Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > NHÀ TRƯNG BÀY VIET STAMP > Trưng bày TIỀN

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 01-12-2009, 10:43
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định Đồng tiền cụ Hồ

Lang thang trên mạng eco thấy cái này hay hay, nên lượm về cho bà con tham khảo chơi, eco thì ko sưu tập tiền
---------------------------------------------------------------------
Nói đến đồng tiền Cụ Hồ, có lẽ nhiều người nghĩ rằng đó là những tờ giấy bạc 100đ, 1.000đ, 2.000đ, hoặc 5.000đ,... có hình Bác hiện đang lưu hành. Song nếu chỉ có ý nghĩa đơn thuần ấy thì chúng tôi không viết bài này.

Ngược dòng thời gian, vào những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ đã ấn hành nhiều loại giấy bạc Việt Nam, còn gọi là tín phiếu dùng lưu hành nội bộ trong các vùng giải phóng. Đó là những tờ giấy bạc loại 1đ, 5đ, 50đ và 100đ… có in chân dung Bác do đồng chí Phạm Văn Bạch-Chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ ký.

Năm 1954, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Đồng tiền này không còn giá trị về kinh tế, nhưng trên tấm tín phiếu có chân dung của Bác nên nhiều đồng bào ta ở miền Nam đã dũng cảm cất dấu xem như một kỷ vật thiêng liêng.

Đó là tấm lòng của bác Nguyẽn Văn Dực ấp 3, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Nguyễn Văn Ưu ở ấp Quới Thạnh, xã Phước An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Đây chỉ là hai bác nông dân bình thường như hàng vạn những người dân khác ở miền Nam mà lúc bấy giờ tầm hiểu biết của người nông dân còn hạn chế. Những người dân của Lục tỉnh Nam Kỳ chưa một lần được thấy Bác, chỉ được nghe kể về Bác bằng truyền miệng và cụ thể là chỉ gián tiếp được thấy chân dung Bác trên tấm tín phiếu. Để biểu lộ tình cảm trân trọng của mình đối với Bác Hồ kính yêu, họ luôn giữ gìn nâng niu những tờ giấy bạc Cụ Hồ nh một vật quý giá thiêng liêng nhất.

Name:  10.jpg
Views: 7261
Size:  66.6 KB
Bác Hồ đã từng khẳng định chân lý: “Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. Chính vì lẽ đó, mong mỏi và tin tưởng sẽ có ngày Bắc - Nam sum họp một nhà mà bác Dực, bác Ưu và nhiều đồng bào Nam bộ khác đã dũng cảm quên cả tính mạng mình giữ lại những tờ giấy bạc, không phải để sau này đòi nợ cách mạng, mà lý do duy nhất là để tỏ tấm lòng tri ân với Bác.

Luật 10/59 của Mỹ - Diệm ban hành “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Cả miền Nam bao trùm không khí chết chóc. Nhà tù mọc lên khắp nơi. Biết bao gia đình tan tác cha mất con, vợ mất chồng... chỉ vì bị tình nghi trong nhà có hình Bác Hồ, hoặc liên quan đến Cách mạng. Vượt lên tất cả để hướng về Bác, hướng về miền Bắc thân yêu, người dân miền Nam đã cất giấu những tờ giấy bạc Cụ Hồ bằng nhiều hình thức: Bỏ vào ống sữa bò chôn xuống đất, bỏ vào ống tre trên mái nhà, trong ống cuốn vải, hoặc trong các đốt cây tre như Kim Đồng giấu thư trong đốt tre cần câu cá...

Ở đây xin kể về cách cất giấu của bác Ưu. Trong căn nhà tranh rách nát của mình chỉ có chiếc tủ thờ cũ kỹ và chiếc chõng tre ọp ẹp, bác Ưu nhìn trước ngó sau không biết nên để hình Bác ở nơi đâu để che mắt bọn mật thám, chỉ điểm và những cuộc lục soát bất ngờ. Bác thừa hiểu rằng nếu không cất giấu kỹ càng, tai họa sẽ ập xuống bất kỳ lúc nào. Suy đi nghĩ lại bác Ưu đã bỏ những tờ giấy bạc vào chai nút chặt rồi đem vào rừng chôn, nhưng bác vẫn chưa thật an tâm vì sợ thời gian, mưa nắng sẽ làm hư, mục, bác lại bí mật đào về chôn tại nhà. Bác Ưu kể rằng lâu lâu bác lại đem những tờ giấy bạc có hình Bác Hồ ra ngắm nghía, áp sát vào trái tim mình và thủ thỉ với Bác. Đến cuối năm 1977, bác Ưu đã tự nguyện đem những tờ giấy bạc đó tặng cho Nhà Bảo tàng Đồng Nai.

