Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Thiên nhiên - Động vật - Thực vật

Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #11  
Cũ 09-01-2015, 00:56
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Báo gấm hay báo mây (Neofelis nebulosa)





Báo gấm hay báo mây (Neofelis nebulosa) là một loài mèo cỡ trung bình, dài khoảng 60-110 cm và cân nặng khoảng 11 - 20 kg . Nó có màu nâu hay hung, dấu hiệu đặc biệt là các hình elip lớn, hình dạng không đều, gờ màu sẫm trông giống như các đám mây. Đây là loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Báo gấm có thân hình săn chắc và cân đối, có răng nanh thuộc loại dài nhất trong số các loài mèo hiện còn tồn tại. Chúng chủ yếu săn bắt các loài động vật có vú sống trên cây, cụ thể là vượn, khỉ đuôi lợn hay khỉ Proboscis và các động vật có vú khác như nai, nhím hay chim và các gia súc.
Vì nguồn thức ăn chủ yếu là các động vật sống trên cây, báo gấm là những kẻ leo trèo giỏi. Chân ngắn và mềm dẻo, bàn chân rộng và móng vuốt sắc. Báo gấm có đuôi dài gần bằng thân, tạo ra sự cân bằng rất tốt. Chúng có thể di chuyển khi treo mình lộn ngược đầu xuống, phía dưới các cành cây và các thân cây nghiêng.
Chúng sống ở các khu vực miền nam Trung Quốc, phía đông dãy Himalaya cho đến tận khu vực Đông Nam Á cũng như quần đảo Indonesia. Các khu vực sinh sống ưa thích là các cánh rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới với cao độ lên tới 2.000 mét, người ta cũng nhìn thấy chúng ven các đầm lầy có đước mọc hay đồng cỏ.






Báo gấm cái đẻ một lần từ 1 tới 5 con non sau khi mang thai khoảng 85 đến 93 ngày. Con non là mù và yếu ớt, giống như con non của các loài mèo khác.Các đốm của con non là "đặc"—sẫm hoàn toàn hơn là các vòng sẫm. Sau khi sinh khoảng 10 ngày, chúng có thể nhìn được và hoạt động được sau khoảng 5 tuần, có thể sau khoảng 10 tháng tuổi thì chúng trở thành các cá thể độc lập. Báo gấm đạt đến độ tuổi sinh sản sau 2 năm và con cái có thể mang thai mỗi năm một lần. Báo gấm bị giam cầm có thể sống tới 17 năm: trong tự nhiên, chúng có thể có tuổi thọ thấp hơn.
Nơi cư trú bị thu hẹp chủ yếu là do sự tàn phá rừng nặng nề cũng như việc săn bắn để làm thuốc theo y học cổ truyền. Điều này làm suy giảm số lượng báo gấm.






CITES, tức Hiệp ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã đang gặp nguy hiểm, đưa báo gấm vào các loài của phụ lục I. Điều này có nghĩa là báo gấm nằm trong số các loài đang gặp nguy hiểm nhất. Hiệp ước cấm buôn bán quốc tế các loài thuộc phụ lục I, trừ những trường hợp đơn lẻ như nghiên cứu khoa học.
Nước Mỹ cũng đưa báo gấm vào trong Chứng thư các loài đang gặp nguy hiểm, nhằm ngăn chặn việc buôn bán báo gấm hay các bộ phận cơ thể chúng. Trong các quốc gia có báo gấm sinh sống thì việc săn báo gấm cũng bị cấm, nhưng các biện pháp này có lẽ chưa đem lại hiệu quả đáng kể.
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 09-01-2015, lúc 01:09
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
cuongcanna (06-02-2015), exploration (07-10-2015), HanParis (09-01-2015), huuhuetran (07-10-2015), HuyNguyen (01-10-2015), manh thuong (08-02-2015), Ng.H.Thanh (01-10-2015), Poetry (09-01-2015), Tien (07-02-2015)
  #12  
Cũ 06-02-2015, 00:59
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Báo Hoa Mai Panthera pardus (Linnaeus, 1758)


Báo hoa mai thân dài, chân cao. Nền lông mầu vàng nhạt ở phần lưng, trắng bạc ở phần bụng. Trên toàn thân từ đầu, thân, đuôi kể cả dưới bụng có nhiều đốm đen. Những đốm ở lưng có hình hoa mai (giữa đốm mầu vàng chấm đen như nhuỵ hoa), đốm ở đầu nhỏ, phần nửa gốc đuôi đốm đen lớn. Ngoài dạng báo bình thường kể trên, còn có dạng báo đen toàn thân mầu đen đốm hoa mai lặn trong nền lông nên khó nhìn thấy. Đây là dạng biến dị cá thể cùng loài (P. paradus), rất hiếm gặp.



