Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Tin thời sự

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 16-05-2014, 14:59
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Giận qua...đập nồi cơm, đập luôn cái laptop và cái iphone chỉ vì nó made in China, chết mầy chưa Tung Cuốc !


Biên tập viên Bruce Einhorn của Bloomberg nói Việt Nam sẽ là bên thua cuộc trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
Trong bài viết ngày 15/5, ông Einhorn cho rằng chính phủ Việt Nam là lý do chính dẫn đến các cuộc bạo động hiện nay. Bài viết của ông dẫn lời tiến sỹ Jonathan London, trong đó nhận định rằng sau khi Trung Quốc kéo dàn khoan vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của họ, lãnh đạo Hà Nội đã không biết phải phản ứng như thế nào ngoài việc kích động làn sóng dân tộc chủ nghĩa, dẫn đến các cuộc bạo động vượt ngoài tầm kiểm soát.
"Ngay cả khi tình hình lắng xuống, tâm lý chống Trung Quốc tại Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế phải gánh chịu hậu quả nhiều năm tới. Việt Nam lẽ ra là sự lựa chọn thay cho Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất mặt hàng giá rẻ đang gặp khó khăn vì lương lao động tăng," Einhorn viết.
"Các cuộc tấn công nhằm vào người Trung Quốc ở Việt Nam không chỉ kinh tởm và mang đậm tính bài ngoại, nó còn là một quyết định ngu ngốc. Đây là những người mà Việt Nam cần thu hút về phía mình chứ không phải đe dọa."
"Những người đứng đằng sau các quyết định đầu tư cũng chỉ là con người, và sẽ không có gì ngạc nhiên khi họ không cảm thấy thoải mái ở một nước mà những kẻ côn đồ thoải mái tung hoành chống lại họ."
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-05-2014), asahi (16-05-2014), dammanh (25-05-2014), HanParis (16-05-2014), huuhuetran (16-05-2014), HuyNguyen (16-05-2014), Mai Hoàng Huy (16-05-2014), manh thuong (16-05-2014), Poetry (16-05-2014)
  #12  
Cũ 16-05-2014, 15:09
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Nhân biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam, báo Anh, tờ The Guardian 15/5 ra ở London viết:

"Năm 2012, chính quyền Trung Quốc cũng cho phép các đợt biểu tình lớn phản đối Nhật Bản vì căng thẳng tại vùng Biển Hoa Đông. Người biểu tình khắp cả nước đã đập phá các cửa hàng Nhật, phá xe do Nhật sản xuất trước khi chính quyền ra lệnh cho họ giải tán."

"Tuyên truyền của Trung Quốc nay đang kiểm duyệt tin tức về đợt biểu tình [ở Việt Nam], theo trang China Digital Times tiết lộ ra. Trung Quốc nói báo chí 'không được đưa tin về các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc ở Việt Nam bị người Việt Nam tấn công."
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-05-2014), asahi (16-05-2014), Đêm Đông (27-05-2014), dammanh (25-05-2014), HanParis (16-05-2014), hoavienquanbl (16-05-2014), huuhuetran (16-05-2014), HuyNguyen (16-05-2014), Mai Hoàng Huy (16-05-2014), Ng.H.Thanh (17-05-2014), Poetry (16-05-2014)
  #13  
Cũ 17-05-2014, 01:18
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

QUỐC TẾ BÌNH LUẬN VA CHẠM TRÊN BIỂN ĐÔNG



Đây là vụ căng thẳng mới nhất giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Xin mời đọc nhận định của Trang Mạng Forbes ở dưới để suy nghĩ.

Báo chí quốc tế đã có nhiều tin bài bình luận về tham vọng của bọn Tàu Khựa hay cà khịa, cũng như quyết tâm của Việt Nam trong vụ việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông.

‘Đương đầu với Trung Quốc’
Tờ New York Times của Mỹ chạy tít : “Việt Nam đương đầu với Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp.” “Những tranh chấp này không có gì mới, nhưng một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh với những khả năng mới để khẳng định yêu sách chủ quyền của mình đang gây sóng trong khu vực trong những năm vừa qua”, tờ báo này nhận định. Cũng theo New York Times thì đường chín đoạn của Trung Quốc bị những người chỉ trích cho rằng không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.
Trang mạng của Forbes dẫn ý kiến của nhà phân tích Gordon G. Chang cho rằng vụ việc xảy ra là cách để các nhà lãnh đạo Trung Quốc thách thức cam kết của Tổng thống Mỹ Barack Obama đối với an ninh khu vực không lâu sau chuyến công du châu Á của ông hồi cuối tháng trước.