Ngày nay, những tờ giấy bạc ấy đã trải qua thời gian hơn nửa thế kỷ. Đồng tiền Bác Hồ đã luân phiên qua tay nhiều người, nhiều thế hệ nhưng đến nay tất cả còn rất phẳng phiu, rõ nét. Đó là tất cả tấm lòng của người dân miền Nam đối với Bác Hồ, và còn cả tấm lòng của người làm công tác bảo tồn - bảo tàng có trách nhiệm giữ gìn mai mai như một kỷ vật vô giá truyền lại cho thế hệ mai sau.
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2010), dammanh (01-12-2009), hat_de (01-12-2009), hienthuong (18-03-2010), huuhuetran (16-03-2010), manh thuong (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009), tugiaban (16-03-2010)
  #2  
Cũ 01-12-2009, 10:47
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

KỲ 2: NHỮNG “BÀ MỤ” CỦA ĐỒNG TIỀN CÁCH MẠNG

Ngày 31-1-1946, sắc lệnh phát hành tiền giấy trên toàn quốc được ban hành. Tờ giấy bạc đầu tiên của VN trong tư thế một quốc gia độc lập chính thức bước vào cuộc sống...
Mang hồn của dân Việt

Bộ trưởng Tài chính Phạm Văn Đồng triệu tập một số cán bộ có chuyên môn giao nhiệm vụ in tiền cách mạng phục vụ quốc dân, phục vụ kháng chiến. Trong hào khí cách mạng hừng hực, anh em sốt sắng bắt tay vào việc. Ba phần chính là mẫu vẽ, giấy mực và nhà in.
Name:  giaybac-CuHo-kcPhap.jpg
Views: 4494
Size:  21.5 KB
Đồng tiền Cụ Hồ lưu hành trong kháng chiến chống Pháp
Ông Nguyễn Khắc Cư, nguyên phó giám đốc nhà in ngân hàng, người chịu trách nhiệm về nhà in và máy móc, nhớ lại: Hà Nội lúc đó có năm nhà in. Hai nhà in lớn nhất là Taupin, nằm trên phố Cửa Nam và Viễn Đông IDEO (Imprimerie d’Extrême Orient) ở Yên Phụ - nhà in này đã từng in bạc thời Nhật chiếm. Hai nhà in lớn này đều do các nhà tư bản Pháp làm chủ nên họ quản lý rất nghiêm ngặt.

Ông Cư đành xuống nhà in Quốc Hoa mượn một chiếc máy in li-tô đem đặt ở nhà một cơ sở tin cậy tại ấp Thái Hà, quận Đống Đa ngày nay. Tiêu chí tìm người vận hành máy là có trình độ, kỹ thuật và phải đặc biệt tin cậy. Tính toán mãi cuối cùng ông tìm gặp mấy công nhân ở nhà in Nguyên Ninh nhưng nay đã bỏ nghề, về Sơn Tây sinh sống.

Biết được phục vụ cách mạng, họ lên đường ngay. Nhưng in tiền bắt buộc phải có bản kẽm. Thợ in không tự làm được. Con đường duy nhất có thể lại là nhà in IDEO. Thông qua Tổ chức công nhân cứu quốc, ông Cư đã gặp được một thợ làm bản kẽm “siêu sao” ở đây. Thế là phần việc của ông dù rất khó khăn nhưng cũng đã hoàn tất.

Một buổi chiều đầu đông lặng lẽ và thanh khiết, trong căn gác tầng hai của ngôi nhà số 10 phố Lê Lai, có 16 họa sĩ chia tốp ngồi quanh những chiếc bàn gỗ, họ chăm chú vẽ. Bên họ là những dụng cụ rất bình thường như bút chì, bút sắt, bút lông, hòn tẩy, mực nho, compa, thước kẻ… Bàn lớn ngồi bốn người, bàn nhỏ ngồi hai. Tất cả đều im lặng, miệt mài. Thỉnh thoảng mới có người khẽ khàng châm một điếu thuốc. Nét mặt ai cũng tập trung cao độ. Đó là tổ họa sĩ được giao nhiệm vụ vẽ những đồng tiền giấy đầu tiên của nước VN Dân chủ cộng hòa.

