Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Linh tinh... lang tang...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 12-07-2011, 20:28
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định Ồ ạt phá rừng...

Chủ đề của tem Europa năm nay là "Rừng". Nhiều bộ tem đã được các quốc gia thành viên sáng tạo và phát hành, với mục đích duy nhất là nâng cao tầm quan trọng để bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên mà nhân loại đang được hưởng.






Tại Việt Nam, sự tàn phá môi trường đang là một sự thật hiển nhiên không chối cãi được. Nhất là những cánh rừng bạt ngàn xanh ngắt, chỉ trong một thời gian ngắn đã bị chặt bỏ trần trụi không thương tiếc. Hãy đọc bài dưới đây được đăng trong VnExpress ngày 11.07.2011 thì sẽ rõ:

"Ồ ạt phá rừng phòng hộ để trồng sắn"

Gọt vỏ cho cây chết dần, đốt rẫy, thậm chí dùng thuốc khai hoang là những cách mà một số người dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên dùng để triệt phá rừng đầu nguồn chắn lũ lấy đất trồng sắn.

Việc làm trên được thực hiện ồ ạt khi những tháng gần đây, giá nguyên liệu sắn tăng cao.


(Thân gỗ thông gần 40 tuổi bị cưa hạ để trồng sắn ở làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín.)

Ngay giữa làng Dầu, thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), từng vạt thông hàng chục năm tuổi bị gọt vỏ xoay quanh từ gốc lên thân cây khoảng 80 cm đang chết dần giữa rừng. Thân gỗ thông bị cưa hạ chưa kịp chuyển đi nằm ngổn ngang khắp quả đồi. Cạnh gốc cây bị cưa xén, những đọt sắn mới nhú lên khỏi nền đất đỏ bazan.

Ông Tạ Tiến, quyền trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà cho biết, tình trạng phá rừng trồng sắn rộ lên từ cuối tháng 2 đến nay, đáng lo nhất là có sự tham gia của một số con em lãnh đạo thôn, xã. “Ngăn chặn ban ngày thì ban đêm họ vào rừng dùng rựa gọt vỏ cây dưới gốc rồi lấy lá rừng phủ lấp. Khi cây chết cũng là lúc sắn lên cao nửa thân người khó mà kiểm soát nổi”, ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, giá củ sắn tươi đang ở mức 2.200 đồng một kg, sắn khô dao động 4.800-5.000 đồng một kg, tăng gấp đôi so với niên vụ năm trước. Bà Đinh Thị Hồng ở xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà lý giải: “Trồng sắn với chi phí thấp, công chăm sóc ít và cứ mỗi ha sắn thu lãi 15-35 triệu đồng, tùy theo năng suất, sản lượng thu hoạch. Chính nguồn thu nhập lớn nên chúng tôi đã đổ xô lên núi, khai hoang, phát rẫy mở rộng diện tích trồng sắn”.


(Vạt thông bị gọt vỏ chết đứng giữa rừng nhường đất cho các rẫy sắn ở huyện miền núi Sơn Hà. Ảnh: Trí Tín.)

Tại Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, mỗi tuần lực lượng kiểm tra phát hiện từ 15 đến 20 vụ phá rừng để trồng sắn. Tổng diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm để trồng sắn, trồng mía lên đến 8.700 ha, trong đó diện tích đất rừng đã bị mất hơn 5.100 ha.

Còn ở Bình Định tình trạng người dân ở các huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão xâm lấn, phá rừng trồng sắn cũng trở nên phổ biến. Hiện diện tích trồng loại cây này đã lên đến 10.320 ha, tăng hơn 1.000 ha so với năm trước.

Trước tình hình phá rừng trồng sắn ngày càng phức tạp, tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Hân, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm cho biết đang phối hợp với cơ quan điều tra, chính quyền huyện Sơn Hà củng cố hồ sơ những vụ án phá rừng trồng sắn để khởi tố hình sự, xử lý nghiêm.

Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), để tháo gỡ vấn đề này, trước hết cần có quy hoạch tổng thể cho các địa phương, không để nông dân tuỳ tiện trồng sắn. Các địa phương phải đưa giống mới, tiến bộ kỹ thuật thì sản xuất sắn mới hy vọng phát triển bền vững.

