Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > KIẾN THỨC CHƠI TEM > Mỗi kỳ một Quốc gia

Mỗi kỳ một Quốc gia Giới thiệu từng Quốc gia trên thế giới và lịch sử Tem bưu chính của họ.

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 22-01-2008, 17:31
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định VANUATU - Vùng đất thiên nhiên màu mỡ và huyền bí!

PHẦN I


Hôm nay Châu mời các bác đến xứ đảo tốt tươi, nơi đón nhận đầy ánh nắng mặt trời ấm áp, cộng với những cánh rừng mưa nhiệt đới mơn mởn hùng vĩ. Được bao bọc bởi vành đai là biển mênh mông, dòng nước trong xanh màu ngọc lam... và cùng tìm hiểu những nét văn hóa độc đáo cùng với những phong tục kỳ quái của những bộ tộc tại xứ đảo này. Đó chính là quần đảo VANUATU (Tân Đảo), nơi có phong cảnh thiên nhiên đẹp tựa địa đàng!



Nằm khoảng chính giữa Australia và Fiji, Vanuatu là một quốc gia gồm 80 hòn đảo nhỏ hợp lại thành hình chữ Y, nằm về phía tây nam của Thái Bình Dương. Theo các nhà địa chất, các lớp địa tầng khổng lồ của vỏ trái đất chuyển động và va chạm mạnh với nhau, hình thành những dãy núi cao chìm trong đại dương. Đỉnh của những ngọn núi cao nhất nhô lên khỏi mặt nước tạo nên quần đảo VANUATU với nhiều mỏm đá lởm chởm. Ngày nay, sự chuyển động địa chất gây ra vô số trận động đất nhỏ và khiến 9 ngọn núi lửa hoạt động. Những khách tham quan mạo hiểm có thể đến gần xem lớp dung nham nóng chảy khi núi lửa phun trào.






Các hòn đảo này đầy những cánh rừng mưa nhiệt đới sum xuê. Đây là vương quốc của những cây đa khổng lồ. Ngọn của chúng rậm rạp lá, có thể tỏa bóng mát cả một vùng rộng lớn.


Hơn 150 loài phong lan và 250 loài dương xỉ tô điểm thêm cho những bụi cây bên dưới.


Những bãi biển tuyệt đẹp và vách đá lởm chởm bao quanh mặt nước trong veo. Có vô số các loài cá và san hô đủ màu sắc dưới nước. Các nhà du lịch sinh thái từ nhiều quốc gia đến đảo Epi để được bơi lội cùng với những con cá nược hiền lành nhưng thích vui đùa.






THỔ DÂN ĂN THỊT NGƯỜI...







Nhìn lại lịch sử, khi mà các nhà thám hiểm Châu Âu đặt chân đến VANUATU lần đầu tiên vào năm 1606 (trước khi giành được độc lập vào năm 1980, VANUATU được gọi là Tân Hebrides). Khi ấy, có những nhóm thổ dân hung dữ sinh sống ở đây, và ăn thịt người là một tục lệ phổ biến của họ.


Bưu điện Vanuatu.


Vào thời đó, cánh rừng gỗ đàn hương trải dài khắp đảo. Loại gỗ có mùi thơm này rất quý hiếm tại Châu Á. Thấy được nguồn lợi to lớn, những thương gia Châu Âu đã đốn hàng loạt các cánh rừng này. Rồi họ quay sang "kinh doanh" thổ dân trên đảo.







Các thương gia Châu-Âu "kinh doanh" thổ dân trên đảo bằng cách tuyển họ vào làm ở các đồn điền trồng mía và cây bông vải tại Samoa, Fiji và Australia. Trên lý thuyết, họ tự nguyện ký vào bản hợp đồng làm việc 3 năm. Nhưng trên thực tế, hầu hết họ đều bị bắt cóc. Đến cuối thập niên 1800, khi công việc kinh doanh lên đến đỉnh điểm, hơn một nửa số người nam của vài hòn đảo thuộc VANUATU đi lao động ở nước ngoài. Phần lớn họ không bao giờ trở về. Chỉ riêng ở Australia, có gần 10.000 người dân các đảo Thái Bình Dương đã chết, nguyên do chính là vì bị bệnh.


Những căn bệnh do người Châu Âu mang đến cũng gây tai hại cho người VANUATU. Hệ miễn dịch của dân trên đảo hầu như không thể kháng cự lại được bệnh sởi, dịch tả, đậu mùa và những căn bệnh khác. Một nguồn tài liệu cho biết bệnh cảm lạnh cũng có thể tiêu diệt toàn bộ cư dân trên đảo...


