Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Thiên nhiên - Động vật - Thực vật

Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-06-2008, 16:40
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Sứaaaaa

Sứa là một loài nhuyễn thể, thân mềm, sống ở môi trường nước, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang (Cnidaria).
Name:  sua 2.JPG
Views: 1183
Size:  7.7 KB

Hình dạng

Sứa bơi và nổi lên trên mặt nước và phần lớn cơ thể có dạng hình chuông được hình thành từ chất liệu như thạch đôngmàu trong suốt do có tới 98% là nước. Từ mép chuông, những sợi râu kéo lê trong biển, trung tâm là cái miệng của nó.

Name:  sua 1.jpg
Views: 804
Size:  28.3 KB

Tự vệ-săn mồi

Sứa còn có tên trong tiếng Hy Lạpmedusas - nghĩa là có thể biến đổi một cơ thể sinh học thành đá. Dĩ nhiên là sứa không thể làm được như thế nhưng bất kỳ một con vật nào chạm phải nó đều nhận thấy rằng những râu này có tế bào đốt rất mạnh, khá giống những tế bào trên râu của cỏ chân ngỗng biển (sea anemone). Các tế bào này đốt đủ mạnh để làm tê liệt con mồi đang hoạt động, thường là cá, tôm hoặc sinh vật khác mà sứa hay ăn nhất.
Name:  sua 4.jpg
Views: 791
Size:  12.2 KB

Họ hàng

Có một số sinh vật tương cận như loài này cũng được coi là sứa. Một trong số đó là Portuguese man-of-war. Râu của nó là hiểm họa cho người tắm biển.
Name:  sua-MC.jpg
Views: 801
Size:  22.6 KB
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 12-06-2008, 11:04
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Sứa hộp có con mắt của người

Name:  sua hop.JPG
Views: 566
Size:  4.9 KB



Một cặp mắt đặc biệt, tương tự như của người, đã giúp những con sứa hộp có nọc độc tránh đâm vào chướng ngại vật khi bơi qua đáy biển.
Khác với sứa thường - vốn chỉ trôi giạt theo các dòng thuỷ triều, sứa hộp là những tay bơi chủ động có thể quay ngoắt 180 độ và phóng nọc độc một cách khéo léo giữa các vật thể. Các nhà khoa học cho rằng chúng lanh lợi như vậy là nhờ một cặp trong số 24 con mắt đã phát hiện ra những vật cản nằm trên đường.
"Về mặt hành vi, chúng rất khác so với những con sứa thường", trưởng nhóm nghiên cứu Anders Garm từ Đại học Lund ở Thuỵ Điển cho biết.
Mắt của sứa hộp nằm trên những cấu trúc giống như cái cốc treo lơ lửng trên cơ thể hình khối của chúng.
Trong khi con người chỉ có 1 cặp mắt dành cho nhiều mục đích như cảm nhận màu sắc, kích cỡ, hình dáng và cường độ ánh sáng, thì sứa hộp có 4 loại mắt phục vụ những mục đích khác nhau. Cặp mắt nguyên thuỷ nhất phát hiện cường độ sáng, một cặp mắt phức tạp hơn dùng để nhận ra màu sắc và hình khối của vật thể.
Một trong những con mắt trên nằm ở đỉnh của cấu trúc hình chén, và một mắt khác nằm ở đáy: chúng tạo cho sứa hộp "một cái nhìn cực kỳ cá, vì thế nó có thể quan sát hầu hết thế giới dưới nước", Garm nói. Khi gặp các vật cản khác nhau, những con mắt đã giúp sứa tránh va chạm vào chúng.
Vì sứa thuộc về một trong những nhóm động vật đầu tiên tiến hoá mắt, Garm cho biết việc hiểu rõ cách thức hoạt động của chúng sẽ cho các nhà khoa học biết cấu tạo mắt qua các thời kỳ tiến hoá.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 12-06-2008, 16:55
chimyen's Avatar
chimyen chimyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 136
Cảm ơn: 86
Đã được cảm ơn 175 lần trong 63 Bài
Mặc định

