Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 22-04-2015, 17:14
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Lightbulb Gác Cu Cầm Chầu

Không biết Dê không, nhưng đúng là có Cu nhé. Câu lục bác ông bà từng dạy về 4 cái ngu của cuộc đời...

GÁC CU, CẦM CHẦU

Người xưa quan niệm Gác cu, cầm chầu là hai trong bốn thứ ngu (Ở đời có bốn thứ ngu , làm mai, lãnh nợ, gát cu, cầm chầu).Thật thì hai thứ tiêu khiển này khó gì sánh kịp, nó vừa mang tính chất dân giả lại thanh cao và thú vị vô cùng. Trươc tiên xin kể cái thú gác cu
.

– Gác cu hay đánh bẫy chim cu là một trò chơi đòi hỏi lắm công phu. Đầu tiên là phải có anh chim cu mồi. Đó là một chú chim cu trống loại cu cườm hay còn gọi là cu đất ở thôn quê từ Nam ra Bắc rất nhiều. Chim cu ăn lúa là chính nhưng đôi khi cũng ăn đậu ăn mè.






Vì thế mới có câu hát hài hước : “Con cu ăn đậu, ăn mè, ăn chi của mụ, mụ đè cu tui?”. Chàng ta phải có biệt tài về âm nhạc, có giọng hát ngọt ngào. Về mặt võ nghệ đó phải là một cao thủ, lại còn phải khôn ngoan, tuỳ đối thủ mà hành động .
Có thể nuôi chim con khi lớn trở thành con mồi. Nhưng nuôi kiểu này phi phỏng, ít khi gặp chim hay. Mấy tay nuôi chim lão luyện nghe nói nơi nào có con chim rừng hay thì tìm cách bắt cho kỳ được. Một con chim hay chính là lãnh chúa cai quản một vùng rộng lớn. Muốn làm lãnh chúa phải là tay cự phách. Người ta tìm bắt những con chim này về nuôi để làm chim mồi. Từ một con chim bá ( chim rừng) nuôi để trở thành chim mồi có khi vài ba tháng mà cũng có lúc đến mấy năm, hoặc không bao giờ thành.

Những con có tướng tốt là : Đầu nhỏ, mỏ đinh, hình bắp chuối, có bộ cườm nhỏ nhiều và tròn đều hay cườm cắt. Dân chơi chim mồi thường tin tưởng rằng phải có cái “duyên” mới nuôi được một con chim mồi hay. Một con chim có thể sống tới 20 năm. Trước kia ở đường Đỗ Thành Nhân Khánh Hội có nhiều nhà nuôi chim mồi để bán. Giá một con không dưới lượng vàng.



Cái lồng chim vừa để nuôi lại vừa dùng làm bẫy là một công trình thủ công mỹ nghệ rất công phu. Thời nhỏ tôi thấy mấy ông cụ làm chiếc lồng cả năm mới xong. Nội cái móc chạm trỗ rồng phượng đã mất ba tháng. Nuôi con chim mồi công phu không kém .Phải chọn lúa hạt tiêu, đôi khi còn phải tẩm trứng gà. Nước trong thay hàng ngày. Chỗ treo chim phải là nơi mát mẻ tránh gió và nhất là tránh khói. Chim bị khói thường nhặm mắt rất khó chữa. Chim gáy có hai giọng chính là thổ (trầm) và kim (cao). Kinh nghiệm cho thấy những con chim màu xám nhạt gáy giọng thổ, màu nau giọng kim. Tiếng gáy phải thật to và vang xa. Trong rừng hoặc ở thôn quê tiếng chim gáy xa hàng cây số vẫn nghe.

Khi thấy chim mình đủ tài sức mới tính chuyện xuất quân. Tìm chỗ vườn cây hay rừng núi có tiếng chim gáy treo bẫy lên, rồi chủ nhân kiếm một nơi nào đó chờ đợi.
Thời gian này để chủ nhân di dưỡng tinh thần và hưởng những lạc thú mà bao nhiêu công lao đã bỏ ra nuôi chim nay được đền đáp. Con chim mồi gáy rao vài đợt. Chim rừng nghe tiếng, đối đáp lại. Rồi hai con thúc, nghĩa la gáy dồn dập, tiếng gáy gồm ba âm. Lúc này hai chim đã trông thấy nhau. Lúc này chim rừng sẽ chuyển từ cành nọ sang cành kia, cuối cùng đậu vào “nhánh tử”.



