Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GÓC SƯU TẬP NGOÀI TEM > Tiền nước ngoài > Tiền Giấy

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 17-12-2007, 21:18
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định Lịch sử tiền giấy Campuchia qua các thời kỳ

lẽ không ai trong chúng ta lại không biết đến Campuchia; một đất nước có những đền đài kỳ ảo, với những nét văn hóa, tín ngưỡng đều được du nhập từ Hindu giáo. Và điều đó vẫn còn tồn tại và phát triển cho đến ngày hôm nay...Indochine là cái nôi của 2 nền văn hóa ( India và China) gộp lại.
Trãi qua thời kỳ đầu của các vua Khmer empire, đến khi người Pháp biến Indochine thành thuộc địa riêng của mình 1885 gồm có Việt Nam, Lào và Campuchia.
Cho đến mãi khi người Pháp rút lui, trả lại sự dộc lập cho Indochine, cũng là lúc xứ Cam đón chào một quốc vương thật sự thoát ra từ người nhiếp chính. Đó là quốc vương Norodom Suramarit-với biệt hiệu được dân xứ Cam gọi là ông vua...lưỡi đen. Từ đây, Vua Suramarit đã cho phát hành 1 bộ tiền đầu tiên của xứ Chùa Tháp này. Thanh Châu xin mời các bạn cùng xem bộ tiền này. Và Châu cũng xin bắt đầu loạt bày này để giới thiệu cho các bạn tất cả những bộ tiền giấy xứ Cam: Từ năm 1955- cho đến tận ngày hôm nay.
I. Bộ tiền xứ Cam đầu tiên của quốc vương Norodom Suramarit ( 1955-1960). Bộ này gồm có các mệnh giá như sau; 1, 5, 10 và 50 Riels.


* Tờ 1Riel ( a: ngoài những đường nét hoa văn uyễn chuyển, mặt trái của tờ tiền này là nơi ngự trị của Garuda nỗi tiếng, bắt nguồn từ sử thi Idra. Giờ đây các bạn cũng có thể thấy được Garuda ngoài thực tế nếu có dịp đến xứ Cam, đến những ngôi chùa, nhất là cung điện hoàng gia...Garuda luôn ngự trị trên những đầu cột một cách rất dũng mãnh. b: một trong những kiểu nhà sàn cổ điển xứ Cam.).




* Tờ 5 Riels ( a: Một trong những gương mặt đá trong rừng tháp Bayon vĩ đại. b: tòa nhà nhìn từ bên trong khuông viên của cung điện hoàng gia, trước kia nó là lối vào dành cho vua chúa, ngày nay nó thường mở cửa cho các vị nguyên thủ đi vào viến thăm. Công chúng không bao giờ được tiếp cận đến khu vực này!).



* Tờ 10 Riels ( a: là hình ngôi đền cổ Bantye Sray. b: Chợ lớn mới vẫn còn cho đến ngày hôm nay. Đây là ngôi nhà độc đóa, có hình dấu nhân nếu ta nhìn từ trên xuống, trong những năm chiến tranh, nó vẫn hiên ngang đứng vững. ngày nay nó là khu sầm uất, buôn bán nhiều đồ lưu niệm cho khách du lịch thập phương.).




* Tờ 50 Riels ( a: hình ảnh người bán nước thốt nốt thời xưa, với những cây thốt nốt mà chúng ta đã thấy. ngày nay chúng ta sẽ không còn thấy cảnh người gánh đi như thế này nữa, họa chăng là ở vùng thôn quê...Châu thấy họ thường treo các ống thốt nốt phía sau paga xe đạp và chạy bán theo đường. Châu đã có từng 1 lần say xỉn bỡi loại nước ...gia truyền này hihi. Có hai loại nước; một loại rất ngọt dùng làm thức uống bổ dưỡng, loại thứ hai đã được ủ lên men, sẽ làm cho chúng ta say xỉn nếu uống quá nhiều...đối với phần đông người Khmer, họ thích dùng loại nước ủ lên men để thay cho rượu. b: Một rừng thất ấp tọa lạc quanh những ngôi chùa khắp xứ Cam. Mỗi một thất ấp từ nhỏ bé, cao thấp, dơn sơ đến phức tạp...là do gia chủ của những hộ có tiền của bỏ ra mua để xây lên một thất ấp như vậy; khi trong gia quyến có người qua đời, người dân Khmer đem tro cốt đặt vào thất ấp của gia quyến họ cộng với những nghi lể cầu kỳ...khó hiểu hihi.).



