Quay lại   Diễn đàn/Forum VIET STAMP (VSF) > GIẢI TRÍ - THÔNG TIN TỔNG HỢP > Lang thang lượm lặt > Văn hóa - Giáo dục - Tri thức

Trả lời
 
Công Cụ Hiển Thị Bài
  #1  
Cũ 27-12-2009, 19:10
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Tìm học bổng

Không hiểu các bạn muốn du học tìm học bổng ở đâu - mong các bạn cùng chia sẻ với diễn đàn! Đây là một trang khá hữu ích cho học bổng của Hà Lan:

http://www.grantfinder.nl/content/index.asp
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (31-05-2010), hat_de (28-12-2009), huuhuetran (13-03-2010), kimma (28-12-2009), Lỗi tại yêu thương (28-12-2009), xihuan (31-05-2010), zodiac (27-12-2009)
  #2  
Cũ 27-12-2009, 21:11
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Cháu biết có 1 diễn đàn của Hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc.
Trên diễn đàn này cũng có nhiều thông tin về việc tìm học bổng tại các trường ĐH ở Hàn Quốc lắm ạ.
http://vsak.vn/vn/forum/index.php
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
5 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (28-12-2009), huuhuetran (13-03-2010), kimma (28-12-2009), vnmission (28-12-2009), xihuan (31-05-2010)
  #3  
Cũ 11-03-2010, 21:20
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Học bổng Australia

NGÀY: 10/3/2010

CHỦ ĐỀ: Công bố học bổng Năng lực lãnh đạo Australia 2011



Học bổng danh giá học tập tại Australia




Đại sứ quán Australia trân trọng thông báo bắt đầu nhận đơn xin Học bổng Năng lực lãnh đạo Australia (ALA) cho năm học 2011.



Tối đa 200 suất học bổng ALA sẽ được cấp cho những ứng viên xuất sắc trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương để tham gia các khoá học sau đại học tai Australia năm 2011.



Học bổng Năng lực lãnh đạo là một phần thuộc Chương trình Học bổng Australia do thủ tướng Australia Kevin Rudd công bố tháng 11 năm 2009.



Từ năm 2006 tới nay đã có 72 ứng viên Việt Nam được cấp học bổng này- với tổng giá trị học bổng 9.5 triệu đô la Australia tương đương hơn 160 tỉ đồng Việt Nam.



Học bổng ALA nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo, xây dựng các mối quan hệ và đối tác, và giải quyết các vấn đề ưu tiên đang ảnh hưởng tới con người trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.



Các ứng viên sẽ được tuyển chọn trên cơ sở phẩm chất lãnh đạo và thành tích học tập trong các lĩnh vực ưu tiên sau: tăng trưởng kinh tế, giáo dục, môi trường, an ninh lương thực, giới, quản trị nhà nước, y tế, hỗ trợ người khuyết tật, nhân quyền, cơ sở hạ tầng, ổn định khu vực, phát triển nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường.



Học bổng ALA cấp kinh phí học tập bậc thạc sỹ và tiến sĩ tại các trường đại học hàng đầu tại Australia. Học bổng ALA có giá trị lên tới 150.000 đô la Australia cho bậc học thạc sỹ và 300.000 đô la Australia cho bậc học tiến sỹ. Học bổng còn bao gồm một chương trình phát triển năng lực lãnh đạo chuyên sâu cho tất cả những người nhận học bổng.



Trong số hơn 3000 cựu sinh viên Việt Nam của chương trình Học bổng Australia (Học bổng ALA, Học bổng phát triển Australia và học bổng Endeavour), rất nhiều người đã thành công trong sự nghiệp và đóng góp cho sự phát triển về kinh tế và xã hội đầy ấn tượng của Việt Nam.



Thời hạn nhận đơn xin Học bổng Năng lực lãnh đạo Australia (ALA) là ngày Thứ Tư, 30 tháng 6 năm 2010.