Thức ăn gồm thịt thú rừng: lợn, hươu, nai, trâu, bò non, khỉ, voọc, kể cả gia súc, và các loài gặm nhấm lớn. Vùng sống và hoạt động bao gồm nhiều dạng rừng núi, chủ yếu rừng già ít tác động. Thú kiếm ăn đêm và cả ban ngày ở nơi vắng người, thường nằm nghỉ trên các cành cây. Báo hoạt động đơn lẻ, chỉ sống đôi vào mùa sinh sản. Chưa có tư liệu về sinh sản của Báo hoa mai ở Việt Nam. Theo Kanchanasakha et al. (1998), Báo hoa mai mang thai 90 – 105 ngày, mỗi lứa đẻ thường 2 – 3 con. Sau khoảng 1 năm tuổi báo con tách khỏi bố mẹ để sống độc lập.
Báo hoa mai có phân bố rộng ở các vùng rừng núi trong toàn quốc, nhưng số lượng rất ít.
Trên thế giới ta có thể gặp chúng ở Ấn Độ, Bănglađet, Nam Nêpan, Đông Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Inđônêxia.
Báo hoa mai cho da lông chất lượng cao. Mật và xương làm dược liệu.
Báo hoa mai vốn ít gặp trong thiên nhiên. Hiện nay, do săn bắt quá mức và mất rừng nên trữ lượng của chúng còn rất thấp, có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có biện pháp bảo vệ tích cực.
Báo hoa mai đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Nhóm IB Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Cần có chiến lược bảo vệ rõ ràng cho các khu vực đặc biệt là các khu bảo vệ còn báo gấm sinh sống. Cần tổ chức nhân nuôi sinh sản bán tự nhiên để bảo tồn loài và thả lại vào thiên nhiên khi có điều kiện phù hợp.

__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
cuongcanna (06-02-2015), Dat_stamp (01-10-2015), exploration (07-10-2015), HanParis (06-02-2015), huuhuetran (07-10-2015), HuyNguyen (01-10-2015), lantham_0072005 (06-02-2015), manh thuong (06-02-2015), Ng.H.Thanh (01-10-2015), Poetry (07-02-2015), Tien (07-02-2015)
  #13  
Cũ 06-02-2015, 01:01
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Bồ nông chân xám ( Pelecanus philippensis Gmelin, 1789)






Bồ nông chân xám ( Pelecanus philippensis Gmelin, 1789) là một loài chim thuộc họ Pelecanidae. Mùa hè lông trên cổ kéo dài thành mào lông màu nâu nhạt, các lông khác ở đầu và cổ màu trắng, gốc màu nâu. Lông bao cánh và cánh sơ cấp đen nhạt, lông vai, lông đuôi và lông cánh thứ cấp có màu nâu. Phần còn lại của Bộ lông màu trắng, phần cuối lưng, sườn và dưới đuôi phớt hồng tím. Mùa đông lông đầu, cổ và lưng có màu trắng, cánh và đuôi màu nâu. Bồ nông chân xám có kích thước tương đối nhỏ với các loài họ hàng, nhưng vẫn được coi là chim lớn. Loài này dài 125–152 cm và nặng 4,1–6 kg
Loài này phân bố ở Nam Á từ nam Pakistan qua Ấn Độ đến Indonesia.Trong nước chúng phân bố ở Nam Định (Cửa sông Hồng, cửa sông Đáy). Vùng duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh, vùng ven bờ biển đồng bằng sông Cửu Long (Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang).
Loài chim này sống tại các vùng nước trong lục địa và ven biển, nhất là các hồ lớn. Kiếm ăn ở các vùng đất ngập nước như hồ, sông và ven bờ biển đặc biệt tại các cửa sông. Mùa sinh sản từ tháng 1 - 4, đẻ trung bình 2 trứng, ấp 31 ngày.
Loài chim này là nguồn gen qúy có giá trị khoa học cao, màu lông và hình dáng đẹp hấp dẫn cho du lịch sinh thái.
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 06-02-2015, lúc 01:06
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
cuongcanna (06-02-2015), Dat_stamp (01-10-2015), exploration (07-10-2015), HanParis (06-02-2015), huuhuetran (07-10-2015), HuyNguyen (01-10-2015), lantham_0072005 (06-02-2015), manh thuong (06-02-2015), Ng.H.Thanh (01-10-2015), NHL-2014 (06-02-2015), Poetry (07-02-2015), Tien (07-02-2015)
  #14  
Cũ 07-02-2015, 20:22
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Bào Ngư Bầu Dục (Haliotis ovina Gmelin, 1791)