“Bản thân sắn là cây nguyên liệu rất tạp ăn, có thể làm cho đất nhanh chóng bị suy kiệt về mặt dinh dưỡng. Đặc biệt ở những vùng đồi núi, việc trồng sắn làm cho đất rất dễ bị rửa trôi, xói mòn và thoái hoá”, ông Ngọc nói.

Trí Tín.

(Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/...-de-trong-san/)
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
14 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (13-07-2011), chienbinh (12-07-2011), hat_de (12-07-2011), hoavienquanbl (13-07-2011), huuhuetran (13-07-2011), manh thuong (13-07-2011), Ng.H.Thanh (12-07-2011), nguyenhuudinhue (13-07-2011), open (12-07-2011), Pink Kole (13-07-2011), Poetry (12-07-2011), Tien (13-07-2011), trithuc_nguyen (13-07-2011), tuananh.tuan (12-07-2011)
  #2  
Cũ 13-07-2011, 08:53
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

ui, Ở Việt Nam mình giờ cái cây được gọi là cây để trồng rừng cũng nhiều cái....cười ra nước mắt lắm. Hôm rồi họp bên Nông nghiệp, eco bất ngờ kinh khủng lun, hèn gì giờ người ta cứ thích phá rừng, rùi lại trồng rừng. Phá rừng cây khác, trồng rừng cây khác.
Ví dụ: Cây mít giờ cũng được coi là loại cây để trồng rừng, hik.
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Đinh Đức Tâm vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (13-07-2011), hoavienquanbl (13-07-2011), lydainghia (13-07-2011), manh thuong (13-07-2011), Pink Kole (13-07-2011), Tien (13-07-2011)
  #3  
Cũ 14-07-2011, 20:10
ke vo danh's Avatar
ke vo danh ke vo danh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-09-2009
Bài Viết : 928
Cảm ơn: 33
Đã được cảm ơn 6,529 lần trong 937 Bài
Mặc định

Với tình trạng ồ ạt phá rừng xanh, để trồng những thứ cây trái có hoa lợi nhỏ, rất có thể là một chiến dịch "một hòn đá trúng 2 chim" của người anh em chăng?! Khi thị trường sắn được biến thành ổn định, sau đó sẽ được phá giá khủng khiếp thì cũng là lúc người lầm rẫy chỉ biết ngồi nhìn những ngọn đồi trọc cỏ úa vàng, và âm thầm cầu mong đừng có những cơn lũ bất chợt đổ về, kéo theo đất rừng và nhà cửa cùng nhân mạng!!!

Báo "Lao Động" vừa đưa lên một tin, khiến người đọc không khỏi không suy nghĩ: "Tại sao và tại sao?!":

* DN TQ ồ ạt thu mua nông sản VN: khan hiếm hàng hay chơi xấu?:

Chưa năm nào tình trạng thương lái Trung Quốc (TQ) sang Việt Nam trực tiếp thu mua nông sản ồ ạt như năm nay. Từ sắn lát, vải thiều đến cả trứng gà, trứng vịt, tôm, cá... Bà con nông dân rất phấn khởi vì bán được giá và không bị thương lái chèn ép. Đây có thể coi là tín hiệu vui cho nông dân, song nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, liệu lợi ích này sẽ dẫn thị trường nông sản nội địa đi đến đâu?

Rủi may chuyện quả vải

Cứ vào chính vụ, đặc sản vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) lại được thương lái TQ sang tận vườn trực tiếp thu mua. Năm nay cũng không ngoại lệ. Hiện tại, những vườn vải ngon, quả to, chín đều được nhà buôn TQ “để mắt”, sẵn sàng mua với giá 18.000 – 20.000đ/kg so với mức giá chỉ 8.000 – 10.000đ/kg của lái buôn trong nước. Mức giá này, cộng với quá trình thu mua chuyên nghiệp, từ công đoạn hái, bảo quản và chuyên chở về nước sở tại, bà con trồng vải rất phấn khởi.