Để biết thêm thông tin về học bổng ALA và quá trình nộp đơn, xin mời truy cập trang web: http://www.ausaid.gov.au/scholar/ala.cfm


DATE: 10 March 2010

SUBJECT: Opening 2011 Australian Leadership Awards Scholarships





Prestigious scholarships to study

in Australia




The Australian Embassy is pleased to announce that applications are now open for the 2011 Australian Leadership Awards (ALA) Scholarships.



Up to 200 ALA Scholarships will be offered to high achievers in the Asia-Pacific region to undertake postgraduate study in Australia in 2011.



The ALA Scholarships program is now a part of the Australia Awards, launched by Australian Prime Minister Kevin Rudd in November 2009.



Since 2006, 72 Vietnamese have been awarded ALA Scholarships – this represents a total value of $A9.5 million, equivalent to more than 160 billion VND.



The ALA Scholarships aim to foster leadership, build partnerships and linkages and address issues of priority that affect people across the Asia-Pacific region.



Scholars will be selected on the basis of leadership qualities and academic achievement in the following priority areas: economic growth, education, environment, food security, gender, governance, health, disability, human rights, infrastructure, regional stability, rural development, and water and sanitation.



The ALA Scholarships provides funding for study at Masters and Doctorate levels in Australia’s leading education institutions.



Masters scholarships can be valued at up to A$150,000 and doctorate scholarships up to A$300,000. This includes an extensive leadership development program for all scholars.



Many of the 3000-plus Vietnamese alumni of Australian Award programs (ALA Scholarships, the Australian Development Scholarships and the Endeavour Awards) have gone on to successful careers and contributed to Vietnam’s impressive economic and social development.



ALA Scholarship applications close on Wednesday 30 June 2010.



For further information on ALA Scholarships and the application process please visit: http://www.ausaid.gov.au/scholar/ala.cfm
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (31-05-2010), hat_de (11-03-2010), huuhuetran (13-03-2010), xihuan (31-05-2010)
  #4  
Cũ 11-03-2010, 21:26
ngotthuha231's Avatar
ngotthuha231 ngotthuha231 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 02-12-2007
Đến từ: Hà Nội
Bài Viết : 2,378
Cảm ơn: 224
Đã được cảm ơn 14,754 lần trong 2,495 Bài
Mặc định

Cháu mới mất học bổng cuối kì chỉ vì môn tiếng Anh chưa đủ trình đạt được 6.5 IELTS, nên cháu chưa dám mơ tới điều xa vời này chú ạ.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
3 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn ngotthuha231 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (11-03-2010), huuhuetran (13-03-2010), panda_mèo xanh@v11 (12-03-2010)
  #5  
Cũ 12-03-2010, 07:09
panda_mèo xanh@v11's Avatar
panda_mèo xanh@v11 panda_mèo xanh@v11 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 13-02-2009
Đến từ: Thế giới thú nhồi bông, Sao Băng, Vũ Trụ
Bài Viết : 172
Cảm ơn: 320
Đã được cảm ơn 849 lần trong 179 Bài
Mặc định

Chị Hà đừng mơ chị ơi, chỉ cần đạt được là đủ rồi chị nhỉ. Các anh chị 9x của diễn đàn rất giỏi mà, lo gì không ai đạt được!
Chị Hà ơi, cố lên nha chị, em luôn cổ vũ cho chị!
__________________
Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra là để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.
Họ và tên: Phạm Khánh Vân
Địa chỉ: 138/5 Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang
Phone: 076. 6259011
Nick YM: khanhvan_11
E-mail: thegioithunhoibong11@zing.vn
Chủ đề sưu tập: hoạt hình, truyện cổ, WWF, danh nhân
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
2 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn panda_mèo xanh@v11 vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
huuhuetran (13-03-2010), trithuc_nguyen (31-05-2010)
  #6  
Cũ 30-05-2010, 23:15
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định Sinh viên du học tại Mỹ, 'ngó dzậy mà không phải dzậy'

Sinh viên du học tại Mỹ, 'ngó dzậy mà không phải dzậy'


Một thành phần du học, nhiều hoàn cảnh xuất thân

Ngọc Lan/Người Việt, 9 - 11/5/2010

WESTMINSTER (NV) - “Người ta hay nói, sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ là 'con ông cháu cha,' nhiều tiền lắm của, chỉ lo ăn chơi, em nghĩ điều đó có đúng không?” tôi hỏi Khoa Trần, sinh viên một trường đại học cộng đồng ở Orange County, California.

