Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) > Thông tin lượm lặt về BVĐVHD

 
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 19-10-2009, 21:21
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Bay đi cánh Sâm Cầm


Đã có một thời tại Hồ Tây, người ta còn được mục kích những đám chim trời nườp nượp sà xuống mặt hồ để tìm ăn. Cảnh chim trời hoà trong hoàng hôn trên Hồ Tây khi đó, đã để lại nhiều áng thơ cũng như bài văn bát hủ. Rất có cảnh sắc và tâm tình riêng biệt của người Hà Nội.

Có một loài di thê đã tạo ra những cảm xúc triền miên đó, không thể không nhắc tới Sâm Cầm.

Vì những quan niệm về y học khó kiểm chứng, Sâm Cầm đã trở thành những nạn nhân oan ức, hầu thoả mãn những thèm khát cho khẩu vị, cho ao ước sinh lý thầm kín. Điều này đã loan truyền từ thời các vua nhà Nguyễn, kéo dài cho tới nay. Và bây giờ những đàn chim này hầu như không còn dám trở về Hồ Tây, để an nhiên tìm sống như từ dạo nào. Câu tục ngữ dưới đây không phải tả về cảnh đẹp Sâm Cầm trong một cảnh chiều ven hồ, mà là chú trọng đến như là một món ngon khét tiếng của đất Bắc:

"Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây
"

Tội cho Sâm Cầm, khi không còn được đề cập tới như là một trong nhiều cảnh đặc sắc khi du lịch trên hồ Tây (những cảnh kia là: rừng trúc Nghi Tàm, rừng bàng Yên Thái, Phật say làng Thụy, đàn thề Đồng Cổ, chợ đêm Khán Xuân, tiếng đàn hành cung, hồng hoa Nghi Tàm).


Hà thành vắng bóng Sâm Cầm, con người Hà thành cũng dửng dưng đến nguội lạnh để hầu như không còn nghĩ gì về một loại cầm điều, mà có lúc đã là chất xúc tác đến tình yêu thiên nhiên mộc mạc và hiền hoà...

Tôi gửi vào đây vài hàng diễn tả về Sâm Cầm, được đăng trong tờ "An Ninh Thủ Đô" từ tháng 03.009, như sau:

"Sâm cầm là một loại chim di thực. Không rõ quê gốc chúng ở đâu, chỉ biết cứ đến cữ rét, chúng từ phương Bắc bay về. Trước đêm về đến hồ Tây, loài chim này thường sà xuống khu đầm lầy dày đặc ở vùng ngã ba sông Hồng - Thao - Lô. Khi về hồ Tây, chúng ở lại kiếm ăn trong suốt mùa đông, đến khi có những trận nắng hè sớm mới cất mình cùng đàn bay về phương Bắc.

Sâm cầm còn gọi là chim sâm. Ở miền thượng du, nó được gọi là chim cốc (vộc). Loài chim này có thể lặn, mò như cốc nhưng lại không thuộc dòng này. Nó là một trong những loài vịt trời có kích thước vừa phải (lớn hơn le, nhưng nhỏ hơn vịt trời).

Sở dĩ loài chim này chọn hồ Tây và ở lại cả mùa đông vì ở đây có củ ấu và những đám tôm đồng, những thức ăn khoái khẩu của chúng. Cả một vụ đông, chúng bay cả đàn, đông đặc hàng trăm con, lúc ở góc đầm làng ven hồ này, lúc sang làng ven hồ khác. Chúng thường tập trung ở đầm đất Nghi Tàm, lùng ăn trên các bãi ấu non, đầm nước ven bờ, những nơi tụ họp nhiều tôm, cá nhỏ.

Nhìn sâm cầm, không ai biết nó là loài chim quý. Mỏ le, mình cốc. Lông đầu, lông cổ màu đen, lưng có mảng lông màu xanh xám (xanh chì). Phía dưới bụng cũng là màu xanh xám nhưng nhạt hơn, đuôi và ngực, lông thẫm lại, phía dưới bụng lông lại sáng lên...

...Cho đến nay, hồ Tây đã hẹp lại nhiều. Nhà hàng, khách sạn nhạc ồn ào, đèn điện sáng choang như ban ngày, thì tìm đâu ra bóng sâm cầm nữa
."

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (20-10-2009), Đinh Đức Tâm (20-10-2009), chienbinh (19-10-2009), dammanh (20-10-2009), Dat_stamp (02-01-2012), hat_de (19-10-2009), hienthuong (20-10-2009), huuhuetran (20-10-2009), manh thuong (20-10-2009), Poetry (19-10-2009), Tien (19-10-2009), tiny (21-10-2009), zodiac (19-10-2009)
 

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.