Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 11-04-2014, 18:50
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Quảng Cáo SaiGon Xưa





Sài Gòn xưa đã bước vào thời kỳ tiêu dùng rất sớm nên giữa các nhà sản xuất, trong nước cũng như ngoài nước, cần phải cạnh tranh để sinh tồn và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi các hình thức quảng cáo được đẩy mạnh.


Quảng Cáo Thời Pháp



Miền Nam trước năm 1954 dưới thời Pháp thuộc cũng đã có những hình thức quảng cáo trong một chừng mực nào đó. Tạp chí Pháp Extrême-Asie (số 10, xuất bản vào tháng 4/1927, dưới sự bảo trợ của Toàn quyền Đông Dương) đã đưa ra một số quảng cáo điển hình của người Pháp tại Đông Dương. Qua những mẫu quảng cáo này, ta có thể hình dung được phần nào các hoạt động kinh tế-tài chính cũng như cuộc sống của người dân tại vùng mà người Pháp gọi là Viễn Đông (Extrême-Asie).


Quảng cáo dưới đây là của Công ty Brossard & Mopin, công ty tài chính lâu đời nhất Đông Dương trong thời Pháp thuộc, có trụ sở chính tại Paris và các chi nhánh tại Sài Gòn, Tân Gia Ba (Singapore), Hồng Kông và Trung Hoa. Tại Sài Gòn, Brossard & Mopin có trụ sở đặt tại số 48 đường Richaud (đổi thành đường Phan Đình Phùng thời VNCH).
Thương xá Charner (Grands Magasins Charner – GMC) trên đường Charner (sau đổi thành Thương xá Tax, đường Nguyễn Huệ) quảng cáo trên báo là “thương xá rộng nhất, nhiều mặt hàng nhất và là thương xá tốt nhất”. Ngoài ra, cửa tiệm này còn có phòng trà (Salon de Thé) và quán bar kiểu Mỹ (Bar Americain) với lời quảng cáo “Vào cửa tự do” (Entrée Libre) như để khuyến khích khách vãng lai.


Tới phòng trà nghe nhạc là một nét văn hóa của người Sài Gòn… Nhưng phải đợi đến sau năm 1954 mới có hiện tượng phòng trà ca nhạc nở rộ ở Sài Gòn. Có thể kể tới một số như Văn Cảnh trên đường Calmette, Đức Quỳnh đường Cao Thắng, Anh Vũ đường Bùi Viện… Đến khi chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm cấm khiêu vũ thì một số vũ trường cũng biến thành phòng trà như Tự Do, Baccara…
Thời kỳ đó, Sài Gòn có 5 phòng trà nổi danh nhất là Queen Bee, Tự Do, Ritz, Maxim’s, Đêm Màu Hồng với các ban nhạc tên tuổi và các giọng ca “ngôi sao”. Trên đường Tự Do có rất nhiều phòng trà ca nhạc, vũ trường và nhà hàng ăn uống nổi tiếng Hòn ngọc Viễn Đông. Chúng tôi sưu tầm được quảng cáo của Au Cabaret (số 80 đường Tự Do), giới thiệu “ngôi sao mới” Carol và Uyên Phương.


Vào Chợ Lớn là nơi ăn chơi thứ nhì sau Sài Gòn có Cabaret Arc-en-Ciel nằm trên đường Jaccaréo, sau này đổi tên thành Tản Đà. Cabaret vừa là nhà hàng, quán rượu và vũ trường với quảng cáo “Đầu bếp người Hoa và Pháp chất lượng” (Cuisine chinoise et francaise de qualité) và đặc biệt là “Taxis-Girls de Hongkong” (Gái nhảy (vũ nữ) Hồng Kông)!



Quảng cáo của Au Cabaret Tự Do



Nhà hàng Brodard với hơn 60 năm lịch sử nằm trên đường Tự Do là một trong những nhà hàng nổi tiếng nhất Sài Gòn. Đây cũng là nơi gặp gỡ của các thành phần trí thức, nhà văn, nhà báo, nghị viên. Brodard cũng là một trong số ít những nhà hàng có gắn máy lạnh (air conditioned) và số điện thoại của Sài Gòn khi đó mới chỉ có 3 số!


Theo thống kê, vào năm 1922, toàn cõi Đông Dương thuộc Pháp chỉ có tổng cộng 4.088 chiếc xe, gồm các loại xe du lịch và xe chuyên chở công cộng. Trong đó, Cochinchine (Nam Kỳ) có 2.230 chiếc, Tonkin (Bắc Kỳ) có 1.126 chiếc, An Nam (Trung Kỳ) có 308 chiếc, Cambodge có 403 chiếc và Lào chỉ có 21 chiếc.


