Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > NHÀ TRƯNG BÀY VIET STAMP > Trưng bày TEM > Các phòng trưng bày TEM riêng > temVNCH

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 20-12-2007, 21:15
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định Bì Thư Kỷ Niệm QGVN 1951-1956

LỜI NÓI ĐẦU

Dòng tem VNCH đã chấm dứt vào ngày 30/4/1975 sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng. BÌ THƯ KỶ NIỆM của tem VNCH được chia làm các loại như sau :
A. BÌ THƯ NGÀY ĐẦU TIÊN (FDC) : trên tấm FDC có rất nhiều điều cần tìm hiểu : dấu Ngày đầu tiên, dấu Kỷ niệm, cổ động, dấu tỉnh, hình Logo, hình Cachet…
Ngày 28/4/1949 cựu Hoàng đế Bảo Đại trở về VN, thành lập tại phần phía Nam Quốc gia Việt nam. Dòng tem Quốc gia Việt nam được tính từ 6/6/1951 đến 26/10/1955 thì chấm dứt. Bắt đầu từ ngày này cho đến 30/4/1975 là dòng tem của Việt Nam Cộng Hòa.
1. FDC của thời kỳ Quốc gia VN ( Bảo Đại ) hầu hết chưa có dấu NGÀY ĐẦU TIÊN. Thời gian này xuất hiện rất nhiều dấu kỷ niệm đặc biệt, dấu cổ động, dấu Philatelie, dấu Bưu hoa, …. Đặc điểm của thời kỳ này là các bộ tem phát hành cùng lúc tại nhiều thành phố : Hà nội, Hải Phòng, Tourane, Sài gòn …. Chính vì vậy, trong bộ sưu tập nên chú ý đến con dấu của các tỉnh và các loại dấu kỷ niệm.
2. FDC của thời kỳ VNCH đều có dấu NGÀY ĐẦU TIÊN (trừ các bộ tem Quân bưu). Có nhiều bộ khi phát hành có dấu cổ động. Thông thường, FDC phát hành tại Sài gòn. Sau này, vào thập niên 70 một số bộ tem được phát hành đồng thời tại nhiều tỉnh khác nhau.
Trong bộ sưu tập cũng có những bì thư có chữ ký của VIP, của họa sĩ.
Để kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên của bộ tem, người sưu tập thường dùng những bì thư in sẵn Logo do Bưu điện bán hoặc loại bì thư có hình vẽ đã được kiểm duyệt. Có thể kể tên 1 số nhà sản xuất FDC như : Ngô Nhị Tường, Trần Quang Hải, Lê Thanh Liêm, …

B. BÌ THƯ CÁC CHUYẾN BAY ( FFC ) : là loại bì thư kỷ niệm ngày đầu tiên thực hiện các chuyến bay của các hãng hàng không. Các bì thư này thường có dấu kỷ niệm đặc biệt, dấu đi và dấu đến.

C. BÌ THƯ KỶ NIỆM CÁC SỰ KIỆN : loại bì thư kỷ niệm các sự kiện về văn hóa, chính trị, xã hội xảy ra trong nước và quốc tế. Vào các ngày đó, Bưu điện làm những con dấu kỷ niệm. Nhà sưu tập thường đóng lên các bì thư có con tem nội dung phù hợp. Có thể kể đến 1 số bì tiêu biểu như : ngày Quân lực 9/7/1971, ngày con người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng 25/7/1969 …. Những bì thư kỷ niệm cũng được in ấn rất đẹp, có cachet thường lấy từ các tấm ảnh thời sự.
Ngoài ra , còn có rất nhiều dấu cổ động phù hợp với từng thời điểm lịch sử. Các dấu cổ động này thường có nội dung mang tính chính trị.

Bộ sưu tập được chia làm 12 tập như sau :
Tập 1 : thời kỳ QGVN từ 1951-1956
Tập 2 : thời kỳ VNCH từ 1956-1960
Tập 3 : thời kỳ VNCH từ 1960-1962
Tập 4 : thời kỳ VNCH từ 1962-1964
Tập 5 : thời kỳ VNCH từ 1964-1966
Tập 6 : thời kỳ VNCH từ 1966-1968
Tập 7 : thời kỳ VNCH từ 1968-1970
Tập 8 : thời kỳ VNCH từ 1970-1972
Tập 9 : thời kỳ VNCH từ 1972-1974
Tập 10 : thời kỳ VNCH từ 1974-1975
Tập 11 : FDC dấu 6 tỉnh thời kỳ 1973-1975
Tập 12 : tem Hàng không, Phạt, Quân bưu, aerogramme, FFC
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được temVNCH sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 08:37
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #2  
Cũ 21-12-2007, 21:29
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬp 1 : QuỐc Gia Vn 1951-1956

