Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > THẾ GIỚI TEM CHUYÊN ĐỀ > Thiên nhiên - Động vật - Thực vật

Thiên nhiên - Động vật - Thực vật Tem về Thiên nhiên, Môi trường, Phong cảnh, Động vật, Thực vật...

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 25-10-2008, 08:52
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định Gửi Redbear => do ko mở YM! được

Nghiêm cấm ai ko phải là Redbear ăn trộm tài liệu mà chưa xin phép, hhihihi
tài liệu làm TL đấy

50 DỮ LIỆU CHỦ YẾU VỀ BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
________________________________________
1. Đại dương bao phủ 70% bề mặt trái đất
2. Hơn 90% sinh khối sống của hành tinh được tìm thấy ở đại dương.
3. 80% ô nhiễm ở biển và đại dương là do những hoạt động trên đất liền.
4. 40% dân số thế giới sống trong phạm vi cách bờ biển 60km.
5. 3/4 các siêu thành phố trên thế giới nằm bên bờ biển
6. Đến năm 2010, có khoảng 80% dân số sống trong phạm vi cách bờ biển 100km.
7. Bệnh tật và cái chết do nước ven biển bị ô nhiễm đã gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 12,8 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Chỉ riêng bệnh viêm gan do thực phẩm biển ôi thiu đã gây thiệt hại khoảng 7,2 tỷ đôla Mỹ hằng năm.
8. Rác thải plastic đã giết chết khoảng 1 triệu con chim biển, 100.000 động vật có vú sống ở biển và vô số cá biển hằng năm.
9. Quá trình phân huỷ plastic đã làm chết sinh vật biển nhưng plastic lại chưa bị phân huỷ hoàn toàn. Plastic tồn dư trong hệ sinh thái lại tiếp tục giết chết sinh vật sống.
10. Tảo độc nở hoa, do phú dưỡng- mà nguyên nhân chủ yếu bởi nitơ từ phân bón dùng trong nông nghiệp- đã tạo ra gần 150 Ỏvùng chếtÕ do bị khử ôxy ở ven biển trên toàn thế giới với diện tích vùng từ 1 đến 70.000km2.
11. Hằng năm có khoảng 21 triệu thùng dầu bị đổ ra đại dương từ đường phố, phát thải từ các nhà máy, và tràn thùng dầu từ các tàu biển.
12. Trong thập kỷ qua, khoảng 600.000 thùng dầu mỗi năm đã bị tràn ra từ các tàu biển, mức độ thiệt hại tương đương với 12 thảm hoạ chìm tàu chở dầu Prestige năm 2002.
13. Tàu chở dầu, chuyên chở 60% (khoảng 2.000triệu tấn) lượng dầu tiêu thụ trên thế giới.
14. Trên 90% lượng hàng hoá trao đổi giữa các nước được vận chuyển bằng đường biển.
15. Mỗi năm 10 tỷ tấn nước dằn tầu được luân chuyển trên toàn cầu và được thải bỏ ở nước ngoài.
16. Nước dằn tàu thường chứa các loài vật- như trai vằn và sứa mào- những loài có thể xâm lấn vào môi trường mới của chúng và làm hại đến các loài bản địa và kinh tế địa phương.
17. Ô nhiễm, các loài ngoại lai và sự biến đổi sinh cảnh ven biển đang tăng nhanh đe doạ nghiêm trọng đến các hệ sinh thái biển quan trọng như rằng ngập mặt, thảm cỏ biển và rạn san hô.
18. Các rạn san hô nhiệt đới có biên giới biển ở 109 nước, mà phần đông là các nước kém phát triển. Suy thoái rạn san hô quan trọng đã xuất hiện ở 93 nước.
19. Mặc dù các rạn san hô chiếm chưa đến 0,5% đáy đại dương, nhưng có tới 90% các loài sinh vật biển phụ thuộc vào nó một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
20. Có khoảng 4000 loài các sống ở rạn san hô trên toàn thế giới, chiếm vào khoảng 1/4 tổng số loài cá biển.
21. Great Barrier Reef (vỉa san hô ngầm lớn ngăn cách với đất liền bởi một eo biển) có chiều dài 2000km, là cấu trúc sống lớn nhất trên trái đất. Người ta có thể nhìn thấy nó từ mặt trăng.
22. Các rạn san hô bảo vệ cư dân sống ven biển khỏi những thiệt hại do sóng và bão bởi nó được dùng như vùng đệm giữa đại dương và các cộng đồng ven biển.
23. Gần 60% các rạn san hô còn lại trên thế giới đang có nguy cơ sẽ biến mất trong khoảng 3 thập kỷ tới.
24. Những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy thoái rạn san hô là phát triển vùng bờ, sự lắng cặn, đánh bắt cá theo phương thức huỷ diệt, ô nhiễm, du lịch và sự nóng lên toàn cầu.
25. Biến đổi khí hậu đe doạ sẽ phá huỷ phần lớn rạn san hô của thế giới, cũng như tàn phá lên các nền kinh tế vốn mong manh của các quốc gia đảo nhỏ đang phát triển.
26. Mực nước biển trung bình đã tăng từ 10 đến 25 cm trong vòng 100 năm qua. Nếu như tất cả băng trên thế giới tan ra, mực nước đại dương có thể tăng lên 66cm.
27. 60% dải đất ven bờ Thái Bình Dương và 35% dải đất ven bờ Đại tây dương đang lùi xa với tỷ lệ 1m/ 1năm.
28. Hiện tượng tẩy trắng san hô là mối đe doạ chủ yếu đối với tình trạng lành mạnh của san hô. Năm 1998, 75% rạn san hô trên thế giới bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tẩy tắng san hô. 16% trong số đó đã chết.