Lần tới, Châu sẽ giới thiệu thêm bộ tiền giấy thứ II của Campuchia- trong những năm tiếp theo đó.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-01-2008, lúc 20:56
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), HuyNguyen (04-06-2013), jeffhieu (20-07-2013), manh thuong (07-04-2009), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #2  
Cũ 05-01-2008, 13:38
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định


BỘ TIỀN GIẤY THỨ 2 CỦA XỨ CAM:


Trãi qua một thời kỳ "dầu sôi lửa bỏng", chính trường Campuchia luôn có những chuyển biến xảy ra khá bất ngờ. Quốc vương Norodom Suramarit thối vị truyền ngôi lại cho thái tử Norodom Shihanouk lên ngôi. Đây cũng chính là giai đoạn mà vị tân vương của xứ Chùa Tháp tiếp tục dấn thân vào triều đại vua cha.

Sau những năm chu du khắp xứ trên con đường học vấn của mình, tân vương Norodom Shihanouk vẫn không thể ngồi yên hưởng lạc trên ngay vàng, thì tình hình chính trị lại bắt đầu rối reng hẳn lên. Thế là cuộc chu du của Ngài lại tiếp tục thành một cao trào vận động cho vị thế của quốc gia mình.

Nhìn lại những năm đầy khó khăn và thử thách cho vận mệnh của nước nhà, trước những cảnh ngoại bang xâu xé. Vua Norodom Shihanouk lại càng khao khát cho một nền độc lập của xứ mình. Để được tiếng nói của thế giới hậu thuẫn, được thần dân cổ vũ nồng nhiệt, trách nhiệm vận mệnh đất nước triễu trên đôi bờ vai của nhà vua. Cuối cùng thì sự may mắn cũng mỉm cười với Ngài-tựa như những nụ cười nổi tiếng của Bayon-những gương mặt cười vĩnh cửu...bằng đá!

Đó là vào ngày 09-11-1953, tại hội nghị quốc tế Geneva Thụy-Sĩ, chính quyền bảo hộ đã đồng ý trao trả nền độc lập toàn diện cho Campuchia. Campuchia trở trành Vương Quốc của hoàng triều Norodom Shihanouk trị vì. Thế là cứ mỗi năm vào ngày 09-11 lịch sử này, Đế quốc huyền thoại của thời kỳ vàng son Angkor, mà giờ đây còn rất nhỏ bé- Đều cử hành đại lễ của dân tộc. Một quốc gia mà người phương tây ví như là 1 nấm đấm của tượng thần GARUDA huyền bí...


Châu xin giới thiệu bộ tiền giấy thứ hai của giai đoạn CAMBODIA - KINGDOM

Bộ tiền Cambodia Kingdom (1956-1970) của Quốc vương Norodom Shihanouk gồm có các mệnh giá như sau:1, 5, 10, 20, 50, 100, 500 Riels.

























[/IMG]







Hẹn vào kỳ tới, Châu sẽ tiếp tục giới thiệu thêm bộ tiền thứ 3 của xứ Campuchia.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-05-2012, lúc 21:26
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), huuhuetran (27-01-2009), HuyNguyen (04-06-2013), manh thuong (07-04-2009), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #3  
Cũ 05-01-2008, 17:05
Nguoitimduong's Avatar
Nguoitimduong Nguoitimduong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Phó Chủ nhiệm, Phó Ban Biên tập - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 02-09-2007
Đến từ: Http://ischemiamd.com
Bài Viết : 2,539
Cảm ơn: 7,631
Đã được cảm ơn 10,134 lần trong 1,846 Bài
Mặc định

Bài hay quá, hoan hô anh Châu, anh có thể giới thiệu thêm về các hình ảnh, địa danh in trên các tờ tiền không ? Cảm ơn anh !
__________________
Hãy sống hết mình với niềm đam mê



