Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Làm quen với Tem

Làm quen với Tem Bạn yêu thích Tem nhưng chưa am hiểu. Mời Bạn vào đây làm quen với con Tem từ những kiến thức cơ bản nhất.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 15-02-2009, 02:14
Relax Relax vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 10-09-2007
Bài Viết : 93
Cảm ơn: 51
Đã được cảm ơn 209 lần trong 55 Bài
Mặc định Xu hướng sưu tập dấu bưu trong giới chơi tem

Trong ngôn ngữ chơi tem, “dấu bưu” là chỉ dấu đã in lên mặt giấy chứ không phải công cụ đóng dấu. Người chơi tem sưu tập dấu bưu là chỉ các loại dấu in trên bì bưu kiện hoặc các chứng từ nghiệp vụ của bưu chính. Theo mục đích sử dụng, dấu chia thành các loại: Phổ thông, chuyên dùng, chỉ thị, tuyên truyền, kỷ niệm… Dấu có các loại: Bưu cục thị xã (huyện), chi cục, sở bưu điện, sở đại diện quầy thư tín… Theo trình tự vận chuyển có dấu nhận bưu kiện đóng gói và gửi đi, chuyển giao, truyền đạt, giao phát... Theo công năng có thể chia thành dấu huỷ tem và không huỷ tem. Ngoài ra còn chia ra các hình dạng nội dung, vật liệu làm dấu, hình thức kết cấu và cách đóng dấu (bằng tay hay máy).

Với sự phát triển của ngành bưu chính, ngày nay dấu có nhiều thay đổi và có rất nhiều chủng loại. Có người nói dấu bưu ngày hôm nay là lịch sử bưu chính ngày mai. Chính vì vậy, xu hướng sưu tập bưu dấu đang ngày càng có xu hướng tăng lên. Hiện nay giới chơi tem quốc tế rất coi trọng sự kết hợp của bì thư, tem và dấu. Rất nhiều bưu phẩm chơi tem diễn biến từ sự kết hợp của ba yếu tố này. Trong triển lãm tem trong nước và quốc tế có nhiều nhà chơi tem chuyên sưu tập dấu bưu tham dự.

Đối với người sưu tập dấu bưu, cần biết kết hợp hứng thú với điều kiện, vì sưu tập dấu bưu nhiều và phức tạp. Có thể sưu tập chuyên các loại dấu như: Dấu địa danh, dấu phong cảnh, dấu những địa danh cách mạng, dấu các con vật tượng trưng năm âm lịch, dấu có chữ các dân tộc thiểu số....

Đối với người sưu tập dấu bưu thì dấu là quan trọng chứ không phải là tem, bì thư, nhưng phải cắt từ những bì thư có ý nghĩa đặc biệt và chọn dấu đóng rõ ràng. Khi cắt phải cắt cả tem và dấu hoàn chỉnh, quy cách thống nhất. Người sưu tập dấu có thể xin đóng dấu ở bưu cục, nhưng phải dán tem lên tờ thiếp hoặc bì thư để đóng dấu lên. Vì ngành bưu chính quy định chỉ đóng dấu lên tem, không đóng dấu lên giấy trắng.

(BĐVN)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Relax vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (16-02-2009), hat_de (15-02-2009), huybh (17-02-2009), JT'M (15-02-2009), xihuan (17-02-2009)
  #2  
Cũ 15-02-2009, 08:01
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,566
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Relax Xem Bài
Đối với người sưu tập dấu bưu thì dấu là quan trọng chứ không phải là tem, bì thư, nhưng phải cắt từ những bì thư có ý nghĩa đặc biệt và chọn dấu đóng rõ ràng. Khi cắt phải cắt cả tem và dấu hoàn chỉnh, quy cách thống nhất. Người sưu tập dấu có thể xin đóng dấu ở bưu cục, nhưng phải dán tem lên tờ thiếp hoặc bì thư để đóng dấu lên. Vì ngành bưu chính quy định chỉ đóng dấu lên tem, không đóng dấu lên giấy trắng.

(BĐVN)
Việc sưu tầm con dấu ở VN chưa phổ biến lắm, mặt dù hình ảnh trên cón dấu cũng phong phú ko kém gì tem xong có lẽ vì
- ko "nhìu màu sắc" như tem
- ko có thống kê đầy đủ như danh mục tem
- và hơi khô khan thiên về nghiên cứu
...