Ngày 10/01/1951 Pháp trả cơ quan bưu chính và viễn thông cho VN. Mặc dù đã tiếp quản toàn bộ nền BC VN nhưng lúc này thư từ vẫn chỉ sử dụng những con tem Indochina.
Ngày 6/6/1951 nhân dịp kỷ niệm lễ Hưng quốc khánh niệm, con tem đầu tiên của quốc gia VN ra đời. Đó là con tem mang chân dung quốc trưởng Bảo Đại (giá tiền 3p). Bảo Đại tên thật là Vĩnh Thụy, sinh ngày 22/10/1913 tại Vĩnh Trung, Huế, mất ngày 31/7/1997 tại Pháp. Bảo Đại là con của vua Khải Định lên ngôi ngày 25/11/1925. Đến tháng 8/1945 khi chế độ phong kiến tại VN bị khai tử, Bảo Đại từ ngôi. Bảo Đại ra Hà Nội, có gặp lãnh tụ Hồ Chí Minh và sau đó qua Hương Cảng. Đến khi Pháp dựng lên chế độ bù nhìn tại miền Nam VN, Bảo Đại hồi hương với tư cách Quốc trưởng QGVN. Đến ngày 23/10/1955 Bảo Đại bị Ngô Đình Diệm phế truất sau 1 cuộc trưng cầu dân ý.

Đây là FDC 6/6/51 dấu Saigon Philatellie. Điểm đặc biệt của bì thư này là sử dụng con dấu có vành Indochina. Xung quanh câu truyện này là 1 sự kiện rất thú vị. Vào ngày 6/6/51 người dân cả nước nô nức đón chào 1 sự kiện lớn trong nền bưu chính VN. Họ đi đến Bưu điện để đóng dấu kỷ niệm cho việc ra đời con tem VN đầu tiên. Để phục vụ, Bưu điện Saigon đã tổ chức 6 ghi-sê chuyên đóng dấu kỷ niệm và dấu nhật ấn. Một trong 6 ghi-sê này đã xảy ra sai sót, họ đã nhầm sử dụng con dấu nhật ấn cũ của thời Indochina. Việc nhầm lẫn này xảy ra trong khoảng thời gian 1 giờ đồng hồ từ 7:30 đến 8:30. Chính Tổng Giám đốc bưu điện đầu tiên là ông Nguyễn Văn Mô đã phát hiện ra sai sót này. Có khoảng 20 bì thư đã sử dụng con dấu nhật ấn này.
Trong thời gian này Bưu điện Saigon thường sử dụng 2 con dấu nhật ấn : dấu Bưu cục ( Saigon RP ) và dấu Hội Bưu hoa ( Saigon Philatellie ). Cả 2 con dấu này đều có giá trị hủy như nhau.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #3  
Cũ 22-12-2007, 21:28
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬP 1 : QUỐC GIA VN 1951-1956 (tiếp theo)

Dấu Saigon RP

Dấu Saigon RP có dán 2 dòng tem

Dấu Hà nội có giờ, bì loại 1

Dấu Hà nội có giờ, bì loại 2. Có dấu đến là dấu máy.

Dấu Hà nội có sao, mặt sau có dán tem phạt.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #4  
Cũ 22-12-2007, 22:11
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định Tập 1 : QGVN 1951-1956 (tiếp theo)

Dấu Hải phòng có 2 dấu kỷ niệm đóng 2 mặt trước và sau.

Dấu Huế, mực đỏ.

Dấu máy từ Saigon di Paris. Có dấu đến.

Tem variete "e" ngược. Đặc biệt bì này hội tụ 2 yếu tố quí hiếm, vừa e ngược, vừa có vành dấu Indochina.

Có dấu triện và chữ ký của Bảo Đại.