[*]E-mail : trson02@yahoo.com[*]Tài khoản ATM VCB : 025.1001.7878.50
[*]Chủ đề sưu tập : Olympic chính quốc, hoa lan, Việt Nam trên tem thế giới.
[*]Tìm kiếm thêm : hoa sen, họa Van Gogh[/LIST]
* Website: http://ischemiamd.com
Địa chỉ: 10.06A Hùng Vương plaza, 126 Hồng Bàng, P12, Q5, TpHCM
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
8 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Nguoitimduong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-05-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), huuhuetran (16-02-2016), HuyNguyen (12-10-2013), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #4  
Cũ 16-01-2008, 21:01
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Thể theo đề nghị của NTD, Châu thử xem sau nhé...
Chàsau chú thích một hồi thấy có những tờ lại giống nhau về mặt nội dung...
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 21-01-2008, lúc 17:00
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
6 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-05-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), HuyNguyen (04-06-2013), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #5  
Cũ 21-01-2008, 18:00
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

Thanh Châu xin giới thiệu tiếp bộ tiền thứ ba:

Sau khi Pháp đã tuyên bố trao trả độc lập cho Campuchia. Ngai vàng của Quốc Vương Norodom Shihanouk trụ được trên hai thập niên, thì ngai vàng của ngài bắt đầu lung lay bởi một thế lực ngấm ngầm từ Lon Nol.

Từng là là chính trị gia, Thủ tướng, và sau hết là Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng dưới thời vua Norodom Sihanouk trị vì, thế nhưng, tướng Lon Nol luôn có những âm mưu độc đoán nhằm chống lại hoàng triều Khmer thời bấy giờ. Đến thời điểm chín muồi rồi thì cái đuôi đen đó cũng lộ diện. Đây chính là một cơ hội ngàn vàng cho Lon Nol. Ngày 8-3-1970, Lon Non làm đảo chính lật đổ Quốc vương Norodom Shihanouk thành lập chế độ Cộng hòa Khmer.

Sinh tại tỉnh Prey Veng (giáp biên giới với Việt Nam) vào ngày 13 tháng 11 năm 1913. Lon Nol được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng năm 1946 và trở thành lãnh đạo đầu tiên của lực lượng quân cảnh của Campuchia. Năm 1960, ông giữ chức vụ Tư lệnh tối cao của Quân đội kiêm Bộ trưởng bộ Quốc phòng. Từ năm 1966 đến 1967, ông là Thủ tướng của Vương quốc Cambuchia- dưới triều vua Norodom Shihanouk trị vì.

Sau khi lật đổ Chính quyền Shihanouk, LonNol và Hoàng tử Sisowath yêu cầu quân đội miền Bắc Việt Nam rút khỏi lãnh thổ Campuchia, đồng thời đóng cửa những địa điểm tập kết khí tài của lực lượng quân đội Việt Nam trên đất Campuchia. Tướng LonNol thực hiện đường lối thân phương Tây, chống những người cộng sản Việt Nam và triệt thoái tư tưởng cộng sản. Tại thời điểm đó, Mỹ tổ chức các chiến dịch ném bom tại Campuchia cũng được coi là nhằm tiêu diệt các căn cứ của Việt Nam.

Trung Quốc khi đó cũng tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng Khmer Đỏ, nhằm chống lại chính phủ cộng hòa do tướng LonNol thành lập. Còn Shihanouk chạy sang Trung Quốc và kết thân với phe cộng sản.

Từ chính sách thân phương tây, chính quyền Lon Nol cho tàn sát người Việt sinh sống trên lãnh thổ của ông. Có nhiều trang sử bi thương của Việt kiều Campuchia trong giai đoạn này! Mà chẳng thấy sử sách VN ghi chép lại rõ ràng... vì trong khi ấy, chế độ VNCH thấy cảnh tương tàn cho dân Việt, VNCH đã có đưa tàu lên tiếp nhận một số còn sót lại!!!