Khi các giáo sĩ của khối đạo tự xưng là đại diện cho Đấng Christ đến VANUATU vào năm 1839, họ liền được thổ dân trên đảo mời dùng bữa tối. "Nguyên liệu" để chế biến các món ăn chính là hai trong trong số những giáo sĩ này! Nhiều người truyền giáo đến sau cũng cùng chịu chung số phận. Tuy nhiên, sau này, các nhà thờ tin lành và công giáo được thành lập khắp quần đảo. Ngày nay, hơn 80% cư dân VANUATU tuyên bố mình là giáo dân của hai nhóm đạo này. Dù vậy, nhà văn Paul Rffaele cho biết: "Vẫn còn nhiều cư dân tôn sùng các thầy phù thủy trong làng. Họ tin rằng trong các nghi lễ huyền bí, thầy phù thủy có thể dùng những hòn đá được thần linh nhập vào để giúp quyến rũ người họ thích, ...vỗ béo con heo hoặc thậm chí giết kẻ thù nghịch".


CHI PHÁI CARGO





VANUATU là một trong những nơi mà giáo phái Cargo còn tồn tại. Trong thế chiến thứ II, trên đường đến chiến trường Thái Bình Dương, nửa triệu quân lính Hoa Kỳ đã ghé qua VANUATU. Cư dân ở đây vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy họ mang theo một lượng hàng hóa khổng lồ, được gọi là " Cargo". Khi chiến tranh kết thúc, quân đội Hoa Kỳ thu dọn hành lý và trở về. Những trang thiết bị còn lại trị giá hàng triệu đôla đã bị... quăng xuống biển. Những nhóm người trên đảo thuộc phái Cargo đã xây các cầu tàu và đường băng cũng như luyện tập quân sự với những vũ khí giả nhằm để mời gọi quân lính trở lại. Cho đến ngày nay, hàng trăn dân làng trên đảo Tanna vẫn còn cầu nguyện John Frum. Họ xem ông là " bóng ma đấng cứu thế người Mỹ", và mong chờ một ngày nào đó ông sẽ trở về, mang theo vô số "Cargo", đem lại sự thịnh vượng cho họ.







Tiền giấy Vanuatu:




Hết phần I.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 23-01-2008, lúc 09:22
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (15-08-2009), manh thuong (15-08-2009), Tien (14-08-2009), tiny (19-08-2009)
  #2  
Cũ 23-01-2008, 12:24
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

PHẦN II (phần cuối)

QUẦN ĐẢO VANUATU CÓ NỀN VĂN HÓA ĐA DẠNG
















Ngôn ngữ và phong tục tập quán của đảo quốc này vô cùng đa dạng. Một sách hướng dẫn du lịch cho biết: "Vanuatu được xem là nơi có tỉ lệ ngôn ngữ trên dân số cao nhất thế giới". Có ít nhất 105 ngôn ngữ và rất nhiều thổ ngữ được sử dụng trên khắp quần đảo này. Ngôn ngữ chính thức ở đây là tiếng Bislama ( ngôn ngữ chung của cả nước), tiếng Anh và tiếng Pháp cũng được sử dụng rộng rãi.




Trang phục của một trong những bộ tộc tại đảo Pentecost.



Những du khách cùng tạo nên dáng vẽ...lai căng



Chuẩn bị cho mùa lễ hội...


Dù vậy, quần đảo này vẫn có một điều không thay đổi: Những nghi lễ cổ xưa chi phối mọi khía cạnh của đời sống cư dân. Một nghi lễ cầu mùa trên đảo Pentecost đã hình thành nên lối nhảy Bungee phổ biến khắp thế giới.




Vào mùa thu hoạnh khoai hàng năm, những người nam phải nhảy xuống từ các tháp gỗ cao 20 đến 30 mét. Chỉ có sợi dây leo buộc ở cổ chân là thứ duy nhất cứu họ thoát khỏi cái chết.




Những người bộ tộc nhảy từ độ cao vô cùng nguy hiểm này đang làm nghi thức cầu xin cho đất đai màu mỡ...

Khi đầu họ lướt nhẹ qua mặt đất, họ hy vọng rằng hành động này sẽ làm "màu mỡ" đất, chuẩn bị cho mùa màng trong năm kế tiếp.

Chỉ vài năm gần đây, một số làng ở đảo Malekula mới mở cửa với thế giới bên ngoài. Hai bô tộc chính là Đại Nambas và Tiểu Nambas sinh sống ở đây. Chính là 2 bộ tộc có tục ăn thịt người khủng khiếp!





Tiểu Nambas

người ta cho biết rằng mãi đến tận năm 1974, hai bộ tộc Đại và Tiểu Nambas mới chấm dứt thực hành hung tợn của họ. nhưng tận đến ngày nay, mỗi khi du khách đến những buôn làng của họ vẫn còn ....e dè!