“Với hành động lần này, Bắc Kinh đã vượt qua hai lằn ranh quan trọng,” bài báo dẫn nguồn từ Nelson Report, một bản tin nội bộ của Washington, nhận định.

“Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khoan ở vùng biển Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai sử dụng tàu thân xám, tức tàu hải quân, để hỗ trợ cho tàu thân trắng, tức tàu hàng hải dân sự.”

Theo bài báo của Forbes, Bắc Kinh có thể đang tranh thủ lúc Washington đang tập trung vào cuộc khủng hoảng Ukraine, bày tỏ sự khinh thường ông Obama hoặc nước này chỉ nhằm vào một nước nhỏ mà tấn công.

“Dù Trung Quốc có làm gì đi nữa thì nó cũng cực kỳ nguy hiểm,” bài báo viết. “Việt Nam không có lịch sử lùi bước, ngay cả khi trước sự khiêu khích của người láng giềng khổng lồ Trung Quốc”. “Hai nước đã xung đột với nhau hàng chục năm. Có khi Trung Quốc thắng và có khi Việt Nam thắng, nhưng điều rõ ràng là Hà Nội không sợ người láng giềng phương Bắc.”

“Không có khả năng người Việt Nam,vốn rất tự hào về dân tộc của họ, sẽ để yên cho Bắc Kinh khoan ở gần vùng biển ngay sát họ”, bài báo phân tích.

“Trung Quốc muốn sở hữu lãnh thổ và vùng biển của những nước xung quanh. Họ sẽ không dừng lại cho đến khi có ai ngăn họ lại. Và có thể chỉ có người Việt Nam mới ngăn họ được”. Bài báo của Forbes cũng nhắc lại lần xung đột lớn giữa hai nước hồi năm 1979 mà khi đó Hà Nội đã ‘làm nhục quân đội Trung Quốc’…

Theo Một Thời SaiGon
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (17-05-2014), Đêm Đông (27-05-2014), dammanh (25-05-2014), Mai Hoàng Huy (18-05-2014), manh thuong (17-05-2014), Ng.H.Thanh (17-05-2014), Poetry (17-05-2014)
  #14  
Cũ 17-05-2014, 20:05
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Dưới đây là vài bài hát để phản ánh khi thế căm phẫn của dân Việt trong và ngoài nước trước cuộc xâm lược của TQ. Bài đầu là của anh Cần (Mạnh Thường) gợi ý.

Hướng Về Biển Đông

Hội Nghị Diên Hồng 2014

http://vnexpress.net/video/xa-hoi/ho...90378.html?p=1

Manga Version

https://www.youtube.com/watch?v=wlTD1e3kRgE




__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (17-05-2014), Đêm Đông (27-05-2014), hoavienquanbl (18-05-2014), Mai Hoàng Huy (18-05-2014), manh thuong (18-05-2014), Ng.H.Thanh (17-05-2014), Poetry (17-05-2014)
  #15  
Cũ 17-05-2014, 22:04
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Phóng viên hãng tin Mỹ AP, trên tàu 4033 của Cảnh sát biển Việt Nam đã mô tả cuộc đấu không cân sức như sau :


Name:  A1.jpg
Views: 342
Size:  38.5 KB

« Ngày nào cũng thế, tàu Việt Nam cũng đều tìm cách tiến lại gần giàn khoan hơn. Và ngày nào cũng vậy, họ đều bị các chiếc tàu lớn hơn nhiều của Trung Quốc đẩy lui .

Thế nhưng trước khi tăng tốc chạy đi, phía Việt Nam đều tung ra thông điệp bằng ba thứ tiếng Việt, Hoa và Anh, nội dung cảnh cáo phía Trung Quốc về các hành động khiêu khích và yêu cầu đối phương tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, lập tức đình chỉ các hoạt động và rời khỏi vùng biển Việt Nam.

