Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Nhóm sưu tập tem bảo vệ động vật hoang dã (WAP) > Truyền thông về BVĐVHD qua Tem & vật phẩm sưu tập khác

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 24-10-2009, 08:48
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
trên block có tên KH của nó, bác tra trong Google sẽ lần ra manh mối thôi mà
ông ko hiểu ý tui rồi
trên bloc có tên khoa học, nhưng tên của con tê giác java, mà tìm hình ảnh để đối chiếu thử xem tê giác java có con nào như hình trên hay ko? thì ko thấy?
tê giác nó có bao nhiêu loài, tui đưa hình lên hết rồi đó
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (24-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #12  
Cũ 24-10-2009, 09:00
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
eco cũng tìm hiểu thì tê giác java có 2 phân loài là:
- Rhinoceros sondaicus sondaicus, phân loài điển hình, được biết với tên Tê giác Java Indonesia, chỉ sống ở Java và Sumatra. Quần thể hiện nay còn khoảng 40-50 con, sống tại Vườn quốc gia Ujung Kulon nằm trên mũi phía Tây của đảo Java.
- Rhinoceros sondaicus annamiticus, biết với tên Tê giác Java Việt Nam hay Tê giác Việt Nam, sống ở Việt Nam, Lào, Campuchia, tới cả Thái Lan và Malaysia. Annamiticus bắt nguồn từ tên gọi Annamite của dãy Trường Sơn ở Đông Dương, một phần khu vực phân bố của loài này. Một quần thể đơn lẻ, ước lượng dưới 12 con, sống tại khu vực rừng đất thấp trong Vườn quốc gia Cát Tiên của Việt Nam.
như vậy tem VN chỉ nói chung là Tê giác Java (Sudan Tê giác) nhưng ko rõ là phân loài nào trong số 2 loài kể trên.

Về hình dạng nó cũng ko giống co nào cả, vậy chỉ còn 1 cách giải thích là tác giả căn cứ vào hình ảnh tê giác Java (1 trong 2 phân loài tren) rồi vẽ thành tem nhưng ko được giống cho lắm.

Vì hình vẽ ko giống bất cứ 1 loài tê giá có thật nào nên cũng ko thể nói là nó bị sai tên khoa học.

Tóm lại block của VN là tê giác Java, ko thuộc 1 trong 2 phân loài đang tồn tại vì hình vẽ ko tả thực cho lắm
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (24-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #13  
Cũ 24-10-2009, 09:05
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

thế thì nói túm lại là vẽ sai
vẽ mà ko giống con nào là vẽ sai
cái con trogn bộ vườn quốc gia Cát Tiên thì giống đó, chắc là năm 1988 thiếu thông tin nên vẽ bừa, vì nói nó là tê giác 1 sừng mà, ko có thông tin nên vẽ đại 1 cái sừng cho nó có sừng? hay sao nhỉ
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (24-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #14  
Cũ 24-10-2009, 09:10
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
thế thì nói túm lại là vẽ sai
vẽ mà ko giống con nào là vẽ sai
cái con trogn bộ vườn quốc gia Cát Tiên thì giống đó, chắc là năm 1988 thiếu thông tin nên vẽ bừa, vì nói nó là tê giác 1 sừng mà, ko có thông tin nên vẽ đại 1 cái sừng cho nó có sừng? hay sao nhỉ
thực ra cũng ko phải vẽ bừa đâu
ko phải ở VN mà rất nhìu nước trên thế giới có những mẫu tem vẽ gọi là có, là tượng trưng thôi, ko thật giống

lý do thì gần như ông nói đó...đôi khi hoạ sĩ ko phải người hỉu lắm về động vật, khi được giao nhiệm vụ vẽ thì họ sẽ theo 1 tài liệu nào đó, hoặc cố gắng tham khảo đó đây.

