Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Tin thời sự

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 09-04-2015, 01:32
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định Hai Số Báo 30/04 của SGGP Năm 1975-1976

SGGP số đầu tiên năm 1975

2 bài báo từng được đăng trên SGGP năm 2005

Nói rộng ra toàn thành phố thì không dám chắc nhưng ở quận 4 có lẽ tôi là người duy nhất còn giữ được tờ báo Sài Gòn Giải Phóng số không số, tức số ra mắt cách nay 30 năm. Tôi đã mấy lần dọn dẹp nhà cửa, thay đổi chỗ ở. Thời “dầu lửa, bo bo”, tôi đã “đẩy” cho ve chai không ít sách báo nhưng tờ báo này thì giữ lại. Lâu lâu, nhân kỷ niệm chẵn 10 năm, 20 năm, 30 năm giải phóng miền Nam tôi lại đem ra để tìm lại những ngày tưng bừng đất nước vừa thống nhất.

Cũng giống như con người vậy, tờ báo tuổi 30 này đang lão hóa, giấy ngả màu, đụng mạnh là “có chuyện”. Báo ra 4 trang, 2 màu. Trang 1 và 4 màu đỏ. Dưới dòng chữ “Sài Gòn Giải Phóng” đỏ tươi là hàng chữ “Tiếng nói của nhân dân Sài Gòn – Gia Định” màu đen. Phía trên, bên trái là hình Chủ tịch Hồ Chí Minh viền khung hoa văn. Trên cùng cột 7 là chữ Số ra mắt, thứ hai ngày 5-5-1975; Địa chỉ 174 Hiền Vương; giá 50đ.

Dưới chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài phóng sự nóng hổi với tựa đề hai màu Sài Gòn trong những giờ phút lịch sử. Phóng sự khắc họa toàn cảnh giờ phút chiến thắng trong đó có những chi tiết ấn tượng như Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng trưa ngày 30-4-1975, 30 xe tăng thiết giáp thị uy phía ngoài Dinh Độc Lập, nhân dân Sài Gòn hoan hô Quân Giải phóng, sinh viên đeo băng đỏ giữ trật tự đường phố v.v...

Dưới phóng sự là bài xã luận Toàn thắng về ta. Góc cuối cùng bên phải là Thông báo thành lập Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn – Gia Định. Thông báo cho biết, Chủ tịch Ủy ban là Thượng tướng Trần Văn Trà; 5 phó chủ tịch gồm các ông Võ Văn Kiệt, Mai Chí Thọ, Thiếu tướng Hoàng Cầm, Thiếu tướng Trần Văn Danh, ông Cao Đăng Chiếm. Thông báo ghi ngày 3-5-1975.



Tờ báo Sài Gòn Giải Phóng đầu tiên ra ngày 5-5-1975.

Trang 2, bên trái là tít chữ lớn Bản đồ tiến chiếm thành phố Sài Gòn. Bản đồ vẽ 4 mũi tiến công từ hướng Bình Dương, Tây Ninh xuống, Vũng Tàu sang và Long An lên, họp điểm tại Dinh Độc Lập. Phía trên, bên phải là bài Chiến dịch Hồ Chí Minh, ghi theo Đài Tiếng nói Việt Nam. Kết thúc bài có 5 khẩu hiệu: Hoan hô thành phố Hồ Chí Minh quang vinh, Hoan hô miền Nam anh hùng, Tổ quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm, Đảng Lao động Việt Nam muôn năm.
Tiếp đến là bài Đi giữa niềm vui chiến thắng của tác giả Huỳnh Tám kèm ảnh minh họa Quân dân trò chuyện trong ngày chiến thắng của Cầm Thanh. Góc phải là bài phóng sự Thành phố Hồ Chí Minh ngày lịch sử của tác giả Phong Lan, ảnh minh họa của Nguyễn Đặng.
Trang 3, cột 1 có bài ghi nhanh Công nhân lao động Sài Gòn giành quyền làm chủ.