Vì thời gian gấp rút, đích thân Bộ trưởng Phạm Văn Đồng thường xuyên đến nhắc nhở động viên mọi người. Hai tờ tiền quan trọng được vẽ trước là tờ 10 đồng do họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung đảm nhận và tờ 5 đồng do ông Hiến vẽ. Trong lúc khó khăn đó, mọi người nhớ ra những bác thợ vẽ chuyên thực hiện những tác phẩm có nét tinh vi ở sở vẽ bản đồ Đà Lạt. Thế là mấy hôm sau, bốn bác thợ vẽ bản đồ lập tức có mặt ở Hà Nội. Mỗi con người đều cố vắt ra những tinh hoa nhất có thể để đóng góp vào tờ giấy bạc đầu tiên của nước VN độc lập.
Vẽ tiền đòi hỏi sự chính xác cao nhưng ai cũng muốn trong tác phẩm đó phải có cái hồn Việt mới được. Có ba người được phân công vẽ tờ 100 đồng: kiến trúc sư Lương Văn Tuất và ông Đào Văn Trung, cán bộ cũ ở Sở Địa đồ chuyên vẽ diềm trang trí và kẻ chữ, họa sĩ Nguyễn Huyến vẽ hình giữa.
Name:  giaybac-CuHo1.jpg
Views: 4090
Size:  22.6 KB
Hình mặt trước là con trâu cày. Mặt sau là hình người nông dân vác cuốc và người thợ nề cầm cái bay, tượng trưng nông nghiệp và xây dựng. Mẫu tờ bạc này phải to gấp ba lần kích thước thật. Ba màu xanh, vàng, nâu là chủ đạo. Tâm điểm của đồng bạc chính là con trâu.

Là họa sĩ phong cảnh, vẽ con trâu là việc quá quen thuộc, thậm chí rất đơn giản đối với Nguyễn Huyến. Tuy vậy, ở tác phẩm này ông vẫn muốn nó thật có thần, thật thanh thoát và sống động. Ông Huyến quyết định bỏ xưởng vẽ chạy ra cánh đồng làng Láng (nay là quận Cầu Giấy) để quan sát một con trâu thật đang gặm cỏ.
Khi tờ giấy bạc 100 đồng được lưu hành, có lẽ nó cũng truyền tải được cái tâm người vẽ nên người dân lúc ấy gọi đồng bạc đó là “con trâu xanh”. Nếu lấy kính lúp soi kỹ thì những cái xoáy lông trâu hiện lên ở đầu và mình con trâu rất tự nhiên và sống động…

Khi vẽ gần xong, mấy ông bàn nhau đánh dấu bằng một chấm nhỏ góc phải và cùng màu với tờ bạc để có thể phân biệt tiền thật, tiền giả. Sau này ông mới biết đó chỉ là một dấu chấm ngây thơ, nghĩ thật buồn cười. Nhưng ông cũng rất tự hào bởi câu chuyện đó đánh dấu tấm lòng chân thành của mỗi người VN với đồng tiền độc lập bấy giờ.

Vừa tiêu, vừa thờ!
Bà Chu Thị Mỹ, một người dân ở thị xã Hà Đông, Hà Tây, vẫn nhớ cái ngày đồng tiền độc lập đầu tiên ra đời: hôm ấy nhà có giỗ, bà cùng cô em gái ra chợ mua hương, hoa, gà, đậu… và mang theo ba vuông lụa đi bán. Gần tàn chợ nhưng vẫn còn vuông vải đỏ chưa chọn được khách.