Tuy nhiên nếu ai đó đã thực sự quan tâm tới dấu sẽ tìm đựoc cái hay trong đó và có cảm hứng tìm kiếm nghiên cứu về nó.

Thấy trong các bộ TL của người ngoài họ có bày cả dấu riêng, 1 con dấu được cắt ra bày minh họa cho 1 nội dung gì đó thay vi bày tem.

Việc sưu tầm dấu 1 cách tách biệt như vậy ở VN hâu như ko có mấy. gk chưa thấy:

- bộ dấu 12 con giáp: mặc dù ra bộ tem nào cũng có dấu FDC này, nhưng vì bà con chơi FDC rùi, có con dấu trên đó rồi nên cũng ko tách rời con dấu ra, giờ nếu chơi riêng thì ko kịp xin lại dấu mà chỉ còn cách ... cắt FDC ra (trên FDC ngoài dấu vô tem còn 1 dấu vào khoảng trống trên bì mà)... nhưng chắc ko ai làm vậy
- dấu bưu cục danh nhân chẳng hạn: ví dụ bạn làm 1 bộ TL về Lê Duẩn, ngoài các phơi tem bạn có thể bày xem kẽ hoặc 1 phơi riêng về dấu các bưu cục Lê Duẩn trên địa bàn toàn quốc.
- bộ dấu các kì TL: ví dụ như Hp trải qua 3 kì TL lớn có ít nhất 1 chục con dấu

Hội HP hiện còn lưu trữ đủ bộ con dấu đó ... nhưng ko ai được phép đem ra đóng cả như vậy là phạm pháp

để khi nào .. trôm mới được ... về đóng tất cả các dấu TL Hp 2002, 2005 & 2007 lên 1 tờ giấy A4 loại tốt để sau nì bày mới được

đó là dấu TL HP, còn dấu TL tem QG và TL miền trung tây Nguyên ... mặc dù là dấu kỉ niệm, chứ ko phải dấu bưu chính nhưng cũng rất thú vị.

tuy nhiên mình cũng thấy 1 số bộ dấu như dấu ngày BC thế giới 9-10 của các tỉnh qua các năm
....

hy vọng việc chơi dấu tuy ko bao giờ phổ biến như tem nhưng sau nầy cũng phát triển

Thói quen chơi dấu chưa rõ nét như chơi bì, MC ... còn thể hiện ở "ý thức hệ", nói thì hơi to nhưng ko bít dùng từ gì cho hạp....đơn giản có thể thấy ngay tại đây, trogn VS nầy, có 1 sub-rum cho MC, bì ... nhưng 1 sub riêng cho dấu thì chưa có... hy vọng là sẽ có... có sớm trước khi thói quen chơi dấu càng tốt, vì nó giúp định hướng và thúc đẩy món chơi này.

À rải rác trong gần 100 số TCT của VN cũng có những bài về dấu, số mới nhất ần đây cũng có bài, rất thú vị..

nếu VS lập Sub-rum về DẤU chắc chắn sẽ có những bài hay em thấy bác Huệ, bác K và các bác khác nữa, chủ yếu là bậc tiền bối có rất nhiều dáu hay. Có thể bày dấu đã cắt, hoặc bày cả bì, nếu bì chiếm chỗ quá ko làm dấu đứng cạnh nhau được có thể trính 1 phần ảnh của bì đó ra để tiện trình bày

Hy vọng có ai đó bày về dấu kỉ niệm triển lãm vì gk rất thích hoạt động này
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (15-02-2009), huybh (17-02-2009), tugiaban (15-02-2009), xihuan (17-02-2009), zodiac (15-02-2009)
  #3  
Cũ 15-02-2009, 10:39
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Huhuhu - anh Relax nói đến sưu tập dấu bưu đóng trên phong bì mà Bugi lại buồn chán quá.
Bugi từng sưu tập được hơn 100 con dấu nhật ấn nước ngoài, dấu kỷ niệm nhiều sự kiện khác nhau (mua ở hội tem, cắt hết phong bì, chỉ giữ lại có khoảng trống con tem và con dấu).... Vậy mà sau khi thời gian sửa nhà, đồ đạc dọn chuyển từ nơi này sang nơi khác, giờ không thấy bộ con dấu đó đâu nữa, tìm mọi ngóc ngách trong nhà cũng không có

Bài được Bugi5697 sửa đổi lần cuối vào ngày 15-02-2009, lúc 10:41
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (15-02-2009), huuhuetran (15-02-2009), huybh (17-02-2009)
  #4  
Cũ 16-02-2009, 18:00
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