Một nhiếp ảnh gia AFP cũng trong đoàn phóng viên báo chí được chính quyền Việt Nam cho phép đi theo tàu của Cảnh sát biển Việt Nam ra tận hiện trường cũng nhìn thấy hàng chục chiếc tàu Trung Quốc, trong đó có cả chiến hạm của hải quân Trung Quốc, đối mặt với tàu Việt Nam.

Mỗi khi tàu Trung Quốc đến gần, các tàu Việt Nam đều phát đi thông điệp cảnh cáo Trung Quốc là đang ở trong vùng biển của Việt Nam, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và Luật biển của Việt Nam.

Hoạt động của lực lượng tuần duyên Việt Nam tại khu vực này rất nguy hiểm vì bị tàu Trung Quốc đâm thẳng vào hay phun vòi rồng cực mạnh để xua đuổi ».
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-05-2014), HanParis (17-05-2014), hoavienquanbl (18-05-2014), Mai Hoàng Huy (18-05-2014), manh thuong (18-05-2014), Ng.H.Thanh (17-05-2014), Poetry (17-05-2014)
  #16  
Cũ 17-05-2014, 22:29
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

« Lên nhà rút thang »

Name:  A1.jpg
Views: 340
Size:  38.8 KB


Hãng tin Mỹ UPI, ngày 14/05/2014 có bài phân tích của Jeff Moore về hành động của Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển của Việt Nam, tựa : “Kịch bản chiếu tướng nguy hiểm đang diễn ra ở Biển Đông”. Tác giả nhìn nhận sự kiện này, cùng với việc Nga sáp nhập Crimée, như một chiến lược gọng kìm của Trung Quốc và Nga chống lại ảnh hưởng của Mỹ, vì theo Bắc Kinh, Hoa Kỳ đang suy yếu, khó có thể đối phó cùng một lúc với một cuộc chiến trên hai mặt trận. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Việc Trung Quốc triển khai dàn khoan biển nước sâu 981 ở bờ biển Việt Nam vào đầu tháng Năm vừa là một sự leo thang nguy hiểm trong lúc tình hình Biển Đông đang căng thẳng. Khả năng va chạm hàng hải giữa Trung Quốc và Việt Nam không còn chỉ ở mức có thể xẩy ra nữa, kể từ vụ xung đột ở đảo Gạc Ma (Johnson Reef) năm 1988 làm khoảng 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Nhiều người ở Washington đánh giá hành động của Bắc Kinh là không đáng lo ngại, thế nhưng, trong suy tính của Trung Quốc, thì sự khiêu khích này bắt nguồn từ lô gich chiến lược.

Điều gì đã xẩy ra ?

Bắc Kinh khẳng định rằng, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử, Biển Đông và tất cả các nguồn tài nguyên trong đó thuộc về Trung Quốc. Gần đây, Bắc Kinh lớn tiếng đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ dựa trên bản đồ 9 đường gián đoạn và Trung Quốc đã triển khai tàu đánh cá, tàu cảnh sát biển và tàu hải quân ra để khẳng định đòi hỏi này.

Việt Nam cho rằng khu vực đó là của mình mà Việt Nam gọi là Biển Đông và khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Cả Việt Nam và Philippines phản đối mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc, còn Indonesia, Brunei và Malaysia thì cũng có phản ứng tương tự, tuy có kín đáo hơn.

Trung Quốc biết là việc triển khai giàn khoan dầu 981 có thể làm cho Việt Nam tức giận, do vậy, họ điều khoảng 80 tàu đi bảo vệ. Việt Nam chống lại và đã điều động 29 tàu tuần duyên và hải quân, trong số này, nhiều tàu bị các tàu Trung Quốc đâm và phun vòi rồng tấn công.

Tất cả những điều này có nghĩa gì ?

Trước tiên, nhìn từ góc độ chiến lược chung, Bắc Kinh hành động phối hợp với đồng minh mới của họ là Nga. Trong ba năm qua, hai bên đã xây dựng liên minh chiến lược, cho dù còn lỏng lẻo, để chống lại ảnh hưởng của Mỹ. Vào lúc Nga chiếm Crimée và làm cho chiến trường Tây Âu ù tai với các máy bay ném bom chiến lược, thì Trung Quốc cũng hành động tương tự ở phía đông. Đó là một động thái xiết gọng kìm, với cuộc chiến phi đối xứng, được tính toán kỹ lưỡng, sử dụng tối thiểu lực lượng và thủ đoạn, chưa đến mức để gây ra phản ứng quân sự của Mỹ, nhưng cũng đủ để Nga và Trung Quốc đi xa hơn trong các mục tiêu của mình. Điều này phần nào được khuyến khích do chính quyền Obama đã mất đi khả năng đối phó với một cuộc chiến trên hai mặt trận. Trung Quốc và Nga đã buộc Hoa Kỳ phải dàn trải các mối quan tâm và nguồn lực. Trong “Tam Thập Lục kế” truyền thống, người Trung Quốc gọi đây là kế « Hỗn thủy mạc ngư – Đục nước bắt cá – Lợi dụng tình thế, hành động đạt mục đích ».