Chim mồi sẽ gù lên một hồi nữa. Nếu chim rừng chưa chịu nhảy, chim mồi hay sẽ sa cầu, nhịp cánh (giả vờ làm chim mái), và thế là anh chàng cu rừng vừa háo chiến vừa háo sắc dấn thân vào chỗ chết. Trận đấu có thể kéo dài suốt ngày mà cũng có thể chỉ diễn ra trong vài phút. Đối với người chủ đó là thời gian khoái cảm kịch liệt. Một con mồi hay có thể bắt cả chục con chim rừng trong một ngày. Chim hay thường người ta để nuôi hay tặng cho bạn bè. Chim dở mới cho vào bếp. Chơi chim Mồi thường thường là thú tiêu khiển của quý cụ. Có cụ hai mắt đã mù vẫn cứ nuôi chim, săn sóc con chim và say sưa thưởng thức tiếng gáy của nó. Một hình ảnh thật cảm động, một mảnh vải trắng bay phất phơ nơi lồng chim và con chim buồn rầu đứng ủ rủ trong lồng. Hỏi ra mới biết chủ nhân của nó vừa quy tiên.

– Cầm chầu là cái thú nhộn nhịp, rộn ràng của những buổi hát bội. Trống chầu hay còn gọi là trống cái, mặt trống căng bằng da trâu, thân trống bằng gỗ mít. Có những cái trống khổng lồ đường kính mặt trống cả mét. Tiếng trống chầu khoẻ khoắn, vang xa, người ta dùng để thông tin như hộ đê, thúc quân, trường học, công sở báo hiệu giờ làm việc. Mấy gánh hát bộ luôn luôn có chiếc trống chầu thật lớn đặt trên chiếc giá gỗ. Trước khi hát thì dùng tiếng trống thúc giục người tới xem. Buổi chiều ở nhà quê hễ nghe tiếng trống chầu là lòng người rộn rã chỉ muốn nấu cơm ăn sớm tới xem cho kịp. Tới lúc diễn, người ta mang trống chầu đặt ở hàng ghế đầu chỗ người cầm chầu sẽ ngồi.



Cầm chầu là người có vai vế trong làng và cũng là người am hiểu nghệ thuật hát bộ. Cầm chầu tức là cách cho điểm bằng tiếng trống. Sau nột điệu bộ đẹp, một câu hát hay, người cầm chầu “thưởng” bằng một, hai hoặc ba tiếng lớn sảng khoái vô cùng. Ngược lại nếu diễn xuất dở, hát sai bị phạt bời một tiếng “cắc”… đánh vào tang trống. Đây chính là kiểu khiển trách có nghệ thuật. Người càm chầu khen không đúng, chê không đúng thường bị các diễn viên và khán giả phẩn nộ. Bởi thế mới gọi cầm chầu là ngu. Nói tới trống chầu có một sự tích vừa nên thơ, vừa thú vị. Xuân về mọi loài hoa đều nở. Riêng có Mãn Đình Hồng còn say giấc ngủ Đông không chịu dậy. Vua bà Võ Tắc Thiên ra lệnh đánh trống để giục hoa nở (gọi là kích cỡ thôi hoa), Mãn Đình Hồng giật mình tỉnh dậy nở hoa đỏ rực cả nhà.

Mùa xuân, ngày xưa ở nông thôn không thể thiếu hai chữ tiêu khiển gát cu, cầm chầu. Nhân dân ta có câu : “Cu kêu ba tiếng cu kêu, cho mau tới Tết dựng nêu ăn chè.” Còn tiếng trống chầu là âm thanh rộn rã lòng người trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.

Quý Thế

Nguồn : Một Thời Saigon
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-04-2015)
  #2  
Cũ 22-04-2015, 17:24
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Tác giả còn thiếu vế kia nha : làm mai, lãnh nợ! Tại sao cũng ngu nhỉ? Xin thưa...

1. Làm mai : tức là mai mối, nếu mai mối cho 2 người thành vợ chồng hòa thuận thì hầu như chẳng ai biết ơn người làm mai, ngược lại nếu hạnh phúc đổ vỡ, ly dị thì người làm mai lại là người chịu tội.

Hàn : Ăn có cái đầu heo (lợn) mà khi cơm không lành, canh không ngọt thì, người ta hay đem ông bà mai ra mà dũa te tua.


Ông Tơ Bà Nguyệt

2. Lãnh nợ: Lãnh dùm số tiền nợ của người khác, đứng tên dùm cho một người đi vay ngân hàng chẳng hạn, đến khi người ta không trả thì mình lãnh đủ.


Ảnh minh họa

Hàn : Cho nên, Ace nào đã đặt hàng mua tem hay nhờ BCN mua dùm nhớ thanh toán đầy đủ nếu không VietStamp lãnh đủ thì khổ thân quá.

Nguồn : http://ssc.vn/showthread.php?t=10121301
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
manh thuong (22-04-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
CHẤT LƯỢNG BỘ TEM CHƠI hieukit46 Làm quen với Tem 0 26-03-2012 11:19
Tem chết di cư $35, có dễ tìm ? THE GUEST Cùng nhau giải đáp 2 22-07-2009 12:36
Tem sống và tem chết nhica Cùng nhau giải đáp 8 11-05-2009 15:09
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp! trithuc_nguyen Tác phẩm của Bạn 1 18-01-2009 20:21
Chấm dứt dấu Đà Lạt Đinh Đức Tâm Bưu chính Việt Nam 6 12-08-2008 14:55



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.