Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Văn hóa - Nghệ thuật > Văn hóa

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 12-12-2011, 20:59
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định Hình tượng con rồng trong mỹ thuật dân gian Việt Nam

Hình tượng con rồng trong mỹ thuật dân gian Việt Nam

Rồng là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại. Việc xác định phong cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó



Hình tượng rồng thời Lý






Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay, các nhà khoa học chỉ thấy rồng tạc dưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn. Đó là nhưng con rồng thân tròn lẳng, khá dài và không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của một con rắn.


Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc.



Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.



Name:  IMG_5182-Copy.jpg
Views: 965
Size:  79.2 KB



( theo nonnuocvietnam và tu lieu hình ảnh của bạn Tieunhi)
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Anphudong (13-12-2011), chie (24-01-2012), Dat_stamp (13-12-2011), hat_de (12-12-2011), herby (13-12-2011), hoavienquanbl (13-12-2011), lantham_0072005 (13-12-2011), manh thuong (13-12-2011), nguyenhuudinhue (19-12-2011), Pink Kole (13-12-2011), Poetry (12-12-2011), quaden@_cute (12-12-2011), Tiểu Nhi (12-12-2011), Tien (13-12-2011), Tienhuong (13-12-2011), xihuan (13-12-2011)
  #2  
Cũ 12-12-2011, 22:17
Tiểu Nhi's Avatar
Tiểu Nhi Tiểu Nhi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Cộng tác viên CLB Viet Stamp
 
Ngày tham gia: 19-05-2010
Đến từ: 113409
Bài Viết : 823
Cảm ơn: 846
Đã được cảm ơn 4,453 lần trong 858 Bài
Mặc định

Hình tượng rồng thời Trần

Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Rồng thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay. Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vẩy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.






Hình tượng rồng thời Lê

Rồng thời Lê (thế kỷ XV) thay đổi hẳn. Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), qui (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).






Hình tượng rồng thời Nguyễn

Rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.








Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Tiểu Nhi vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Anphudong (13-12-2011), Đêm Đông (12-12-2011), Đinh Đức Tâm (25-01-2012), chie (24-01-2012), Dat_stamp (13-12-2011), hat_de (13-12-2011), helicopter (12-12-2011), herby (13-12-2011), hoavienquanbl (13-12-2011), j0j0 (24-01-2012), lantham_0072005 (13-12-2011), manh thuong (13-12-2011), nam_hoa1 (13-12-2011), nguyenhuudinhue (19-12-2011), Pink Kole (13-12-2011), Poetry (12-12-2011), quaden@_cute (13-12-2011), Tien (13-12-2011), Tienhuong (13-12-2011), xihuan (13-12-2011)
  #3  
Cũ 24-01-2012, 17:30
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định

Hình tượng Rồng thời Nguyễn trên Tem Bưu chính.



Rồng trên nóc Phu Văn Lâu (Huế).



Rồng trên nóc Điện Thái Hòa (Huế).

Name:  Rong thoi Nguyen o Ung Lang (lang vua Khai Dinh)_resize.jpg
Views: 709
Size:  64.5 KB

Name:  MC Rong Lang KD.jpg
Views: 839
Size:  222.0 KB

Rồng ở bậc thềm Lăng Khải Định (Ứng Lăng), Huế.
__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (24-01-2012), Đinh Đức Tâm (25-01-2012), chie (24-01-2012), Dat_stamp (24-01-2012), hat_de (25-01-2012), hoavienquanbl (24-01-2012), j0j0 (24-01-2012), manh thuong (25-01-2012)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Vệ tinh Cosmos - Một trong những chương trình không gian nổi bậc của Liên Xô Angkor Bản tin Tem thế giới 0 13-08-2020 16:48
Công Chúa Ếch Trong Nghệ Thuật Khỏa Thân HanParis Các loại khác 0 08-04-2014 16:03
Triển lãm Tem bưu chính "Các loại hình nghệ thuật trong nền Văn hóa Phật giáo" Poetry Triển lãm trong nước 1 18-05-2013 00:36
Mèo trong tranh dân gian Đông Hồ Poetry Hội họa - Điêu khắc 0 04-02-2011 11:01
Ý nghĩa hình tượng con hổ trong dân gian Poetry Văn hóa 5 20-02-2010 02:06



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.