Thứ hai, Trung Quốc nhìn thấy Hoa Kỳ, với tư cách là cường quốc thế giới, đang trong quá trình rút lui chiến lược nhanh chóng. Trung Quốc nhận ra cốt lõi các thất bại của Mỹ về an ninh quốc gia, như trong hồ sơ Irak (ra đi quá sớm), Afghanistan (chiến lược chống nổi dậy quá khó để thực hiện), Libya (tình trạng tồi tệ sau thời kỳ « lãnh đạo từ phía sau, giật dây ở hậu trường ») và Yemen (Al Qaeda có căn cứ mới bất chấp các vụ tấn công liên tiếp bằng máy bay không người lái). Bắc Kinh nghĩ rằng Washington không thể hiểu nổi Pakistan, « anh em cừu địch » của Hoa Kỳ và gần như là đồng minh của Bắc Kinh. Trung Quốc cũng đánh giá rằng chính sách dấn thân vào Trung Đông của Tổng thống Obama ở Trung Đông trong bài diễn văn Cairo 2009 đã thất bại vì khủng bố thánh chiến Hồi giáo gia tăng và tất cả các cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập không mang lại kết quả như ý muốn. Do vậy, ở trong khu vực Châu Á, cần phải chiếm lấy Biển Đông. Người Trung Quốc gọi kế này là « Cách ngạn quan hỏa – Đứng trên bờ xem lửa cháy trên sông » - có nghĩa là cứ để yên cho kẻ địch tự rối loạn, kiệt quệ về quân sự, sau đó, ra tay hành động.

Thứ ba, liên quan đến chiến lược khu vực, cho dù Trung Quốc nhìn thấy Hoa Kỳ đang ngày càng yếu đi, nhưng họ cũng lo ngại về chuyến công du Châu Á của Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, để « thêm da đắp thịt » cho chiến lược xoay trục sang Châu Á, với các thỏa thuận quốc phòng và hỗ trợ an ninh. Các thỏa thuận này bao gồm cả việc đẩy mạnh các cuộc tập trận quân sự thường niên với các đồng minh Đông Nam Á như Philippines : Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) đã bắt đầu ngày 05/05 vừa qua. Do vậy, các hành động khiêu khích của Trung Quốc là nhằm lách vào bên trong « chiến lược tổng lực dấn thân cùng khu vực » truyền thống của Hoa Kỳ, với một « cú đấm thẳng trong cuộc chiến phi đối xứng ». Nếu hành động nhanh bây giờ, Trung Quốc nghĩ rằng sẽ khiến cho Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giúp đỡ các đồng minh ASEAN về sau này.

Thứ tư, Trung Quốc lo ngại Việt Nam đang mạnh lên. Kinh tế Việt Nam phát triển. Hà Nội đang nâng cấp quân đội và hải quân để bảo vệ bờ biển - Biển Đông – nơi đóng vai trò trung tâm đối với ngành hàng hải, ngư dân và lĩnh vực năng lượng của Việt Nam. Chính quyền Hà Nội cũng biết rằng toàn bộ đất nước của họ có thể bị xâm lược và tấn công từ phía bờ biển vào.

Với các ý tưởng về an ninh quốc gia, Trung Quốc mong muốn có một Việt Nam ngoan ngoãn và vâng lời theo truyền thống Khổng Tử và Vương triều Trung Quốc. Họ nhắc lại cuộc xâm lăng trừng phạt vào miền bắc Việt Nam trong lúc Hà Nội có đội quân đứng hàng thứ tư trên thế giới. Việt Nam đã nhượng một ít lãnh thổ và mỗi bên có khoảng 30 ngàn người bị thiệt mạng trong gần một tháng chiến sự. Do vậy, theo quan điểm của Bắc Kinh, làm giảm sức mạnh đang chớm nở của Việt Nam là trò chơi thông minh.