Bào ngư có vỏ hình bầu dục dài khoảng 70mm màu xanh sẫm. Mặt ngoài thường hoen ố do các loại rong bám, Tổ giun (Sedentaria, Polychaeta), Thân mềm (Dendropoma). Trên mép vỏ có số lỗ ít hơn 10 lỗ và chỉ có 5 - 6 lỗ thông giữa mặt trong và ngoài vỏ. Mặt trong vỏ có gờ lồi lõm với lớp xà cừ óng ánh xanh ẩn đỏ, tím.
Bào ngư ăn rong biển như Sargassum, Gracilariav.v... Ưa độ mặn cao từ 25 - 32‰. Sống ở vùng triều ngập nước, sâu 2 - 10m. Thường sống bám trên rạn đá, nơi có rong bám.
Trong nước bào ngư có ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Khánh Hoà (vịnh Văn Phong, Hòn Tre, Hòn Nội); đảo Phú Quốc (Hòn Thơm, Hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Dội, mũi Đất Đỏ); đảo Thổ Chu; Côn Đảo (hòn Tre Lớn, hòn Tre Nhỏ).Và bào ngư cũng có ở Nhật Bản, Philippin, Ôxtrâylia, Polynêsia
Thịt bào ngư ăn ngon, vỏ dùng để khảm trai rất đẹp, là mặt hàng mĩ nghệ rất được ưa chuộng. Thịt bào ngư có thể chế biến thành nhiều loại thức ăn đặc sản và có giá trị dược liệu, vì vậy là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.
Bào ngư phân bố rộng, số lượng nhiều, nhưng đang bị khai thác mạnh, ước tính suy giảm khoảng 20%. Mỗi quần thể thường có số lượng dưới 10000 cá thể trưởng thành, nếu không có biện pháp bảo vệ dễ bị tuyệt chủng.
Bào ngư đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam. Cần bảo vệ vùng sinh thái của chúng, cần khai thác có hạn định. Nghiên cứu nuôi trồng nhằm nâng cao số lượng, trữ lượng, phục vụ cho mục tiêu bảo vệ nguồn gen quý hiếm và xuất khẩu thịt.
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (01-10-2015), exploration (07-10-2015), HanParis (07-02-2015), huuhuetran (07-10-2015), HuyNguyen (01-10-2015), manh thuong (08-02-2015), Ng.H.Thanh (01-10-2015), Poetry (07-02-2015), Tien (07-02-2015)
  #15  
Cũ 07-02-2015, 20:43
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Bò Rừng ( Bos javanicus S’Alton, 1823)



Bò banteng hay bò rừng (Bos javanicus) là một loài bò tìm thấy ở Myanma, Thái Lan, Cam pu chia, Lào, Việt Nam, Borneo, Java và Bali. Một số bò banteng đã được đem vào Bắc Úc trong thời kỳ đô hộ của người Anh năm 1849.
Bò banteng có vết lang trắng trên cẳng chân, mông trắng và các đường viền trắng xung quanh mắt và mõm, tuy nhiên đặc điểm hình thái của bò banteng phụ thuộc giới tính rõ rệt. Con đực có lông màu hạt dẻ sẫm hay lam-đen, sừng dài cong về hướng trên và có bướu trên lưng gần vai. Trong khi đó, con cái có lông màu nâu ánh đỏ, sừng nhỏ, cong vào phía trong ở chóp sừng và không có bướu.


