Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Làm quen với Tem

Làm quen với Tem Bạn yêu thích Tem nhưng chưa am hiểu. Mời Bạn vào đây làm quen với con Tem từ những kiến thức cơ bản nhất.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 19-09-2009, 16:49
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Dụng cụ chơi Tem

Như đã hứa. Nếu lâu lâu có dịp đọc được đâu đó những gì thú vị liên quan tới tem, tôi sẽ phụ với chủ topic, để cùng mang vào đây để chúng ta cùng theo dõi.

Dưới đây là một chú cẩu bằng kim loại, có cái lưỡi đưa ra là một miếng bấc bằng len! Các bạn biết chú cẩu này có công dụng gì không? Xin thưa: Là để thay thế người cho việc...dán tem và phong bì đấy ạ! Các bạn nhìn hình dưới đây, ắt rõ:







(Món này có lúc đã được rao bán trên EBay, nhưng bây giờ đã có chủ rồi)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
25 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (19-09-2009), -peripheria- (20-09-2009), Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (20-09-2009), ♥ Voi Cúc Phương ♥ (19-09-2009), Biahoi (19-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), chie (19-09-2009), chuot_tem (19-09-2009), dammanh (20-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (19-09-2009), huynhthanhloi (08-05-2010), lydainghia (15-04-2011), manh thuong (21-09-2009), nguyenthao_1011 (21-09-2009), open (21-09-2009), Poetry (19-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), Saturn (19-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), THE GUEST (20-09-2009), Tien (19-09-2009), tugiaban (19-10-2009), zodiac (20-09-2009)
  #2  
Cũ 19-09-2009, 17:01
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Để có thể gỡ những con tem đã được dán trên phong bì, chúng ta hầu như chỉ có một cách giản tiện, đó là ngâm tem trong nước ấm. Nhưng điều này nhiều khi hơi lâu và không thể làm sạch hết keo còn dính loang lổ sau lưng tem, chưa nói là tem nhiều khi còn bị...cong tớn lên nữa!

Một phương pháp khác là hơ tem trên hơi nước. Tuy thời gian để tem hoàn toàn được tróc ra sẽ lâu hơn, nhưng lại rất an toàn và sạch sẽ hơn ngâm nước rất nhiều.

Món đồ xinh xắn dưới đây là là một réchaud nấu bằng cồn, phần trên để một chút nước. Chừng đó, chỉ việc hơ tem lên rồi cứ thế mà nhẹ nhàng bóc ra. Đây là một sáng chế cầu kỳ cho những người sưu tầm tem, có mặt từ năm 1950. Cũng được bầy bán trên EBay, và đã có chủ mới rồi:

Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
22 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (19-09-2009), -peripheria- (20-09-2009), Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (20-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), chie (19-09-2009), dammanh (20-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (19-09-2009), huynhthanhloi (08-05-2010), lydainghia (15-04-2011), manh thuong (21-09-2009), nguyenthao_1011 (21-09-2009), open (21-09-2009), Poetry (19-09-2009), Saturn (19-09-2009), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), THE GUEST (20-09-2009), Tien (19-09-2009), tugiaban (19-10-2009), zodiac (20-09-2009)
  #3  
Cũ 19-09-2009, 17:12
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Bàn thêm về cái réchaud: Về thủ công (bộ môn sành cũng như thép), rất nhiều nghệ nhân Việt Nam dư sức mượn lại sự sáng chế trên, để có thể sản xuất một số lượng lớn những món như vậy. Nếu có bạn nào quan hệ được với những lò gốm như Bát Tràng, Bình Dương...Để đặt họ làm một số réchaud như trên, nhưng bằng sành hoặc đất nung nhỉ? Một lò nấu cồn bằng sứ xinh xắn (có thêm vài nét hoa văn chấm phá trên men), chắc chắn sẽ làm thú vị hơn rất nhiều cho bộ môn này. Đó là tôi nghĩ vậy.