Dạo này Gấu chăm chỉ quá, cố lên !
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #4  
Cũ 12-06-2008, 17:04
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,596
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi chimyen Xem Bài
Dạo này Gấu chăm chỉ quá, cố lên !
ko cổ vũ suông, cy dù sao cũng là bậc đàn chị, góp vui đi
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #5  
Cũ 12-06-2008, 17:12
chimyen's Avatar
chimyen chimyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Bài Viết : 136
Cảm ơn: 86
Đã được cảm ơn 175 lần trong 63 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
ko cổ vũ suông, cy dù sao cũng là bậc đàn chị, góp vui đi
Nói thế mà cũng đòi nói, HD làm được thì hãy nói người khác , heheh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #6  
Cũ 12-06-2008, 17:14
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,596
Cảm ơn: 53,884
Đã được cảm ơn 35,431 lần trong 9,453 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi chimyen Xem Bài
Nói thế mà cũng đòi nói, HD làm được thì hãy nói người khác , heheh
tui ko làm được
bài của gấu nghiêm túc
tự nhiên tui thả tem chim có sứa vào thế nào cũng bị mod thi quạt.... cy làm đê
lâu ko được đọc bài củ cy ... nhớ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #7  
Cũ 13-06-2008, 08:13
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Tưởng anh chị vô viết bổ sung cho em, ai dè...
Gấu tiếp tục đây:

Name:  block.JPG
Views: 756
Size:  8.8 KB

Sứa trong ẩm thực
Một số loại sứa có thể được sử dụng làm các món ăn. Thông thường phần thân sứa được sơ chế bằng cách cắt, ngâm trong bể nước muối[1] để giữ nước. Khi chế biến sứa được ngâm nước lạnh vài giờ cho nhạt bớt, và có thể sử dụng làm các món như bún sứa[2], gỏi sứa[3]. Tại Hà Nội, Việt Nam có những cửa hàng bán món sứa xắt miếng ăn với đậu phụ chiên vàng, dừa nạo, rau sống và chấm mắm tôm vắt chanh ớt.

Name:  sua 3.JPG
Views: 746
Size:  8.0 KB

*bún sứa Nha Trang
Name:  bun sua.jpg
Views: 1941
Size:  156.3 KB

Cách làm:


- Đầu hành lá rửa sạch thái nhỏ. Sứa xả nước nhiều lần cho sạch, thái thành sợi, chần sơ để ráo.


- Quết dẻo cá thu với đầu hành, chút nước mắm, tiêu. Một nửa phần cá, viên thành từng viên tròn nhỏ đem rán vàng. Nửa phần cá còn lại ém vào khuôn, thoa lòng đỏ trứng lên trên, đem hấp chín, để nguội, thái miếng vừa ăn.


- Bắc chảo dầu nóng phi thơm hành tỏi, cho dầu điều, dứa thái nhỏ vào xào qua rồi trút vào nồi nước (chừng 2 bát to nước) đun sôi, hớt bọt, nêm hạt nêm vừa ăn.


Bún chần qua nước sôi, cho ra bát, xếp cá, sứa, hành lá lên trên, chan ngập nước dùng đang sôi. Ăn kèm rau, giá, mắm ruốc và ớt sa tế.

*Gỏi sứa

Sứa bóp gỏi phải là sứa có chân, màu trong xanh, tức sứa mới vớt lên tươi rói. Ngâm sứa trong nước với chuối chát xắt mỏng, để sứa săn lại, ít ra nước. Sửa soạn các thứ rau ăn kèm là các loại rau thơm, chuối chát, khế, xoài… và "chế" một chén mắm thật ngon. Rang đậu phộng, giã dập dập và phi hành với dầu ăn cho thật vàng. "Phụ tùng" xong xuôi, trộn chung tất cả những thứ ấy thật đều, rồi rưới mắm và nêm nếm cho vừa miệng.

Người miền Trung có thói quen trong mâm ăn thường phải có bánh tráng. Bánh tráng mỏng để nhúng cuốn hoặc bánh tráng dày để nướng. Món gỏi sứa lại càng không thể thiếu loại bánh tráng làm bằng gạo nguyên chất, có mè, mới nướng lên nghe thơm rực.

Bánh tráng bẻ ra thay cho muỗng xúc sứa. Có như thế mới thưởng thức hết cái sần sật, mát mát của sứa hoà vị thơm của rau, chát chát của chuối, chua chua của xoài, cay cay của ớt, cái beo béo của dầu ăn… tạo nên một sự tổng hoà hương vị kỳ tuyệt.