Mặc dầu là một mặt hàng tiêu dùng thuộc loại xa xỉ nhưng quảng cáo xe hơi cũng đã xuất hiện rất sớm tại Sài Gòn trong thời kỳ Pháp thuộc. Dĩ nhiên đối tượng của hình thức quảng cáo xe hơi là người Pháp tại thuộc địa nhưng cũng có một số điền chủ, phú hộ người Việt có thể sắm xe hơi. Đây là mẫu quảng cáo xe 15 CV Delahaye của đại lý Société Indochinoise de Transport, địa chỉ số 4 đường Filippini (nay là đường Nguyễn Trung Trực).

Quảng Cáo Thời VNCH



Sang đến thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa (1954-1975), ngành hoạt động quảng cáo nở rộ như nấm mọc sau mưa. Ngoài đất dụng võ trên các trang báo hay những biển quảng cáo ngoài trời, quảng cáo còn đi vào khai thác trong các lãnh vực “tinh vi” như phát thanh, truyền hình, phim ảnh. Bên cạnh đó còn có cách quảng cáo “thô sơ” theo kiểu “Sơn Đông mãi võ” thường được áp dụng tại các vùng xa xôi, những nơi chưa được tiếp xúc với các tiện nghi văn minh.


Cũng là một hình thức quảng cáo mà sau này người ta thường thấy trong thể thao, Sài Gòn xưa có đội xe đạp Euquinol của dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều tham gia cuộc đua đường trường mang tên Vòng Cộng Hòa từ năm 1956 trở đi. Các cua-rơ mang áo Euquinol để quảng cáo thuốc ban nóng dạng bột dành cho trẻ em mang tên Euquinol.

Tràn ngập biển quảng cáo trên đường phố Sài Gòn xưa



Sự kết hợp giữa thể thao và kinh doanh mang lại một hiệu quả tốt đẹp: các cua-rơ Euquinol rong ruổi trên khắp miền Nam đã tạo một ấn tượng tốt đối với những người xem đứng hai bên đường. Cũng từ đó, thuốc Euquinol có mặt trong hầu hết các gia đình có trẻ nhỏ.


Hình thức quảng cáo này, ngày nay đã trở thành phổ biến trong thể thao. Người ta sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn để có một hợp đồng với các đội bóng mặc áo mang tên doanh nghiệp hoặc tài trợ cho các giải thi đấu.


Người Sài Gòn không thể nào quên cái tên BGI trong ngành rượu bia đã một thời làm bá chủ lãnh vực nước giải khát. Tiền thân của BGI là cái tên Brassèries et Glacières de L’Indochine (Nhà máy làm nước đá ở Đông Dương) của ông chủ Victor Larue, người Pháp, nổi tiếng từ năm 1909. Khởi đầu, BGI thâm nhập miền Nam vào cuối thập niên 1900 chỉ với mục đích sản xuất nước đá để tiêu thụ tại một xứ nhiệt đới. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, BGI bắt đầu chuyển sang sản xuất bia và nước giải khát. Nhà máy BGI nổi tiếng nhất và lâu đời nhất là Nhà máy bia Chợ Lớn và Usine Belgique được xây dựng từ năm 1952.


BGI đã tự hào là “Một loại bia 5 châu lục” thông qua việc xuất cảng Bia 33 ra khắp thế giới. Trong mẫu quảng cáo dưới đây ta thấy chữ “Bia” được hiển thị qua nhiều ngôn ngữ: Bière (tiếng Pháp), Beer (tiếng Anh), Bier (tiếng Đức), Bir (tiếng Indonesia), Birra (tiếng Ý)…
Nếu bia là độc quyền của BGI tại miền Nam, thuốc lá lại là mặt hàng có nhiều nhà sản xuất và được quảng cáo rất mạnh vì luôn ở tư thế cạnh tranh giành thị phần. Ngoài các loại thuốc lá ngoại nhập như Pall Mall, Salem, Lucky Strike, Philip Morris, Camel, Winston, Marlboro… có rất nhiều nhãn hiệu thuốc được sản xuất tại Sài Gòn. Mélia “vàng”, còn gọi là “Mélia Jaune”, là một trong những nhãn hiệu thuốc lâu đời nhất. Vào lúc mới tung ra sản phẩm, mỗi gói thuốc Mélia đều có một tấm hình chụp một cặp Tây Ðầm hôn nhau rất tình tứ, đó cũng là một cách tiếp thị! Chỉ có các ông Giáo sư và các thầy Thông, thầy Phán có tiền rủng rỉnh mới hút thứ thuốc “sang trọng” đó. Nếu Mélia được coi là “sang trọng” thì Cotab được quảng cáo là “thuốc của giới ưu tú” (La cigarette de l’élite) còn Bastos “xanh” và Mic được coi là loại thuốc “đen”, nặng của giới lao động, thợ thuyền.Thuốc lá ngày xưa chưa được phát hiện có hại cho sức khỏe nên được quảng cáo rầm rộ, trong khi quảng cáo các loại sữa lại xuất hiện với mức độ ít hơn. Sài Gòn xưa có các loại sữa bột như Guigoz, SMA và sữa đặc có đường như Con Chim (Nestlé), Ông Thọ (Longevity), Bông Trắng (Cal-Best)… Cái tên Cal-Best là chữ viết tắt của California’s Best xuất hiện trễ nhất, được quảng cáo là “Giúp cho trẻ em mạnh khỏe và chóng lớn”.