(Đồng thời cũng có thể tung ào ạt ra thị trường ngoại quốc, thỏa mãn cho sự cầu kỳ của người sưu tầm)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (20-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), chie (19-09-2009), dammanh (20-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (19-09-2009), manh thuong (21-09-2009), Poetry (19-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), Saturn (19-09-2009), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), Tien (19-09-2009), zodiac (20-09-2009)
  #4  
Cũ 19-09-2009, 21:22
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,583
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

ồ ... vậy là nguyên lý là dùng hơi nước ... vậy chế ra 1 dụng cụng xì hơi nước an toàn tiện dụng là có thể thực hiện chức năng của nón trên.

Tuy nhiên nói là sạch và an toàn Dẻ nghĩ cũng chưa chắc chắn lắm. Việc dùng nước ngâm và tráng có thể giải quyết 1 số lượng tem lớn. Nếu tem quý có thể làm quy mô nhỏ hơn và cẩn thận hơn vẫn rất tiện.

Nhưng dù sao công cụ trên và con thè lưỡi bên trên cũng là 2 món rất thú vị

Cảm ơn bác Vô danh mong bác tiếp tục
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chie (19-09-2009), dammanh (20-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), manh thuong (21-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), tugiaban (23-09-2009)
  #5  
Cũ 19-09-2009, 22:52
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Các bạn thứ lỗi cho bài viết dưới đây, vì tôi hoàn toàn không hề có ý đồ múa rìu qua mắt thợ. Nhất là với các bạn đã có một thời gian tốn công, của theo đuổi cho đam mê của mình. Nhưng khi nghĩ tới những bạn khác muốn theo đuổi một bộ môn, tưởng đơn sơ nhưng rất cầu kỳ và lòng kiên nhẫn, thì tôi mới có can đảm luyên thuyên như thế này.

Chẳng qua là tôi cũng như những bạn đó, chỉ chập chững đua đòi mà hoàn toàn chưa hề có một kinh nghiệm nào nằm lòng cả. Sự tham dự của tôi trong forum này, nếu dựa trên "đam mê" và "kinh nghiệm", có thể coi như là đã...kéo dài quá lâu rồi. Bởi vậy, từ cái không biết mà đã dành để thưa thốt của tôi, coi bộ càng lúc càng lậm nhiều. Đôi khi muốn bớt hóng hớt mà cũng chưa làm được. Mong các bạn bỏ qua cho.

Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn hat_de về vấn đề muốn tháo gỡ tem từ một con, cho tới số lượng lớn. Với mức sưu tầm cỡ trăm con / một tuần thì việc dùng cái réchaud trên là điều không tưởng. Nhưng như đại đa số chúng ta tới một lúc nào đó, phải công nhận rằng: "Nghề chơi cũng lắm công phu", thì càng cầu kỳ càng tăng thêm cảm giác quan trọng và kỳ thú cho đam mê của mình thì phải? Chưa nói là nhiều khi còn bầy ra nhiều phức tạp khác (để tự...làm khổ chính mình nữa kìa). Nhất là với các nhà sưu tập đã tới mức thượng thừa (như một số lớn các bạn ở đây), thì càng cầu kỳ, càng thú vị và cảm thấy sự theo đuổi của mình càng quan trọng và lâm ly .

Nhắm vào tâm lý đó, một số tay buôn cũng bám theo, ngõ hầu làm hài lòng cho sự khó tính của chúng ta. Cái réchaud đó là một trong những thứ...lẩm cẩm của giới sưu tập tem quý.

Mà nghĩ cũng hay, nếu may mắn có được trong tay một con tem quý nhưng lại bám cứng ngắc trên một phong bì cũ nát. Tôi chắc chắn rằng bạn hat_de sẽ nhất định mời cho bằng được bạn bè thân thiết tới, quây quàn trên một cái bàn nhỏ và chủ tem bặm môi bặm miệng, nét mặt căng thẳng để hơ tem trên cái réchaud này. Hihi...Bạn bè của bạn hat_de thì vừa nhắm trà, vừa chú tâm theo dõi cảnh hat_de...bóc tem . Những giây phút đó, há chẳng là thú vị lắm sao? . Nó vẫn...thi vị hơn là bỏ tem vào một chén nước, rồi bỏ đó đi làm chuyện khác trong khi chờ tem tróc keo. Đúng không?