“Ðó là nhận xét hoàn toàn không đúng,” Khoa trả lời lập tức. “Trong 10 đứa học sinh Việt Nam thì hết 9 đứa rưỡi đã mơ ước được qua Mỹ học, không cần là giàu nghèo, là con ông cháu cha hay không.” Câu chuyện về đề tài “Sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ có phải là kẻ nhiều tiền lắm của?” bắt đầu như thế.

Du học tự túc là “một sự liều lĩnh”

“Tốt nghiệp đại học, đang đi làm, tự dưng nảy ra ý muốn đi du học. Thế là em cùng với ba xách xe chạy đi hỏi cách thức làm giấy tờ đi du học ra làm sao.” Khoa nhớ lại.

“Em đi du học khi vừa học xong năm thứ nhất Ðại Học Bách Khoa,” Hưng Lê, một sinh viên du học khác, cho biết.

Lý do Hưng đi du học vì “thấy có nhiều bạn bè đi, em cũng muốn ‘cạnh tranh’ nên xin ba mẹ cho đi. Thêm vào đó em hiểu rằng nếu em được đi du học thì cơ hội mở rộng hơn cho em ở tương lai.”

Hưng nói: “Nhiều người nghĩ đi du học là gia đình phải thực sự giàu có, nhưng thực tế không phải vậy.” Theo Hưng, nhiều người chấp nhận đầu tư vào việc học cho con, vì tương lai của con cái nên thậm chí “bố mẹ có thể bán nhà cho con đi du học.”

Với con số hơn 10,000 du học sinh hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ theo nhiều chương trình khác nhau, Việt Nam trở thành một trong 10 nước có số sinh viên du học đông nhất tại Hoa Kỳ.

Chính sách bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng mở rộng, việc du học Hoa Kỳ “dễ thở” hơn đôi chút so với quá khứ, khiến cho giấc mơ “du học tại Mỹ” trở nên thôi thúc hơn đối với sinh viên học sinh Việt Nam.

Sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ theo nhiều cách khác nhau: theo diện học bổng, theo diện trao đổi văn hóa, và nhiều hơn hết là du học tự túc.

Chính vì lý do chuyện đi du học tự túc dễ dàng hơn, đời sống kinh tế cũng có phần khá hơn nên không phải chỉ có “con ông cháu cha” hay những kẻ “nhiều tiền lắm của” mới có thể cho con mình đi du học ở Mỹ.
Thống kê của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ

Số F-1 visa cấp cho sinh viên, học sinh Việt Nam:

Tài khóa 2006: 3,718
Tài khóa 2007: 6,152
Tài khóa 2008: 9,216
Từ năm 2006 tới 2008, Việt Nam nhảy từ hạng 14 về số visa F-1, lên tới hạng 7, cao hơn Pháp, Anh, Thái Lan, Nga, Hong Kong...
Khoa nhận xét: “Nhiều gia đình không thực sự giàu có, nhưng họ cũng ráng cầm cự để lo cho con đi du học tự túc. Thậm chí là cả liều lĩnh nữa, như bản thân em cũng là một sự liều lĩnh. Em nghĩ, kệ, qua được thì cứ qua, học cái đã, kiếm tiền cái đã. Nghĩ vậy mà đi. Còn ai đó cho rằng tất cả du học sinh sang đây là phải giàu có thì không đúng đâu.” Hiển nhiên, không phải tất cả du học sinh qua đây đều giàu có, nhưng không thể phủ nhận, có những trường hợp “lắm tiền lắm bạc” đến khó hiểu.