29. Kế hoạch thực hiện được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới kêu gọi có sự đánh giá biển toàn cầu vào năm 2004 và xây dựng một mạng lưới toàn cầu về các khu vực bảo tồn biển vào năm 2012.
30. Chưa đến 0,5% sinh cảnh ở biển được bảo vệ- tương đương với 11,5% diện tích đất toàn cầu.
31. Vùng biển khơi- khu vực đại dương chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc gia- chiếm tới 50% bề mặt trái đất. Đó là phần ít được bảo vệ nhất trên thế giới.
32. Mặc dầu đã có vài hiệp ước về bảo vệ các loài sinh vật biển như cá voi, cũng như những thoả ước nghề cá, nhưng vẫn chưa có khu vực bảo tồn nào trong vùng biển khơi.
33. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bảo vệ các khu sinh cảnh biển quan trọng- như các rạn san hô vùng nước lạnh, nước ấm, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn- có thể làm tăng một cách ngoạn mục kích thước và số lượng cá, làm lợi cho cả những người đánh bắt cá thủ công hay thương mại.
34. 90% những người đánh bắt cá trên thế giới đều hoạt động ở cấp độ địa phương có quy mô nhỏ, chiếm tới trên 1 nửa sản lượng đánh bắt cá.
35. 95% sản lượng đánh bắt cá trên thế giới (80triệu tấn) là khai thác từ khu vực nước gần bờ.
36. Trên 3,5tỷ người sống phụ thuộc vào đại dương- nguồn chính yếu cung cấp thực phẩm cho họ Trong 20 năm tới, con số này có thể tăng gấp đôi lên tới 7 tỷ người.
37. Cộng đồng đánh bắt cá thủ công, những người khai thác tới 1 nửa sản lượng đánh bắt cá, đều thấy rằng sinh kế của họ đang ngày càng bị đe doạ bởi các nhóm thương mại hoặc là bất hợp pháp, không tuân theo luật lệ nào hoặc được chính phủ bao cấp.
38. Hiện nay, trên 70% những người đánh cá biển toàn thế giới đã đánh bắt trên giới hạn bền vững của nó.
39. Số lượng các loài cá lớn có tính thương mại cao như cá ngừ, cá tuyết, cá kiếm, cá maclin đã giảm tới gần 90% trong thế kỷ qua.
40. Các chính phủ tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững đã thống nhất, trên cơ sở những vấn đề thiết yếu và có thể thực thi được là đến năm 2015 duy trì hoặc khôi phục trữ lượng cá tới mức có thể đạt được sản lượng bền vững ở mức độ cao nhất.
41. Kế hoạch thực hiện được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững kêu gọi giảm thiểu các hoạt động đánh bắt cá theo phương thức huỷ diệt và hoạt động được bao cấp mà các hoạt động đó tiếp tay cho việc đánh bắt cá bất hợp pháp, không tuân thủ luật lệ và không khai báo.
42. Sự bao cấp của chính phủ- ước tính vào khoảng 15 đến 20tỷ USD mỗi năm- chiếm tới gần 20% thu nhập ngành cá trên toàn thế giới, đã thúc đẩy sự vượt trội năng suất đánh bắt và khuyến khích đánh bắt cá quá mức.
43. Các hoạt động đánh bắt cá theo phương thức huỷ diệt đang giết chết hàng trăm nghìn các loài sinh vật biển mỗi năm và góp phần pháp huỷ các sinh cảnh dưới biển quan trọng.
44. Mỗi năm, việc đánh bắt cá bằng cần câu dài bất hợp pháp, có thể trải dài trên 80 dặm, với hàng nghìn các móc câu đã giết chết hơn 300.000 con chim biển, trong đó có 100.000 con hải âu.
45. Khoảng 100 triệu con cá mập bị giết hằng năm để lấy thịt và vây phục vụ cho món vây cá mập. Bọn săn cá thường bắt cá mập, dóc vây khi chúng còn sống và quẳng chúng trở lại đại dương nơi chúng bị chết đuối hoặc bị mất máu tới chết.
46. Sản lượng đánh bắt cá bằng thủ công trên phạm vi toàn cầu- sự phá huỷ không định trước gây ra bởi các phương tiện đánh bắt cá không chọn lọc, như các lướt vét, lưới móc, câu chùm dây dài- đạt được khoảng 20triệu tấn mỗi năm.
47. Chỉ tính riêng các loài cá heo, cá voi nhỏ bị chết do đánh bắt thủ công đã lên tới hơn 300.000 con mỗi năm.
48. Đánh bắt tôm biển chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng thực phẩm biển trên toàn cầu nhưng chiếm tới 1/3 sản lượng đánh bắt bằng thủ công. Tỷ lệ đánh bắt thủ công đối với tôm chiếm từ 5:1 trong vùng ôn đới tới 10:1 hoặc hơn nữa ở vùng nhiệt đới.
49. Nuôi tôm cũng mang tính phá huỷ rất lớn. Nó gây ra tình trạng ô nhiễm nước do hoá chất và phân bón và là nguyên nhân chính làm phá huỷ gần 1/4 diện tích rừng ngập mặn trên thế giới.
50. Rừng ngập mặn cung cấp dưỡng chất cho 85% các loài cá thương mại ở vùng nhiệt đới.
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #2  
Cũ 25-10-2008, 08:57
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
Nghiêm cấm ai ko phải là Redbear ăn trộm tài liệu mà chưa xin phép, hhihihi
tài liệu làm TL đấy