Bởi vậy, réchaud trên là để dành cho những nhà sưu tập khó tính mà thôi !

Còn con buôn, hoặc dân mới chập chững vào làng chơi, thì đã có món như dưới đây này, sau khi đã ngâm một loạt tem trong chậu . Đó là máy sấy tem cho số lượng lớn: loại bằng điện và loại ép bằng vis.





Chúc các bạn một đêm thứ bẩy an lành, mơ gặp được những bộ tem quý

Bài được ke vo danh sửa đổi lần cuối vào ngày 19-09-2009, lúc 22:54
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
17 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
-peripheria- (20-09-2009), Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (20-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), dammanh (20-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (19-09-2009), lydainghia (24-06-2011), manh thuong (21-09-2009), open (21-09-2009), Poetry (19-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), THE GUEST (20-09-2009), Tien (20-09-2009), tiny (13-10-2009)
  #6  
Cũ 20-09-2009, 15:36
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định


Một trong những dụng cụ không thể thiếu cho người chơi tem là: Kính soi (lúp).

Về món này, chúng ta có thể tìm ta không mấy khó khăn, giá cả thượng vàng hạ cám, phẩm chất tầm thường tới hoàn hảo. Tại Việt Nam, những siêu thị hoặc tiệm sách đều có, nhưng đại đa số là...made in China! Để có được một kính lúp tốt, chắc chắn giá sẽ không rẻ. Nhưng bù lại, đây là một trong những dụng cụ trung thành sẽ theo (hầu như) cả đời trong chuỗi ngày của người sưu tầm tem.


Ở trên là một số kính lúp, nhưng công dụng chưa phải là hoàn toàn dành cho người chơi tem. Có thêt biết như sau:

1. Kính bằng...nhựa (x2). Sản phẩm tầm phào, thường được vài hãng quảng cáo cho không.

2. Kính hiệu Agfa (x6), dành cho nhiếp ảnh gia khi cần soi rõ những tấm hình bằng diapose.

3. Kính gấp lại được (x9). Quá mạnh, nhưng bù lại nó lại có một vòng kính quá nhỏ.

4. Kính để...đếm chỉ. Dành cho thợ may và dân kỹ nghệ dệt hoặc đồ hình.

5. Kính có bao da. Yếu và dễ làm biến dạng vật thể cần soi.

6. Kính bằng kim loại (x12). Khó xử dụng và tầm nhìn hạn hẹp.

7. Kính có cán bằng sừng. Tiện lợi để soi bản đồ trên giấy, không phải để soi tem.

8. Kính tròn. Rất yếu.

Đại đa số dân nhà nghề sưu tầm tem, họ chỉ ưa chuộng loại kính lưỡng tròng (x6 - x3). Kính hiệu Zeiss dưới đây là một thí dụ: kiểu đơn giản, sức rọi x6 là hoàn toàn đủ cho đại đa số trường hợp. Tuy nhiên giá bán khá đắt. Ngoài ra, có thể thử vài kiểu lưỡng tròng (x4 - x6), của hiệu: Schweizer có giá phải chăng.


Có hai cách để soi tem:

1. Nếu chỉ cần soi bề mặt của tem, hãy để chúng trên một phông màu đen hoặc xám sậm. Ánh sáng chiếu thẳng lên những con tem đó. Kính có độ phóng lớn x3 là đủ.

2. Khi cần xét coi tem có bị nhăn, nếp gấp, độ dầy mỏng...Nên cẩ thận cầm tem (không nên xài kẹp tem). Ánh áng nên cho lướt qua những chi tiết mà mình cần biết. Về phần này, nên dùng độ phóng x6 là hoàn hảo.

Khi cần quan sát những dấu ấn trên tem, để coi chúng có bị...tô lại hay không, kính soi và lối quan sát này sẽ làm người sưu tầm khám phá ra được dễ dàng.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (20-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (20-09-2009), lydainghia (24-06-2011), manh thuong (21-09-2009), open (21-09-2009), Poetry (20-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), thang (21-09-2009), thanhcong0111 (13-07-2010), thanhtruc (10-01-2013), THE GUEST (20-09-2009), Tien (20-09-2009)
  #7  
Cũ 20-09-2009, 19:08
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định


Đọc tới topic: "Nên tập sử dụng nhíp tem (tongs/pincer)".

