Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIAO LƯU > Trong niềm Thân Ái

Trong niềm Thân Ái Nơi tâm sự, chia sẻ với nhau những Vui - Buồn trong cuộc sống.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 02-05-2013, 19:16
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Red face Sài Gòn - Khung Trời Kỷ Niệm

Khung Trời Kỷ Niệm
Tạp ghi Dĩ Vãng của Hàn tặng cố nhân.

Hàn đến với VSF không bao lâu, khi đang tìm một bìa xưa thì Google đã đưa đẩy đương sự vào nhà anh Huệ
Không ngờ tại đây Hàn đã gặp lại vài người bạn xưa để có thể gợi lại Bạn Cũ, Trường Xưa. Ngạn ngữ Pháp từng có câu 'Partir, c'est mourir un peu' (Đi Là Chết Trong Lòng Một Chút) thế nhưng nhìn thời gian trôi qua, và sau bao nhiêu năm tháng bây giờ ngồi hoài niệm lại thì mấy ai không khỏi bùi ngùi nhớ về dĩ vãng, có vui có buồn, có thương, có hận... Nhớ ngày xưa ca sỹ Kim Loan đã hát bài Căn Nhà Ngoại Ô với lời kết tuyệt vời : Anh Ơi, Trái Đất Vẫn Tròn, Nếu Mình Hái Được Sẽ Còn Gp Nhau. Và với thời buổi mạng nhện, vi tính muốn hái Trái Đất qua Google Earth thì dễ ợt hà Xin viết bài này để gợi lại vài kỷ niệm xưa gởi tặng vài bằng hữu quen từ dạo nào và bây giờ lại chơi tem trên diễn đàn này.


Kỳ I : Chợ Lớn - Tân Định


Ca sỹ Kim Loan của thập niên 60

À khi còn nhỏ tại quê nhà, Hàn có thói quen kỳ lạ là thích vẽ bản đồ Sài Gòn , cái thời mà chưa có Google Map. Ăn cơm chiều xong, đương sự hay đạp xe (có khi dùng Honda) bát phố SG-Chơ Lớn. Đường phố 'Biệt Khu Thủ Đô' còn rành hơn mấy bác chạy taxi, xích lô... Hàn vốn thích địa lý nên thích tìm tòi những chỗ đã đi qua. Và hàng ngày từ sáng sớm đã phóng xe từ chợ lớn ra Tân Định đi học. Đó là trường Les Lauriers (cấp 1+2+3) khá hiếm thời đó vì trường công lập hay tư thục thường chia từng cấp : tiểu học, trung học đệ nhất cấp, trung học đệ nh cấp. Và dân ta thời đó quan niệm Nam Nữ Thọ Thọ Bất Tương Than nên con trai, con gái học riêng. Trở lại trường Les Lauriers (Đinh Công Tráng), bọn học trò chúng tôi còn kêu là Lê Lò Dê như Lê Lai, Lê Lợi Trường này sau khi đi sang chương trình Việt thì có tên là Văn Minh. Khi học Tiểu Học tôi từng học tại Aurore, sau đổi thành Rạng Đông, xin sẽ kể sau nhé? Trường Văn Minh như đã nói có 3 cấp, các lớp từ douzième đến terminale (Lớp 1 - Lớp 12 ngày nay), cả Nam lẫn Nữ đều học chung. Thế nhưng tôi thích đạp xe 'trồng cây si' tại một trường đạo của Pháp có tên là Régina Pacis (Lê Thị Hồng Gấm sau 75). Hơi ngán vì mấy bà sơ khó tính nhưng khi ấy giới trẻ SG thường thích chạy theo tiếng gọi của con tim



Lúc chưa biết yêu thì tôi cũng đã đến đây học rồi. Và nhớ mỗi lần nói chuyện trong lớp thì hay bị thày cô khẻ tay, bắt nhéo lỗ tai, đứng quay mắt vào tường. Hay phải viết cái câu : je ne dois pas bavarder en classe (Em hứa không nói xàm trong lớp). Và có khi bọn tôi biết lo xa, nên đã viết sẳn cầu đó trử khoảng ngàn câu, để khi bị phạt chỉ cần lấy ra nộp thui Nhớ khi xưa, trong khi thày cô vắng mặt hay đang nghĩ xã hơi thì có kêu một bé nào đó lên bản ghi tên những ai dám nói chuyện (bavarder). Hàn con nhớ cô ấy viết tên bạn mình rồi ghi chú thêm 1,2,3 fois có nghĩa là phải nộp thuê với cái câu mà chúng tôi đã thuộc lòng :
je ne dois pas bavarder en classe (Em hứa không nói xàm trong lớp). Đặc biệt là khi ấy cô giáo gọi 1 cặp Nam Nữ lên trả bài nhưng hôm đó tại tôi...quên học bài nên mánh mum đọc lại lời của cô bạn họ Phạm. Gái Bắc nhá, chắc là con gái của NS Phạm Đình Chương. Quả thật khi ấy Hàn chưa rành tiếng Bắc lắm nên khi cô ấy bảo : Em chịu! Em chịu! Cứ tưởng ẽm 'chịu đèn' rùi nên tính nhào dô kiếm ăn. Còn nhớ vào giờ chơi, khi ấy chưa có Bánh Xèo Đinh Công Tráng, chúng tôi cùng từ con đường nhỏ đó chạy về phía chợ Tân Định mua bộc cá thia thia màu cam. Hay có đứa thích đọc chuyện tranh nhãm nhí Chú Thng vui đáo để. Sau này lớn hơn tôi lại mê tài tử phim Hồng Kông, rồi tôi học viết tên nghệ sỹ tàu. Dù là gốc quảng Đông, tôi không từng học viết tiếng Hoa. Có khi từ trường VM tôi lại chạy ra nhà Thờ Tân Định, không phải để xin tội vì quên học bài mà là đi mua hình nghệ sỹ tàu có bán trước nhà thờ Tân Định. Những kỷ niệm xưa giờ nhớ lại cũng vui vui há anh Hòa?



Xin hẹn với bằng hữu xưa kỳ hai để ôn lại cái thuở học Lò Dê thế nào nha!

Nếu đăng sai chỗ xin nhờ BQT chuyễn dùm về đất nào cho thích hợp. Cám ơn!
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2013, lúc 01:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (04-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (02-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (03-05-2013), Nguoitimduong (03-05-2013), open (02-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (02-05-2013), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (03-05-2013), Tien (02-05-2013), tranhungdn (03-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #2  
Cũ 02-05-2013, 20:45
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ II : Nắng SG Tôi Đi Mà Chợt Mát

Xin trở về buổi sáng xa xưa, đánh răng rửa mặt xong là tôi dẫn xe đp ra phở Nguyễn Hoàng làm một tô trước khi đi học. Hôm nào túng tiền thì mua bánh mì chả lụa ở bến xe Vũng Tàu (khi ấy là khúc đầu đường Trần Phú ngày nay).No bụng rồi Hàn theo đường Nguyễn Hoàng (Trần Phú ngày nay) hướng về Tân Định. Nếu đi học bằng xe PC thì chỉ mất 15 phút, còn đạp xe thì tốn cả nữa giờ vì Chợ Lớn và SaiGon cách nhau tới 5 cây số lận. Qua ngã tư Trần Nhân Tôn, Huỳnh Mẫn Đạt.Qua bến Xe miền Tây thì Hàn chạy băng băng hướng về Trung Tâm Học Liệu đường Trần Bình Trọng, và chẳng mấy chốc đã đến bùng binh Cộng Hòa! Rẽ phải là trường Pétrus Ký (THPT Lê Hồng Phong ngày nay) hay Bác Ái (ĐHSP ngày nay) khi tiến xa hơn nữa, nhưng xẹt qua bùng binh hướng về đường Hồng Thập Tự mới tiến ra Tân Định được..

Bùng binh Cộng Hòa, còn được gọi là ngã sáu là giao điểm của nhiều đường và Đại Lộ : Nguyễn Hoàng, Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thiện Thuật, Hồng Thập Tự và Phạm Viết Chánh (ngày nay ở đầu đường Phạm Viết Chánh). Thật ra vào thời ông Diệm chưa có đường Phạm Viết Chánh, đường xá SG cũng như mọi nơi khác thường biến đôi theo thời gian. Hàn nhớ ngừoi VN ta rất dị đoan và khi ấy ảnh hưởng người Mỹ nên mới kỵ với số 13. Tôi có một người quen ngụ tại số 13 Phạm Viết Chánh. Và ông sợ xui nên đổi thành số 11Bis
Trước đệ nhất CH, SaiGon mang nhiều tên Pháp nếu không muốn nói là toàn bộ, đặc biệt là có 2 đường qua lại SG và Chợ Lớn : Haute Route (Đường Trên) và Base Route (Đường Dưới). ĐL Thành Thái + Hồng Bàng và Trần Hưng Đạo + Đồng Khánh thời VNCH để nối liền SG - Chợ Lớn.

Thôi đi tiếp nha, sợ vô học trể thày cô la đó. Bị chép phạt thì khổ! (Je ne dois pas bavarder sur VSF thì quả là Hàn chưa trữ!) Nhất là mí thày trường Les Lauriers, rất khó chịu khi Hàn vào lớp trể. A Lê hấp sọt ti đờ le ra góc me đứng chờ (một hình phạt khi xưa).