Cô sinh viên du học này làm cho một nhà hàng ở Little Saigon, nhận tiền mặt, để trang trải chi phí trong thời gian đi học tại một đại học cộng đồng ở quận Cam, California. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Một sinh viên Mỹ gốc Việt, không nêu tên, kể rằng: “Ðám bạn cháu con nhà giàu ở Việt Nam qua Mỹ du học, chúng nó có học hành gì đâu. Chúng nó mang theo một đống tiền, qua đây dùng tiền mặt mua nhà rồi bán lại và cho vay với 20 phân lời.

Chúng nó đã mua mấy căn ở Fountain Valley.” Sinh viên du học này đưa thân nhân của một sinh viên gốc Việt, đến thăm và “khoe” căn nhà riêng của anh ta tại La Mirada. Sinh viên này cho biết: “Nhà mua bằng tiền mặt, tọa lạc trong khu có cổng an ninh, rộng gần bốn ngàn square feet, có hồ bơi.” Anh ta nói: “Bố mẹ cháu chuyển tiền sang và cháu trả đứt luôn, chứ hơi đâu mà mượn tiền ngân hàng.”

Cô Bích Ngọc, hiện làm y tá ở một bệnh viện tại quận Cam, cho biết, cô “tìm mua một căn nhà muốn hụt hơi.” “Từ nửa năm qua, cứ tìm được căn nào vừa ý nằm trong học khu Fountain Valley thì y như rằng, căn nhà đã được bán... bằng tiền mặt cho người gốc Việt.”

Cô Ngọc sau đó tìm hiểu thì biết được người mua là sinh viên từ Việt Nam sang. Cô thắc mắc, “không biết ở đâu ra mà những người này lắm tiền thế.”

Lắm tiền lắm bạc là như vậy, nhưng có những sinh viên khác, như câu chuyện của Ngọc Thi dưới đây, thì lý do du học “rất lạ.” Ngọc Thi, đang học năm thứ hai tại Santa Ana College, ở quận Cam, California, cho biết: “Em đi du học khi đang là sinh viên năm thứ hai khoa Hóa, trường Ðại Học Bách Khoa. Khi đó cậu và dì thấy em có khả năng học được, nếu em đi du học sau này có tương lai hơn để giúp đỡ gia đình em, nên cậu và dì lo tiền cho em đi.” Thi kể.

Thế nhưng, lý do chính để Thi có mặt tại xứ sở giàu có bậc nhất thế giới này là vì “mọi người ở nhà ai cũng nghĩ rằng em sang đây sẽ kiếm tiền gửi về được ngay.” Thi nói như than.

Riêng với Quỳnh Anh, sinh viên Golden West College, ở quận Cam, California, thì lý do đi du học là vì “ở trong nhà hoài thì sẽ chẳng bao giờ lớn lên được.” Cho nên, ngay khi vừa tốt nghiệp trung học, Quỳnh Anh xin ba mẹ cho đi du học, dù “lúc đầu ba mẹ không cho, vì em là con gái út,” cô bé chỉ vừa 20 kể.

1001 lý do “du học tự túc“

Ðược đi du học Mỹ là niềm tự hào và hãnh diện của học sinh, sinh viên Việt Nam.

Tuy nhiên, không ai trong số những du học sinh tự túc mà chúng tôi gặp gỡ lại không biết trước những khó khăn mà họ sẽ phải đối diện khi xa nhà. Có điều, giữa “nghe nói” và “thực tế” vẫn là một khoảng cách.

“Trước khi em qua Mỹ, những người quen ở đây về nói là học ở Mỹ dễ lắm, tiền học rẻ, đi học lại có thêm khoản tiền này tiền kia, kiếm việc làm thêm cũng dễ.

Nhưng những người đi trước cho em biết, sinh viên du học không được phép đi làm, học phí đóng rất mắc, rồi sẽ có những khó khăn về ngôn ngữ, văn hóa, này nọ.” Khoa Trần kể.

Nếu một cư dân địa phương ở California chỉ phải đóng $26 cho một 'unit' ở các trường đại học cộng đồng, và được hưởng thêm các khoảng tiền sách vở, tiền hỗ trợ đi học, có thể mượn tiền chính phủ,... thì du học sinh phải đóng hơn $200 cho một 'unit,' cùng tiền bảo hiểm sức khỏe và không được hưởng thêm những sự hỗ trợ tài chánh nào khác của chính phủ Hoa Kỳ.