Tại Đây:

Tôi sực nhớ lại là mình chưa đề cập tới một dụng cụ...bất khả ly thân khác của người sưu tầm tem. Đó là: Nhíp kẹp tem! Có thể ví rằng - nhíp - là một cánh tay được nối dài thêm của người chơi tem. Như bác sĩ cần dao để mổ, thợ hồ cần con bay để trét hồ...

Trong những trao đổi tại topic mà tôi đã nhắc tới ở trên, cho thấy rằng việc cần xử dụng nhíp kẹp là điều không thể bỏ qua. Rất quan trọng để quan sát tem, xê dịch tem...Vậy thì không nên vì lý do này hoặc lý do khác, để chúng ta có thể bỏ qua một dụng cụ và hành động cần thiết này cả! Khi mới xử dụng, có thể người vừa bắt đầu sẽ cảm thấy hơi phức tạp và luống cuống. Nhưng sau vài thao tác, sẽ trở thành một thói quen không rời bỏ được.

Dưới đây là một số nhíp dành riêng cho tem đang được xử dụng rộng rãi trên thế giới:


* Nhíp có đầu nhọn.
* Nhíp đầu thẳng.
* Nhíp đầu tròn (hoặc bầu dục).
* Nhíp đầu bè.
* Nhíp đầu bè và cong lại.

Nhưng theo ý kiến của đại đa số dân có tuổi nghề cao, họ khuyên nên dùng loại nhíp đầu nhọn, có chiều dài vừa phải (chiều dài nhiều hoặc ngắn là do ý thích riêng của mỗi người). Như hình dưới đây:


Nên nhớ rằng, ngoài cách xử dụng đúng lối, chúng ta không được dùng nhíp tem này vào bất kỳ trường hợp nào khác (nhổ lông, nhổ tóc, kẹp tiền... ). Lâu lâu cũng nên chùi đầu nhíp bằng cồn và không được để đầu nhíp bì trầy xước, tróc mất chất xi. Sức kẹp tem nên chừng mực, đừng cố kẹp đến nỗi tem bị hằn lủng . Quy tắc là: thà để con tem bị rơi, còn hơn cố sức để ghì nó .

Thế đã nhé!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
20 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (21-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), dammanh (29-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (21-09-2009), luu (30-06-2011), lydainghia (24-06-2011), manh thuong (21-09-2009), noibinhyenchimhot (05-01-2010), open (21-09-2009), Poetry (20-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), socolacandy70 (25-09-2009), t!n (18-07-2011), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), THE GUEST (20-09-2009), Tien (20-09-2009), tiny (13-10-2009)
  #8  
Cũ 21-09-2009, 14:39
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Thú thật rằng, càng đi sâu vào thế giới...kỳ ảo của cái nghề chơi tem này, mình càng cảm thấy mung lung, đầu óc lâng lâng như...say chè vậy !

Cái gì mà cầu kỳ, tới mức muốn rờ rẫm một con tem bằng mấy ngón tay trần thì cũng bị cụ chủ nhân tem đó nhăn mặt, nhíu mày. Đôi khi còn kèm theo vài lời xỉ vả: "Ấy, ấy! Không nên cầm như thế! Phải đỡ nõ như thế này...Như thế này, này!". Rồi cụ móc trong bị ra một cái nhíp (nói không ngoa, cái nhíp ấy thì cũng thông thường như cái nhíp nhổ chân mày, nhổ lông lợn thôi chứ có khác gì ), bàn tay cụ như có thủ thuật, dùng ngay nhíp mà kẹp nhẹ nhàng vào tem, rồi dí ngay vào mắt mình. Kèm theo lời như phán: "Đấy, xem đi!".