NTD thấy ở các bộ triển lãm nước ngoài người ta rất coi trọng dấu bưu. Trong các bộ triển lãm, đôi khi không có tem thì người ta dùng dấu bưu có địa danh, nhân vật hoặc đặc điểm cần đề cập đến để thay thế, vì thế câu chuyện sẽ luôn được liền mạch. Chỉ cần cắt 1/4 bì có dấu và tem là được, không cần để nguyên cả phong bì ( dĩ nhiên trừ những bì quý hiếm).
Giả sử người ta muốn làm một bộ triển lãm để kể về Lịch sử Việt Nam từ thời Vua Hùng dựng nước, rõ ràng là có những giai đoạn, những bậc danh nhân vẫn chưa được lên tem nhưng dấu bưu về nhân vật này là có tồn tại. Vì thế ta vẫn có thể sử dụng dấu bưu sạch đẹp, rõ nét để minh họa mà bộ TL vẫn không giảm giá trị. Đó là điều mà NTD rút ra sau khi xem bộ TL mang tên Lịch sử VN của một tác giả Nhật, bộ này đạt giải 2 TL toàn Nhật.
Hy vọng bác Khải có thể giúp nói thêm về vấn đề này .
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (16-02-2009), huybh (17-02-2009), THE GUEST (16-02-2009), xihuan (17-02-2009)
  #5  
Cũ 16-02-2009, 20:43
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,566
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Nguoitimduong Xem Bài
bộ TL mang tên Lịch sử VN của một tác giả Nhật, bộ này đạt giải 2 TL toàn Nhật.
.
có nhầm ko, tác giả Nhật làm bộ Lịch sử VN sao, Nhật Bản chứ
con dấu cũng được sử dụng ở 1 tỉ lệ thích hợp trong bộ TL tem
ngoài khả năng giúp lấp những khoảng trống của tem nó còn giúp diễn đạt nhiều ý mới mẻ lắm tuy nhiên ko nên quá lạm dụng nếu ko nó ko còn là TL tem

Hy vọng biết thêm kinh nghiệm quý của các nhà TL.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #6  
Cũ 16-02-2009, 20:48
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
có nhầm ko, tác giả Nhật làm bộ Lịch sử VN sao, Nhật Bản chứ
con dấu cũng được sử dụng ở 1 tỉ lệ thích hợp trong bộ TL tem
ngoài khả năng giúp lấp những khoảng trống của tem nó còn giúp diễn đạt nhiều ý mới mẻ lắm tuy nhiên ko nên quá lạm dụng nếu ko nó ko còn là TL tem

Hy vọng biết thêm kinh nghiệm quý của các nhà TL.
Lịch sử Việt Nam
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (16-02-2009)
  #7  
Cũ 16-02-2009, 20:58
THE GUEST THE GUEST vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 11-01-2009
Bài Viết : 1,268
Cảm ơn: 576
Đã được cảm ơn 8,627 lần trong 1,320 Bài
Mặc định

Xin chào các bạn,

Năm 2004 Khải đã áp dụng kinh nghiệm của người bạn Nhật (lớn hơn mình 10 tuổi) và đã làm bộ TL tem về Lịch sử Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước đến 1930, trong đó có sử dụng con dấu bưu chính nếu không có tem như sau. Mời các bạn xem và đặt câu hỏi nếu có. :


Name:  page-75.jpg
Views: 521
Size:  129.3 KB
Name:  page-76.jpg
Views: 518
Size:  144.3 KB
Name:  page-77.jpg
Views: 597
Size:  126.6 KB
Name:  page-72.jpg
Views: 531
Size:  166.5 KB
Name:  page-55.jpg
Views: 531
Size:  131.6 KB
Name:  page-36.jpg
Views: 550
Size:  128.6 KB
Name:  page-30.jpg
Views: 505
Size:  136.1 KB
Name:  page-29.jpg
Views: 468
Size:  142.3 KB
Name:  page-28.jpg
Views: 493
Size:  134.5 KB
Name:  page-18.jpg
Views: 504
Size:  133.6 KB

Chú thích : Đây là bộ TL đầu tay của K nên cách làm về hình thức chưa có kinh nghiệm, còn làm kiểu cắt dán, bố trí luộm thuộm, chồng chất tham lam,...