Saigon Philatellie. Đây là bì giả do ông NNT sản xuất. Dấu nhật ấn là thật, nhưng dấu kỷ niệm là giả. Sau năm 75 ông NNT tình cờ có được 1 số con dấu nhật ấn của Bưu điện. Ông liền sản xuất 1 số FDC để bán.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
  #5  
Cũ 22-12-2007, 22:42
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định Tập 1 : QGVN 1951-1956 (tiếp theo)

Vào những năm 80 của thế kỷ trước xuất hiện 1 loại bì thư đóng dấu nhật ấn ngày 5/6/51. Nhiều người sưu tập đã tưởng rằng sưu tập được 1 vật phẩm bưu chính quí hiếm. Thậm chí trên 1 tờ tạp chí tem có uy tín của Mỹ còn có bài giới thiệu về loại bì thư này. Nhưng thực chất đây là bì giả. Có 2 lý do để khẳng định điều này :
- Thứ nhất : mặc dù dấu nhật ấn là thật, dấu kỷ niệm cũng là thật nhưng người sản xuất ra nó đã có 1 điểm sơ hở. Đúng ra vành dấu của ngày này phải có chữ Indochina, nhưng các FDC này lại có vành dấu Sud Vietnam.
- Thứ hai : theo ký giả Hoàng Long thì ông đã gặp người tạo ra những bì loại này. Ông này đã mất lâu rồi, nhưng lúc cuối đời ông công nhận sự thật với ông Hoàng Long. Hoàng Long là 1 nhà nghiên cứu tem thơ VNCH lão thành, người sáng lập ra hội Bưu Hoa Việt Nam ( Philavina ) và là tác giả của cuốn catalogue tem thơ VN năm 1974. Hiện nay ông Hoàng Long đã 80 tuổi và đang sống tại Sài gòn.
Hiện nay, 1 số nhà buôn tại Pháp và Việt nam đang chào bán loại FDC 5/6/51 với giá khá cao.
Vào thời kỳ năm 1951 hệ thống thông tin liên lạc còn rất lạc hậu. Chính vì vậy, mặc dù có cùng nội dung nhưng các con dấu kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên của các tỉnh đều có hình thức khác nhau. Có loại đóng khung, có loại không, có loại 2 gạch, có loại 3 gạch. Tại Huế dấu kỷ niệm đóng mực đỏ.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được temVNCH sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 08:41
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #6  
Cũ 23-12-2007, 16:03
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬP 1 : QUỐC GIA VN 1951-1956 (tiếp theo)

Sau con tem đầu tiên mang chân dung Bảo Đại, đến ngày 16/8/51 Tổng Nha Bưu điện đã phát hành loạt tem thứ hai gồm 10 mẫu tem mang tên "Phong cảnh". Bộ tem đã thể hiện hình ảnh của 4 địa điểm trên toàn VN.
1. Hồ Hoàn kiếm - Hà nội : tương truyền vào năm 1418 Lê Lợi khi thả lưới trên hồ đã vớt được 1 thanh gươm báu. Chính nhờ biến cố này đã giúp ông chiến thắng giặc ngoại xâm. Trong buổi lễ tế cáo thần linh trên hồ, chiếc gươm do vua Lê Thái Tổ đang đeo tự nhiên nhảy khỏi vỏ, rơi xuống hồ và được 1 con rùa nuốt. Từ đó hồ này được gọi là hồ Hoàn kiếm.
Có 2 tem 30c & 15$ in hình này.
2. Cửa Ngọ môn - Huế : được xây dựng hoàn chỉnh vào thời Minh Mạng, năm 1838. Cửa Ngọ môn tượng trưng cho vương quyền triều Nguyễn, trở thành một di tích lịch sử quan trọng của VN.
Có 3 tem 20c, 2$ và 10$ in hình này.
3. Thác Pongour Đà lạt cao 30 m, 1 thắng cảnh hùng vĩ và thơ mộng của miền Cao nguyên.
Có 3 tem 10c, 60c và 5$ in hình này.
4. Đền kỷ niệm Saigon được xây dựng vào khoảng 1914-1918. Đền tưởng niệm những người VN đã hy sinh vì quê hương.
Có 2 tem 50c và 1$ in hình này.
Đây là 1 bộ tem mang 1 ý nghĩa rất sâu sắc. Nó thể hiện lòng mong mỏi thống nhất đất nước của người VN.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được temVNCH sửa đổi lần cuối vào ngày 07-01-2008, lúc 11:30
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #7  
Cũ 23-12-2007, 16:16
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬP 1 : QUỐC GIA VN 1951-1956 (tiếp theo)

Ngày phát hành 16/8/51 cũng có nhiều sự kiện thú vị xảy ra. Mặc dù bộ tem có 10 con, nhưng do sơ sót trong buổi sáng tại Bưu điện SG chỉ bán ra 9 tem ( thiếu con tem 1$00 ). Mãi đến gần cuối giờ chiều con tem này mới được bổ xung. Chính vì vậy, FDC có dán tem 1$00 rất ít gặp.