Mình nhăn nhở: "Bác dí như thế này thì bố ai mà nhìn ra cho được cơ chứ?!". Mắt cụ cau lại, lèm bèm: "Lắm chuyện nhờ! Lấy hay không lấy thì phắn ngay cho nước nó trong!". Mặc cụ lèm bèm, mình cứ cãi: "Bác lạ nhở? Muốn lấy thì cũng phải ngắm xem có được, xem tý tông tý cánh. Có vừa ý không đã chứ? Lấy nhầm thì có phải là khổ cả đời không nào?!" (xin được thưa rõ với các chị em rằng: "Lấy" đây là khiêng về một con cò - tem - đấy ạ, chứ không phải là...lấy vợ đâu! Chị em có đọc được, xin đừng vội chột dạ nhá!).

Thấy mình phần nào có lý, cụ ta lại thò tay vào bị, lôi ra một cái cục sắt gì (như cục sắt vụn ấy, thật!) rồi moi ra một cái kính đã dấu sẵn của nó, bảo: "Vẽ chuyện quá! Đấy, cứ xem gì thì xem!". Mình buồn cười, vì công nhận cụ này lắm trò hay ra phết. Và cái túi của cụ thì cứ như cái kho vàng khi Ali Baba vừa khám phá ra được ấy! Mình vừa khép nép ngắm cò của cụ , vừa thắc mắc, không biết trong cái túi càn khôn kia, còn những bửu bối nào khác nữa đây? Giời ơi, lạ thật! Cái kính của cụ tuy bé cỏn con, nhưng khi rọi lên tem thì nó cứ lồ lộ ngay trên mắt mình. Mọi đường nét, râu ria, răng cỏ cứ thế mà phơi ra từng chút...Mình vừa ngắm, vừa trầm trồ: "Quái nhỉ! Của của bác vừa quý, vừa hiếm thật chứ chả đùa nhớ!".

Bây giờ mới thấy cụ nhoẻn miệng cười (có chất kiêu kiêu trong đó ), nói ngay: "Chuyện! Chơi vậy mới gọi là chơi! Còn ngữ như cậu thì...Ối dào, cứ gọi là phải đến 2, 3 chục năm nữa thì mới may ra!". Mình nghe cụ phán chắc như gạch như thế thù vừa lo, vừa tủi. Vì ngẫm lạ, chơi cho được đến trình độ của cụ này, thì chắc râu của mình khi đó sẽ dài hơn khỏi đầu gối chứ chả đùa !!! Sau một đỗi sầu muộn, mình cũng lấy lại được tinh thần, giả nhời: "Bác mặc cháu! Không chơi được như bác đây, thì cháu chơi thứ khác!".

Để tránh bớt sự khinh bỉ của cụ, mình khẽ tằng hắng với vẻ mặt nghiêm trọng, dựa vào ba cái đạ học lõm bõm trước kia, mang ra hạch họe lại cụ: "Được! Giấy, dấu đóng thì cũng...tàm tạm! Dưng còn ba cái răng cỏ của nó, chả tài nào mà đếm nổi! Thế bác có phép nào đếm chúng hay chăng?". Hỏi xong, mình âm thầm...khoái lạc, chỉ chờ đọc thấy những bối rối trên nét mặt của cụ. Nhưng không, cụ chỉ hơi ngớ ra một tẹo, rồi lại lèm bèm: "Vẽ chuyện gớm lên được! Muốn đếm răng à? Ừ, muốn thì chiều!". Vừa nói, cụ vừa moi bị, khoe ra một cái cứ như...cái thước bản thu nhỏ ! Mặc mình trố mắt kinh dị, cụ khẽ ho rồi tủm tỉm (như bắt ngay ra được cái trò...ếch ngồi đáy giếng của tôi), từ tốn: "Thôi được, nếu cậu không hiểu biết gì nhiều thì cứ hỏi. Tôi chả tiếc công gì mà không bớt chút thời gian để chỉ bảo cho cậu. Đừng có mà ta đây ra vẻ nhé, chúng cười cho thối óc ra!"

Mình nghe thế thì chột dạ, định mếu máo. Nhưng cụ kéo mình ngồi ngay xuống cái ghế đẩu kê sát đó, rồi chậm rãi dí dí cái...thước bản tý hon đó trước mặt mình, nói: "Đây, cậu muốn đếm răng tem thì phải có cái này này! Khi chơi tem tới một trình độ nào đó, nó sẽ là một trong những vật bất ly thân của người sưu tầm. Cũng như nhíp, kính lúp vậy! Để tôi giải thích sơ qua cho cậu hiểu nhá!".