Thật ra, đi Tân Định có 2 cách, từ bùng bình cộng hòa có thể rẽ phải đường Nguyễn Thiện Thuật chạy thẳng ra Phan Thanh Giản (Đin Biên Phủ) rồi tiến về XL Biên Hòa (XL Hà Nội).

Hôm nào đi sớm thì có thể ghé chợ Bàn Cờ lì một lam sâm bổ lượng . Đường thứ hai đi Tân Định là đường Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai). Thế là đạp xe tiến về BV Từ Dũ gần ngã tư Hồng ThậpTự, Cao Thắng, Cống Quỳnh. Đi 1 quảng băng ngang đường rầy xe lửa thì đến Rạp Olympic, rạp này khi xưa là nơi đóng đô của đoàn Kim Chung. Có khi xem cải lương thấy bác Trường Xuân (thày bói mù trong Ngao Sò Ốc Hến sau 75) chướng ra khói thấy đã lắm, chỉ là đôi khi bác chưa kịp chưng mà đã nghe tiếng nỗ rùi.

Xe tới ngã tư Lê Văn Duyệt (CMT8) chỉ trong nháy mắt.
Qua khỏi đường Lê Văn Rẹt Rẹt, Hàn rán đạp nhanh về Dinh Độc Lập, biết đâu sẽ được dịp diện kiến TT, nhưng thấy mấy cha gác cổng mặt ngầu quá nên đành đi thẳng. Con đường Hồng Thập Tự là con đường dài nhất SG vào khoảng 1970-1975 (Trên 10 cây nếu tôi nhớ không lầm). Và tên đường thủ đô thời ấy hay dùng chữ nối dài để... Nối dài ra thêm con đường nào đó như Hồng Thập Tự, Nguyễn Thông, Trương Minh Giảng (Lê Văn Sỹ + Trần QUốc Thảo ngày nay)... Nếu nhớ không lầm thì qua khỏi Đinh Tiên Hoàng thì tên đường trở thành Hồng Thập Tự Nối Dài, đi ngang qua Sở Thú, tiến về Ngã Tư Hàng Xanh và trực chỉ XL Biên Hòa (XL Hà Nội)!

Nhưng mà bửa nào đi thiệt sớm thì quẹo sang Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) ngừng hồ con Rùa uống ly dừa tươi thì tuyệt vời.

Phạm Duy có sáng tác bài 'Trả Lại Em Yêu' có lời như thế này :

Trả lại em yêu, khung trời Ðại Học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Buổi chiều khuôn viên mây trời xanh ngát
Vết chân trên đường vẫn chưa phai nhạt

Vâng, Phạm Tiên Sinh có lý, con đường này (nay là Phạm Ngọc Thạch) rất tình tứ vào những chiều mưa Thu khi lá vàng rơi và dìu người yêu tay trong tay trước ngưỡng cửa của ĐH Luật.Ny giờ cứ lo 888 đơn với Ace VSF mà coi chừng đến trường trể! Từ đường Hồng Thập Tự queo trái sang Duy Tân tiến về Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ). Tới Hai Bà Trưng thì quẹo trái qua nhà thờ Tân Định.
Hàn cho xe chậm lại để rẽ vao đường Đinh Công Tráng, cuối đường là tới trường thui! Trường này khi ấy bé nhỏ, thua xa Marie-Curie, Saint Paul, Taberd hay La San Lau Sàn nếu đ so sánh với vài trường Pháp khi ấy. Nhưng Lê Lò Dê của bọn tôi có 2 tầng. Và lớp học di động mỗi ngày. Hàn còn nhớ chị thơ ký văn phòng tên Châu (chị Châu có vào đây trao đỏi tem thì xin 'rua' chị cái ) ghi tên phòng lớp thay đổi mỗi ngày để ùa vào như bầy vịt khi tiếng chuông vừa ngân lên. Các cô học trò ngày xưa cũng ăn hàng số một, dù học trường Tây hay trường Ta, bọn học trò chúng tôi quan niệm sống để mà ăn, cho nên vào giờ chơi thì chạy ra mua bánh mì chả quế trước trường. Nhiều bịt nước ngọt hóa học đủ màu, bịt mì khô nhai nghe cốp cốp, dĩa bò bía, gói ô mai với gỏi bò, khô bò... đem vào lớp ăn vụn. Thuở học trò ngày ấy là vậy. Hôm nào chán học thì tụi tui cúp cua (trốn học), bọn tôi hay rủ nhau ra Sở Thú coi khỉ đít đỏ, hay chạy ra rạp Kinh Thành coi Khương Đại Vệ với tuồng 'Tân Độc Thủ Đại Hiệp' hay hết xẩy (tuyệt vời). Mấy bạn Cầu Bông thì rủ đi Casino Đa Kao coi hay hơn, mà xem chiếu bóng thời ấy lại rẽ rề và chiếu pẹc mà năng (thường trực) nên ra vào lúc nào cũng được. Hàn tạm dừng đây, khi rãnh sẽ viết tiếp hồi ký này....











__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2013, lúc 01:28
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (04-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (03-05-2013), Nguoitimduong (03-05-2013), open (02-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (02-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (03-05-2013), Tien (03-05-2013), tranhungdn (03-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #3  
Cũ 02-05-2013, 21:55
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Xin tạm dừng tập hồi ký của Hàn để chia sẽ bài tài liệu dưới đây cho bạn nào muốn tìm hiểu về lịch sử để so sánh với chương trình học ngày nay.

Kỳ III : Chương Trình Học Tại Nam Bộ
từ tháng 4/1975 trở về trước
Bậc tiểu học học trình 5 năm

Từ lớp 1 đến lớp 5. Trẻ em từ 6 tuổi được cha mẹ ghi tên vào lớp 1, học miễn phí. Tuy VNCH không có chủ trương cưỡng bách giáo dục, nhưng do phụ huynh có ý thức cao cho nên tất cả trẻ em hầu như đều học qua bậc tiểu học.


Chương trình học gồm các môn Việt Văn, Toán, Khoa học Thường thức và Ðức Dục hay Công Dân Giáo Dục.


Giáo dục tiểu học thời VNVH phát triển nhanh chóng và vượt trội so với thời Tây đặc biệt vế số lượng học sinh.


Thời Tây 1930, toàn Ðông Dương có 406.669 học trò gồm sơ và tiểu học trong đó có 20% là học trò Lào và Miên.



Thời Ðệ I Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 1 triệu 214.621 học sinh tiểu học, 112.129 học sinh trung học. Tăng 200% so với niên học 54-55, lúc mới thâu hồi độc lập từ tay Pháp.

Bậc trung học chia ra 2 cấp :



1. Trung Học Ðệ I Cấp / Trung học Cấp I :



Học trình 4 năm, có 4 cấp lớp 6, 7, 8, 9 (Đệ Thất, Đệ Lục, Đệ Ngũ, Đệ Tứ. Thất -> 7 năm trước Tú Tài).


Học sinh vào trường công phải thi tuyển, không đậu có thể học trường tư. Chương trình gồm Việt Văn, Lý Hóa, Vạn Vật, Toán, Sử Ðịa, Công Dân và Sinh Ngữ. Môn Nhiệm Ý là Nhạc, Hội họa, Thể thao, Nữ công dành cho nữ sinh.


Cuối năm Ðệ Tứ, học sinh thi lấy bằng Trung Học Ðệ I Cấp.
Ðậu bằng Trung Học Ðệ Nhứt Cấp học sinh có thể ra đi làm, có thể thi vào trường Sư Phạm Cấp Tốc để trở thành giáo viên tiểu học ; hoặc tiếp tục học tiếp lên.

2. Trung Học Đệ II Cấp / Trung học cấp II :


Học trình 3 năm, có 3 cấp lớp 10, 11, 12 (Đệ Tam, Đệ Nhị, Đệ Nhất)
Muốn vào học lớp 10, phải có bằng Trung Học Ðệ I Cấp. Học sinh học các môn như Trung Học Ðệ I Cấp nhưng sâu hơn và có thêm môn Triết Học cho học sinh lớp 12.

Từ lớp 10, có phân 4 ban: Ban A (Khoa Học Thực Nghiệm), Ban B (Toán), Ban C (Sinh Ngữ), Ban D (Cổ Ngữ). Học sinh tự do chọn ban theo sở thích cá nhân.



Xong lớp Ðệ Nhị tức lớp 11, học sinh thi lấy bằng Tú Tài I. Học tiếp lớp 12 / Ðệ Nhứt, thi lấy bằng Tú Tài II.