Nghe thì nghe vậy, nhưng “chí nam nhi” thôi thúc Khoa “cứ muốn đi. Bởi, được đi học ở Mỹ là điều quá hấp dẫn, kế nữa là muốn thử thách mình, chứ ở yên hoài một chỗ thì cũng chẳng biết sao.”

Golden West College, một trong những đại học cộng đồng tại quận Cam, California, thu nhận khá đông sinh viên du học từ Việt Nam sang. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Ðối diện với cuộc sống thực tế, sau hơn ba năm du học, Khoa cho rằng nhiều lúc mình cũng bị “áp lực,” bị trầm uất, có lúc “cực kỳ thất vọng,” nhưng “mỗi lần trải qua những chuyện như vậy thì em lại tự nhủ, có như thế mình mới khá lên được.” Khoa cười khi nói về kinh nghiệm đối diện với những khó khăn của mình.

Cô “con gái út” Quỳnh Anh cũng vậy.

“Không,” là câu mà Quỳnh Anh trả lời khi tôi hỏi: “Có bao giờ em phải suy nghĩ nhiều về chuyện cực khổ khi đi du học không?” Quỳnh Anh tâm sự: “Em nghĩ đó là chuyện em phải trải qua khi đi du học. Chứ nếu cứ nghĩ sang đây đi học mà cũng đầy đủ, sung sướng như khi ở nhà với ba mẹ thì có lẽ sẽ không bao giờ bước chân ra đường tự sống được hết.” Trải qua ba năm rưỡi sống đời du học sinh, Hưng cũng có nhận xét “thực tế khác nhiều với suy nghĩ trước khi sang đây.” Hưng cho rằng “có cái tốt, có cái chưa tốt,” nhưng “học được nhiều điều tốt hơn” là điều Hưng cảm thấy hài lòng trong những năm tháng qua.

“Em có thể làm nhiều chuyện theo những gì em nghĩ, chủ động trong cuộc sống, biết sống cuộc sống tự lập, biết nấu ăn, giặt giũ, biết làm ra tiền và quí trọng đồng tiền do chính mình làm ra.” Hưng chia sẻ.

Trong khi đó, Ngọc Thi, vừa đi học toàn thời gian (full-time), vừa đi làm 40 tiếng một tuần, trút nỗi niềm: “Em đã hình dung trước là gia đình không có khả năng lo cho em học đến nơi đến chốn, cũng nghĩ là sang đây em phải tự nắm lấy cuộc sống để trang trải. Nhưng em không hề nghĩ là tương lai mờ mịt như thế.” Khó khăn chính mà Ngọc Thi đối đầu, không phải là chuyện tự lo tất cả cho mình, mà lại là “áp lực phải kiếm tiền gửi về cho gia đình, phụ ba mẹ nuôi bảy em nhỏ còn đang ở tuổi ăn học.” Ngọc Thi cười buồn: “Ai cũng mong em sang đây đi làm kiếm tiền, họ không nghĩ rằng em lại cứ đâm đầu đi học như vậy.” “Nhưng em cũng không hề hối hận là đã quyết định đi du học đâu. Cuộc sống em như vầy em cũng thích, bởi em làm được nhiều việc, không quản ngại gì hết, đến đâu hay đến đó.” Ngọc Thi nói cương quyết.

Với Hưng Lê thì “chỉ có thời gian khoảng ba tháng đầu là gia đình chu cấp tiền bạc, còn lại từ bấy đến giờ, đã hơn ba năm, mọi chi phí em tự lo hết bằng việc đi làm thêm ngoài giờ lên lớp.” Vừa đi làm, vừa đi học “full-time” $1,500 là khoản tiền tối thiểu mà cả Khoa, Thi, Hưng và Quỳnh Anh đều cho rằng mình cần phải có để chi phí cho chuyện học hành, ăn ở và tất cả các sinh hoạt khác trong một tháng. “Và phải đi bằng xe bus,” Khoa nói thêm.