con Jave có 2 sừng nhưng 1 cái rất nhỏ, chỉ nhút lên, giả sử như hình tư liệu mà họa sĩ có lại ko rõ cái sừng đó lắm, ôgn ta lại ko í thức được việc phải thể hiện được con số 2, cho dù có 1 cái rất bé...cho nên khi sáng tác ông ta nghĩ...sừng...à sừng...có rồi...giờ tô lại cái thân...thêm cây cỏ vào...trình duyệt...ok...in...phát hành...xong

chứ nếu mà họ có kiến thức tổng hợp ít nhất là cũng phân biệt được vài giống TG điển hình, mà cũng đâu có nhìu lắm, thì họ sẽ có í thức hơn trong việc nhấn vào món sừng...ít ra thì con tê cũng nổi tiếng vì cài sừng...có thể mọi chuyện đã diễn ra như vậy...và chúng ta có 1 con tê giác VN
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (24-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #15  
Cũ 24-10-2009, 17:33
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
thế thì nói túm lại là vẽ sai
vẽ mà ko giống con nào là vẽ sai
Chí phải, chí phải!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
thực ra cũng ko phải vẽ bừa đâu
ko phải ở VN mà rất nhìu nước trên thế giới có những mẫu tem vẽ gọi là có, là tượng trưng thôi, ko thật giống
Cái này thì đúng là vẽ bừa rồi chứ còn gì nữa?! Để có thể vẽ cho đúng một con thú tại môi trường sinh sống trong thiên nhiên, họa sĩ không những có tài mà phải có những nhận xét chính xác về những nét riêng và đặc trưng, của con thú mà mình muốn minh họa lại. Không phải là chê gì cái ông vẽ tem tê giác một sừng của VN, nhưng cái minh họa đó mà đưa lên tem thì cũng rất là cẩu thả, không thể cho một tay ngang làm được!

Nếu với chủ đề vô thưởng vô phạt, thí dụ..."Tranh vẽ của thiếu nhi" thì con tê giác đó có thể chấp thuận !

hat_de chuyên về tem chim, chắc chắn là không thiếu những bộ tem của họa sĩ Jean-Jacques Audubon, gốc Pháp. Nhưng khi qua Mỹ sinh sống thì đã đổi tên lại là John James Audubon. Một trong những bực thầy của nghề họa động vật.

Tặng hat_de một chú Gõ Kiến, tác phẩm của Audubon:


Và đây là một tê giác được vẽ lại trên tem, cũng của Pháp (tác giả: Drochon):

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (25-10-2009), hat_de (26-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #16  
Cũ 26-10-2009, 16:15
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài

Tặng hat_de một chú Gõ Kiến, tác phẩm của Audubon:


[/CENTER]
J.J.Audubon thì ai cũng biết, các tác phẩm của ông đã tạo thành 1 dòng tem chim nổi tiếng, còn mẫu trên đó hông phải gk đâu bác kvd à, nó là chim đầu rùi, 1 loài rất đẹp và nổi tiếng, trên TG có khoảng 50 tem vẽ vìa nó, giới thiệu tạm với cả nhà 1 block tem hoa lan



trở lại vấn đề tê giác

đây là tên bác Đen - Noir (tiếng Pháp)

Name:  cen198301l.jpg
Views: 959
Size:  72.6 KB

đây là tế giác Trắng - white (tiếng Anh)

Name:  uga220787a.jpg
Views: 862
Size:  30.3 KB

đây là tê giác Ấn (tê giác trắng)

Name:  ind200702l.jpg
Views: 870
Size:  40.9 KB

trông tem nước ngoài đẹp thật đọ

Name:  sou199501l.jpg
Views: 697
Size:  27.3 KB

tất cả đều có chim
những loài chim đó bắt ve, rận ...
1 số mẫu chim tế giác nữa sẽ dần giới thiệu

còn vấn đề vẽ cẩu thả khi nào rảnh sẽ tìm mấy mẫu chim minh họa để bác kvd coi
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (26-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #17  
Cũ 26-10-2009, 16:30
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
còn vấn đề vẽ cẩu thả khi nào rảnh sẽ tìm mấy mẫu chim minh họa để bác kvd coi
Đôi khi tôi thấy mình khó khăn và dùng những từ hơi mạnh bạo (hehe...Không kém xã hội đen tý nào ). hat_de và các bạn khác đừng phiền nhé!