Vậy tình hình ở Biển Đông sẽ đi tới đâu ? Dường như tình hình sẽ tồi tệ hơn. Không bên nào chịu lùi bước. Vả lại, Trung Quốc đang có những động thái tương tự trong các đòi hỏi chủ quyền biển đảo với Nhật Bản. Trừ phi những cái đầu trầm tĩnh ở Bắc Kinh thắng thế, những rối loạn này có thể dẫn đến một sự sai lầm khủng khiếp.

Một nước Việt Nam bị dồn vào chân tường sẽ phản ứng dữ dội hơn là Bắc Kinh lầm tưởng. Các nước ASEAN, vốn liên minh lỏng lẻo với nhau, sẽ buộc phải đoàn kết trước các hành động của Trung Quốc và điều này đi ngược lại các mục tiêu của Bắc Kinh. Nhật Bản đang bị chèn ép và tiến hành tái vũ trang. Còn Hoa Kỳ chưa hẳn là quá suy yếu và bị tổn thương đến mức Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương và hải quân Mỹ không còn khả năng hành động.

Bắc Kinh dường như bị mù quáng về « sự trỗi dậy Trung Hoa », về sự tự hào dân tộc hào nhoáng và thành công kinh tế vang dội. Do vậy, Trung Quốc đang gặp nguy hiểm khi không tuân thủ ngạn ngữ của chính họ : « Lên nhà rút thang », có nghĩa là Trung Quốc đang trên đường tự cô lập mình về mặt quân sự, khi hành động một cách vội vã. Chỉ có các chiến lược gia sáng suốt của Trung Quốc có thể giúp làm giảm nhiệt tình hình đang rất nóng bỏng này.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-05-2014), HanParis (17-05-2014), hoavienquanbl (18-05-2014), Mai Hoàng Huy (18-05-2014), manh thuong (18-05-2014), Poetry (17-05-2014)
  #17  
Cũ 18-05-2014, 00:56
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Mỹ có thể giúp đỡ Việt Nam như thế nào ?

Name:  S1.jpg
Views: 339
Size:  38.0 KB

Theo tin xã luận RF, phân tích như sau:

Ngay sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan xuống hoạt động tại vùng Biển Đông, trong một khu vực mà họ tự nhận chủ quyền gần Việt Nam, Mỹ đã liên tiếp lên tiếng tố cáo đó là một hành động khiêu khích và nguy hiểm. Tuy vậy, cho đến nay Hoa Kỳ không hề có động thái cụ thể nào để ngăn chặn hành động đó, mặc dù một số nhà phân tích cho rằng Washington hoàn toàn có thể can thiệp giúp Việt Nam giải tỏa sức ép từ Trung Quốc.

Trong một chừng mực nào đó, thái độ trung lập tương đối của Mỹ trong cuộc khủng hoảng Việt Trung lần này có thể được giải thích bằng sự kiện là Việt Nam – trái với Philippines – không phải là một đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, hai bên không hề có Hiệp ước phòng thủ chung, do vậy Washington không có nghĩa vụ lao vào giúp đỡ Hà Nội.

Trong thực tế, ngoài một loạt các tuyên bố cứng rắn tố cáo hành động của Bắc Kinh là phá hoại tình hình ổn định trong vùng Biển Đông, Washington chưa thấy có động tĩnh nào cho thấy là họ sẵn sàng can thiệp một cách cụ thể để giúp Việt Nam đối phó với các hành vi luôn bị Mỹ đánh giá là khiêu khích, nguy hiểm, thậm chí không phù hợp với luật lệ quốc tế.

Thái độ dè dặt của Hoa Kỳ tuy nhiên đang khiến cho nhiều nước đồng minh của Mỹ tại châu Á sốt ruột, nhất là khi chỉ mới đây thôi, nhân chuyến công du châu Á, Tổng thống Barack Obama đã làm dấy lên nhiều hy vọng về việc Washington sẵn sàng sát cánh cùng châu Á trong việc hạn chế các tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh.

Theo hãng tin Anh Reuters, một nhà ngoại giao châu Á tại Mỹ mới đây đã cho rằng ngành ngoại giao Mỹ cần có một thái độ kiên quyết hơn đối với Trung Quốc, cùng lúc với việc sử dụng ảnh hưởng của mình để giảm bớt căng thẳng ở Việt Nam.