Còn bây giờ chúng ta cùng xem bộ tiền thứ ba của Cộng Hòa Khmer do tướng Lon Nol lãnh đạo;

Khmer Republic (1970-1975) gồm có các tờ mệnh giá: 100, 500, 1000 và 5000 Riels:













Riêng tờ có mệnh giá 5000 Riels này là tờ không lưu hành nên nó rất đắt...




kết thúc bộ thứ 3 cho giai đoạn chuyển tiếp (1970-1975).
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-05-2012, lúc 21:27
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), huuhuetran (27-01-2009), HuyNguyen (04-06-2013), manh thuong (07-04-2009), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #6  
Cũ 28-01-2008, 21:08
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định

TIẾP NỐI BỘ TIỀN THỨ 3 CỦA CAMPUCHIA:( Bộ tiền này in tại trung-quốc)

" _ 3 NĂM 8 THÁNG 20 NGÀY_
Có nhà không người ở, có phố chẳng có người đi
Máu chảy thành dòng tựa voi phung ra 4 mặt sông
Khmer chỉ còn là những điều oan nghiệt! "

( dịch lại lời của 1 quyển sách Campuchia)

Sáng ngày 17 tháng 04 năm 1975, Khmer Rouge( Khmer Đỏ) làm một cuộc cánh mạng lật đổ chế độ Cộng Hòa Khmer của tướng Lon Nol thân tây phương. Thủ đô PhnomPenh lọt vào tay của Khmer Đỏ dưới sự cầm đầu từ Polpot. Lon Nol kịp thời thoát thân sang Indonesia và sống lưu vong ở nước ngoài.

Ngai sau khi nắm trọn quyền kiểm soát khắp xứ, Khmer Đỏ hành quân vào PhonPenh dược 1 nhóm dân tại thủ đô ra tung hô đón chào họ rất tưng bừng. Họ nghĩ rằng chiến tranh đã kết thúc, hòa bình được tái lập lại, và người dân có thể trở về nguyên quán để hưỡng những cuộc sống đời thường...

Nhưng có ngờ đâu cuộc vui và mộng ước này chưa được bao lâu thì đại họa cho dân tộc Khmer cũng đến bỡi những con người mà họ ủng hộ!

Buổi trưa cùng ngày 17 tháng 04 năm 1975, Khmer Đỏ ra lệnh cho tất cả dân trong hành phố rời thủ đô PhnomPenh, nếu cải lệnh sẽ bị bán bỏ! Hàng trăm bệnh nhân trong các bệnh viện không đi được đã bị Khmer đỏ hạ sát cùng ngày ấy...

Chỉ trong 2 ngày sau, PhnomPenh trở nên thành phố chết...

Đấy là những ngày đầu đẫm máu, tiếp tục khoảng thời gian Khmer Đỏ cầm quyền, là một tội ác diệt chủng không sách nào tả nổi hết những nỗi oan nghiệc mà người dân Khmer ghánh chịu một cánh vô tội vạ! Chính sánh tàn ác do Bắc-kinh xúi dục đã tự hành quyết những dận tộc của hộ gần 2 triệu người .Bằng các biện pháp tử hình từ các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức...
Rõ ràng là Trung Quốc muốn lợi dụng Khmer Đỏ để "kiềm kẹp" Việt Nam mà họ đã từng " kiềm kẹp " trong thời Bắc thuộc, vì lúc đó Việt Nam đã được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Liên Bang Xô Viết. Chúng ta được biết đến " cuộc cánh mạng đỏ ở TQ dưới thời Mao Trạch Đông! Thì Khmer Đỏ được TQ dạy lại giống như vậy...

Năm 1976, Sihanouk bị quản thúc trong hoàng cung và Pol Pot lên làm Thủ tướng và người cầm đầu nhà nước chính thức là Khieu Samphon bạn học của Pol Pot.

Trong một bối cảnh như vậy thì tiền có ý nghĩa gì cho chế độ này dưới thời Pol Pot! Bộ tiền đầu tiên của Khmer Đỏ đã được in ra với các mệnh giá như sau: 0.1, 0.5, 1, 5, 10, 50 và 100 Riels. Thế nhưng liền khi đó Pol Pot đã cho hũy bỏ lenh5 phát hành, những người có liên quan đến vụ việc này điều bị giết hết!