Việt Nam có nhiều họa sĩ vẽ về thú rất tài tình. Không thua kém ai cả, dù họ vẫn có một style riêng. Cổ điển thì có Lã Thanh Hữu, Đặng Quang Lạc, Trần Lương, Đỗ Việt Tuấn...Sau này thì có Hoàng Thúy Liệu, Nguyễn Thị Sâm...Cái kvd muốn nói là sự sáng tạo, nghệ thuật vẽ về thú là một bộ môn riêng biệt. Không những cần tạo nét linh động mà còn phải theo thật sát kiểu dáng thực của con thú mà mình muốn họa lại. Không nên quá dễ dãi để phác bâng quơ vài nét, rồi tự hài lòng nhủ thầm: "Đây là con chim A. Đây là con cọp B...". Vẽ như vậy để chơi chơi thì được, nhưng một khi cần giới thiệu cho chỉnh thì nên kỹ lưỡng hơn.

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (26-10-2009), hat_de (26-10-2009), manh thuong (11-05-2010)
  #18  
Cũ 26-10-2009, 17:13
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài
Đôi khi tôi thấy mình khó khăn và dùng những từ hơi mạnh bạo (hehe...Không kém xã hội đen tý nào ). hat_de và các bạn khác đừng phiền nhé!
trừi...em tưởng xh đen phải là em chớ, đôi khi em dùng từ văng mạng lắm, thấy ngôn ngữ của bác kvd đôi khi nghịch nhưng vẫn có văn phong quý tộc lắm

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ke vo danh Xem Bài

Việt Nam có nhiều họa sĩ vẽ về thú rất tài tình. Không thua kém ai cả, dù họ vẫn có một style riêng. Cổ điển thì có Lã Thanh Hữu, Đặng Quang Lạc, Trần Lương, Đỗ Việt Tuấn...Sau này thì có Hoàng Thúy Liệu, Nguyễn Thị Sâm...Cái kvd muốn nói là sự sáng tạo, nghệ thuật vẽ về thú là một bộ môn riêng biệt. Không những cần tạo nét linh động mà còn phải theo thật sát kiểu dáng thực của con thú mà mình muốn họa lại. Không nên quá dễ dãi để phác bâng quơ vài nét, rồi tự hài lòng nhủ thầm: "Đây là con chim A. Đây là con cọp B...". Vẽ như vậy để chơi chơi thì được, nhưng một khi cần giới thiệu cho chỉnh thì nên kỹ lưỡng hơn.
về vấn đề vẽ thú thì nhìn chung VN và thế giới là ổn, đôi khi họ dễ dãi hoặc phóng bút quá thành ra trông khó nhận dạng thôi bởi ko phải khi nào họ cũng có điều kiện quan sát thực tế loài thú đó mà sử dụng lại tài liệu ảnh nào đó ... vấn đề này khi nào rảnh rang ta lại tìm hiểu

trở lại vấn đề chim tê giác, giới thiệu thêm vài hình tem trên mạng mời cả nhà xem

Name:  sou199818l.jpg
Views: 717
Size:  39.2 KB

2 con bồ nông trên bay ngang qua thôi
chứ sống ngày đêm với tê giác chỉ có 1 loại chim nhỏ bắt ve và cò

Name:  chad2002b.jpg
Views: 779
Size:  32.8 KB

mời cả nhà coi

Name:  cnk196402l.jpg
Views: 698
Size:  49.0 KB

in đè

Name:  cnk196401l.jpg
Views: 727
Size:  50.6 KB

tê giác vừa tắm bùn xong cò đã bò lên

Name:  ivo200102l.jpg
Views: 718
Size:  61.0 KB
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (27-10-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (06-06-2010), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (11-05-2010), The smaller dragon (11-05-2010)
  #19  
Cũ 21-11-2009, 08:06
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Tín hiệu về tê giác một sừng quý hiếm ở Việt Nam

Sau 5 ngày khảo sát, 7 mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm ra, mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được tất cả thông tin khoa học cần thiết.

Các nhà nghiên cứu của tổ chức WWF cùng với đội ngũ kiểm lâm vườn quốc gia đã sử dụng 2 chú chó nghiệp vụ được chuyển sang từ Mỹ để đánh hơi, xác định tình trạng số lượng tê giác một sừng tại các khu rừng ở phía Nam - ngôi nhà của một trong hai loài tê giác còn lại trên thế giới.