(Vải thiều là một trong những nông sản được thương nhân Trung Quốc thu mua nhiều nhất. Ảnh: D.H)

Chị Thu - nông dân thị trấn Chũ - cho hay: “Từ đầu vụ chúng tôi đã được các thương lái TQ trả giá hơn 25.000đ/kg, chính vụ giá cả giảm hơn, nhưng so với mặt bằng chung thì giá này vẫn lý tưởng”. Bà con có thể yên tâm tái vốn làm ăn, tập trung trồng vải với khấp khởi hy vọng năm sau lại trúng mùa để bán cho TQ. Phía thương nhân TQ, với nhu cầu tiêu thụ khổng lồ, có bao nhiêu sẵn sàng tận thu bấy nhiêu, người dân không hề lo ngại về đầu ra sản phẩm.

Thế nhưng, có ai dám khẳng định việc thu mua vải sẽ được phía TQ tiếp tục duy trì trong một, hay vài năm tới? Thương nhân TQ chỉ “đến hẹn lại lên” đúng mùa họ vào thu mua và với giá cả có lợi cho nông dân, hoàn toàn có quyền lựa chọn những sản phẩm chất lượng cao nhất. Bà con vẫn cứ thế phụ thuộc vào việc mua đứt bán đoạn của TQ mà không hề lường trước được những rủi ro nếu thương nhân TQ ngừng việc thu mua. Hơn nữa, về việc tự do mua bán, bà Trần Thị Miêng - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông - lâm - thuỷ sản và nghề muối (Bộ NNPTNT) - cho biết: “Việc kiểm soát ở biên giới cũng chỉ mới trên cơ sở chuẩn phù hợp với thông lệ quốc tế. Còn nếu đặt ra việc “ngăn sông cấm chợ” như trước thì không thể nào thực hiện được, vì hiện VN đã gia nhập WTO theo đúng như cam kết đã đề ra”.

Nhìn lại “sân nhà”

Trừ vải thiều được xuất sang TQ theo đường chính ngạch (tập trung cửa khẩu Hà Khẩu - Lào Cai), thì hầu hết các nông sản khác đang được nước này tận thu như trứng gà, trứng vịt, sắn lát, thậm chí thịt lợn... đều tuồn qua đường tiểu ngạch. Gia nhập WTO, việc thương nhân TQ ồ ạt thu mua nông sản VN là điều không tránh khỏi. Song, cần có cái nhìn lâu dài đối với thị trường trong nước trước sự tận thu quá đà của phía TQ. Điển hình là mặt hàng sắn lát.

Điều đáng nói ở đây là trong khi VN thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi (TACN), nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn nguyên liệu với trị giá gần 2 tỉ USD mỗi năm, thì nguyên liệu trong nước vẫn XK sang TQ vô tội vạ. Giá TACN tăng khiến ngành chăn nuôi nhiều tháng qua điêu đứng, không ít nông hộ phải treo chuồng vì không trụ được sức ép tăng giá. Một thực tế đáng báo động là do hiện nay giá thu mua nguyên liệu sắn tăng cao, có hiện tượng nhiều người dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và Phú Yên đã ngang nhiên đốt rẫy, phá rừng đầu nguồn chắn lũ để trồng sắn.

Với tình trạng trên, nông sản nước ta đang đứng trước nhiều nguy cơ khó lường, trong đó có mất cân đối thị trường. Trong khi DN trong nước chưa có phản ứng gì, thì nông sản vẫn mỗi ngày “chảy” sang TQ với số lượng không nhỏ. Thay vì chủ động nắm bắt thị trường, chính DN trong nước đang rơi vào thế bị động khi để cho láng giềng “thay” mình tính toán bài toán cung - cầu.