Tạp gát lại lịch sử bi thương, mời các bác xem qua bộ tiền của chế độ diệt chủng này :




















Hoàn tất bộ tiền thứ tư khó kiếm! Sẽ tiếp tục cho bộ kế tiếp.
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-05-2012, lúc 21:29
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
9 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), huuhuetran (27-01-2009), HuyNguyen (04-06-2013), manh thuong (07-04-2009), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #7  
Cũ 20-02-2008, 10:38
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định BỘ TiỀn ThỨ 5 CỦa XỨ Cam


Trong thời gian trị quốc độc đoán và tàn bạo, Polpot chuyển hướng sang tấn công vào dân thường việt Nam sống dọc theo biên giới tiếp giáp. Nhiều cánh quân Khmer Đỏ đã xâm phạm vùng lãnh thổ Việt Nam và hành quyết rất nhiều thường dân vô tội, nó tàn bạo hơn cả thời Lonlol sách nhiễu kiều bào, bằng những cánh hành hình mang rợ; đập đầu, xé xác, móc tim gan...trẻ em thì bị tóm chân và đập vào tường, phụ nữ thì bị hãm hiếp và dùng cây nhọn thọc xuyên qua cửa mình...

Trong khi đó thì có rất nhiều các cán bộ Campuchia thân Việt Nam phải chạy sang Việt Nam lánh nạn. Kể từ đó mà Việt Nam và Khmer Đỏ có những cuộc giao tranh triền miên. Trung quốc là nước đứng đằng sau tất cả những diễn biến này. Nhằm hổ trợ về mặc hậu cần, thập chí 1 chiếc khăng rằng hoàng nơi cổ của lính Khmer Đỏ cũng được phía Bắc Kinh gửi sang.

Thế nhưng, Việt Nam không thể ngồi yên để cho dân tình của mình chịu những nỗi kinh hoàng do Khmer Đỏ gây ra ngày càng lan rộng. Quân đội Việt Nam đã quy động một lực lượng lớn đánh thẳng vào Campuchia do Khmer Đỏ cầm quyền. Cuộc chiến này đã làm tổn thất sinh mạng của biết bao bộ đội việt Nam, mà cho đến nay vẫn bị liệt kê là mất tích...Thế nhưng, lịch sử đã cho thấy về sự toàn thắng vẻ vang thuộc về quân đội Việt Nam. 07-01-1979, PhnomPenh đã nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Việt Nam ( và vào mỗi năm đảng Nhân Dân Campuchia lấy ngày lịch sử này làm ngày giải phóng).
ngay sau khi Việt Nam đánh chiếm được PhnomPenh, Trung Quốc đã mở một cuộc tấn công biển người và thọc xâu vào biên giới Việt Nam, khiến cho sự tổn thất sinh mạng đôi bên khá nặng nề, một số vùng lãnh thổ đó đã bị Trung Quốc chiếm lấy.

Mặc dù bị Trung Quốc đánh phá từ phương Bắc, quân lính Việt Nam vẫn tiếp tục truy đuổi những cánh quân Khmer Đỏ, có lúc đã tràng sang qua lãnh thổ Thái Lan. Từ cửa ngỏ Thái, Trung Quốc tiếp tục viện trợ vủ khí cho những tàn quân Khmer Đỏ còn cầm cự dọc theo biên giới Thái nhằm tạo cơ hội đánh du kích vào quân Việt Nam.
Tưởng cũng nên biết thêm là, truớc khi Việt Nam tiến chiếm được PhnomPenh, thì quốc vương Norodom Shihanouk bị Khmer Đỏ quản thúc tại hoàng cung. Một toán biệt kích Việt Nam nhảy dù xuống nhằm tìm cánh giải cứu cho nhà vua, thế nhưng đã bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt, chỉ duy 1 người còn sống...

Sau khi chiến tranh lắng dịu, ngày 8 tháng 1 năm 1979 Hội đồng Nhân dân Cách mạng nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập.

Trong giai đoạn chủ tịch Heng Samrin nắm quyền,( People Republic of Kampuchea 1979-1991), ngân hàng Cam cho phát hành bộ tiền với các mệnh giá như sau: 0.1, 0.2, 0.5, 1, 5, 10, 20, 50 riels.
* Đến năm 1987, ngân hàng cho tái phát hành thêm hai mệnh giá : 5, 10 riels ( chúng đều giống với mẫu cũ nhưng khác màu).


Và bây giờ chúng ta cùng xem qua bộ tiền thứ 5 của Cộng Hòa Nhân Dân Campuchia, hay còn có thể gọi là giai đoạn Heng Samrin:























* Tiếp theo là hai mẫu tiền tái phát hành của năm 1987:








* kết thúc cho giai đoạn ( 1979-1987).
__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-05-2012, lúc 21:32
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
10 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), hienthuong (06-04-2009), huuhuetran (27-01-2009), HuyNguyen (04-06-2013), manh thuong (07-04-2009), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #8  
Cũ 16-06-2008, 20:35
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định Bộ Tiền Giấy Thứ 6 Của Cambodia.