Tê giác một sừng (tên khoa học là rhinoceros sondaicus annamiticus) được cho là tuyệt chủng ở khu vực Đông Nam Á cho đến khi những người thợ săn giết chết một con vào năm 1988. Người ta cho rằng hiện nay chỉ còn dưới 10 cá thể tồn tại, nhưng chưa có kết luận về con số chính xác.
Name:  Te-giac.jpg
Views: 1091
Size:  33.1 KB
Tê giác một sừng chụp được ở miền Nam nước ta. Ảnh: WWF.

Giám đốc dự án tê giác của tổ chức WWF Sarah Brook nói: "Chương trình khảo sát thực địa lần này nhằm mục đích đưa ra phát hiện về những bí mật của loài tê giác một sừng ít được biết đến này ở Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ loài động vật này trước nguy cơ tuyệt chủng".

Sau 5 ngày khảo sát, 7 mẫu phân của tê giác cũng đã được tìm ra, mang đến sự tự tin cho nhóm nghiên cứu về khả năng có thể thu thập được tất cả thông tin khoa học cần thiết.

Các mẫu phân sẽ được gửi tới Queen's University ở Canada để phân tích DNA, xác định giới tính và số lượng cá thể. Sau đó tổ chức về Động vật học của London sẽ tiến hành bản phân tích hóc môn để chỉ ra khả năng sinh sản và các mức độ tác động gây căng thẳng trong tình trạng hiện nay của loài vật này.

Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF Việt Nam cho hay: "Bảo tồn loài tê giác không chỉ vì đây là loài quý hiếm duy nhất ở Việt Nam mà còn là biểu trưng lớn nhất trong các nỗ lực bảo tồn hiện nay ở nước ta. Nếu chúng ta mất đi loài tê giác này thì tương lai của các loài quý hiếm và đặc hữu khác của Việt Nam cũng sẽ trong tình trang nguy hiểm".

Loài tê giác một sừng qua buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành mặt hàng đặc biệt có giá trị cao. Sừng, da và phân tê giác được sử dụng cho những mục đích y học. Việc mở rộng sản xuất nông nghiệp và phát triển hệ thống thủy điện đã góp phần tạo thêm áp lực cho loài vật vốn còn rất ít này.

Để nâng cao hiệu quả bảo vệ cho loài tê giác cũng như các loài hoang dã đang bị đe dọa bởi những người săn trộm, tổ chức WWF đã hợp tác với dự án Tê giác châu Á hỗ trợ cộng đồng dân cư địa phương để họ tham gia bảo vệ bằng cách tuần tra cùng lực lượng kiểm lâm và cán bộ vườn.

Anh Khoa
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
♥ Voi Cúc Phương ♥ (06-06-2010), hat_de (21-11-2009), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (11-05-2010), The smaller dragon (11-05-2010)
  #20  
Cũ 11-05-2010, 02:26
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Tin buồn.

Số phận hẩm hiu của những chú tê giác quý hiếm Java / rhinoceros sondaicus (chỉ thấy được tại Việt Nam và Nam Dương) hoàn toàn chưa được biết chính xác còn sống sót được bao nhiêu (10 hoặc ít hơn nhiều). Vậy mà ngày hôm nay, 10.05, WWF Viet Nam đã buồn phiền để ra thông tin rằng: cuối tuần rồi, tại rừng quốc gia Cát Tiên, đã khám phá thấy xác một tê giác Java và sừng thì đã bị cưa cụt.

Ông Huỳng Tiến Dũng nói: "Đây là một tin tức thảm khốc cho việc bảo vệ tê giác tại Việt Nam".

Tin này đã được báo chí quốc tế đăng vào ngày hôm nay. Thật đáng buồn và đáng trách!

Nguồn, đọc tại đây:
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (11-05-2010), hat_de (11-05-2010), lambachtung (07-07-2011), manh thuong (11-05-2010), Poetry (11-05-2010), The smaller dragon (11-05-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Hoạt động thực gửi tháng 5/2012 - Tê giác Java Đinh Đức Tâm Hoạt động của nhóm WAP 26 05-07-2012 16:50
Tê giác Java tại Việt Nam đã thực sự tuyệt chủng Dat_stamp Thông tin lượm lặt về BVĐVHD 0 26-05-2012 19:41
Tê giác Java laklih Thông tin lượm lặt về BVĐVHD 1 26-05-2012 18:20



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.