__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2013, lúc 01:29
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (06-05-2013), BoZoo (04-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (03-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (03-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (03-05-2013), Tien (03-05-2013), tranhungdn (03-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #4  
Cũ 03-05-2013, 19:01
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ IV : Từ Hồng Thập Tự Đến Nguyễn Thị Minh Khai


Hồng Thập Tự - Con Đường Xưa Em Đi

Trước khi viết tiếp về khu Bàn Cờ, xin có đôi lời Về Con Đường Xưa Em Đi từ Chợ Lớn ra Tân Định. Đó là đường Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay. Hàn thấy trên TG, thay đổi tên địa danh là điều hiếm hoi, vậy mà VN ta, thời nào cũng vậy hay thích đổi mới, làm cho những kẻ khoái địa lý phải nhức cả đầu Và ngay cả Sử cũng vậy, địa danh cứ đổi tùm lum. Bạn thử tra xem thủ đô Hà Nội còn bao nhiêu tên khác? Dù đương sự đã xa SG trên 40 năm nay nhưng nhớ man mán là ngày xưa cơn đường dài nhất SG là đường Hồng Thập Tự (+ Hồng Thập Tư Nối Dài). Hàn nhớ từ tháng 8 năm 1976, nó có tên là Xô Viết Nghệ Tỉnh và Nguyễn Thị Minh Khai từng là đường ngang (Pasteur) sao bây giờ lại dọc thế kia? Theo Tự Điển TP HCM năm 2000 thì từ tháng 8 năm 1976, nhiều tên đường bị đổi và nhà nước đã đổi lần nữa vào năm 1991. Những tên đường SG sau thời Pháp đã được chuyển tên tiếng Việt theo tra cứu của Hàn từ 1955 và thời ông Diệm. Và có vài thay đổi đến 1975. Tóm lại, đường Hồng Thập Tự (khúc tới Ngã Tư Hàng Xanh), con đường Hàn đi học mỗi sáng có tên là Xô Viết Nghệ Tỉnh từ năm 1976 và đã trở Thành Nguyễn Thị Minh Khai. Còn Nguyễn Thị Minh Khai thì phải nhường ngôi cho nhà bác học người Pháp. Vả lại tiếp thị phở NTMK thì ai mà biết đúng không? Đường Hồng Thập Tự ngày xưa đã nhường ngôi cho CMT8 về độ dài nhất TPHCM nhưng theo đương sự, đó là con đường băng qua nhiều địa danh LS nhất. Từ bùng binh cộng hòa, ngã sáu SG xưa, Rạp Olympic qua đường rầy xe lửa, đụng CMT8 nếu quẹo trái thì đụng Chợ Đủi với rạp Nam Quang. Tiến về Bà Huyện Thanh Quang, Đoàn Thị Điểm (Trần Quốc Thảo) thì đến Vườn Tao Đàn. Khi còn nhỏ Hàn từng tự hỏi : Ôi Tao Đàn hay mày đàn thì cũng được mà, miễn trúng nhịp, trúng nốt là OK! Còn được gọi là Vườn Ông Thượng hay vườn Bờ Rô đối với những ai từng sống tại TP HCM vào những năm 50-60. Vào thời Pháp, nơi đó là khu Thể Thao dành cho người Pháp, được gọi là Cercle sportif, dân mình kêu là Sẹc! Cuối tuần dân Pháp hay giới Thượng Lưu SG hay vào đó bơi lội, đanh tennis... Tiến xa tí nữa thì có Dinh Độc Lập, thời Pháp có tên là Dinh Norodom và được đổi thành Dinh Độc Lập từ thời ông Diệm. Sau 30/04/75, nơi dây trở thành Hội Trường Thống Nhất. Thời VNCH, ĐL Thống Nhất (Lê Duẫn ngày nay) chạy dài từ Dinh Độc Lập đến cổng chánh Thảo Cầm Viên SG ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Còn nữa, con đường Nguyễn Thị Minh Khai nếu Hàn nhớ không lầm cũng đi ngang trường Lê Quý Đôn. Thời Pháp có tên là Collège de Chasse-Loup Laubat, sau đổi thành Jean-Jacques Rousseau trước khi chuyển tên Việt của ngày nay. Xưa kia trường nằm tại khuôn Công Lý, Hồng Thập Tự và Trần Quý Cáp ( NKKN, Nguyễn Thị Minh Khai và Võ Văn Tần ngày nay). Chưa hết, nếu ta tiến về xa lộ thì cũng sẽ đi qua nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi (Công Viên Lê Văn Tám), Toà Lãnh sự Pháp, Đài truyền Việt Nam xưa trên băng tần số 9 và băng tần số 11 từng là đài Mỹ. Đi thẳng thêm nữa trước khi qua cầu Thị Nghè là cửa sau của Sở Thú, không biết bây giờ còn cửa hậu này không?

Cho nên, đối với Hàn, Đường Hồng Thập Tự mang nhiều kỷ niệm nhất tại đất SG dạo nào, cũng là chặn đường dài ngày xưa tôi đã đi qua để đến vùng Tân Định. Muốn đến trường thì quẹo trái Hai Bà Trưng, hay đi thẳng thì vô Sở Thú coi khỉ đít đỏ
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 06-05-2013, lúc 01:30
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
16 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (06-05-2013), BoZoo (04-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (04-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (03-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (06-05-2013), Tien (03-05-2013), tranhungdn (03-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #5  
Cũ 06-05-2013, 01:24
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Khu Bàn Cờ

KỲ V : KHU BÀN CỜ

Từ quê, như nhiều người dân miền Tây, gia đình tôi đã lên Sài Thành với hy vọng 'An Cư Lạc Nghiệp' vào cuối thập niên 50. Và gia đình tôi đã dọn về một khu lao động vùng Nguyễn Thiện Thuật vùng Bàn Cờ Q3. Vùng Bàn Cờ được vậy quanh bởi vì con đường : Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu), Bàn Cờ, Lý Thái Tổ, Nguyễn Thiện Thuật và Cao Thắng. Thật ra trước và sau khi chung cư Nguyễn Thiện Thuật được xây dựng sau Tết Mậu Thân 1968, vùng Bàn Cờ bao gồm nhiều hẻm ngang dọc dọc ngang, nhìn giống bàn cờ tướng vậy. Chợ Bàn Cờ khu Nguyễn Thiện Thuật rất sầm uất về đêm. Dù mưa hay không, khi đi ngang qua đó, bạn sẽ ngửi thấy mùi bò vò viên thơm phức. Vài hàng phở Bắc ngon đáo để, có vài gia đình di cư đến kinh doanh và làm ăn có vẻ khắm khá. Cũng trên con đường Nguyễn Thiện Thuật này, hướng về bùng binh Cộng Hoà, phía bên phải có tiệm bánh mi Hà Nội rất ngon vì chuyên bán bánh mì kiểu Pháp với Paté, Jambon và Xúc Xích. Theo Hàn, còn ngon hơn bánh mì Ba Lẹ ngoài Bưu Điện SG. Bánh mì khi xưa là món ăn bình dân, có nhiều xe bán bánh mì thị nguội, kẹp thêm chả (giò lụa hay chả quế), khúc hành lá, dưa chua, nuớc tương... Sau này dân ta còn chế thêm thịt gà xay nhuyễn thư thịt chà bông. Tối tối, tôi hay rảo bước từ nhà đi ngang qua trường tiểu học Phan Đình Phùng, ra về phía Phan Đình Phùng để xơi tạm khúc Bánh Mì Tám Lự. Từ tiệm Vĩnh Phát, đối diện trường mẫu giáo Chí Chung, tôi huớng về đướng Bàn Cờ đi qua chùa Kỳ Viên. Vùng nay có khá nhiều dân Bắc đến ở vậy mà chả thấy có Nhà Thờ nào và khu Bàn Cờ có tới 2, 3 chùa lận. Mỗi lần tôi nghe tiếng gỏ mõ khi đi qua đó, tiếng chuông ngân như ai oán làm tôi nhớ tên vở CL Lan và Điệp.


Chùa Kỳ Viên

Thui hôm ấy tôi không có ăn chay nên tôi nhanh bước tiến về đường Phan Đình Phùng vì hình như bụng tôi cũng thấy đói cồn cào. Đi ngược về ngã tư Cao Thắng, tôi thấy nhiều tiệm chè thạch với chuối già xanh ướp lạnh, mít tươi, sinh tố nước ngọt gì cũng có. Và ngay ngã tư Cao Thắng có tiệm nước có bán hủ tiếu, mì, bánh bao, hắc cảo xíu mại của một chú Ba đồng hương. Nếu đi thẳng về phía Lê Văn Duyệt (CMT8) có trường Rạng Đông, Hàn xin kể sau, ta sẽ tiến về vùng Vườn Chuối, chợ này nhỏ hơn chợ Bàn Cờ. Trở lại ngã tư Cao Thắng, Phan Đình Phùng, nếu ta rẽ phải thì đi về rạp Việt Long (sau này đổi thành Capitol, Văn Hoa SG...và bây giờ là rạp Thăng Long?), đầu đường Trần Quý Cáp (nay Võ Văn Tần) đi về hướng Hồ Con Rùa. Ông chủ rạp Việt Long khi xưa thường hay tổ chức nhảy đầm (khiêu vũ) vào tối thứ 7, chúa nhật tại phía sau của rạp. Bọn tôi vì là hàng xóm nên cũng xin ông vào coi ké, coi cọp (miễn phí). Và có lẻ xem riết ghiền nên sau này khi lớn lên bn tôi cũng thích 'nhót' và tham gia thường xuyên mấy buổi BAL do trường tổ chức. Ngay góc Cao Thắng đi về phía rạp Đại Đồng ngày xưa có một tiệm chụp hình tên là Mỹ Lai, tuy hình trắng đen nhưng rất chất lượng. Ngày xưa sắm một máy ảnh cá nhân trắng đen mắc như vàng, phải mua phim và phải biết chụp ảnh, không đơn giản như bây giờ vì khi ấy chưa có hình màu và nhất là chưa có máy ảnh kỷ thuật số. Cho nên muốn chụp ảnh gia đình, dân SG thuở ấy phải đến tiệm để chụp ảnh. Trên con đuờng Cao Thắng về phía Cư Xá Đô Thành đường Phan Thanh Giản (nay Điện Biên Phủ) pha'i đi qua rạp Đại Đồng, đây là rạp bình dân, thường thì chỉ chiếu phim cũ, giá vẽ phải chăng rất thích hợp cho gia đình lao động. Trước rạp có xe bò vò viên ăn ngon đáo để. Đối diện có nhà bảo sanh Đức Chính. Thật ra gần rạp Việt Long đã có một nhà bảo sanh Cô Mười. Sau này làm ăn khắm khá bà mới mở thêm NBS Đức Chính hoành tráng hơn.