*Canh sứa thịt lợn viên

Thực hiện:
- Rửa thịt lợn, xay nhuyễn.
- Trộn hành, tỏi băm, tiêu, bột nêm vào thịt vo viên.
- Gọt vỏ khoai tây, cà rốt, cắt miếng vuông.
- Rửa sứa, cắt vuông.
- Tước bỏ sơ măng tây, cắt khúc vừa ăn.
- Đun sôi nước dùng, cho cà rốt, khoai tây, măng tây vào nấu vừa mềm, cho thịt viên vào, cuối cùng cho sứa, nêm gia vị vừa ăn.
__________________
Ai biết đâu ngày mai...

Bài được redbear sửa đổi lần cuối vào ngày 13-06-2008, lúc 09:05
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #8  
Cũ 14-06-2008, 13:58
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định Sứa biển là một tập hợp gene rất phức tạp

Name:  sua-HK.jpg
Views: 1055
Size:  31.4 KB

Một con sứa biển đang nổi giận trong bể nuôi cá. Bên trong cơ thể tưởng chừng đơn giản của nó là một tập hợp gene vô cùng phức tạp.

Name:  sua-4.jpg
Views: 738
Size:  11.4 KB



Từ lâu nay, người ta vẫn xem sứa biển là một loài động vật đơn giản và nguyên thuỷ. Nếu nhìn vào bể nuôi cá, chúng ta cũng sẽ dễ dàng tin vào điều này. Tương tự như những loại cùng họ như cỏ chân ngỗng và san hô, sứa biển thoạt nhìn ai cũng tưởng nó là một động vật hoàn toàn đơn giản. Nó không có đầu đuôi, không có lưng bụng, không có trái phải, thậm chí không có chân hoặc vây. Nó cũng không có tim. Ruột của nó giống như một chiếc túi hơn là một đường ống, do đó miệng của nó cũng sẽ đóng vai trò hậu môn. Thay vì bộ não, nó chỉ có một mạng lưới thần kinh khuếch tán.

Một con cá hoặc một con tôm có thể di chuyển nhanh theo hướng xác định, nhưng con sứa biển chỉ có thể bơi lờ đờ mà thôi.
Nhưng những kết quả nghiên cứu gần đây nhất đã khiến cho các nhà khoa học phải thừa nhận họ đã đánh giá thấp con sứa biển và họ hàng của nó, được biết đến với tên gọi là tập hợp cnidarian (phát âm là nih-DEHR-ee-uns). Bên trong cơ thể có vẻ đơn giản của chúng là một tập hợp gene rất phức tạp và đáng chú ý, bao gồm nhiều điều có ích cho việc phát triển khoa giải phẫu học con người

Name:  sua Uc.jpg
Views: 986
Size:  33.3 KB

Những khám phá này đã đem đến một lý thuyết hoàn toàn mới mẻ về quá trình tiến hoá của động vật từ 600 triệu năm trước. Kết quả tìm kiếm cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học dành cho loài cnidarian như một mô hình để tìm hiểu cơ thể con ngời.

Name:  chu ky.JPG
Views: 999
Size:  12.6 KB
chu kỳ sống của sứa biển

Các nhà khoa học đã xem xét lại quá trình phát triển của chúng. Những nhà tự nhiên học từ thế kỷ 18 đã miễn cưỡng xếp chúng vào thế giới động vật, và chỉ thế thôi. Họ xếp nhóm cnidarians thuộc ngành "Động vật hình cây", đâu đó giữa động vật và thực vật.
Chỉ đến thế kỉ 19, các nhà tự nhiên học mới bắt đầu hiểu được cơ chế sinh trưởng của chúng từ trứng, cơ thể của chúng phát triển từ hai lớp tế bào, nội bì và ngoại bì.

Name:  sua-FDC.jpg
Views: 726
Size:  22.2 KB
__________________
Ai biết đâu ngày mai...

Bài được redbear sửa đổi lần cuối vào ngày 14-06-2008, lúc 14:04
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #9  
Cũ 14-06-2008, 14:58
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Con sứa nếu đụng vào nó thí rất ngứa. Vậy làm sao ma làm gỏi và bún được
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #10  
Cũ 14-06-2008, 15:15
redbear's Avatar
redbear redbear vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Thanh Hóa & Sài Gòn
Bài Viết : 1,116
Cảm ơn: 499
Đã được cảm ơn 3,403 lần trong 934 Bài
Mặc định

Chú ơi, đụng vô cái vỏ thì nó ngứa, nhưng cái thịt nó thì...ăn không hề ngứa tí nào.
Không tin thì chú ăn thử coi. hihi
__________________
Ai biết đâu ngày mai...
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.