Toan ra về thì một người đàn ông trung niên đạp xe đến xem hàng. Xem xong ông rút ra một tờ giấy bạc xanh nhìn rất mới lạ và nói: “Tôi mua vải cho cơ quan của Chính phủ cách mạng. Đây là tiền của chính phủ mới, tiền của Cụ Hồ, tôi không biết đắt rẻ thế nào nhưng cứ trả chị 100 đồng…”. Hai chị em bà Mỹ nghe nói đến Chính phủ Cụ Hồ đã mừng quýnh; lại được nhìn thấy đồng tiền mới màu xanh có in dòng chữ quốc ngữ VN Dân chủ cộng hòa và ảnh Bác Hồ thì xúc động vô cùng.
Name:  giaybac-CuHo.jpg
Views: 3666
Size:  17.7 KB
Hai chị em ríu rít hỏi chuyện người mua hàng thì cả chợ đổ xô lại giành nhau ghé mắt xem kỳ được đồng tiền mới của chính phủ. Bán vải xong hai bà phải mua đồ làm giỗ. Vì không muốn trả đồng tiền Cụ Hồ nên cả hai không biết làm thế nào. Cuối cùng họ dẫn nhau về nhà với thúng, làn không. Đám giỗ hôm ấy không có cỗ bàn nhưng cả họ, cả làng bà sum họp vui mừng như có hội vì họ được nhìn tận mắt tờ giấy bạc Cụ Hồ. Tờ giấy bạc 100 đồng đó được mẹ bà Mỹ bày trên bàn thờ như muốn thưa với tổ tiên rằng người VN ta đã có đồng tiền độc lập.
Còn ông Hà Văn Viết, cán bộ địa chất về hưu ở Nam Dương, Hưng Yên, vẫn còn nhớ: “Hôm ấy tôi cơm nắm cơm vắt đi bộ từ Đại Từ, Thái Nguyên lên Hà Nội để vay tiền người anh mua xe đạp. Đó là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy đồng tiền VN màu xanh, màu vàng, màu nâu có hình Bác Hồ với cảnh làng quê thanh bình, tôi xúc động đến rơi nước mắt vì biết là dân mình đã có đồng tiền riêng, tôi quyết không mua xe đạp mà giữ những tờ tiền quí giá ấy lại và đi bộ về nhà. Cả làng xúm vào xem tiền của chính phủ, cán bộ lãnh đạo xã cũng đến xem và xin phép được cầm trên tay một lát. Hôm sau lãnh đạo xã lại tới xin tôi cho mượn những tờ tiền mới đem ra xã trưng bày cho cả xã cùng xem. Ai cũng xúc động…”.

Ông Nguyễn Ngọc Oánh, nguyên phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, kể: thời kỳ đó sau khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, toàn quốc đứng lên kháng chiến nhưng nhiều người vẫn tìm mọi cách để có được đồng tiền VN có hình Bác Hồ.

Nhiều khi không có tiền lẻ, người ta sẵn sàng xé đôi tờ tiền để tính giá trị một nửa, để được chia nhau niềm hạnh phúc được sở hữu đồng tiền kháng chiến. Đồng tiền dù rách nát đến mấy nhưng cứ “tiền Cụ Hồ” là nhân dân yêu chuộng, có thể đem đi đong gạo, mua dầu, nhiều người giữ lại không tiêu dùng mà mang đặt lên bàn thờ tổ tiên rất trân trọng vì trong tờ giấy bạc có chân dung Bác Hồ…
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2010), hat_de (01-12-2009), hienthuong (18-03-2010), manh thuong (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009), tugiaban (16-03-2010)
  #3  
Cũ 01-12-2009, 10:50
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 31/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 31/11/1946, lần đầu tiên giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát hành. Một mặt có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc ngữ và chữ Hán), có hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một mặt có hình Nông Công binh. Các loại giấy bạc đều có ghi chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá. Các loại giấy bạc này có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương, do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, dân gian còn gọi là bạc Tài Chính.
Name:  giaybac1.jpg
Views: 5413
Size:  23.5 KB
Ngày 5 / 6 / 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc mới, gọi là giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc Tài chính, cứ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng Tài chính. Giấy bạc ngân hàng có loại 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng.

Điểm đặc biệt những tờ giấy bạc này là: một mặt có chữ Việt Nam dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ Quốc Ngữ) và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mặt in hình Công nông binh, hình bộ độ ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Á Rập, chữ Quốc Ngữ và chữ Hán.

Các loại giấy bạc Ngân hàng in ở nước ngoài nên rất sắc sảo, tính mỹ thuật cao.
Name:  giaybac2.jpg
Views: 4170
Size:  25.8 KB
Sau ngày toàn quốc kháng chiến, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn nên chính quyền trung ương cho phép Trung bộ và Nam bộ phát hành tiền Cụ Hồ riêng của vùng mình. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc Cụ Hồ do trung ương phát hành, duy có điểm khác là trên giấy bạc có hai chữ ký: chủ tịch UBKC Nam bộ (Phạm Văn Bạch) - đại diện Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam bộ - đại diện Tổng giám đốc Ngân khố Quốc gia.