Xe Bò Vò Viên

Nhắc về khu Bàn Cờ tôi nhớ vào những năm 60, chỉ có một số ít gia đình tại SG mới có vô tuyến trắng đen. Mở TV mất cả 5, 10 phúc mới có hình (Cái này cũng giống máy vi tính đầu tiên của IBM, V1, mở cả 5 phút sau, system mới load xong và ta mới bắt đầu xử dụng được máy cumputer). Trong xóm, nhà tôi hay rủ bà con lối xóm lại xem cải lương, một số người khác lại thì xem phim Cao Bồi (cowboys) hay Combat Mỹ đánh Đức trên đài Mỹ (băng tầng 11). Tuy chả hiểu tiếng Anh nhưng vì là phim hành động nên coi không chán. Hàn nhớ chương trình văn nghệ gia đình coi khi mới mua truyền hình là bài hát 'Huynh Đệ Chi Binh' với nhiều cây cười (danh hài) thời đó như : Tùng Lâm, Phi Thoàn, Khả Năng. Tuy chỉ là TH trắng đen nhưng bà con rất ủng hộ vì máy TV lần đầu tiên đến với một số gia đình VN. Gần chợ Bàn Cờ từ đường Phan Đình Phùng (nay Nguyễn Đình Chiểu), nếu hướng về đường Lý Thái Tổ có tiệm trồng răng tên là Trần Văn khá nỗi tiếng trong vùng. Nhưng Hàn có vài kỷ niệm buồn là hai lần đã đến đó nhổ răng và ông chủ tiệm mặt ngầu hao hao Văn Hường nhổ răng bằng kềm chả chít thuốc tê nên đau thấy mịa!



Bây giờ xin trở ngược về ngã tư Cao Thắng đi thăm trường Rạng Đông của Hàn thuở ấy. Nằm cách ngã tư có vài căn thui, trước khi đổi sang chương trình Việt, đó là tư thục tiểu học dạy tiếng Pháp có tên là Aurore (Rạng Đông). Nơi đây, Hàn đã cùng đám bạn đã tập hát bài Hè Về của Hùng Lân mà anh DongThuongKTS đã từng chia sẽ bìa nhạc xưa cũng trên diễn đàn này. Trường Aurore có 2,3 tầng gì đó, vì lâu rùi Hàn chả nhớ, chỉ biết trên sân thượng dành cho các học trò tập thể thao vào sáng thứ 7. Và trường chúng tôi có 3, 4 chiếc xe trường đưa đón học sinh tận nhà.


Xe trường Aurore giống xe của trường Gia Long (Nay THPT Nguyễn Thị Minh Khai)

Trường này hiện nay đã bị mất dấu tích, Hàn nhớ kế bên có một tiệm phở của một dân di cư. Ông còn mở thêm tiệm giặc ủi gần đó. Các bạn trên 5, 6 bó chắc còn nhớ cái bàn ủi bằng than khi ấy, vì điện nước chưa đầy đủ. Nhà chưa có nước nên tối tối phải ra phông tên (fontaine) để gánh về trử vào lu xài từ từ. Dạo ấy có nghề 'Gánh Nước Mướn', các phụ nữ xóm lao động thường kiếm thêm tiền nhờ nghề này. Đối diện với trường Rạng Đông có tiệm tạp hóa tên là Thanh Bình. Chà trên 40 năm rùi mà Hàn vẫn còn nhớ. Họ bán dụng cụ cho học trò như giấy, tập, bình mực, bút mực...



Tập Olympic, rất thông dụng thời ấy, phía sau có in bản cửu chương từ 2 đến 9

Viết về vùng Bàn Cờ mà không nhắc tới bùng binh Cộng Hòa là điều thiếu xót. Còn được gọi là Ngã Sáu (đầu đường Phạm Viết Chánh ngày nay). Giữa giao điểm Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú) và Hùng Vương, khi xưa có một vườn bông mới xây vào thập niên 60. Những cập yêu nhau hay ra đó hẹn hò khi Hoàng Hôn buôn xuống. Chìeu chiều gia đình tôi hay ra đó chơi. Đi cầu tuột hay đánh đu tùy hứng. Hay ngồi hóng mát vừa xem xe cộ qua lại. Hàn nhớ khi ấy có xe khô mực ăn rất ngon.



Xe K Mực Hủ Xực a!
Bạn xem ảnh sẽ thấy cái máy nghiền khô mực!



Vườn Bông (Công Viên) gần Bùng Binh Cộng Hòa cuối thập niên 60.


nh dưới đây là Không Ảnh của Bùng Binh Cộng Hòa (ngã 6) và ngã 7 chụp năm 1969. Trên hình Ngã 6 xa xa phía trên mới nhìn kỹ sẽ thấy chung cư Nguyễn Thiện Thuật, Ngã 7 phía dưới chụp gần hơn. Nếu từ bùng binh CH đi theo đường Lý Thái Tổ sẽ tới ngã 7, bên trái là ĐL Minh Mạng (nay Ngô Gia Tự), rẽ phải là Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) đi về Cư Xá Đô Thành qua trường Phan Sào Nam, kế bên rạp Long Vân thì phải.

Không Ảnh khu Chú Hỏa vào cuối thập niên 60


Như khu Tân Định (Hàn sẽ viết tiếp cho kỳ sau), vùng Bàn Cờ đối với người viết bài này là cả một khung trời kỷ niệm. Dù rất nhiều năm đã trôi qua, không ngờ có nhiều chi tiếc Hàn còn nhớ rõ.
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 09-05-2013, lúc 22:39
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (06-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (06-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (08-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (06-05-2013), Tien (08-05-2013), tranhungdn (16-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #6  
Cũ 08-05-2013, 05:04
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ VI : TÂN ĐỊNH MY LOVE



Nhà Thờ Tân Định sau 1975

Thú thật là tôi chưa hề cư ngụ tại Tân Định nhưng vào thời xa xưa tôi đã cáp sách đến trường tại vùng này. Tân Định Mon Amour / My Love là điều đương nhiên, với tuổi học trò vùng này gợi trong tôi nhiều kỷ niềm êm đềm và như lời Việt của bài A Time For Us (Roméo et Juliette trong bản tiếng Pháp) :
Giây Phút Êm Đềm
Ngày Ta Gặp Nhau
Mắt Môi Thầm Trao
Nói Câu Ân Tình
Biết Bao Là Âu Yếm
Những Mối Duyên Đầu
Thường Gây Khổ Đau
Lòng Khóc Thầm
Vì Phút Chia Ly Chợt Đến
Như Mưa Trời Ngâu...

Tôi nhớ lại một ông thày cũ, không biết ông còn tồn tại trên cõi đời này không? Ông tên là Nguyễn Phan Sơn, ông chuyên dạy văn phạm tiếng Pháp tại Les Lauriers vào thập niên 70. Và với tánh trào phúng như tôi, ông đã tự sửa tên mình là Nguyễn Phấn Son từ tên không bỏ dấu. Có một dạo ông đã thuê căn trọ tại đường Đóng Đa, gần chợ Bà Chiểu. Ông có mở lớp dạy thêm buổi chiều tại nhà. Thời nào cũng vậy, nghề bán cháo phổi (dạy học) với đồng lương ít ỏi nếu không muốn nói là chết đói, thày cô hay dạy thêm tại gia (bây giờ gọi là gia sư?) với sự hỏ trợ của phụ huynh học sinh. Thế là sau lớp buổi sáng tại Lê Lò Dê, bọn tôi đạp xe dưới ánh nắng chan chan của SG mùa khô, từ Tân Định băng qua Cầu Sắt (bây giờ còn không ta?) hướng về đường Bùi Hữu Nghĩa đến nhà thày học thêm. Còn nhớ trong bọn tôi có hai cô đầm trắng trẻo, dễ thương, tóc vàng, Pháp rặt nhưng nói tiếng Việt rất rành. Có lẽ hai cổ là Pháp kiều đã sông lâu năm tại SG. Cô em tên Yvonne, cô chị tên Nicole. Bà chị này dữ như chằn nếu phải cải lý với mấy bà VN, nhưng hình như bả chưa hề xổ tiếng Đan Mạch tục tằng.


