Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > TEM VIỆT TRUYỀN THỐNG > Tìm hiểu Lịch sử Bưu chính Việt Nam

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #21  
Cũ 10-04-2010, 00:39
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi caifincafe Xem Bài
làm tem giả để bán thu lợi vài chục ngàn thì không ảnh hưởng gì
Với tư cách là một công dân, tôi không nhất trí điểm này. Đã "bất chính" thì thu lợi 1 xu cũng là bất chính. Có thể chưa đến mức cần truy tố, nhưng cần bị lên án.

Còn với tư cách người sưu tập, tôi nhất trí với cách nhìn nhận vấn đề của bác LTN.

Chúng ta đều nhớ câu chuyện cụ Đàm Trung Thiện kể về con tem Đông Dương có hình Alexander de Rhodes mà chính phủ ta cho in đè (khoảng cuối 1945 hay đầu 1946). Để có thêm tiền cho công quỹ, chính phủ ta lúc đó cho phép in đè ngược hay in đè 2 lần... để bán cho người sưu tập với giá cao hơn tem thường. Về bản chất, tem lỗi giả hay tem giả đều là đồ "giả". Nhưng vì một mục đích tốt đẹp thì có thể chấp nhận được. (Tiện đây, tôi suy đoán có lẽ đây không phải lần duy nhất trong lịch sử mà Bưu điện ta vì lý do cụ thể nào đó đã cho phép làm đồ giả như vậy!)

Đồ giả có nên được khuyến khích không? Đương nhiên là KHÔNG! Nhưng đồ giả có nên được sưu tập không? Tùy đồ giả ra sao và tùy theo từng người, nhưng theo tôi là CÓ.

Đồ giả là một tồn tại khách quan, dù ta muốn hay không. Ở nước nào cũng vậy, thời điểm nào cũng thế!

Theo tôi, điều đáng tiếc chỉ là ở Việt Nam ta chưa có người giám định tem chuyên nghiệp. Với các phương tiện hiện đại ngày nay, việc giám định tem thật hay giả là điều hoàn toàn CÓ THỂ làm được. Việc giám định tem ở nước ta (mà tôi tin là sẽ có trong tương lai không xa) chắc chắn sẽ giúp phát triển thêm thú chơi tem.

Xin mở ngoặc là những người những người giám định tem chuyên nghiệp hiện nay cũng coi công việc của họ là không thể chính xác 100%, vì trình độ làm giả tem ngày càng tinh vi hơn. Bản thân họ cũng khuyến khích giám định thêm tại các cơ sở khác, như nhà Brun đây:

Name:  Brun.jpg
Views: 680
Size:  47.0 KB

Chả phải đã có nhiều đồ giả mười mươi được mua bán công khai với giá đắt hơn đồ thật đó sao?

Tôi hoàn toàn nhất trí với bác Lu Tich Nguyen về vấn đề này: vấn đề là nhà nước phải có quy định rõ ràng và thực thi nghiêm túc việc cấm làm tem giả. Còn đã là người sưu tập, thì phải sưu tập thôi!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
12 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), chie (28-11-2010), dammanh (10-04-2010), hat_de (10-04-2010), huuhuetran (10-04-2010), manh thuong (10-04-2010), Ng.H.Thanh (10-04-2010), Nguoitimduong (10-04-2010), Poetry (10-04-2010), The smaller dragon (10-04-2010), Tien (04-12-2010), xihuan (12-07-2011)
  #22  
Cũ 10-04-2010, 18:15
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Talking vấn đề "ngụy tạo" :D !!!!

Hôm nay ngày 10.4, lên VS đọc được thêm 2 bài viết bày tỏ quan điểm rõ ràng về các món tem giả của bác Rồng <=== và của anh vnm.

Nhân đây gk cũng xin được bày tỏ quan điểm của mình về vài khía cạnh xung quanh vấn đề này.

Trước tiên tất thảy chúng ta đều phải thừa nhận rằng đồ giả là 1 thứ ko thể tránh khỏi, ở mọi lĩnh vực, mọi xã hội....dù ta muốn hay ko, để ý hay ko để ý thì nó vẫn tồn tại và sẽ còn tồn tại.