50 DỮ LIỆU CHỦ YẾU VỀ BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG.
lần sau bác PM chứ làm thế này ... lộ hít rùi còn gì
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #3  
Cũ 25-10-2008, 08:59
Đinh Đức Tâm's Avatar
Đinh Đức Tâm Đinh Đức Tâm vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: langbian
Bài Viết : 2,443
Cảm ơn: 9,627
Đã được cảm ơn 10,475 lần trong 2,221 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
lần sau bác PM chứ làm thế này ... lộ hít rùi còn gì
hơ hơ
đã nói là ko mở YM! được, nên mới mượn DD chứ bộ,hehehe
lộ thì cho lộ luôn, hehehe
__________________
Đinh Đức Tâm - ecophila - Environmental Stamp's
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
  #4  
Cũ 25-10-2008, 09:17
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,586
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi ecophila Xem Bài
hơ hơ
đã nói là ko mở YM! được, nên mới mượn DD chứ bộ,hehehe
lộ thì cho lộ luôn, hehehe
PM chứ ko phải Y!M
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Trả lời


Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Mừng Tân Hôn redbear Poetry Trong niềm Thân Ái 10 06-01-2015 13:19
chúc mừng sinh nhật Redbear huuhuetran Chúc mừng Sinh nhật Bạn Tem 17 27-08-2012 15:33
Redbear thông báo đổi địa chỉ! redbear Thông tin về Bạn 0 05-03-2011 14:43
Bộ sưu tập thiệp gấu của redbear redbear Các loại khác 25 29-12-2009 18:52
Khung của redbear: "Động vật biển" redbear Những bộ sưu tập tham dự Triển lãm Tem Bưu chính Viet Stamp lần thứ 2 20 22-12-2008 10:29



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.