Trước chợ Bà Chiểu 1970

Văn phạm Tây rất rắc rối đối với những ai đã từng học qua, thế nhưng sở trường của tôi khi ấy là Văn Phạm Pháp nhất là phần phân tích cấu trúc của câu (Analyse analytique). Tôi thuộc lòng các mạo từ, tính từ, động từ, trạng từ... với nhiều quy tắc dài lê thê và phần ngoại lệ cũng tràn giang đại hải. Ngôn ngữ Pháp (nhiều hơn Anh Văn) thay đổi theo thời gian, và điều luật văn phạm cũng vậy. Hàng năm tự điển LaRousse của Pháp đều tái bản với vài thay đổi tiếng bớt, tiếng thêm với sư duyệt xét của Hàn Lâm Viện Pháp (Académie française). Thời đó, chúng tôi chưa hề nghe qua câu châm ngôn của tuổi trẻ ngày nay :

Học Mà Không Chơi Đánh Rơi Tuổi Trẻ
Chơi Mà Không Học Bán Rẻ Tương Lai

Thế nhưng hôm nào chán chúng tôi rủ nhau cúp cua (trốn học) đi chơi Sở Thú, xem phim Kiếm Hiệp tại các rạp trong vùng : Kinh Thành, Casino Đa Kao.


Ngày xưa là rạp Casino Đa Kao

Hay dẫn em vào du hí vườn Địa Đàng Thảo Cầm Viên SG. Và mấy ẻm dù 'nữ thực như miêu' đến đâu, nhưng khi đi chơi cả buổi thì Bỗng Dưng Muốn Hóc! Tại đói bụng mà! Thế là cả bọn (mỗi thằng ch một con) rủ nhau ra Đinh Tiên Hoàng ăn mì vịt tiềm, uống xá xị con nai hiệu Phương Toàn, nước cam con cọp... Không đến nỗi ăn xong rồi phân trần với chú ba 'mậu lúy' (no money) rùi chẩu một mạch đâu!

Thật ra mì vịt tiềm ngon nhất phải đến vùng La Cai, Nguyễn Tri Phương. Khi có dịp đi ăn khuya, tôi rất thích món mì xào dòn của người Hoa ở La Cai (gốc Nguyễn Trãi - Nguyễn Hoàng (nay Trần Phú)) ngon hết xẩy. Tôi có một kỷ niệm ở vùng Đa Kao là bị luộc bánh xe Honda khi vào một tiệm may đường Đinh Tiên Hoàng. Chiếc xe mới toanh của ông bà già mới tậu vậy mà bị bọn đàn em của Dzũng Đa Kao xin tí! Vào dịp Tết Nguyên Đán tôi không rõ Tân Định vui như thế nào, vì gia đình tôi thường kéo nhau về miền Lục Tỉnh ăn Tết. Nhưng những đêm Giáng Sinh hay tết dương lịch rất vui, trai thanh gái lịch thường rũ nhau bát phố.


+

Đường Hai Bà Trưng trước 1975


Đường Hai Bà Trưng từ vùng Tân Định chạy ra bến Bạch Đằng nhộn nhịp và đèn đủ màu lấp lánh. Đúng là 'Ngựa Xe Như Nước, Áo Quần Như Nêm'. Bọn tôi ghé chợ Tân Đinh ăn tối, nào là hủ tiếu, mì, cơm phần, cơm dĩa, muốn ăn gì cũng có, giải khát thì có nước mía, sinh tố, rau má, xá xị hay la ve băm ba... Đặc biệt khi ấy có bán ly sô đa hột gà nghe nói rất bổ dương, món này tôi chưa hề tìm lại tại Pháp. Trở lại đêm Giáng Sinh Tân Định, tôi thích ăn mì vịt tiềm đường Đinh Tiên Hoàng cùng em, rùi đổ xe xuống Hiền Vương (nay Võ Thị Sáu), quẹo trái Hai Bà Trưng và ra thẳng bến Tàu hóng mát. Khu Hàm Nghi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ rất thịnh vê đêm mùa Giáng Sinh. Gần thương xá TAX có bày bán nhiều cây thông tuyết trắng đẹp tuyệt vời. Có lẻ vì SG chưa bao giờ có tuyết nên người SG rất mơ nhìn thấy tuyết. Còn mấy thiệp Noel xịn xịn thì phải ra Nhà Thờ Đức Bà với câu tiếng Anh : 'Happy Xmas and Happy Newyear'.


Quầy thiệp Giáng Sinh Khi Xưa Trước BĐ xịn hơn quày này

Có khi bọn tôi rũ nhau vào Boda ăn kem, rồi ra bến Bạch Đằng ăn hột vịt lộn. Thời ấy có loại kem của Mỹ rất ngon có tên là ForeMost (?).



Tháng 2/1969. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn.

Mười hai giờ đêm bọn tôi đi lễ nhà thờ Tân Định rồi trở về nhà thng bạn ăn thêm Rề Vây Dông (réveillon, ăn xong rùi dông ) rồi lại nhà thằng khác nhót tới sáng. Thời xưa, trên sông Bạch Đằng có nhà hàng nỗi tên là Mỹ Cảnh, phần đông lính Mỹ hay đến đó nhậu nhẹt và tìm mấy em. Cái nghề Gái Bán Ba (bán rượu) thường bị dư luận VN lên án nhất là các 'gia đình tử tế'.


Snack Bar đường Hai Bà Trưng?


Có một tuồng cải lương Tình Chú Thng với Ngọc Giàu đóng vai gái bán ba (bar) với Hùng Cường, Bạch Tuyệt, Út Hiền, Xuân Phát... các bạn lớn tuổi chắc đã từng xem qua.



Lần sau Hàn sẽ viết về Cầu Chữ Y và Lò Heo Chánh Hưng. Bạn nào muốn nghe chuyện Tân Định, xin đón đọc bài Tân Định - Khung Trời Kỷ Niệm Hàn sẽ mở topic nay mai. Đương sự sẽ ST nhiều bài chất lượng để kể lại vùng Tân Định thuở xưa...

Nguồn ảnh : Tổng hợp Internet
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 09-05-2013, lúc 04:43
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (08-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (10-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (08-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (08-05-2013), Tien (08-05-2013), tranhungdn (16-05-2013)
  #7  
Cũ 08-05-2013, 10:07
Poetry's Avatar
Poetry Poetry vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Chủ nhiệm, Trưởng Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Bài Viết : 7,875
Cảm ơn: 35,663
Đã được cảm ơn 54,830 lần trong 7,659 Bài
Mặc định


Thông tin với anh HanParis: Chùa Kỳ Viên nay không còn hình dáng như trong hình nữa. Chùa đã được đập đi và đang xây lại, mấy năm nay vẫn chưa xong. Đây là hình ảnh chùa Kỳ Viên hiện tại:

__________________
Họ tên: Hoàng Anh Thi
Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, P.4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh 736022, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 38111467
Di động: 0918 636 791
Email: hoang.anhthi@gmail.com / vietstamp.net@gmail.com
Website: www.hoangthethien.net
Số tài khoản Vietcombank: 0071001061473
Đề tài sưu tập: Việt Nam trên tem thế giới, cộng sản, văn hóa phương Đông...
Gửi tin nhắn trên VSF:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Poetry vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (10-05-2013), HanParis (08-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), manh thuong (08-05-2013), nam_hoa1 (10-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), tranhungdn (16-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #8  
Cũ 08-05-2013, 17:21
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Poetry Xem Bài
Thông tin với anh HanParis: Chùa Kỳ Viên nay không còn hình dáng như trong hình nữa. Chùa đã được đập đi và đang xây lại, mấy năm nay vẫn chưa xong. Đây là hình ảnh chùa Kỳ Viên hiện tại:
Cám ơn anh Thi nhiều nhen! VN ta ở thời Đổi Mới cứ Đi Mới Nới Cũ người phương xa biết đâu mà rờ nếu chưa từng trở lại chốn xưa quê cũ. Thật ra hình Chùa Kỳ Viên xưa Hàn không còn, nó cũ kỷ hơn cái chùa màu vàng được xây lại sau 1975. Nhưng năm xưa vào thời Mỹ Diệm, nơi đây từng có cảnh ông sư nào đó chận xe Mỹ lại bẹt đùi phản đối (lúc đó Hàn còn khá nhỏ) hay rùng rợn hơn thì có ông thày chùa tự thiêu phản đối chính quyền, vì họ cho rằng hai anh em Diệm Nhu chỉ quan tâm Thiên Chúa Giáo và thẳng tay đàn áp Phật giáo. Sáng nay, có một người bạn tình cờ đọc qua hồi ký này có nhắc tới ông thày chùa kia nghe nói ngày xưa cũng ở gần vùng Bàn Cờ và giả tu để trốn lính hay sao đó. Niệm Phật ban ngày, ăn khuya ban đêm. Vậy mà khi có chút tiền thì 'chả' còn đi sờ mó mấy em thời đó nữa.

Về chùa Kỳ Viên thì có bài viết về Chùa Kỳ Viên rất hay mời các bạn Phật Tử mộ đạo đọc tham khảo. A Di Đà Phật!