Các tỉnh Hà Tiên, Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Thủ Biên (tức Biên Hòa - Thủ Dầu Một), Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh) được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế....

Các tỉnh Cần Thơ, Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Châu Hà (Long Xuyên Châu Đốc Hà Tiên); các tỉnh Vĩnh Trà (Vĩnh Long - Trà Vinh) và Bến Tre; tỉnh Mỹ Tho có loại giấy bạc Cụ Hồ chỉ lưu hành trong tỉnh.

Giấy bạc Cụ Hồ lưu hành trong tỉnh Mỹ Tho phát hành năm 1948 chỉ có mệnh giá 5 đồng và 10 đồng (riêng loại 10 đồng có thể lưu hành trong tỉnh Long Châu Sa). Các loại giấy bạc này đều có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Quốc Ngữ và chữ Hán), có ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hình ảnh Công nông binh, ảnh trận Giồng Dứa. Trên tờ giấy bạc còn có chữ số Á Rập, chữ Quốc Ngữ, chữ Hán chỉ mệnh giá. Đặc biệt là hai chữ ký: chủ tịch UBKC hành chính, đại diện Bộ Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam bộ, đại diện Tổng giám đốc Ngân khố quốc gia.
Name:  giaybac3.jpg
Views: 3484
Size:  20.4 KB
Thời đó, ở Nam bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau. Thực dân Pháp khi gặp tiền Cụ Hồ thì tiêu huỷ, do đó người dân phải cất giấu rất kỹ. Đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, vì loại giấy bạc có hình Bác Hồ nên ít ai dám để trong nhà, có gia đình phải đem giấu kỹ trong những bức tường gạch, lâu ngày nên bị huỷ hoại. Vì vậy loại tiền này hiện nay trở nên hiếm đối với những người sưu tập tiền.

Bên cạnh đó, từ sau ngày toàn quốc kháng chiến, mặc dù Chính phủ trung ương có phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn, các loại tiền này không lưu hành đến Nam bộ. Cho nên tại miền Nam, sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng bào vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền đồng của chế độ Thực dân phát hành. Được trên cho phép, các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện hoặc xã có thể sử dụng con dấu Uỷ ban hành chánh kháng chiến và các con dấu khẩu hiệu: Đả đảo thực dân Pháp, Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh đóng lên những tờ tiền giấy của thực dân Pháp để lưu hành như tiền Việt Minh. Tất nhiên các loại tiền này chỉ có giá trị sử dụng ở vùng do cách mạng kiểm soát.
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2010), hat_de (01-12-2009), manh thuong (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009), tugiaban (16-03-2010)
  #4  
Cũ 01-12-2009, 10:51
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Wink 1 vài tâm sự về tiền giấy in hình Bác :D

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
....

Ở đây xin kể về cách cất giấu của bác Ưu. Trong căn nhà tranh rách nát của mình chỉ có chiếc tủ thờ cũ kỹ và chiếc chõng tre ọp ẹp, bác Ưu nhìn trước ngó sau không biết nên để hình Bác ở nơi đâu để che mắt bọn mật thám, chỉ điểm và những cuộc lục soát bất ngờ. Bác thừa hiểu rằng nếu không cất giấu kỹ càng, tai họa sẽ ập xuống bất kỳ lúc nào. Suy đi nghĩ lại bác Ưu đã bỏ những tờ giấy bạc vào chai nút chặt rồi đem vào rừng chôn, nhưng bác vẫn chưa thật an tâm vì sợ thời gian, mưa nắng sẽ làm hư, mục, bác lại bí mật đào về chôn tại nhà. Bác Ưu kể rằng lâu lâu bác lại đem những tờ giấy bạc có hình Bác Hồ ra ngắm nghía, áp sát vào trái tim mình và thủ thỉ với Bác. Đến cuối năm 1977, bác Ưu đã tự nguyện đem những tờ giấy bạc đó tặng cho Nhà Bảo tàng Đồng Nai.