Góc trên, bên phải là bài thơ Chào cách mạng của nhà thơ Hưởng Triều, viết năm 1945. Phía dưới có bài Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về Chính sách đối với vùng mới giải phóng (gọi tắt là chính sách 10 điểm) v.v...


Trang 4, trên cùng, bên trái là bài thơ Toàn thắng về ta của Tố Hữu. Bên phải là bài ghi nhanh Cả nước tưng bừng niềm vui chiến thắng. Chạy suốt 6 cột góc trái là bài Thế giới mừng vui đại thắng của ta miêu tả các nguyên thủ quốc gia thế giới đến các đại sứ quán ta chia vui chào mừng. Đến sớm nhất, nhanh nhất là ngài Norodom Xihanuok (Campuchia) ngay chiều 30-4; Tổng thống Fidel Castro (Cuba) tối 30-4; Phó Chủ tịch đảng Đặng Tiểu Bình (Trung Quốc) sáng 1-5…
Ngày ấy, 30 năm trước, với thời gian 5 ngày mà ra được báo là rất giỏi. Nếu tính chi ly thì thời gian chỉ có 4 ngày vì tối 30-4, tòa soạn còn phải tạm “ngủ bụi” đâu đó, trong tay chưa có bài nào. Hàng chục anh em làm việc cật lực ngày đêm, ngủ ngay trên bàn làm việc, chạy đua với không khí niềm vui và trách nhiệm.

Số báo đầu tiên mang dấu ấn lịch sử thần tốc. Người Sài Gòn đọc báo không khỏi thốt lên: “Mấy ông cách mạng làm báo sao mà nhanh thế. Bài nào cũng ý nghĩa, không có bài tầm phào như báo quốc gia trước đây”.

Tôi coi tờ báo này là người bạn thân. Không ai ép mà ngẫu nhiên tôi trở thành người giữ kỷ vật cho báo Sài Gòn Giải Phóng.
Với tôi, chỉ thế thôi cũng là vinh hạnh.


LƯU NGỌC VANG

Nguồn : http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/.../thang5/48938/
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
NHL-2014 (10-04-2015)
  #2  
Cũ 09-04-2015, 01:37
HanParis's Avatar
HanParis HanParis vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 19-02-2013
Đến từ: Paris - France
Bài Viết : 4,031
Cảm ơn: 10,439
Đã được cảm ơn 20,202 lần trong 3,980 Bài
Mặc định

Nhà nhiếp ảnh Trịnh Đình Thu
Tác giả bìa báo 30-4-1976



Bìa báo SGGP 30-4-1976. Ảnh: TRỊNH ĐÌNH THU

Gặp phái viên Tuần San SGGP Thứ Bảy một cách tình cờ, ông cười “thú nhận” ông chính là tác giả bức ảnh “Nữ công nhân Công ty kỹ nghệ Thủ Thiêm đang kiểm tra một bộ phận máy móc cho nhà máy giấy Cogido” bìa báo SGGP số đặc biệt ra ngày 30-4-1976, cách nay 29 năm.

Là một nghệ sĩ chân chính, khảng khái và ít khi tự nói về mình, chính vì thế ít ai biết ông từng là một nhà hoạt động nội thành kiên gan, từng sát cánh với nhà cách mạng Nguyễn Trọng Tuyển - Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, trong phong trào đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - văn hóa miền Nam thời kỳ chống Mỹ.

Thời gian này, ông sáng lập và điều hành Nhà ảnh Đống Đa - nơi tụ họp, trao đổi thông tin của văn nghệ sĩ, báo chí cùng lực lượng trí thức yêu nước Sài Gòn, nơi tiếp nhận và thực thi đường lối của Đảng, đồng thời là “trạm trung chuyển” đường dây Bắc - Nam qua ngả Phnom-Penh (Campuchia).