Tam quan chùa


Chùa Kỳ Viên

Mặt tiền chùa

Tên thường gọi : Chùa Kỳ Viên

Chùa tọa lạc ở 610 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 3, quận 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8325522. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.
Kỳ Viên là tên một tinh xá mà thuở đức Phật Thích Ca còn tại thế thường cư ngụ. Bấy giờ có vị trưởng giả tên là Tu Đạt hay chẩn cấp cho người nghèo nên người dân thường gọi là Cấp Cô Độc đã cùng với Thái tử Kỳ Đà cúng dường đức Phật một ngôi tinh xá đẹp đẽ gọi là Kỳ Viên (Jetavana).

Theo sách Nghi lễ và tự viện Phật giáo Nam Tông Việt Nam (NXB TP. Hồ Chí Minh, 2002), Tỳ kheo Thiện Minh – Nguyễn Văn Sáu cho biết vào năm 1947, chùa do bà Bùi Thị Ngọc (thường gọi là bà Năm Chùa hay bà Năm Ngọc) tu học theo truyền thống Phật giáo Bắc tông. Thỉnh thoảng ở đây có một nhà sư Khất sĩ được mời đến giảng đạo, đó là sư Năm, sau này là Tổ sư Minh Đăng Quang của Phật giáo Khất sĩ.
Năm 1948, cụ Nguyễn Văn Hiểu cùng nhóm cư sĩ chùa Bửu Quang đến mượn chùa của bà Năm Ngọc làm điểm luận đạo, thuyết pháp. Sau đó, chùa bị giải tỏa, phóng đường. Nhóm cư sĩ Nguyễn Văn Hiểu thấy đối diện chùa có đất trống của gia đình Hui Bổn Hỏa (chú Hỏa) nên đến mướn đất xây chùa.
Ngày 21 – 7 – 1949, Đô Thành Sài Gòn cấp giấy phép cho xây lại chùa Kỳ Viên mới. Lễ nhập tự và lễ An vị Phật được cử hành vào ngày 09 – 10 – 1949. Từ đấy, chùa sinh hoạt theo Phật giáo Nam Tông. Một thời gian sau, hai Phật tử là Kim Long và Lâm Thị Thiệt đã phát tâm mua toàn bộ khu đất để dâng cúng Tam Bảo. Lễ dâng đất và chùa được cử hành vào ngày 16 – 02 – 1952. Đại diện chư tăng nhận đất là Hòa thượng Hộ Tông, dưới sự chứng minh của Sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey ở Campuchia.


Tượng Đức Phật nhập Niết bàn



Chân dung Hòa thượng hộ tông

Năm 1953, chùa bị hư hỏng trong trận hỏa hoạn ở khu bàn Cờ, nên đã tổ chức trùng tu từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1954, với tổng chi phí trên 800.000 đồng, xoay mặt tiền ra đường mới, tức đường Nguyễn Đình Chiểu hiện nay.Chánh điện thờ Phật theo dạng tam cấp. Tầng cao nhất thờ Xá lợi Phật (do ngài Narada ở Tích Lan dâng cúng vào năm 1953), các tầng dưới thờ đức Phật Thích Ca thuyết pháp, đức Phật tọa thiền và đức Phật nhập níp bàn. Phía dưới có bộ bàn thờ sơn son thếp vàng do quân đội Hoàng gia Thái Lan hiến tặng, tôn trí những pho tượng Phật loại nhỏ và chưng bông hoa. Bức tường phía sau vẽ nhiều ngọn tháp ẩn trong mây thật đẹp.
Phía sau chánh điện là trai đường, tầng trên là tăng xá. Trước tăng xá là một phòng họp nhỏ của chư tăng, ở đây có một tủ thờ rất nhiều tượng Phật trên thế giới do Hòa thượng Bửu Chơn hiến tặng sau mỗi lần dự hội nghị Phật giáo ở các nước.
Trong giai đoạn đầu phát triển, chùa đã đón tiếp hai vị Pháp sư nổi tiếng thuyết giảng chánh pháp Phật giáo Nam Tông là Pháp sư Thông Kham và Pháp sư Narada (Tích Lan).
Tại chùa, vào ngày 14 – 5 – 1957, cụ Nguyễn Văn Hiểu thành lập Tổng hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Đồng thời vào ngày 18 – 12 – 1957, quý vị Hòa thượng Bửu Chơn, Thiện Luật, Hộ Tông, Kim Quang, Giới Nghiêm, Tối Thắng và Giác Quang thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam. Kể từ đó đến năm 1981, chùa đặt trụ sở Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam. Các vị trụ trì tiền nhiệm và hiện nay là : Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Tối Thắng, Hòa thượng Giới Nghiêm, Hòa thượng Thiện Thắng, Hòa thượng Ẩn Lâm, Thượng tọa Viên Minh, Hòa thượng Siêu Việt, Thượng tọa Tăng Định.
Ngài Hộ Tông quê tại Tân Châu (An Giang), đã đậu bằng bác sĩ và được cử làm việc ở Campuchia. Ngài đã lập chùa Sùng Phước ở Phnôm Pênh và được đức Phó Vua sãi Campuchia truyền giới xuất gia tại chùa này vào năm 1940. Năm 1957, trong hội nghị bầu Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam khóa I, ngài được suy cử chức vụ Tăng Thống.
Năm 2005, chùa đặt các nghệ nhân Nam Định đúc một pho tượng Phật bằng đồng mạ vàng cao 2,5 m, nặng 2 tấn. Chùa có bộ lư đồng có chạm ảnh chùa Kỳ Viên.
Chùa Kỳ Viên hiện nay là trung tâm văn hóa của hệ phái Phật giáo Nam Tông Việt Nam, là nơi hoằng pháp và tiếp đón các phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc hệ Theravada.

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Nguồn : http://www.vncgarden.com/di-tich-dan...h/chua-ky-vien
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 08-05-2013, lúc 17:31
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (10-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (08-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (09-05-2013), tranhungdn (16-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #9  
Cũ 09-05-2013, 00:13
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Kỳ VII : TỪ CẦU CHỮ Y

QUA LÒ HEO CHÁNH HƯNG


Cầu Chữ Y Xưa



Trên Cầu Chữ Y - Năm 1968

Tấm đầu sao thấy đen thui? Thật ra cầu chữ Y theo Hàn nhớ nó cũ kỷ nhưng màu trắng trắng, nhìn hình số 2 mới giống đó. Và nếu chạy xuống cầu về phía ĐL Trần Hưng Đạo, khi xưa ở bên phải có một tiệm nước mía rất ngon, ướp lạnh uống đã khát lun!

Sài Gòn Xưa và TP HCM nay, thời nào cũng có nhiều cầu bắt xuyên qua nhiều con kinh. Nếu bạn dùng Google Map từ máy Ipad hay Google Earth để nhìn không ảnh sông SG thì sẽ thấy nó cong cong quẹo quẹo như chữ S thật duyên dáng mỹ miều chạy quanh đất SG-Gia Đình từ thời Tả quân Lê Văn Duyệt. Lịch sử sông SG hình như dính liền với sự hình thành của Bến Thành xưa. Và như Hàn từng đăng hình đại lộ Nguyễn Huệ (Charner thời Pháp) từng là một con kinh sau được lấp lại, còn đường gọi là Kinh Lấp, chợ Bến Thành được dời tới dời lui mới đóng đô tại chợ SG ngày nay.





Nhiều bài viết để kỷ niệm 300 năm SG được đăng tải trong nhiều báo quốc nội hồi 1998, bạn tìm đọc lại thì sẽ rõ thui. Nhớ ngày xưa, có lẻ vào thập niên 60, có chiếc cầu Sở Thú bắt qua Thủ Thiêm, chỉ cho người đi bộ dạo từ SG qua Thủ Thiêm. Vào ngày Tết, quá nhiều người qua đó nên câdu bị sắp, một số người bị thiệt mạng, không biết bây giờ cầu đó có còn hay không? Cầu đó là một trong cả ngàn cây cầu tại TP HCM hiện nay. Nhưng cầu 3 cẳng thì không nhiều và chiếc cầu LS nhất có lẻ là Cầu Chữ Y, nó có 3 nhánh đã tồn tại từ thời Bình Xuyên và Đại Thế Giới. Khi xưa ĐTG từng là sòng bạc khá hoành trán không thua gì sòng bên Monaco của Pháp hay Las Vegas bên Mỹ. Tại sao gọi là chữ Y? Xin thưa vì cầu có 3 nhánh, nhìn từ trên cao như chữ Y (cà rết) vậy. Cầu có 3 nhánh nối liền Q8 với Q1,Q2. Ngày trước SG chỉ có 9 quận thui. Và Q9 là vùng Thủ Thiêm (nay là Q2? Quận nhì trước 1975 là khu nhà thờ Huyện Sỹ, Ngô Tùng Châu (nay Lê Thị Riêng)).