Bài được THE GUEST sửa đổi lần cuối vào ngày 16-02-2009, lúc 21:01
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn THE GUEST vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (16-02-2009), huybh (17-02-2009), Nguoitimduong (16-02-2009), trithuc_nguyen (16-02-2009), xihuan (17-02-2009)
  #8  
Cũ 16-02-2009, 21:02
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,566
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Trần Trọng Khải Xem Bài
Xin chào các bạn,

Năm 2004 Khải đã áp dụng kinh nghiệm của người bạn Nhật (lớn hơn mình 10 tuổi) và đã làm bộ TL tem về Lịch sử Việt Nam từ thời vua Hùng dựng nước đến 1930, trong đó có sử dụng con dấu bưu chính nếu không có tem như sau. Mời các bạn xem và đặt câu hỏi nếu có. :
bộ của bác K cháu coi bên diễn đàn tiền trước đây rồi. cháu vẫn còn 1 thắc mắc là bộ sưu tầm của người bạn Nhật kia là "LS VS" thật sao. Nếu đúng thế ông ấy xứng đáng có 1 giải thưởng của VN nếu nước mình mời được bộ đó. Ông bạn Nhật Bản đó giỏi và nhiệt tình thiệt!
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #9  
Cũ 17-02-2009, 12:02
THE GUEST THE GUEST vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 11-01-2009
Bài Viết : 1,268
Cảm ơn: 576
Đã được cảm ơn 8,627 lần trong 1,320 Bài
Mặc định

==> Hat De:
Bộ của ông người Nhât khi rảnh sẽ post lên. Trong đó toàn chữ Nhật , chưa dịch được . Đó là lịch sử Việt Nam tóm lược và trong bối cảnh quốc tế... Ông nầy sưu tầm tem Việt Nam từ năm 14 tuổi (năm nay 63 tuổi và bệnh rất nhiều, thường xuyên nằm viện có lúc đến 8/12 tháng. Ông không có lập gia đình). Ông rất yêu Việt Nam, rất hiểu biết lịch sử và các nhân vật anh hùng lịch sử cũng như anh hùng CM. Thậm chí đến chị Lê Thị Riêng ông cũng biết và ngưỡng mộ. Qua thăm Việt Nam, ông đòi mình chở đi chụp ảnh những gì liên quan đến chị Riêng như công viên Lê Thị Riêng (nghe nói ngày xưa mộ của chị ở trong nầy -trước khi giải toả nghĩa trang Đô Thành - đường CMT8 (đường Lê văn Duyệt ngày trước) gần khám Chí Hoà đó mà), ông chụp hình cổng công viên có tên chị Riêng, đưa ông ấy đến trường tiểu học mang tên chị Riêng (P.15 Q.10), đến con đường mang tên chị (Q.1 Tp HCM) để ông chụp ảnh,... Chỉ tiếc chưa có bưu điện mang tên LTR mà chỉ có đại lý bưu điện LTR trên đừơng Hồ Bá Kiện (P.15- Q.10) nên cũng xin dấu mắt bò tạm lên tem. Ông rất yêu Việt Nam và luôn luôn viết Bác Hồ (Bac Ho) bằng chữ Việt Nam. Ông yêu thích nhất bản nhạc "Diệt Phát Xít" và "Vì nhân dân quên mình" mà tôi phải cố tìm và thu băng gửi qua cho ông nghe...

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn THE GUEST vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-02-2009), Nguoitimduong (17-02-2009)
  #10  
Cũ 17-02-2009, 14:33
hat_de's Avatar
hat_de hat_de đang trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,566
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi Trần Trọng Khải Xem Bài
==> Hat De:

[/COLOR]
Quả là những thông tin bất ngờ và thú vị. Lúc đầu tưởng NTD nói nhầm, nhưng tới giờ thì bị thuyết phục hoàn toàn rồi. Ko ngờ lại có 1 nhà triển lãm tem Nhật Bản lại yêu quý VN tới vậy. Ngày xưa khoảng 10 năm rồi, khi gk chỉ biết bác K qua TCT, qua bạn Xuân Trường và 1 số bì thư Nhật, bác K có quan hệ quốc tế rất rộng, trong đó đương nhiên là có Nhật Bản, nhưng hôm nay mới biết bác có 1 người bạn tem Nhật Bản thú vị đến như vậy. Cảm ơn bác, hy vọng 1 ngày gần đây người chơi tem VN được xem bộ tem về lịch sử nước mình qua con mắt 1 tác giả Triển lãm người Nhật.
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.