Mình ngoan ngoãn khoanh tay, nghe cụ...ê a:

Ở Đây này :

Giảng xong một thôi một hồi, cụ gặng: "Sao, có thông chưa?". Mình tiu nghỉu, thú thật: "Chả thông! Cháu chỉ lõm bõm ít hàng mà thôi, vì đầy những từ ngữ thông thái quá, trình cháu chưa tới!" (thật!) . Cụ an ủi:

- "Thôi, không sao! Để có thể dễ hiểu hơn khi dùng cái thước đếm răng này, cậu cứ nằm lòng vài điều như sau:

* Trên một chiều dài là 2 cm, nếu hàng răng nằm vào con số 15, thì cậu phải biết là cả bốn hàng tem, đều có đúng 15 răng.

* Nếu có hàng răng nằm là 15 x 14, thì có nghĩa rằng: chiều ngang của tem có 15 răng. Và chiều dọc có 14 răng.

* Hàng răng 15-14 là tem có 15, 14, 15 x 14 hoặc 14 x 15.

* Còn tem mà đo như sau: 15 x 15 x 14 x 13, hãy suy theo chiều kim đồng hồ tính từ hàng răng phía trên, theo chiều ngang

Thế nhá!
"

Đầu óc mình khi đó cứ lùng bùng. Càng nghe cụ giảng, càng hồ đồ và càng muốn xa dần cái trò chơi, ôi sao đòi hỏi lắm công phu và hiểu biết thế này !!!

Mình xin phép cụ, chụp lại vào đây cái...thước bản đếm răng vậy nhá!


Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
18 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (22-09-2009), Đêm Đông (21-09-2009), chaukimthanh (29-11-2010), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (21-09-2009), lydainghia (24-06-2011), manh thuong (21-09-2009), nguyenthanhnam (04-08-2010), noibinhyenchimhot (05-01-2010), open (21-09-2009), Poetry (21-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), t!n (18-07-2011), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), THE GUEST (22-09-2009), Tien (21-09-2009), tugiaban (23-09-2009)
  #9  
Cũ 21-09-2009, 14:49
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,583
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Nhân nói về nhíp, góp vui với bạn tem gần xa 1 dụng cụ nữa khắc phục được nhược điểm của nhíp, đó là Bao tay tem <=== kcik vèo




ảnh trên mạng tính minh hoạ vìa món bì ko thuộc hàng quý hiếm

Bao tay là 1 điều mới mẻ với người chơi tem gần như ít ai nghĩ nó là 1 dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên rất quen thuộc với chúng ta, sáng đi ăn sáng gặp bao tay, trưa vô viện thăm bạn gặp bao tay, tối chạy qua hiện trường vụ giết người thấy bao tay ... tối về coi tem dùng bao tay. Chuyện như trong fim kinh dụ trong hết sức bình thường nếu đó là món bì quý hay 1 cuốn tư tem liệu quý tiếp xúc trực tiếp là điều ko nên vì lý do như 1 trong những lý do sử dụng nhíp. Bao tay tiện cho các món lớn như sheet, bì ...

nguồn tin: tự nghĩ
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chaukimthanh (29-11-2010), Dat_stamp (28-10-2011), lydainghia (24-06-2011), open (21-09-2009), quaden@_cute (19-03-2010), Saturn (28-09-2009), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), tugiaban (23-09-2009)
  #10  
Cũ 21-09-2009, 21:01
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

Bài của bác ke-vo_danh rất thú vị.
Cảm ơn bác nhiều.
Tiện thể, bác cho NTD hỏi thăm là tại sao các cụ lớn lại thích dùng kẹp đầu nhỏ vậy ạ? NTD thấy dùng kẹp đầu to vẫn dễ giữ tem hơn chứ?
Cảm ơn bác lần nữa!
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (21-09-2009), Dat_stamp (28-10-2011), hat_de (22-09-2009), lydainghia (24-06-2011), quaden@_cute (19-03-2010), thang (21-09-2009), thanhtruc (10-01-2013), Tien (21-09-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.