Nhà thờ Huyện Sỹ trước 1975

Bạn nào lớn tuổi từng coi qua vở CL xa xưa có tên là Tuyệt Tình Ca mà kép Út Trà Ôn từng đóng vai Ông Cò Q9. Rồi với thời gian SG đã 'mọc' ra tới 11 quận vây quanh bởi tỉnh Gia Định. Với TP HCM thì SG được mở rộng hơn nữa như các bạn cũng biết nếu ở vùng này. Khi xưa từ thông lộ Nguyễn Biểu xuyên ĐL Trần Hưng Đạo hướng về cầu Chữ Y, nếu ta đi dưới cầu, rẽ phải là Bến Chương Dưong đi về Bến Bạch Đằng, bên kia sông là vùng Khánh Hội có tên là Bến Vân Đồn. Có nhiều cầu bắc từ SG qua Q4 khi bạn xem bản đồ rạch Bến Nghé xưa cũng như nay. Từ dưới cầu chữ Y, nếu bạn quẹo phải là Bến Hàm Tử (nay là Võ Văn Kiệt) đi về hướng Chợ Lớn. Ngày xưa ĐL Khổng Tử (nay Hải Thượng Lản Ông) có Thị Trường Đồ Sắt mà nhiều Hoa kiều kinh doanh tại Chợ Lớn. Trên đường Bến Hàm Tử tiến về Chợ Lớn, gần đường Bạch Vân, An Bình có chợ Hòa Bình (nay cũng còn hoạt động), khi xưa từ vùng Chánh Hưng, người dân đi đò qua để đến chợ này. Xin trở lại cầu chữ Y, từ giao điểm nếu rẽ trái đi về phía Phạm Thế Hiển Q8. Mời bạn quẹo phải tham quan khu Chánh Hưng của ngày xưa. Đó là ĐL Hưng Phú. Khi xưa dân Lục Tỉnh lên SG sinh sống thường tìm nhà ở miệt Lò Heo Chánh Hưng vì giá nhà tương đối rẽ hơn tại trung tâm SG. Và ai muốn mua hay mướn nhà vùng Chánh Hưng phải có Tờ Khai Gia Đình (Hộ Khẩu) chứng nhận có quyền được nhập cư chính thức đất Sài Thành. Vùng Chánh Hưng vào thập niên 60 còn rất hoang dã, nhà cửa thưa thớt, phần đông là ruộng hoang. Hàn có tạm cư nơi đó một thời gian. Còn nhớ so với trung tâm SG hay Chợ Lớn, Quận 8 không có điện, nơi mà phần đông là những gia đình lao động. Người dân phải dùng đen cày để soi sáng ban đêm, nhà nào khá giả hơn thì dùng đèn măng xông chạy dầu và lâu lâu lại phải thay tim. Đèn này soi rất sáng không thua gì đèn Hallogène ngày nay. Tôi còn nhớ người VN rất sáng tạo, dân lao động hay hay dùng võ đạn của Mỹ (đang thời chiến tranh mà) để làm lò nấu cơm. Tôi nhớ chiều chiều thường ra quầy báo để mua nhạc tờ như bài Những Đồi Hoa Sim của Dzũng Chinh. Dân Chánh Hưng rất thích mấy bài của Lam Phương. Và thanh niên hay lấy đàn chơi văn nghệ cuối tuần. Tôi có học ở trường tiểu học Chánh Hưng một thời gian.


Cũng may mà ông thày không đi chân không

Xóm Lao Động mà, người dân rất mộc mạc, chất phát. Hô đi học là các em (bây giờ chắc 5,6 bó rùi) cặp nách cuốn tập, vắt viết vào tuổi rùi chạy đến trường, có khi đi chân không nữa! Con trai thì mặt áo trắng quần cụt (xà lỏn), con gái với bộ bà ba cũ xì, nhăn nheo vì không ủi. Họ vào lớp để học i tờ. Lối đánh vần của học trò công lập đánh vần nghe buồn cười lắm. Họ chỉ thua hề Tùng Lâm thì ông từng đánh vần anh nờ ố nố i nôi nặng ngoại thui. Tôi nhớ khi xưa từ Chánh Hưng không có xe bus đi vào SG, chỉ có xe đạp, xe gắn máy, xe hơi. Có vài chuyến xe Lam qua cầu Chữ Y để vào SG làm việc. Tôi biết một số dân đi đò từ bến Ba Đình qua bến Hàm Tử để vào Chợ Lớn. Từ ĐL Hưng Phú khi vừa qua cầu chữ Y, đi một đoạn thì đi ngang qua Lò Heo Chánh Hưng, đối diệnmé sông của Rạch Bến Nghé. Mỗi lần tới đó tôi phải nín thở 30 giây vì mùi kít nhợn thật kinh khủng. Vậy mà kép Hữu Phước (cha ruột của CS Hương Lan ngày nay) phải đóng một đoạn phim vùng đó trong vỡ CL xa xưa có tên là Con Gái Chị Hằng. Bây giờ đi tiếp ĐL Hưng Phú tiếng về vùng Chánh Hưng, Xóm Củi... Có một chợ nhỏ (chưa phải là chợ Ba Đình), tối tối họ lại quảng cáo tuồng CL trong một rạp rất bình dân nhưng cũng xôm lắm. Hàn nhớ vào những đêm tết Nguyên Đán, các thanh niên thiếu nữ hay ùn ùn vượt cầu Chữ Y để ra Hàm Nghi, Lê Lợi bát phố, chở nhau đi chơi thật vui vé và với lối ngồi hai chân để một bên thời đó.



Khi xưa, phụ nữ SG thích ngồi kiểu này trông nữ tính hơn kiểu ngồi xe ôm ngày nay

Để kết thúc bài này trong niềm vui tươi thường lệ thì quả là khi xưa khoái coi phim Cao Bồi trên đài Mỹ, bọn tôi rất thích ăn mặc như 'bé' này :


Trong post tới xin giới thiệu cùng thành viên VSF bài viết về Lò Heo Chánh Hưng của một Việt Kiều Ý, Canada cách nay 10 năm. Chị ấy sinh năm 1949, và song song với bài viết để Hoài Niệm Một Thời xứ sở của Ba Má chị, chị còn sáng tác nhiều bài văn xuôi, thơ thẩn nữa, bạn tìm trên mạng sẽ thấy thui.



__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 09-05-2013, lúc 06:17
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (25-05-2013), exploration (10-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (10-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (09-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), thehung (15-06-2013), ThinhVuongVu (09-05-2013), tranhungdn (16-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
  #10  
Cũ 09-05-2013, 00:36
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb

Bên kia cầu chữ Y

Thân tặng những ai ở Chánh Hưng - Hưng Phú
Huỳnh Ngọc Nga - Italia, Torino 11.2004




Má tôi kể, hồi người quen và lập gia đình với ba tôi, má tôi không bao giờ nghĩ rằng người phải về làm dâu nhà nội nơi tận vùng nửa quê, nửa tỉnh dù mang tiếng vẫn ở Sàigon như vùng đất nổi bên kia cầu chữ Y, quận 8 nầy, vùng mà người Sàigon hay gọi một cách vắn tắt gọn gàng là “miệt Lò Heo Chánh Hưng“ vì nơi đây có một lò thịt to lớn cung cấp thịt heo (lẫn thịt bò, thịt ngựa) cho cả thành phố.

Đây là một ốc đảo giữa lòng thành phố đuợc bao bọc bởi các dòng nước của những con kinh đào và đuợc nối với đất liền thành phố bởi những cây cầu mà cây cầu lớn nhất có 3 nhánh là cầu chữ Y. Từ trung tâm Sàigon đi thẳng vào Chợ Lớn đến đường Nguyễn Biểu, quẹo phía trái thẳng đến chân cầu bên đây thành phố. Lên giữa cầu có 2 nhánh rẻ, nhánh bên phải có con kinh Tàu Hủ chia đôi quận 8 (tức vùng Chánh Hưng) với quận 5, quận 6 của vùng Chợ Lớn. Con kinh nầy đổ ra sông Bến Lức. Nhánh bên trái của cầu là kinh Đôi chảy dài vô Bình An, tiếp ra huyện Bình Chánh, sau đó nhập với kinh Tàu Hủ đổ vào sông Vàm Cỏ ở cầu Bình Điền.




Cầu Chánh Hưng - Chữ Y?

Chánh Hưng nằm giữa các nhánh sông, phía bắc có cầu chữ Y, phía nam có cầu Hiệp ân và một cây cầu nhỏ xuyên qua chợ Xóm Củi mà dân trong vùng gọi là cầu Phát Triển, chạy thẳng cầu Hiệp ân sẽ gặp cầu Nhị Thiên Đường thuộc vùng Chợ Lớn. Từ dưới chân cầu chữ Y nhánh phải là đường Hưng Phú, lò Heo Chánh Hưng nằm trên đường nầy có cửa chánh nằm trên đường Lê Quang Kim và một bên hông là đuờng Nguyễn Duy. Đường Hưng Phú chạy dài thẳng xuống có đường Chánh Hưng cắt ngang để gặp Bến Ba Đình, từ Bến Ba Đình có những con đò nhỏ sang sông để qua chợ Hòa Bình và Lao Cai. Nội tôi kể, Chánh Hưng những năm trước thập niên 30-40 là đồng ruộng, sình lầy. Khoảng thập niên 50-60 chính phủ đương thời cho xáng thổi lấy đất bùn dưới sông sâu lấp bằng các vùng sình lấy đó để xây dựng những dãy phố ngay hàng từng lô thẳng tắp, còn được gọi là dảy nhà “lô“.