Theo nhà ngoại giao này, các nước Đông Nam Á hiện ngày càng quan ngại trước khả năng Bắc Kinh lấn lướt thêm và vẽ lại cục diện khu vực. Trừ phi là có một thế lực khác ngăn chặn tham vọng đó của Trung Quốc.

Thêm tàu tại Biển Đông, trừng phạt CNOOC tại Mỹ

Theo một số nhà phân tích, dù về hình thức, Hoa Kỳ không có nghĩa vụ « giải cứu » Việt Nam, nhưng trong tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, niềm hy vọng của nhiều nước nhỏ trong vùng, Hoa Kỳ phải có những phản ứng cụ thể nhằm vào Trung Quốc hơn là những lời tố cáo suông.

Đây chính là ý kiến của hai chuyên gia Mỹ Elizabeth Economy và Michael Levi, thuộc trung tâm nghiên cứu đối ngoại Mỹ Council on Foreign Relations. Trong một bài viết của mình, hai chuyên gia này khuyến cáo :

« Hoa Kỳ cần phải chuẩn bị để hỗ trợ Việt Nam thông qua một sự hiện diện hải quân mạnh mẽ hơn ». Việc tăng cường lực lượng hải quân Mỹ trong vùng Biển Đông, theo hai chuyên gia này sẽ « cung cấp cho Washington thêm cơ hội để đánh giá thực lực của Trung Quốc và góp phần giúp cho căng thẳng xuống thang ».

Bà Economy và ông Levi còn đề xuất một biện pháp khác, trực tiếp hơn : Đó là hạn chế các hoạt động tại Mỹ của Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC, một tập đoàn Nhà nước và là sở hữu chủ của giàn khoan HD 981 đang là nguyên nhân là mất ổn định tại Biển Đông.

Hai chuyên gia này cảnh báo : « Nếu Hoa Kỳ không có khả năng gắn liền hành động với lời nói, thì các cam kết duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực từng được Mỹ đưa ra sẽ trở thành rỗng tuếch ».
Hình Đính Kèm
File Type: jpg A1.jpg (34.5 KB, 588 lần tải)
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 18-05-2014, lúc 01:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-05-2014), HanParis (18-05-2014), hoavienquanbl (18-05-2014), Mai Hoàng Huy (18-05-2014), manh thuong (18-05-2014), Poetry (18-05-2014)
  #18  
Cũ 18-05-2014, 12:39
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Trên 3.000 chữ ký yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế

Name:  A1A.jpg
Views: 313
Size:  40.9 KB


Chỉ trong vài ngày, lá thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa vấn đề giàn khoan HD-981 của Trung Quốc và chủ quyền quần đảo Hoàng Sa ra trước tòa án quốc tế đến hôm nay 17/05/2014 đã thu thập được trên 3.000 chữ ký từ khắp nơi, trong đó có nhiều nhân vật tên tuổi.

Lá thư đề ngày 14/05/2014 gởi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc Bắc Kinh triển khai giàn khoan HD-981 trên Biển Đông ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã chà đạp lên các luật lệ, quy định quốc tế. Cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Tuyên bố về quy tắc ứng xử trên Biển Đông năm 2002, và Thỏa thuận Việt-Trung về Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển năm 2011.

Những người ký tên đòi hỏi Việt Nam cần phải đưa vấn đề giàn khoan HD-981 ra cơ chế tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trọng tài sẽ yêu cầu Trung Quốc không được đơn phương khoan dầu, và phải giải quyết tranh chấp với Việt Nam.

Song song đó, Việt Nam nên chính thức yêu cầu Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án Công lý Quốc tế. Nếu chính quyền Bắc Kinh đồng ý, Việt Nam có nhiều hy vọng đòi lại Hoàng Sa. Còn nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối, vấn đề quần đảo Hoàng Sa mặc nhiên được quốc tế biết đến nhiều hơn, và sẽ thấy rõ Trung Quốc trốn tránh các giá trị văn minh của nhân loại.