Dấu Saigon RP

Dấu Saigon Philatellie, 2 loại dấu kỷ niệm mực đỏ và đen.

Bì dán đủ 10 tem rất hiếm gặp.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #8  
Cũ 23-12-2007, 16:32
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬP 1 : QUỐC GIA VN 1951-1956 (tiếp theo)

Dấu Hà nội, có dán tem phạt.

Dấu Hải phòng

Dấu Biên hòa

Dấu Cần thơ

Dấu Đà lạt

Dấu Huế

Dấu Bạc liêu

Đây là 1 bì thư rất kỳ lạ. Dấu nhật ấn đề ngày 14/8/51. Nếu là dấu của ngày 14/9/51 thì tại dao lại có con dấu kỷ niệm? Nói chung trong mọi trường hợp thì đây là 1 bì thư đáng lưu tâm.

Vào ngày 16/8/1951 khi phát hành bộ tem "Phong cảnh", Bưu điện có làm sẵn 1 loạt các bì thư dán 4 tem và đóng dấu kỷ niệm, không đóng dấu nhật ấn. Đây là 4 tem thể hiện phong cảnh 3 miền. Rất nhiều người mua các bì thư này và dùng để gởi thư vào các giai đoạn sau.
Bì thư dán 4 tem không có dấu nhật ấn sau 75 được lấy ra khỏi kho Bưu điện rất nhiều. Bì loại này được chào bán tại Saigon khá nhiều.
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #9  
Cũ 23-12-2007, 16:52
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬP 1 : QUỐC GIA VN 1951-1956 (tiếp theo)

Ngày 15/10/1951 nhân kỷ niệm khánh thành đường bay nội địa của Công ty hàng không Việt nam, 1 con dấu đặc biệt bằng tiếng Pháp đã được làm ra.

Dấu Hà nội

Dấu Saigon
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
  #10  
Cũ 23-12-2007, 17:09
temVNCH temVNCH vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 20-12-2007
Bài Viết : 48
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 82 lần trong 38 Bài
Mặc định TẬP 1 : QUỐC GIA VN 1951-1956 (tiếp theo)

Ngày 23/10/1951 2 con tem mang hình chân dung Bảo Đại được phát hành nhân dịp lễ vạn thọ của ông. Bảo Đại sinh thời là 1 người rất thông minh, được đào tạo và giáo dục theo Tây học. Ông cũng nổi tiếng là người hào hoa, có rất nhiều người tình. Hình ảnh trên tem chụp lúc ông đã có tuổi nhưng vẫn thể hiện một phong cách hấp dẫn.
Đây là bộ tem có con tem giá mặt rất cao (30$). Con tem này ít người dám mua vì quá đắt. Chính vì vậy những FDC có tem 30$ rất hiếm gặp.

Dấu Saigon RP. Bì thư dạng cờ.

Dấu Saigon Philatellie. Dấu kỷ niệm mực đỏ.

Dấu kỷ niệm mực đen.

Dấu Hà nội sao

Dấu Hà nội giờ

Phong bì gập liền ruột. Đây là 1 dạng bì thư rất thú vị.

Dấu Huế

Dấu Hải phòng
__________________
Này ta đứng ngoài cửa mà gõ ....

Bài được *VietStamp* sửa đổi lần cuối vào ngày 08-01-2008, lúc 21:50
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn temVNCH vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (13-11-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Sổ tem do Bưu điện QGVN phát hành năm 1954 *VietStamp* TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 0 13-09-2020 01:53
Thay đổi ngày phát hành 2 bộ tem: “Kỷ niệm 60 năm ngành Hàng không dân dụng Việt Nam (1956 - 2016)” và “Chào mừng Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII” Poetry Bản tin Tem trong nước 0 01-01-2016 00:59
Bộ sưu tập tem Lào từ 1951 - 1975 hongduc2008 Shop Tem: HongDuc08 7 23-04-2015 12:36
Nhữnh Hình Ảnh Xưa SaiGon Năm 1956 HanParis Các loại khác 5 25-05-2013 04:34
Tem HCT 1951 mầu đỏ không răng tomo Cùng nhau giải đáp 10 14-12-2011 04:42



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.