Sữa Cal-Best



Xà bông là mặt hàng được sản xuất tại Việt Nam rất sớm do ông Trương Văn Bền (1883-1956), một kỹ nghệ gia đồng thời là một chính trị gia, gầy dựng qua nhãn hiệu Xà bông Việt Nam hay còn gọi là Xà bông Cô Ba. “Cô Ba” là một bức ảnh bán thân của người phụ nữ búi tóc theo kiểu miền Nam, in nổi trên mỗi cục xà bông.
Lối quảng cáo của Savon Vietnam rất bình dị qua cách hành văn xưa: “Trên 20 năm danh tiếng – Ai cũng công nhận TỐT HƠN HẾT”. Hai bên bức hình một cục xà bông có dòng chữ “Bọt nhiều” và “Ít hao”, phía dưới cùng là câu “CỦA NGƯỜI VIỆT NAM CHẾ TẠO”.
Từ quảng cáo các mặt hàng tiêu dùng như sữa, rượu bia, thuốc lá, thuốc tây, thuốc cao đơn hoàn tán, xà bông… ngành quảng cáo còn mạnh dạn tung ra một mặt hàng mà ít người dám nói đến chứ chưa nói gì đến việc quảng cáo rùm beng. Đó là việc mua hòm cho thân nhân khi mãn phần của Nhà hòm Tobia.
Ông chủ trại hòm Tobia cũng khéo đặt tên cho dịch vụ chăm sóc người chết vì Tobia vốn là tên một nhân vật giàu lòng nhân ái trong Kinh Thánh Cựu Ước, chuyên lo việc hậu sự. Trại hòm của ông nằm tại số 114 đường Hai Bà Trưng, phía bên kia nhà thờ Tân Định.
Những người yếu bóng vía thường có cảm giác sờ sợ mỗi khi đi ngang qua đây. Đó cũng là lẽ thường tình, ai mà chẳng sợ chết! Trại hòm Tobia nhấn mạnh trong mục quảng cáo: “Lòng hiếu thảo của dân Việt: SỐNG MỘT CÁI NHÀ, THÁC MỘT CÁI HÒM”. Có điều chưa thấy xuất hiện quảng cáo… “mua một tặng một”!
Không những quảng cáo trên báo, hòm Tobia còn xuất hiện trên xe điện Sài Gòn – Chợ Lớn. Giữa các sản phẩm như Thuốc xổ Nhành Mai, Thuốc lá Jean Bastos người ta còn thấy dòng chữ “Hòm Tobia danh tiếng nhất” ngay trên đầu xe. Quả là một bước ngoặt ngoạn mục trong ngành quảng cáo của Sài Gòn xưa.



Quảng cáo hòm Tobia trên đầu xe điện



Nổi bật nhất trên thị trường quảng cáo trên báo chí lẫn quảng cáo ngoài trời phải nói đến các loại kem đánh răng, trong đó có Hynos, Perlon và Leyna… Kem đánh răng Hynos với hình ảnh anh Bảy Chà da đen, miệng cười hết cỡ khoe hàm răng trắng tinh xuất hiện khắp nơi.


Ông Huỳnh Đạo Nghĩa (còn có tên là Vương Đạo Nghĩa, người Việt gốc Hoa) là người mua lại hãng kem Hynos từ một thương gia người Mỹ gốc Do Thái. Ông Nghĩa chi rất nhiều tiền cho quảng cáo (người ta còn nói ông dùng đến 50% doanh thu!) nên Hynos mau chóng chiếm lĩnh thị trường, qua mặt các hãng Perlon, Leyna và cả những tên tuổi như Colgate của Mỹ.


Hynos còn được xuất cảng sang Hồng Kông và một số nước ở Đông Nam Á. Trong quảng cáo trên báo chí, Hynos đã thuyết phục người tiêu thụ với chủ đề “trồng lúa… trồng răng” và kết luận “đánh răng sớm chiều, răng vững bền nhiều”.