...
cái thời xa xưa ấy thật là khổ, giờ mọi thứ đã khác rồi. Ngay cả cách chơi, cách cảm, cách chia sẻ cũng đã hiện đại hơn ... đã quen với hình ảnh bác Hồ trên rất nhiều tờ tiền nhưng có lẽ nhiều người trong số chúng ta chưa được xem những tờ tiền xưa, thậm chí những tờ ko phải tiền nhưng có chức năng tiền tệ...tất thảy đều mang hình bác ... giờ người chơi tại VN và thế giới có thể chia sẻ nó trên mang trong các diễn đàn như những gì chúng ta làm với tem vậy.

à còn 1 điều nữa là số tem có hình bác nhiều nhất trong số tem chuyên đề của Vn, nhưng nó chưa bằng 1 góc nhỏ của tiền, bởi tiền ra đời trước tem và tiền VN thường chỉ có hình ảnh bác...2 lý do đó đủ để chúng ta hiểu vì sao các mẫu tiền có hình bác Hồ có tới cả ngàn.

Rảnh coi trong diẽn đàn tiền như Viet-numis bạn sẽ thấy
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2010), manh thuong (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009), tugiaban (16-03-2010)
  #5  
Cũ 01-12-2009, 10:54
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Các tiền Việt Nam phát hành năm 1951
(eco ko hiểu sao lại chỉ giới thiệu năm 1951, cái này eco ko rõ, do ko nghiên cứu cái này, chỉ thấy họ giới thiệu, thấy đẹp đẹp nên post lên luôn)
-----------------------------------------
Name:  1951_1.jpg
Views: 3509
Size:  66.6 KB

Name:  1951_2.jpg
Views: 3396
Size:  65.3 KB

Name:  1951_3.jpg
Views: 3703
Size:  62.9 KB

Name:  1951_4.jpg
Views: 3298
Size:  61.1 KB

Name:  1951_5.jpg
Views: 4225
Size:  66.5 KB

Name:  1951_6.jpg
Views: 3261
Size:  64.6 KB

Name:  1951_7.jpg
Views: 3231
Size:  63.0 KB

Name:  1951_8.jpg
Views: 3215
Size:  71.5 KB

Name:  1951_9.jpg
Views: 3204
Size:  70.4 KB

Name:  1951_10.jpg
Views: 3236
Size:  65.6 KB

Name:  1951_11.jpg
Views: 3247
Size:  67.7 KB

Name:  1951_12.jpg
Views: 3190
Size:  66.3 KB

Name:  1951_13.jpg
Views: 3188
Size:  75.6 KB

Name:  1951_14.jpg
Views: 3155
Size:  68.5 KB
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2010), hat_de (01-12-2009), manh thuong (01-12-2009), Ng.H.Thanh (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009), tugiaban (16-03-2010)
  #6  
Cũ 01-12-2009, 11:22
trithuc_nguyen's Avatar
trithuc_nguyen trithuc_nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Biên Hoà-Đồng Nai
Bài Viết : 1,469
Cảm ơn: 926
Đã được cảm ơn 6,731 lần trong 1,387 Bài
Mặc định

Bộ tiền cụ Hồ 1951 UNC giá hơi bị phê
__________________
“Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
--------------
Nguyễn Dương Tri Thức
VCB:0121000448170 - Dương Thúy Phượng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn trithuc_nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009)
  #7  
Cũ 01-12-2009, 11:50
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

Tuần qua dammanh mua được vài tờ tiền CỤ HỒ tại balan.Tờ tiền khá mới không lằn vết,giới thiệu với các bạn


MỘT SỐ TỜ 1 Đ TIỀN K/C KHÁ MỚI
Name:  skanowanie0001-1.jpg
Views: 2312
Size:  100.3 KB
2 MẶT TỜ 1 ĐỒNG
Name:  skanowanie0003-1.jpg
Views: 2259
Size:  92.2 KB

Name:  skanowanie0004-1.jpg
Views: 2632
Size:  106.9 KB
2 MẶT TỜ 5 ĐỒNG
Name:  skanowanie0007-1.jpg
Views: 2295
Size:  78.0 KB

Name:  skanowanie0009-1.jpg
Views: 2259
Size:  78.3 KB
2 MẶT TỜ 100 ĐỒNG MẦU BLUE
Name:  skanowanie0008-1.jpg
Views: 2277
Size:  75.7 KB

