Cũ 12-07-2010, 17:10
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Quay trở lại chổ này gần 1 năm
qua tuần (sẽ gửi vào ngày 25-26/7), eco sẽ gửi tặng cho anh Đêm đông 1 bì thư về sao la được gửi từ Vinh (Nghệ An) hoặc Vũ Quang (Hà Tĩnh) như lời hứa ở trên, dành cho bài viết và có nhiều hình ảnh hay nhất về loài này
Rất mong các bạn tiếp tục viết bài cho nhóm WAP ngày càng phát triển
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (12-07-2010), hat_de (12-07-2010), man_nguyen_1996 (12-07-2010), minhduc (12-07-2010), Poetry (12-07-2010), Tien (12-07-2010)
  #9  
Cũ 01-08-2010, 23:14
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Đêm đông đã nhận được món quà của Đinh Đức Tâm (Ecophila) gửi. Xin cám ơn Tâm rất nhiều và cũng xin post lên đây khoe cùng mọi người

Name:  P01-08-10_23-04.jpg
Views: 3128
Size:  39.1 KB
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (02-08-2010), hat_de (02-08-2010), huuhuetran (02-08-2010), j0j0 (01-08-2010), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (02-08-2010), man_nguyen_1996 (02-08-2010), Poetry (02-08-2010), quaden@_cute (02-08-2010)
  #10  
Cũ 02-08-2010, 07:38
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Đêm Đông Xem Bài
Đêm đông đã nhận được món quà của Đinh Đức Tâm (Ecophila) gửi. Xin cám ơn Tâm rất nhiều và cũng xin post lên đây khoe cùng mọi người

Dạ cái này là của mục bài viết về Sao La hay và có hình ảnh tem nhiều nhất ạh
còn mục bưu thiếp WAR do em bận quá, nên chưa gửi được ạh
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 02-08-2010, lúc 10:05
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (02-08-2010), manh thuong (02-08-2010), man_nguyen_1996 (02-08-2010), nguyenquanghuyth (02-08-2010), quaden@_cute (02-08-2010)
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.