Nguyên nhân tồn tại của nó có rất nhiều, trong đó có thể tạm liệt kê 1 số lý do:

- làm giả để ... "tự sướng": có những thứ trên đời chỉ có 1, nhưng rất đẹp và ai cũng muốn, nên người ta làm giả nó để chơi thôi....đó là kiểu làm giả để thưởng thức vì ko thể có món thật

- làm giả để luyện, để thể hiện ... tay nghề: bậc thiên tài hội họa đã tạo ra 1 kiệt tác, đôi khi hậu thế cũng ... luyện tay nghề bằng cách tạo ra những tác phẩm ... thật giống, giống tới mức ko có tranh gốc để so thì ko phân biệt nổi.
họ làm để chơi, để thử khả năng của mình, chứ ko phải làm để ngắm như trên, khi mục đích đã đạt họ có thể hủy nó, hoặc giữ làm kỉ niệm, hay tặng, thậm chí bán với thống báo đàng hoàng rằng đó là món đồ giả...để người sưu tầm ko bị gạt.

Với những tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, hay được gọi đùa là thuộc nhóm 102 (có một ko hai) thì việc làm giả trên cũng dễ hiểu.

Nhưng trong cuộc sống có những món ko thuộc nhóm 102 nhưng vẫn được làm giả. Món đó có thể có nhiều nhưng ko thể sở hữu với 1 giới hạn tài chính nào đó nên cũng làm giả theo kiểu giả để thưởng thức.

Nhưng nhiều món giả khác chủ yếu là để kiếm lời: hàng giả, thuốc giả, tiền giả ... và cả tem giả ....trong trường hợp này lý do để món giả ra đời là lý do kinh tế.

Bên cạnh kinh tế thì ch trị, tuyên truyền cũng là lý do để món giả ra đời, ví dụ như các món anh KVD và anh vms đã kể...những món như thế ở nơi này nơi kia, thời kì này thời kì kia có nhiều và cũng ko cần thêm ví dụ.
Nói về lý do làm giả chắc sẽ ko bao giờ hết
Vậy thì thử đi tiếp xem việc làm giả nào là hợp pháp, làm giả nào là ko hợp pháp.
Răng giả, chân tay giả .... là những món hợp pháp vì nó phục vụ cuộc sống thiết thực, nếu đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật 1 cách khách quan nhất thì đương nhiên là ko vấn đề. Còn làm giả các món giả trên cũng là phạm pháp rồi.

Làm tiền giấy đốt vàng mã thì ko vấn đề, nhưng làm tiền giả phỏng tiền thật ở tỷ lệ bao nhiêu phần trăm đó là phạm pháp. Nếu làm nghiêm thì ở ta khối người bị tội to òi. Còn làm tiền giả thì đương nhiên là fạm tội. Nhà nước quy định rõ nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ tiền giả .... nếu vi phạm thì sẽ bị phạt...xxx.....

Vậy tem thì sao, làm tem giả có bị đi tù ko...ở ta thì luật lỏng ko nói làm gì, ở những quốc gia khác làm vậy...dù chỉ là để chơi, để trogn nhà ngắm thôi cũng là trọng tội. Bởi luật ghi rõ "Cấm sản xuất, tàng trữ...." ... đi tù chứ chẳng phải chuyện đùa.

Nhưng thôi tạm ko bàn về pháp lý để có thể đi sau thêm về khía cạnh sưu tập.

Tới đây có thể nói đã trả lời được 2 câu hỏi:

- việc làm giả có bao giờ hết ko: không (vì ko làm để lừa đảo, cũng có người làm để chơi...)
- việc làm giả hoặc sưu tập món giả có bị đi tù ko: (nhưng tùy luật của các nước, và mức độ nghiêm minh của nó)

Tất nhiên có những nơi "chưa biết để cấm", hoặc có những nơi đã cấm nhưng "chưa nghiêm trong thi hành", thậm chí có nghiêm cũng mới dùng lại ở mức: bắt kẻ sản xuất, chưa bắt người tàng trữ mặc dù trên hồ sơ thì có thể chỉ mặt đọc tên

híc...thôi thì cứ tạm thời bỏ qua mối quan hệ pháp lý đó, chỉ xét mối quan hệ của làng tem thôi cho thiết thực, đó là những vấn đề gần gũi nhất mà chúng ta phải tiếp cận và xử lý.