Tiếp theo giai đoạn :State of Cambodia (1990-1992): Gồm có các tờ mệnh giá như sau : 50, 100, 200, 500, 1000 và 2000 Riels.
Nhưng đặt biệt của giai đoạn này có 2 tờ ; 1000 & 2000 là 2 tờ không được lưu hành.















Và đây là 2 tờ đặt biệt không lưu hành:



__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-05-2012, lúc 21:35
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), hienthuong (06-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), huuhuetran (27-01-2009), HuyNguyen (04-06-2013), manh thuong (07-04-2009), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #9  
Cũ 22-06-2008, 13:42
Angkor's Avatar
Angkor Angkor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-12-2007
Đến từ: PhnomPenh - Cambodia
Bài Viết : 812
Cảm ơn: 1,937
Đã được cảm ơn 5,246 lần trong 767 Bài
Mặc định Bộ tiền thứ 7 của Campuchia

The Kingdom of Cambodia phát hành năm 1995 với những mệnh giá như: 100, 200, 500, 1000 , 2000, 5000, 10.000, 20.000, 50.000 & 100. 000 Riels.
* Các tờ không còn lưu hành : 100, 200, 500, 1000 2000& 20.000 Riels.
* Các tờ vẫn còn lưu hành và chúng sẽ ko còn tái phát hành: 5000, 10.000, , 50.000 & 100. 000 Riels.

[img]






























* Đến tận năm 1999, thì ngân hàng Cam cho phát hành tờ 1000 Riels mẫu mới. Tờ này đã không được tái in và trở nên hiếm UNC. Nhưng hiện vẫn còn đang lưu hành.



__________________
e-mail: thanhchauviet@yahoo.com

''Mọi bông hoa đều có nhuỵ đẹp riêng của nó''

Bài được Angkor sửa đổi lần cuối vào ngày 16-05-2012, lúc 21:37
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
13 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn Angkor vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
dammanh (14-06-2009), Dat_stamp (16-05-2012), hienthuong (06-04-2009), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), huuhuetran (27-01-2009), HuyNguyen (04-06-2013), linh79 (19-11-2008), manh thuong (07-04-2009), Ngoclien2511_vp (30-11-2008), Pink Kole (05-06-2012), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
  #10  
Cũ 30-06-2008, 16:03
phamthinhung231989 phamthinhung231989 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 30-06-2008
Bài Viết : 4
Cảm ơn: 0
Đã được cảm ơn 16 lần trong 2 Bài
Question

mình có một tờ riels trị giá 1000 , cho mình hỏi giá trị trên thị trường hiện nay của tờ tiền này là bao nhiêu so với tiền việt nam

đc in năm 1999 của campuchia

vậy châu có thể cho mình biết giá trị đc ko ?"
thank chau trước nha

Bài được Poetry sửa đổi lần cuối vào ngày 30-06-2008, lúc 17:23
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn phamthinhung231989 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Dat_stamp (16-05-2012), hiepsitinhyeuvadaukho (02-08-2009), huuhuetran (05-02-2014), HuyNguyen (12-10-2013), Poetry (04-06-2013), thanhtruc (03-02-2013), Tien (31-01-2015)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:

Những Đề tài tương tự
Ðề Tài Người Tạo Đề Tài
Chuyên Mục
Trả Lời Bài Mới Nhất
Những bộ tem WWF của Campuchia Angkor Bản tin Tem WWF 0 06-08-2020 23:27
cần tìm tiền Campuchia và Lào jeffhieu Tiền Giấy 2 26-07-2013 23:02
Tiền xu Campuchia huuhuetran Tiền Xu 5 14-06-2009 03:37
CAMPUCHIA đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng trọng đại (07.01.1979 - 2009) Angkor Lịch sử - Xã hội - Chính trị - Kinh tế trên Thế giới 4 26-03-2009 16:34
Một vài hiện vật kỷ niệm được ngân hàng Campuchia rao bán: Angkor Tiền Xu 1 01-02-2008 19:18



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.