Name:  skanowanie0010-1.jpg
Views: 2235
Size:  81.3 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (01-12-2009), chienbinh (17-12-2010), hat_de (01-12-2009), huuhuetran (02-12-2009), manh thuong (01-12-2009), Ng.H.Thanh (01-12-2009), thanhtamstamp (01-12-2009), tugiaban (16-03-2010)
  #8  
Cũ 16-03-2010, 03:44
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định

nhân chuyến về thăm quê,được mừng tuổi vài tờ tiền cụ hồ,có kích thước serii khác nhau!giới thiệu với các bạn

TIỀN 30Đ CÓ 2 CỠ SERII
Name:  skanowanie0064.jpg
Views: 2002
Size:  87.8 KB
TIỀN 100Đ CÓ 2 CỠ SERII
Name:  skanowanie0068.jpg
Views: 1944
Size:  87.7 KB
TIỀN 2000Đ CÓ 2 CỠ SERII
Name:  skanowanie0071.jpg
Views: 2342
Size:  102.8 KB
TIỀN 500Đ CÓ 2 CỠ SERII
Name:  skanowanie0069.jpg
Views: 2424
Size:  94.0 KB
TIỀN 30Đ SERII ĐẦU LÀ AA
Name:  skanowanie0078.jpg
Views: 1673
Size:  152.8 KB
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (16-03-2010), chienbinh (17-12-2010), hat_de (16-03-2010), huuhuetran (17-12-2010), Poetry (16-03-2010), tugiaban (16-03-2010)
  #9  
Cũ 16-12-2010, 20:43
Green Green vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 14-12-2010
Bài Viết : 150
Cảm ơn: 233
Đã được cảm ơn 668 lần trong 125 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi dammanh Xem Bài
Tuần qua dammanh mua được vài tờ tiền CỤ HỒ tại balan.Tờ tiền khá mới không lằn vết,giới thiệu với các bạn


MỘT SỐ TỜ 1 Đ TIỀN K/C KHÁ MỚI
File Đính Kèm 72770
2 MẶT TỜ 1 ĐỒNG
File Đính Kèm 72771

File Đính Kèm 72772
2 MẶT TỜ 5 ĐỒNG
File Đính Kèm 72773

File Đính Kèm 72774
2 MẶT TỜ 100 ĐỒNG MẦU BLUE
File Đính Kèm 72775

File Đính Kèm 72776
Hiện em cũng có tờ 1 đồng và 5 đồng chất lượng mới, không có nếp gấp rất tuyệt, kiểu giấy rơm ngày xưa. Nhưng trong thâm tâm em không dám chắc 100% rằng đồng bạc em cầm trên tay là đồng tiền được in thật.

Có lần em xem hàng một tờ tín phiếu phải nói rằng cũng không khác gì các tờ tín phiếu khác từ chất lượng kiểu giấy in đến hình thức nội dung. Bác bán hàng nói với em rằng tờ tín phiếu này là sau này in lại nên tùy cháu quyết định có mua hay không.

Phải nói rằng những đồng bạc cụ Hồ thời kỳ 1946 -1951 tuy không đẹp, song giá trị và ý nghĩa lịch sử lại rất lớn. Tuy nhiên do công cụ và kỹ thuật in không tinh vi và màu sắc nhiều loại, nhiều kiểu nên khiến người ít kinh nghiệm vô cùng khó phân biệt được thật giả.

Em nhớ khi còn nhỏ, em thường hay do Tô Tịch- hà nội mua các bản khắc gỗ rồi đổ màu vào in ra giấy song rồi nhúng nước in vào tay hay gọi hiện đại bây giờ là tatoo hay xăm hình.

Mong các bác có nhiều kinh nghiệm cho em thêm một chút kinh nghiệm về việc lựa chọn đồng bác cụ hồ thời điểm 46-51.

Chân thành cảm ơn các bác.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Green vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (17-12-2010), dammanh (17-12-2010), hat_de (18-09-2011), huuhuetran (17-12-2010), Ng.H.Thanh (17-12-2010), Nguoitimduong (16-12-2010), Poetry (16-12-2010), tugiaban (17-12-2010)
  #10  
Cũ 18-09-2011, 10:37
Catalyst's Avatar
Catalyst Catalyst vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 31-08-2011
Bài Viết : 5
Cảm ơn: 4
Đã được cảm ơn 21 lần trong 5 Bài
Mặc định

Có một lần dọn nhà mình cũng kiếm được một số mẫu tiền có hình Bác. Up lên cho cái topic nó phong phú một chút:





Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Catalyst vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (19-09-2011), hat_de (18-09-2011), Nguoitimduong (18-09-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.