Cái khéo của Hynos là thực hiện thêm nhiều biển quảng cáo ngoài trời tại những nơi có đông người qua lại nên đạt hiệu quả rất cao. Vào dịp Tết Nguyên Đán, tại chợ Bến Thành, lúc nào gian hàng Hynos cũng vang lên điệp khúc “Hynos cha cha cha, cha cha cha Hynos…” át hẳn gian hàng của khô nai Ban Mê Thuột, khô cá thiều Phú Quốc với lời phóng đại “nướng bên này đường, bên kia đường uống rượu cũng thấy ngon”!


Hơn thế nữa, ông Nghĩa còn đi đầu trong việc làm phim quảng cáo kem đánh răng Hynos. Ông bỏ tiền làm một đoạn phim ngắn tại Hồng Kông, ký hợp đồng với tài tử ăn khách nhất Hồng Kông thời bấy giờ là Vương Vũ. Phim chỉ vài phút diễn cảnh các nhân vật đi “bảo tiêu” một thùng hàng, khi mở ra trong thùng chỉ chứa… toàn kem đánh răng Hynos với hình anh Bảy Chà cười toe toét! Phim được chiếu tại các rạp ciné trước khi vào xuất chính và khán giả thích thú dù biết đó là phim quảng cáo.


Ngoài các hình thức quảng cáo trên báo chí, quảng cáo ngoài trời, dùng loa phóng thanh hoặc dùng phim ảnh, Sài Gòn xưa còn có lối quảng cáo mà người ta gọi là “Sơn Đông mãi võ”. Họ là những nhóm người đi về những miền xa xôi để bán các loại “cao đơn, hoàn tán”… những lời quảng cáo thuốc được phụ họa bằng từng hồi trống và phèng la.


Để thu hút đám đông, họ luôn luôn có những màn trình diễn võ thuật, biểu diễn nội công xen kẽ giữa những màn quảng cáo bán thuốc. Con nít xem trầm trồ thán phục và người lớn bỏ tiền ra mua thuốc để phòng khi trái nắng trở trời. Đám “Sơn Đông mãi võ” di chuyển nhiều nơi và cuộc đời của họ phiêu linh khắp chốn cũng vì miếng cơm manh áo. Họ chính là những “quảng cáo viên” đích thực!


- Nguyễn Ngọc Chính
(Ký ức một đời người)

Bạn nào muốn xem nhiều ảnh về bao thuốc lá xưa? Vào link dưới đây!

http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=12613
+
http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=9229


Nguồn : ThoiBaoMagazine.com
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-04-2014), manh thuong (13-04-2014), nam_hoa1 (12-04-2014), stamp-history (14-04-2014)
  #2  
Cũ 11-04-2014, 19:33
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Thêm vài quảng cáo xưa :






+

+

+

+



Bánh Kẹo Hà Nội





+

Phụ Nữ Bắc Kỳ



Phụ Nữ Nam Kỳ

Mạnh Vì Gạo, Bạo Vì Tiền?
Thật ra dân Á châu quen ăn cơm nên kinh doanh lúa gạo thời nào khá.







Mộ Lính


Xe Renault Pháp


Xe Peugeot Pháp


Vườn Trà Đà Lạt


Du Lịch Hải Phòng


Du Lịch Bắc Kỳ


+



Quảng cáo cứu Trợ Lính Pháp và gia đình của họ


+

Khu Eden ngày nay không còn nữa


Đèn Biển Vũng Tàu


Paris - Saigon - HaiPhong


+

+

+



Biển quảng cáo Khách Sạn Hà Nội



Nguồn : http://saigon-vietnam.fr
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!

Bài được HanParis sửa đổi lần cuối vào ngày 11-04-2014, lúc 20:10
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (17-04-2014), huuhuetran (13-04-2014), manh thuong (13-04-2014), nam_hoa1 (12-04-2014), stamp-history (14-04-2014), VAPUTIN (18-04-2014)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Khai trương Quầy bán Tem chơi và Quà tặng tại số 01 Lê Thạch, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội *VietStamp* Hội Tem Hà Nội 0 12-08-2020 02:01
TRIỄN LÃM TEM HUẾ - ĐÀ NẴNG - QUẢNG NAM - QUẢNG NGÃI HUE STAMP Hội Tem Thừa Thiên Huế 0 28-04-2015 10:49
Ăn Uống Saigon Xưa HanParis Ẩm thực 1 22-03-2015 17:53
Saigon Xưa Và Nay HanParis Các loại khác 7 26-09-2014 00:55
888 Về Tiền Xu SaiGon Xưa HanParis Tiền Xu 2 24-08-2013 05:47



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.