Ông còn sáng lập và điều hành nhà xuất bản Sóng Mới, quy tụ một số nhà văn có tư tưởng tiến bộ, yêu nước cùng các nhà cầm bút cách mạng, trong số đó có nhà văn Viễn Phương, Dương Tử Giang, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Bảo Hóa…, xuất bản các loại “sách hồng” vận động sinh viên, học sinh đấu tranh đòi thống nhất đất nước.

Năm 1958, đồng chí Nguyễn Trọng Tuyển hy sinh, ông bị địch bắt giam trong đợt biểu tình “Ký giả ăn mày” phản đối chiến tranh. Ra tù, ông tiếp tục công tác tại Tiểu ban An ninh Trung ương Cục miền Nam cho đến ngày thống nhất đất nước.

Sinh năm 1922, từ thuở thiếu thời, ông đã ý thức được vai trò của một công dân trong cảnh nước mất.

Ông tham gia lớp Quân chính Tự vệ Thành, làm Trưởng Ban Liên lạc Tự vệ Thành Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, rồi nhập ngũ vào Trung đoàn Chủ lực Tây Ninh 331, làm tổ trưởng Tổ Nghiên cứu Ban Chính trị Trung đoàn 331, thành viên Ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quân dân chính.
Suốt 2 cuộc trường kỳ kháng chiến, ông bị địch bắt, bị tù đày đến 3 lần nhưng vẫn giữ vững khí tiết của một chiến sĩ cách mạng.

Sau ngày giải phóng, ông tiếp tục điều hành Nhà ảnh Đống Đa, bấy giờ đã chuyển thành Xí nghiệp Ảnh màu Đống Đa. Ông còn được giao chức vụ Phó GĐ Công ty Nhiếp ảnh TPHCM, Phó Tổng thư ký Hội Nhiếp ảnh TP, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, đồng thời là đại biểu Hội đồng Nhân dân TPHCM khóa II.

Trong công tác chuyên môn, ông là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên về ảnh màu tại TP, người đưa nhiếp ảnh màu vào công nghệ “sản xuất hàng loạt” đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân; là người đầu tiên ứng dụng Minilab 27 vào Việt Nam, bước đầu công nghiệp hóa ngành ảnh TP và cả nước.

Kết hợp với Sở VHTT TP, ông là một trong những người đầu tiên xây dựng Công ty Nhiếp ảnh TP và Hội Nhiếp ảnh TP.HCM.

Bên cạnh sự nghiệp nhiếp ảnh đáng nể: Huy chương vàng, bạc, đồng trong các kỳ Liên hoan Ảnh Nghệ thuật TP.HCM, ông còn được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh VN phong tước hiệu “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Danh dự - Hon.VAPA”.

THẢO PHẠM

Nguồn : http://www.sggp.org.vn/saigonthubay/.../thang4/47955/
__________________
3T -> Thân Thiện - Trí Thức - Tình Nghĩa

Trăm Năm Trong Cõi Người Ta
Tem Bì Bưu Ảnh Là Moa Ưa Rùi
Văn Chương Súng Ống Nửa Mùa
Chõ Mồm Một Tí Nói
Đùa Ace Ơi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn HanParis vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
NHL-2014 (10-04-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Ngày 16-08-2020: Phát hành đặc biệt Bộ tem bưu chính “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư, bác sĩ nông học Lương Định Của (1920-1975)” hat_de Tem Việt Nam mới phát hành 0 17-08-2020 17:07
Bản mẫu vẽ chì của tờ 50 đồng năm 1976 *VietStamp* Tiền Giấy 0 04-10-2019 18:57
CLB Viet Stamp phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan phát hành phong bì kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thái Lan (1976-2016) Poetry Bảng tin Viet Stamp 1 03-08-2016 00:42
Vài Tư Liệu Xưa Năm 1975 HanParis Các loại khác 0 07-12-2014 04:48
Kỷ niệm 36 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-04-1975 - 30-04-2011) Poetry Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế ở Việt Nam 0 30-04-2011 12:57



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.