1. người làm giả có thể làm để chơi hoặc để bán kiếm lời
2. người mua có thể biết hoặc ko biết vì thiếu kiến thức, hoặc vì món giả quá tinh vi


giữa người sản xuất đầu tiên và người tiêu thụ cuối cùng có thể có người cung thứ cấp, đó là những người biết giả nhưng vẫn mua để bán kiếm lời, hoặc là những người chơi ko định lừa ai, xong vì tiếc tiền nên .. vờ ko biết và bán đi để ... hạn chế thiệt hại.

tóm lại theo thiển ý của ngu thần:
- có trường hợp làm giả là fạm tội có trường hợp ko
- lừa gạt người mua là fạm tội, dù cho món hàng là giả hay là thật, nhưng có 1 hành vi lừa đảo nào trong đó thì đều ko thể chấp nhận
- có trường hợp tàng trữ món giá là tội, có trường hợp ko.

Thiết nghĩ dù có phải chơi món giả như anh vms nói, hoặc như bác Rồng nói là "tuỳ"

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
“tùy” vì đối với người mới bước chân vào làng tem thì “không” nên mua tem giả vì mục đích chính lúc này là sưu tầm tem thật, chứ không phải sưu tầm tem giả. Còn đối với người chơi tem lão luyện thì “nên” mua đồ giả. Có đồ giả trong tay mới biết rõ “mặt mũi” cùng chi tiết đồ giả như thế nào để phân biệt thật giả khi bỏ những món tiền lớn mua đồ quý hiếm.
Nhưng việc ủng hộ món giả cũng vô tình gây tiêu cực, nó khuyến khích kẻ làm giả.

để rồi lãnh chịu hậu qủa như trong 1 ví dụ bác Rồng nêu

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi The smaller dragon Xem Bài
Nhưng dòng tem giả này cũng đã để lại hệ lụy cho nhiều người: điển hình là Reiner Baumotte, một nhà đấu giá tem ở Ðức, đưa tem giả Nga Khê, tem giả LK4, tem và phong bì LKV giả (161 cái!) trong hai cuộc đấu giá quốc tế ở thành phố Bielefeld, Ðức quốc, hồi tháng 1/1995 và tháng 4/1995 đã khiến anh ta bị trục xuất khỏi Hội American Philatelic Society của Hoa Kỳ!
Và 1 điều nguy hiểm khác sinh ra kèm với nó là việc làm những món "ngụy tạo".

Chỉ có những món có thật thì mới có giả, còn những món ko có thật thì ko có giả mà cái "giả đó" gọi là ngụy tạo. Là những sản fẩm hoàn toàn của trí tưởng tượng mà ko hề có trong thực tế. Vậy nên dù có chơi món giả 1 cách chủ động, người chơi cũng cần nêu cao ý thức trách nhiệm với làng tem, với món chơi tao nhã này. Chơi món giả 1 cách rất hạn chế, và cực lực phản đối món ngụy tạo. Vì nếu như còn lý do bào chữa cho món ngụy tạo, nó sẽ tiếp tục được ra đời, món "ngụy tạo" vì ko có món thật nên ko có chuyện so sánh. Người ta có thể nguy biện rằng làm thêm các món như vậy cho làng tem thêm ... gia vị, thêm các món ngồ ngộ....và ngoài đồ giả họ còn sáng tác thêm các món ngụy tạo.