Đại Nambas.



Tương tự, tục lệ buộc chặt đầu của những bé trai để làm cho sọ dài ra và trông "hấp dẫn" hơn đã kết thúc cách đây chỉ mới vài năm. Ngày nay, người Nambas trở nên thân thiện lạ thường và họ sẵn sàng giới thiệu di sản văn hóa của mình cho những du khách có dịp đến thăm.


CƯ DÂN CỦA QUẦN ĐẢO ĐỊA ĐÀNG

Hầu hết các du khách chỉ đến thăm Vanuatu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, có nhiều người lưu lại lâu hơn vì công việc của họ tại đây. Đặt biệt là các nhà truyền giáo và các đại diện của Liên Hiệp Quốc.

Vào năm 2006, Vanuatu đứng đầu danh sách các quốc gia góp phần làm cho hành tinh xanh của chúng ta được hạnh phúc ( Happy Planet Index). Danh sánh này được thành lập bởi một nhóm chuyên gia cố vấn ở Anh Quốc ( New Economics Foundation). Họ xếp hạng 178 quốc gia trên thế giới theo tiêu chuẩn: hạnh phúc, sống lâu và mức độ tác động đến môi trường.







Tờ Vanuatu Daily Post cho biết: " Vanuatu đứng đầu danh sách vì cưu dân ở đây rất hạnh phúc, sống thọ gần 70 tuổi và không làm hại gì đến hành tinh xanh của chúng ta".

Cũng tại đảo Pentecost( thuộc quần đảo Vanuatu), thổ dân ở đây đã chế ra loại thức uống say thay cho rượu từ 1 loài cây bụi họ tiêu có tên là Kava. Công đoạn được thực hiện qua việc ủ cho lên men trong một thời gian. Tại những ngôi làng ven biển củ quần đảo Vanuatu, nhiều quán Kava mọc lên để ...chìu chuôn cho những con nghiện...hết








Tinh chế Kava.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 23-01-2008, lúc 13:20
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (15-08-2009), hat_de (15-08-2009), jojo11111 (21-05-2009), manh thuong (15-08-2009), Nguyễn Thành VS (26-05-2013), Tien (14-08-2009)
  #3  
Cũ 14-08-2009, 20:34
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Châu chỉ thích về DSVH, thế mà những sheet và block này thì tuyệt làm sau!:
Mời mọi người cùng xem,

-Thứ nhất là block mô tả về lối nhảy Bungeemà Châu có dịp nói ở phần II



-Đại dương cũng gốp phần làm cho Vanuatu thêm trù phú.



-Bưu tín tại Vanuatu



-Giống chim gì đây



-Vô số những điều lạ mắt...



-Một phong bì !



-Thêm một kỳ tích nữa của đại dương!



-Kỷ niệm ngoại giao chăng?



-Hình ảnh tiêu biểu của những thổ dân trên đảo



-Loài này ở vùng biển Bãi Ngao, cánh Batri nơi Châu cư dân đi biển bắt được chúng và bán rất đắt...



-Vết tích của CHI PHÁI CARGO là đây....

__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (15-08-2009), hat_de (15-08-2009), manh thuong (15-08-2009), Tien (14-08-2009)
  #4  
Cũ 14-08-2009, 20:54
trithuc_nguyen's Avatar
trithuc_nguyen trithuc_nguyen vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Biên Hoà-Đồng Nai
Bài Viết : 1,469
Cảm ơn: 926
Đã được cảm ơn 6,731 lần trong 1,387 Bài
Mặc định

Tem Vanuatu đẹp cả về cách thiết kế,chất lượng in và cách phối màu
__________________
“Đường đi khó , không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi e sông”
--------------
Nguyễn Dương Tri Thức
VCB:0121000448170 - Dương Thúy Phượng
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn trithuc_nguyen vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Angkor (15-08-2009), Đêm Đông (15-08-2009), hat_de (15-08-2009), Tien (14-08-2009), tiny (19-08-2009)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Thiên nhiên Hoa Kỳ BTR Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 0 27-03-2013 00:13
Vườn Quốc gia Ba Bể - Di sản thiên nhiên ASEAN Poetry Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 8 02-06-2011 18:42
Xin tem phong cảnh thiên nhiên. laklih Phòng giao dịch 0 12-01-2011 23:04
Sự hấp dẫn chết người trong thiên nhiên open Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 2 16-07-2009 18:51
Năng lượng thiên nhiên trên tem Ấn Độ Poetry Thiên nhiên - Động vật - Thực vật 6 08-08-2008 16:12



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.