Lá thư kết luận, quyết định chính thức nộp đơn kiện và đưa ra tòa án quốc tế sẽ ngăn chận được Bắc Kinh lấn tới trên Biển Đông. Trung Quốc không thể đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt, không thể ngang ngược khoan dầu trong vùng biển Việt Nam. Quyết định này vì những thế hệ cha ông đã đổi mồ hôi nước mắt và cả máu cho Hoàng Sa, những chiến sĩ hy sinh năm 1974, và những thủy thủ đang dấn thân bảo vệ vùng biển Việt Nam ngay trong giờ phút này.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-05-2014), dammanh (25-05-2014), HanParis (18-05-2014), hoavienquanbl (18-05-2014), manh thuong (19-05-2014), Poetry (18-05-2014)
  #19  
Cũ 19-05-2014, 09:07
manh thuong's Avatar
manh thuong manh thuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 04-12-2007
Bài Viết : 1,497
Cảm ơn: 25,095
Đã được cảm ơn 7,950 lần trong 1,551 Bài
Mặc định

Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh ở ngư trường Hoàng Sa

Từ sáng sớm, cả trăm người dân đã đứng chờ ở Cảng Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi). Khuôn mặt bơ phờ, ông Quang cứ hướng mắt ra biển, tay cầm chiếc điện thoại. Bà Nguyễn Thị Thơm cũng đến từ sáng sớm, hai ngư dân bị thương là con trai và con rể của bà. Mỗi lần nghe có tiếng tàu vào bà Thơm lại nhìn ra phía cảng.

11g30 một chiếc tàu xuất hiện phía ghềnh xa, cả trăm người đổ dồn ra bến cảng. Chưa thấy số hiệu con tàu, nhưng mọi người chắc chắn đó là tàu Qng 90205. Một lão ngư nói lớn: “Mấy đứa ở Hoàng Sa về rồi, lần này thì đúng rồi, nhìn ống khói đen ngòm là biết, bọn nó tăng tốc hết cỡ nên máy hỏng rồi”.

Tàu xuất hiện. Hai ngư dân Nguyễn Tấn Hải (24 tuổi, Bình Châu, Bình Sơn) và Nguyễn Hiền Lê Anh (20 tuổi, ngụ thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa) đang nằm bất động trong ca bin. Các ngư dân khác ngồi xung quanh, người đỡ tay, người xoa đầu, người xoa bụng, ai nấy điều mệt mỏi.

Bị đánh trọng thương phần đầu, cả một hành trình dài từ Hoàng Sa về đất liền, Lê Anh không ăn uống gì được. “Chúng tôi cố gắng nấu cháo cho ăn, nhưng ăn vào là nó nôn ra, cứ ôm đầu rên suốt”, ngư dân Nguyễn Văn Vinh đi trên tàu kể.

Chỉ tay vào đầu và sườn Lê Anh, anh Phạm Tấn Sơn cho biết lúc mới lên tàu mọi người thấy vết dùi cui và 5 vết giày đạp vào người anh còn in rõ. Từ lúc cho tàu về bến, mỗi lần ho là ra máu. Còn thuyền trưởng Hải, dù trên người chằng chịt những vết bầm tím nhưng đã ăn được cháo, ít nôn ói.

Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi ngay lập tức cố định cánh tay trái bị gãy của anh Hải và chuyển hai ngư dân lên bệnh viện tỉnh điều trị.

Được các bác sĩ truyền dịch, tiêm thuốc, điều trị cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi sức khỏe thuyền trưởng Hải đã khá hơn. Anh kể lại đêm kinh hoàng trên biển. Theo đó, 19g tối 16-5, sau khi ăn chiều, 12 ngư dân xuống hai ghe nhỏ đi lặn cách đảo Phú Lầm chừng 5 hải lý. Chỉ còn anh và Lê Anh ở trên tàu. Khoảng 21g, hai anh em phát hiện một tàu đang truy đuổi.

"Nhận ra tàu Trung Quốc, còn kịp nhìn thấy số hiệu tàu là 306, ngay lập tức tôi nhổ neo, tăng hết công suất để tránh bị áp sát. Đồng thời dùng bộ đàm kết nối với hai ghe nhỏ bảo chạy lên đảo Tây và đảo Cây trước đừng trở về vị trí neo đậu, tôi sẽ đưa tàu lớn lên đón", thuyền trưởng Hải kể.