gk diễn đạt vấn đề thật hết sức lủng củng hy vọng các bác ko bị rối mù
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), dammanh (11-04-2010), Poetry (28-11-2010), The smaller dragon (10-04-2010), vnmission (10-04-2010), xihuan (12-07-2011)
  #23  
Cũ 28-11-2010, 16:28
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định luận bàn: thật giả :D

hôm nay 1 ngày 28.11 <=== 1 ngày CN rảnh rỗi, nhân dọn dẹp cái tủ sách tem của mình, tới ổ về TCT tem VN ... tình cờ gặp lại 1 bài viết hay của bác Vinh liên quan tới tem LKV

Name:  P1160631 - t.LKV.jpg
Views: 585
Size:  82.9 KB

bên lề 1 chút:

bác Đoàn Quang Vinh: nếu ai ở SG chắc có thể gặp thường xuyên, thi thoảng bác với ra Bắc nhân các sự kiện tem lớn. Bác Vinh nguyên là GĐ Cty in tem, và là chủ nhiệm văn phòng tòa soạn TCT trong Tp HCM. Mọi người hay gặp bác trên TCT ở các bài nói về tem giả: về tem NBK, Việt Minh, LK 5, tem TQ giả ... nhìn chung với 1 người có kinh nghiệm trong ngành và có điều kiện và phương tiện nghiên cứu như ông thì 1 số vấn đề liên quan tới tem giả thì có thể gọi vui bác ấy là "chuyên gia" ở ta. Rất tiếc cụ ko làm 1 người làm nghề độc lập trong hoạt động này, tuy nhiên nếu có vấn đề về tem thật giả bạn có gửi mail cho bác. Qua 1 số lần tiếp xúc trực tiếp gk thấy ông rất nhiệt tình và cởi mở.

người chơi tem VN chắc ít ai là ko biết bác Vinh. Bác ở SG, tuy nhiên gk may mắn có vài lần gặp mặt trực tiếp (lần 1: tại TL HN 2008 - đã thuật, lần 2: tháng 12 năm đó tại trụ sở tòa soạn TCT chi nhánh Tp HCM, vài lần nhỏ khác, gần đây nhất là TL tem Quốc gia )

chia sẻ với làng tem hình ảnh bác Vinh và bác Trần Quang Vỹ trong phiên đại Hội hội tem VN chiều CN.3.10.2010

Name:  P1150611.JPG
Views: 539
Size:  48.4 KB

gk lúc 2 cụ chuẩn bị đứng chào cờ, 2 cụ này có mái tóc cực kì dễ nhận ra dù chỉ thấy 1 lần

thậm chí qua ảnh bạn cũng nhận được ra 2 cây đa đề này

ảnh bác Vinh nói về 1 món tem giả hôm khai mạc TL tem QG

Name:  P1150026.JPG
Views: 532
Size:  47.7 KB

món tem giả trong ví dụ này rất thú vị

Name:  Clip of P1150027.JPG
Views: 533
Size:  25.9 KB

đó là mẫu tem về Hp

cọc Bạch Đằng - chứng tích lịch sử

mẫu tem in giả làm như thật, nhưng nhỏ hơn

Name:  Copy of P1150022.JPG
Views: 529
Size:  31.0 KB

được bày để so sách với tem thật, tem giả như thật

bác Vinh rất nhiệt tình trò chuyện và thuyết minh cho bạn tem

cụ cũng tranh thủ ghi lại tấm hình tư liệu liên quan tới món tem trên phục vụ nghiên cứu

Name:  P1150023.JPG
Views: 537
Size:  49.3 KB

rất tiếc lúc đó gk chụp ẩu quá nên mọi người ko thấy mẫu tem minh họa trên

trở lại vấn đề tem LKV: đây là 1 dòng tem có thật nhưng có quá nhiều bản giả nên dù có bản thật trong tay nhưng nếu ko có tem thật đối chứng ngay thì cũng ko ai dám khẳng định là thật. Vậy nên để khách quan, trong các nghiên cứu các tác giả hay ghi "tem được cho là thật".