Cầu Nhị Thiên Đường

Riêng tôi, tôi thực sự biết Chánh Hưng khi ba má tôi dọn về ở hẳn với nội tôi, khoảng năm 1955 hay 56 tôi không nhớ rõ, và sau đó xây cất hẳn một ngôi nhà kế bên nhà của nội, còn được gọi là ngôi nhà từ đường, nhà hương hỏa, ngôi nhà được xây trên vùng đất nầy từ đời ông cố của tôi, cách đến nay cũng hơn trăm năm lẻ. Nhà nằm trên đường Chánh Hưng, bên mé phải sát cạnh một con lạch nhỏ chảy ra kinh Tàu hủ, mé trái giáp nhà ông bà Ba, một láng giềng cố cựu của nội tôi. Phía trước nhà tôi, chếch về bên phải là chùa An Phú, chùa không lớn nhưng trang nghiêm và sau nầy được sửa sang lại khang trang rất đẹp, từng là nơi hành hương của cố nghệ sĩ Thanh Nga lúc còn sanh tiền cũng như nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng khác. Chung quanh vùng tôi ở có rất nhiều đình, nhiều miếu. Những năm tôi còn nhỏ, cứ mỗi năm, các chùa, đình, miếu thường có lệ cúng lễ kỳ yên hay gọi nôm na là lễ thỉnh sắc (thỉnh bài vị). Những lần lễ lộc như thế, ban hội tề của các nơi đó mời các đoàn hát bộ hoặc các gánh cải lương nho nhỏ về hát chầu và tôi cũng như đa số những đứa trẻ trong xóm thường chen vào đình, miếu đứng sau cánh gà xem hát một cách say sưa. Những buổi hát chầu như vậy đã thấm nhập vào tâm hồn thơ dại của tôi bao nhiêu tuồng tích, với bao văn vẻ bình dị như một dấu ấn trong tiềm thức tôi đến tận mãi bây giờ.






Ba Nhánh của chữ Y

Nếu chỉ nói đến việc vui chơi mà bỏ quên việc học thì quả thật là một điều thiếu sót lớn, vì vậy tôi cũng muốn nói đến ngôi trường đầu đời của tôi, trường Tiểu học Chánh Hưng. Trường nằm trên ngả quẹo ra Bến Ba đình, mặt trước và phía hông trái ngó ra kênh Tàu Hủ, phía sau giáp đình Ông, hông bên phải có một trại chằm lá của ông bà Năm Sắm. Lá dừa nước từ Lục Tỉnh đem lên đuợc thợ gia công chằm lại thành từng phiến dùng để lợp nhà. Từ nhà tôi đến trường phải đi ngang qua chợ Chánh Hưng và ngả ba Bến Ba đình. Tôi thích ngả ba nầy vì có quán ông Tiều bán nước đá nhận mà tôi thường ghé mua từng viên đá bào nhận chặt có chan si rô và một chút nước chanh muối trên mặt thơm ngon vô cùng. Trong suốt thời gian bao năm ở bậc Tiểu học, còn ghi mãi trong tôi là hình ảnh một ngày tan học năm cuối cùng. Hôm đó như thường lệ, tiếng trống tan trường vừa dứt, bọn học trò chúng tôi túa nhau ra về. Bỗng phía trước tôi có tiếng la lớn “Thằng chỏng chết trôi, thằng chỏng chết trôi tụi bây ơi“. Lúc đó nước cạn, lòng sông lộ hẳn bùn sình, một xác chết trôi sông phình to đang phơi mình nữa trên bải cạn, nữa dưới nước sâu. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi thấy một xác người chết và cũng là lần đầu tiên tôi biết thế nào sự khác biệt giữa sống và chết. Tôi không nhớ tôi như thế nào lúc đó, chỉ nhớ rằng hôm ấy về nhà tôi không nuốt được bữa cơm trưa.

Những ngày không vui hoặc những hôm rảnh rổi tôi hay ra bên hè leo cây nhản hoặc tập xe đạp. Giữa hè nhà tôi và hè nhà ông bà Ba hàng xóm có hàng rào xương rồng ngăn đôi. Tôi thường bắt gặp chị Tỏ, con gái út của ông bà Ba, ngồi thì thầm với chị Đổ Ngọc Trinh, con của bác Tư Lô trong xóm. Không biết hai chị bàn tán điều gì, nhưng mỗi lần thấy tôi tò mò đứng nghe, hai chị thường cười và khoát tay bảo tôi đi nơi khác chơi, đừng để ý chuyện người lớn, tôi cũng cười phụ họa và lãng đi nơi khác vì nghĩ rằng hai chị chắc đang nói chuyện bồ bịch với nhau. Nhiều năm sau nầy, tôi mới rõ ra là hai chị bàn chuyện vô bưng với Cách Mạng, nhưng cuối cùng chỉ có chị Trinh thực hiện chương trình còn chị Tỏ vẫn sống đời thường như mọi người. Sau ngày 30.4, chị Trinh trở về và lúc tôi đã sang Y’, thư từ người thân cho biết rằng chị có thời giữ chức Thứ trưởng Bộ Phát Triển Kinh Tế, còn chị Tỏ lập gia đình và nghe nói cùng chồng vượt biên định cư tận phương xa ở hải ngoại. Bạn bè tôi, bạn học hoặc bạn cùng xóm tôi có khá nhiều. Thân quen nhau qua trò chơi trẻ con, qua những đêm trăng thu rước đèn khắp xóm, những ngày nắng hạ hớt cá, thả diều. Sau nầy lớn lên, những thằng bạn trai có đứa thành danh đổ đạt, có đứa vùi thân vì chiến tranh, dù chết cho bên nầy hay bên kia tôi tin rằng họ đều nghĩ rằng họ đã đem thân xác mình làm phân bón cho hoa màu của đất nước. Những cô bạn gái đa số tiếp tục truyền thống của các bà mẹ giữ việc tề gia, chồng con, nội trợ. Rất hiếm thấy các bạn gái của tôi thành nhân đổ đạt, có lẻ vì vậy má tôi vẫn thường hay bảo “Con gái Chánh Hưng sanh ra để làm vợ hiền, dâu thảo mà thôi“.


Người Chánh Hưng hiền hòa, cục mịch, giận hờn không giấu diếm, thương ghét chẳng đậy che. Mắng chửi nhau hôm trước, hôm sau cúng giổ đã thấy bánh rượu, trà mời. Cửa không khóa, sân không đóng, tin nhau như tin người thân ruột thịt, tiền của không nhiều nhưng tình nghĩa mênh mông.

Bên kia cầu chữ Y là thế, một ốc đảo xanh màu, màu nước xanh của những dòng kênh, màu xanh của cỏ cây trên mặt đất và màu xanh của lòng người hướng vọng tương lai. Vậy mà tôi đã bỏ nơi đó ra đi, đi khi chưa làm được một điều gì ích lợi cho nơi đã nuôi nấng tôi thành người, đi khi nước kinh Đôi chưa cạn và những con đò vẫn tiếp tục ngày hai buổi nối Chánh Hưng với Chợ Lớn - Sàigon. Hai mươi mốt năm dài sống đời viễn xứ, đã bao lần tôi thở dài “chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về xóm củ ruột đau chín chiều“.

Năm 1995 tôi đã một lần trở lại, Chánh Hưng ngày tôi về với bao “thương hải tang điền“ nhưng ngôi nhà của cha ông vẫn còn đó. Từ đấy đến nay tôi vẫn ước ao đựơc thêm một lần tìm đến đó. Tin tức người thân từ quê hương gửi qua cho biết, nhà nước đã xây cầu Nguyễn Tri Phương nối bên nầy kinh Tàu Hủ với bên kia kinh Đôi như một thôi thúc tôi hãy sớm trở về để thấy sự đổi thay trọng đại đó. Và hơn thế nữa, nếu quê hương Việt Nam là hình ảnh mẹ cha, thành phố Sàigon mang bóng dáng người tình thì Chánh Hưng thương nhớ là bạn tri kỷ với tôi mà cuộc sống nầy trong chúng ta có mấy ai bỏ được người tri âm, phải không các bạn VSF?

Nguồn : http://lienviet.net.free.fr/vartg.php?art=1112

__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
BoZoo (25-05-2013), hat_de (12-05-2013), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-05-2013), manh thuong (05-02-2014), nam_hoa1 (10-05-2013), PéPò sữa (02-06-2013), Poetry (09-05-2013), thanhtruc (05-02-2014), ThinhVuongVu (09-05-2013), tranhungdn (16-05-2013), vu.huy65 (25-05-2013)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
con tem quý tem binh sỹ xanh lá mạ phát hành ngày 25/09/1966 hongduc2008 Shop Tem: HongDuc08 1 28-04-2016 11:41
Cà tím và Ớt xanh - Nông sản hằng ngày hoangphuc Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 0 13-05-2013 18:55
Cá voi xanh Dat_stamp Thông tin lượm lặt về BVĐVHD 0 30-06-2012 11:55
Đường đua xanh hat_de Phòng trưng bày 'hat_de' 3 26-05-2011 13:38
Nick màu xanh ngọc có nghĩa gì? Rua Góp ý - Thắc mắc 13 24-04-2009 11:29



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.