Bà Trần Thị Miêng cho rằng, với khó khăn về tiếp cận vốn và chịu sức ép lãi suất cao hiện nay của DN trong nước, DN nước ngoài (trong đó có TQ) có lợi thế hơn khi vào VN. Nông dân hoàn toàn hài lòng trước sự chào giá mức cao hơn so với DN VN để bao tiêu thị phần. “Bộ NNPTNT đã nhiều lần kiến nghị giải pháp ưu tiên DN thu mua nông - lâm - thuỷ sản XK.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn DN chưa tiếp cận được vốn, nhưng không phải tất cả các DN đều không tiếp cận được vốn vay” - bà Miêng nói. Trước mắt, để sớm quản lý nguồn thực phẩm xuất sang TQ, Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, sẽ yêu cầu các tỉnh rà soát lại tình trạng mua bán thịt thương phẩm (thịt lợn, gà, vịt và trứng gia cầm) và sớm có báo cáo chính thức trong tuần này.

-------

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần:

Có tình trạng tận thu cả hàng kém chất lượng

Hiện DN nước ta đang gặp nhiều khó khăn bởi các mặt hàng nông sản đang được thương nhân TQ mua tận nơi, đặt đại lý thu mua tận làng, xã và tranh mua tranh bán. Thay vì mua chọn lọc những hàng hóa đạt tiêu chuẩn như trước đây, thì hiện nay có tình trạng họ mua ồ ạt, gây khó khăn cho quản lý chất lượng. Điển hình là với thủy sản, ta đang quyết liệt với tình trạng tiêm tạp chất để đảm bảo tiêu chuẩn XK. Nhưng thương nhân TQ tận thu cả những sản phẩm có tạp chất với giá cao hơn giá trong nước.

Hai vấn đề được đặt ra: Hoặc TQ khó khăn về nguồn cung thực phẩm, hoặc cố tình gây khó khăn cho nỗ lực mà chúng ta mong muốn. Chúng ta càng gắt gao muốn bán nông sản có chất lượng thì TQ vẫn cố tình mua cả hàng kém chất lượng với giá cao, nhằm “tiếp tay” cho những DN xấu, gây cản trở những nỗ lực của thị trường trong nước. Chúng tôi đã báo cáo việc này với Chính phủ và Bộ Công Thương để sớm có giải pháp trong thời gian tới.

(Theo "Lao Động")

----------


Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ke vo danh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đinh Đức Tâm (15-07-2011), chie (14-07-2011), hat_de (14-07-2011), manh thuong (18-07-2011), open (14-07-2011), Tien (17-07-2011)
  #4  
Cũ 17-07-2011, 18:48
Tuylip den's Avatar
Tuylip den Tuylip den vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 15-07-2008
Bài Viết : 10
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 52 lần trong 9 Bài
Mặc định

Nói chung hạn chế của người dân VN mình vẫn còn nhiều. Nhiều người chỉ nghĩ tới cái trước mắt mà không nghĩ tới về lâu về dài và viêc quản lý vẫn còn lỏng lẻo như dự án KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH PHÚ MỸ (Kiên Giang) bao gồm 3270ha (gồm 2800ha của xã Phú Mỹ- Giang Thanh, vùng bảo tồn hàng Bùn 120ha của phường Đồng Hồ, thị xã Hà Tiên, vùng bảo tồn Lương Lớn 350ha của xã Kiên Bình, huyện Kiên Lương ). Đây là vùng sinh thái còn sót lại của ĐBSCL( rừng gập mặn,đầm lầy, nước lợ,rừng ngập,đồng cỏ...) và được nhiều nhà khoa học quốc tế đánh giá cao và có khả năng là di sản quý của thế gới. Vậy nhưng không biết các cơ quan chưc năng có biết điều này không nhưng họ vẫn cấp đất cho các hộ nông dân để nuôi trồng thủy sản. UBND tỉnh còn phê duyệt dự án khai thác than bùn trong khu sinh thái này. Thử hỏi khi đã có tác động của bàn tay con người thì khu sinh thái này còn được "nguyên vẹn" không? Dự án khu bảo tồn chưa kịp thực hiện thì môi trường đã bị phá vỡ, vậy trách nhiệm thuộc về ai?
__________________
Lê Thị Chinh
Đ/C: 42/2 tổ 1,đường Bình Chiểu,KP3,phường Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TPHCM
chủ đề tem chơi: môi trường, kiến trúc phong cảnh Việt Nam.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Tuylip den vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-07-2011), manh thuong (18-07-2011), Poetry (17-07-2011), shinichi (17-07-2011), Tien (17-07-2011)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.