Một này nào đó, các cơ quan chức năng công nhận và cho xem bản thật của tem LK5, hẳn người chơi sẽ có thể yên tâm khẳng định món "được cho là thật" trong bộ sưu tầm của mình là "thật 100 %". Hy vọng ngày đó mau tới

gk
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), chie (28-11-2010), chienbinh (28-11-2010), dammanh (29-11-2010), huuhuetran (28-11-2010), lantham_0072005 (30-11-2010), Ng.H.Thanh (17-12-2010), Nguoitimduong (28-11-2010), Poetry (28-11-2010), Tien (04-12-2010), tugiaban (29-11-2010), vnmission (03-12-2010), xihuan (12-07-2011)
  #24  
Cũ 03-12-2010, 20:57
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích bài báo trên:

"... 2 văn bản chính thức của Sở Bưu điện LKV về việc phát hành tem LKV những năm 1951, 1952.."


Không hiểu TCT đã công bố các văn bản này chưa??? - Cảm ơn Hạt Dẻ!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), hat_de (03-12-2010), huuhuetran (04-12-2010), Ng.H.Thanh (14-03-2011), Tien (04-12-2010), xihuan (12-07-2011)
  #25  
Cũ 03-12-2010, 21:19
hat_de's Avatar
hat_de hat_de vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Quý Hiếm
 
Ngày tham gia: 17-12-2007
Bài Viết : 10,565
Cảm ơn: 53,883
Đã được cảm ơn 35,430 lần trong 9,452 Bài
Mặc định nghĩ về tem LK V :D !!!!!

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi vnmission Xem Bài
Trích bài báo trên:

"... 2 văn bản chính thức của Sở Bưu điện LKV về việc phát hành tem LKV những năm 1951, 1952.."


Không hiểu TCT đã công bố các văn bản này chưa??? - Cảm ơn Hạt Dẻ!
em ko rõ nữa

chưa có thời gian ngồi rà lại từng trang của hơn 100 số TCT của VN chúng ta

tuy nhiên em nghĩa là chưa ... vì nếu có rồi thì áp lực trong việc đưa tem LKV và danh mục tem chắc ko nhỏ

chính phủ đang xây dựng luật lưu trữ ... hy vọng 1 ngày nào đó những văn bản quan trọng kia sẽ được làng tem tiếp cận tra cứu và công bố ... tuy nhiên chúng ta có quyền hy vọng ... vì tiền giấy LKV tồn tại nhiều như thế thì mạng lưới bưu chính LKV với con tem nhỏ kia chắc ko khó để tồn tại ... tiếc là màn sương vẫn còn bao phủ tạo sức hấp dân cho những bí ẩn xoay quanh con tem LV 5
__________________
mỗi con tem là một nốt nhạc để chúng ta viết lên nhạc phẩm của chính mình

my face https://www.facebook.com/hatde.tran
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hat_de vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), huuhuetran (04-12-2010), Ng.H.Thanh (17-12-2010), Tien (04-08-2011), xihuan (12-07-2011)
  #26  
Cũ 05-04-2011, 11:17
Ng.H.Thanh's Avatar
Ng.H.Thanh Ng.H.Thanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Kiểm tra - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 03-03-2009
Bài Viết : 1,319
Cảm ơn: 11,757
Đã được cảm ơn 8,892 lần trong 1,331 Bài
Mặc định

Tuy bì thư này người rao bán chú thích là "giả" nhưng tốc độ bid lên đến 10 và kết thúc với giá $ 73 chưa kể ship

Name:  LKIV.jpg
Views: 469
Size:  57.8 KB
__________________
Họ và tên: Nguyễn Hoài Thanh
Địa chỉ: số 9 đường Lê Hồng Phong, khu vực 2, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
Điện thoại: 0918319392
Email; hoaithanh65f@gmail.com
Facebook: Hoai Thanh Nguyen
Tài khoản VietcomBank: 0391000979333
Chủ tài khoản Nguyễn Hoài Thanh
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Ng.H.Thanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), hat_de (05-04-2011), huuhuetran (12-07-2011), nam_hoa1 (12-07-2011), Poetry (05-04-2011), Tien (05-04-2011), xihuan (12-07-2011)
  #27  
Cũ 12-07-2011, 00:31
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Trích dẫn:
Nguyên văn bởi hat_de Xem Bài
tình cờ gặp lại 1 bài viết hay của bác Vinh liên quan tới tem LKV

Name:  P1160631%20-%20t_LKV.jpg
Views: 427
Size:  82.9 KB

Bạn Dẻ có thể cho biết đó là Tạp chí Tem số nào không?