Sau hơn 1 giờ truy đuổi, tàu Trung Quốc thả hai xuồng máy, áp sát leo lên tàu. Hơn 20 người trên tàu 306 tràn qua, sau khi đập cửa kính ca bin, họ dùng gậy, dùi cui đánh anh Hải bất tỉnh trên vô lăng.

"Một tên dùng dùi cui đập vào đầu, tên khác dùng gậy đập vào sườn tôi, sau đó tiếp tục đánh Lê Anh trong ca bin. Chịu được khoảng 5 phút thì tôi ngất. Không biết Lê Anh bị đánh thế nào, nhưng khi tỉnh dậy, tôi thấy nó còn ngất xỉu trước mũi tàu. Lúc đó khoảng 1g sáng”, anh Hải cho biết.

Bị đánh thương tích nặng, nhưng anh Hải vẫn cố nổ máy, lái một tay, tăng tốc chạy về phía đảo Cây và đảo Tây, cách đảo Phú Lâm chừng 5 hải lý. Hơn 30 phút sau Lê Anh tỉnh lại, nhưng không cử động được.

Sau khi lên tàu, 12 ngư dân lập tức cho tàu tăng tốc về đất liền, đồng thời điện đàm báo những tàu khác đánh bắt gần đó biết rõ tình hình.

Ông Nguyễn Văn Quang, chủ tàu, cho biết tổng thiệt hại sau khi bị Trung Quốc tấn công, đập phá tài sản ước tính khoảng 700 triệu đồng. Hiện lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục điều tra, hoàn tất thủ tục, hồ sơ vụ việc.


nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/6...tml#ad-image-0
__________________
Đào Anh Cần, 63 Nguyễn Trọng Lội - F4 Tân Bình - TPHCM

“Nếu tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Khi lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu tổ quốc nhìn từ bao hòn đảo
Lạc long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi”
(Nguyễn Việt Chiến)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn manh thuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-05-2014), Đêm Đông (27-05-2014), dammanh (25-05-2014), HanParis (19-05-2014), Poetry (19-05-2014)
  #20  
Cũ 23-05-2014, 14:14
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế
Vấn đề này đã bắt đầu hình thành sau chuyến công du của Ngài thủ tướng tại Philippins

Trung Quốc khẳn định là sẽ cho giàn khoan ngự trị tại thiềm lục địa của Việt Nam cho đến ngày 17/ 8 này.

Nhiều nhà quan sát cho rằng:
Trung Quốc đã chiến thắng Việt nam. Đổi lại, Việt Nam cũng...chiến thắng Trung Quốc...lùi bước sau ngày 17/8 sắp tới đây!

Nhiều chính trị gia cũng cho rằng, nếu Việt Nam tìm cách thõa hiệp với Philippin, với Indo, với Malay, với Brunei...Khi các nước có trnh chấp có được một thõa hiệp chung. Đến lúc đó ASEAN sẽ có một thế mạnh loại được Trung Quốc. Bởi vì chính Trung Quốc không có một cớ sách gì mà đi đoài hỏi toàn vùng biển đông cách xa Hoa lục hàng ngàn dặm.

Nhưng họ cũng cho biết là chính Trung Quốc cũng hiểu biết được điều đó, và họ ra sức gây chia rẽ từng quốc gia ASEAN này. Chính Trung Quốc đã tung ra chủ bày kinh tế, tung tiền ra mua chuộc các nước thành viên trong cộng đồng ASEAN. Hiện tại Việt Nam và Philippin đã trãi nghiệm được điều này, hy vọng hai nước sẽ sớm có được một thõa hiệp tốt nhất, nhằm chống lại kẻ hung hăng từ phương bắc.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (27-05-2014), dammanh (25-05-2014), manh thuong (23-05-2014), Poetry (23-05-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Nhật đúc tiền xu tưởng niệm sóng thần suutap.vn Tiền Giấy 0 16-06-2012 15:47
VSC lên sóng VTV1 Poetry Bảng tin Viet Stamp 4 07-05-2012 12:28
Dấu máy lượn sóng trên bì thư Việt Nam DCCH ! dammanh TEM Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: 02-09-1945 - 24-06-1976 6 13-03-2012 03:21
Chợ Tem-Tiền Viet Stamp lên sóng HTV Poetry Bảng tin Viet Stamp 0 07-05-2010 23:22
Viet Stamp lên sóng HTV Poetry Bảng tin Viet Stamp 6 07-09-2009 17:59



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.