Bò banteng sống trong những cánh rừng thưa, ở đó chúng ăn cỏ, lá tre, quả cây, lá và cành non. Bò banteng nói chung hoạt động cả ngày lẫn đêm nhưng ở những nơi con người sinh sống đông đúc chúng quen với hoạt động ăn đêm.



Bò rừng có hình dáng, tầm vóc gần giống với bò nhà nhưng lớn hơn. Bò đực lưng gồ hơn. Bò rừng có lông màu nâu, 4 vó trắng và mông trắng đặc trưng. Thân dài 1,9-2,25 m, vai cao 1,55-1,65 m. Trọng lượng cơ thể khi trưởng thành 600–800 kg. Thường sống ở các khu vực rừng thưa, thoáng có trảng cỏ; rừng khộp. Bò rừng có tập tính sống theo bày đàn, mỗi đàn thường có từ 5 đến 25 con gồm 1 bò đực, còn lại là bò cái và bê; đầu đàn là một bò cái già. Con cái chửa 9,5-10 tháng, đẻ 1-2 con. Thành thục ở 2 tuổi (bò cái) và hơn 3 tuổi (bò đực). Ở điều kiện thuận lợi có thể sinh sản năm một. Tuổi thọ 20-25 năm.
Ở Việt Nam, trước đây bò rừng rất phổ biến ở Tây Nguyên, hiện tại do tình trạng săn bắn trái phép nên số lượng đàn và cá thể đã suy giảm đến mức báo động. Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô Đắk Lắk là một trong những nơi được xem là còn nhiều bò rừng nhưng cũng chỉ có vài đàn với số lượng khoảng trên dưới 10 con/đàn.
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo

Bài được Đêm Đông sửa đổi lần cuối vào ngày 07-02-2015, lúc 20:47
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (01-10-2015), exploration (07-10-2015), HanParis (01-10-2015), huuhuetran (07-10-2015), HuyNguyen (01-10-2015), manh thuong (08-02-2015), Ng.H.Thanh (01-10-2015), Poetry (07-02-2015)
  #16  
Cũ 01-10-2015, 01:44
Đêm Đông's Avatar
Đêm Đông Đêm Đông vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Hồ Chí Minh city
Bài Viết : 785
Cảm ơn: 12,016
Đã được cảm ơn 4,844 lần trong 732 Bài
Mặc định

Tiếp tục

Bói cá lớn ( Megaceryle lugubris)


Bói cá lớn ( Megaceryle lugubris) là loài chim thuộc chi Megaceryle, Họ Bói cá. Loài này phân bố ở Ấn Độ, Bangladesh, Đông Nam Á, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, bắc Đông Dương. Thân dài 41 cm. Nơi sống đặc trưng của loài bói cá này là sông suối lớn và đầm hồ ở vùng núi và trung du nơi có nhiều cây cối rậm rạp. Trong mùa sinh sản thường gặp đi đôi và kiếm ăn làm tổ trong vùng có bán kinh 1 - 1, 5 km.
Chim trưởng thành trước và dưới mắt, trên đầu và mào lông ở gáy đen có hình bâu dục trắng. Họng và vòng cổ màu trắng kéo dài đến gốc mỏ. Phần còn lại phía lưng, cánh và đuôi xám đen nhạt có vằn trắng ở ngực có dải đen đôi khi lẫm màu hung. Dưới cánh và nách trắng ở chim đực và hung ở chim cái. Mắt nâu thẫm. Mỏ nâu lục nhạt, chóp mỏ đen nhạt. Chân xám lục nhạt hay vàng lục nhạt.
__________________

Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đêm Đông vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (01-10-2015), exploration (07-10-2015), HanParis (01-10-2015), huuhuetran (07-10-2015), HuyNguyen (01-10-2015), manh thuong (01-10-2015), Ng.H.Thanh (01-10-2015), Poetry (02-10-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.