Không hiểu có bạn nào thành viên VS có thể hỏi giúp thông tin từ TCT về 2 văn bản đã được đề cập liên quan tem LKV? Cảm ơn các bạn nhiều!
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), Đêm Đông (12-07-2011), hat_de (12-07-2011), hoavienquanbl (12-07-2011), huuhuetran (12-07-2011), manh thuong (12-07-2011), Ng.H.Thanh (12-07-2011), Poetry (12-07-2011), Tien (12-07-2011), xihuan (12-07-2011)
  #28  
Cũ 14-07-2011, 09:30
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Theo Desrousseaux, có ít nhất 2 văn bản liên quan đến tem địa phương:

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông - Công chính số 314/QĐ-BT ngày 28/12/1946 - ngay sau ngày Toàn quốc Kháng chiến - cho phép các địa phương, trong trường hợp thiếu tem, được in đè tem có sẵn trong kho hoặc in tem mới nếu cần thiết.

- Quyết định của Giám đốc Bưu điện Liên khu V ngày 19/5/1951 về việc in tem hình chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đáng tiếc, ông Desrousseaux không có các văn bản trên, và cũng không cho biết ông lấy thông tin đó từ đâu?
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), dammanh (14-07-2011), hat_de (14-07-2011), huuhuetran (14-07-2011), Poetry (14-07-2011), Tien (04-08-2011), xihuan (04-08-2011)
  #29  
Cũ 04-08-2011, 19:46
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Name:  s203034-1.jpg
Views: 364
Size:  51.7 KB

Name:  s203034.jpg
Views: 368
Size:  56.4 KB

Thêm một bì thư LKV xuất hiện trên mạng, giá khởi đầu lên tới 12.000 €. Bì thư này mà là thực, thì chả lẽ Liên khu V cũng có dịch vụ bảo đảm!? Các con dấu rất khó đọc, nhờ các bạn xem và đánh giá giúp.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), -peripheria- (04-08-2011), hat_de (04-08-2011), nam_hoa1 (05-08-2011), Poetry (04-08-2011), Tien (04-08-2011), xihuan (04-08-2011)
  #30  
Cũ 31-12-2019, 01:08
*VietStamp*'s Avatar
*VietStamp* *VietStamp* vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
THÀNH VIÊN ĐẦU TIÊN
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: VIET STAMP - Hồ Chí Minh city - Việt Nam
Bài Viết : 987
Cảm ơn: 3,238
Đã được cảm ơn 3,540 lần trong 732 Bài
Mặc định

Tình cờ thấy món này trên mạng với lời giới thiệu tiếng Anh như sau:

1952, Soviet, Chinese and Vietnamese Soldiers, surcharges in 'dong' 10d/0.050t-200d/0.600t, provisionally produced imperforated set of 12 stamps, brownish native paper, no gum as printed, NH, VF

Name:  1095.jpg
Views: 153
Size:  108.4 KB
__________________
Chào mừng Bạn đã gia nhập Gia đình VIET STAMP
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn *VietStamp* vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
*VietStamp*  (31-12-2019), hat_de (02-01-2020), huytuan1510 (06-01-2020)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Họa sĩ Vũ Kim Liên Dat_stamp Họa sĩ vẽ Tem 18 12-03-2015 08:44
Tem Tết của Liên Hiệp Quốc BTR Tem chuyên đề khác 1 05-08-2014 15:27
FDC Liên Hiệp Quốc HanParis Phòng trưng bày 'HanParis' 7 14-02-2014 11:45
Tem Liên Hiệp Quốc Tế Viễn Thông . congacon TEM lưu hành ở miền Nam Việt Nam trước 1975 0 17-05-2009 10:51
tem Liên Khu 5 - thực và hư ! hat_de Liên kết hay về Tem 4 30-12-2008 11:56



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.