“Em được bố mẹ cho bao nhiêu trong số đó?” tôi hỏi Ngọc Thi. “Em không được đồng nào hết,” Thi nói liền không cần đắn đo.

Nhà Thi có tám chị em, Thi là con đầu. Bố mẹ chẳng khá giả như người ta thường nghĩ về những gia đình có con đi du học tự túc. Ngọc Thi được họ hàng lo cho đi du học với mục đích “kiếm tiền gửi về lo cho gia đình.” Thế nhưng Thi lại rất mê học. “Từ lúc qua tới giờ em chưa bỏ mùa học nào, những khi nào có dư tiền thì mùa hè em cũng đóng tiền học luôn.” Thi khoe.

“Vậy tiền đâu học?” “Em đi dạy kèm Toán, Hóa, làm 'babysit' em bé hai ngày cuối tuần, làm thêm những việc khác trong trường, trong phòng thí nghiệm. Có những chương trình làm 75 tiếng, nguyên mùa học, được trả $500. Có việc gì em làm việc đó.” Thi hào hứng kể chuyện bằng cách nào em có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống của một du học sinh không có sự trợ giúp nào từ gia đình.

Xoay sở với đủ việc như vậy nhưng Ngọc Thi luôn giữ vững bảng điểm 4.0 của mình. “Em phải cố gắng học cho tốt để có thể mạnh dạn nói với thầy là bất cứ lúc nào, bất cứ công việc gì thầy có thì cứ gọi cho em làm.” Chính sự cần mẫn đó mà Ngọc Thi cho rằng mình “may mắn có được công việc làm ở trường đã bốn mùa rồi.”

May mắn hơn Ngọc Thi, trung bình mỗi tháng Quỳnh Anh cũng được “ba mẹ cho vài trăm,” nhưng “tự xoay sở vẫn là chính.” Ngoài giờ học, Quỳnh Anh kiếm việc làm thêm ở một quán ăn. “Em được chủ trả cho $6.5/giờ. Tiền 'tip' được nhận nhưng rất ít, bởi chia cho nhiều người trong bếp, rồi chủ cũng lấy nên chỉ được chừng vài chục cents một giờ thôi.”

Quỳnh Anh kể: “Lúc em mới sang du học thì ở chung với gia đình cậu, và không ai muốn em đi làm thêm, bởi sang đây là đi học chứ không phải đi làm. Thế nhưng chỉ được chừng một năm thì gia đình em gặp khó khăn, nên em đi kiếm việc. Cũng không thấy gì là bỡ ngỡ hay lạ lẫm gì khi đi làm thêm hết.”

Quỳnh Anh hồn nhiên kể. “Mặc dù lúc ở nhà, gia đình có người giúp việc nên em chẳng phải làm gì.” Theo Quỳnh Anh, ba mẹ em, cũng như bao phụ huynh khác, khi biết tin con mình phải bươn chải kiếm tiền ăn học thì “xót lắm.” Em kể, “Lúc nhà hàng thiếu người, em phải đi làm nhiều, nên lúc gọi điện thoại về cho ba mẹ, lúc nào em cũng mệt hết. Ba em xót lắm, nói em không cần phải làm nhiều như vậy, khi nào thiếu tiền thì nói để ba gửi qua.”

Quỳnh Anh trầm giọng: “Nhưng em biết ba em đâu có tiền, ba cũng phải đi mượn của người ta thôi, mượn thì phải trả. Nên em không có nói.”

Trường hợp của Khoa Trần cũng tương tự. Do đã để dành được ít tiền lúc đi làm ở Việt Nam, thêm bố mẹ và anh chị giúp, Khoa đủ tiền sang Mỹ học cho mùa đầu.

“Nếu học college mà siêng siêng đi làm thêm thì tự chi phí cũng đủ. Nhưng xui cho em là lúc đó kinh tế Mỹ xuống dốc, em đang có chân làm bồi bàn thì mất việc, lại phải kiếm những công việc lẹt xẹt khác để làm, cũng chỉ đủ ăn.” “Gia đình em hỗ trợ em nhiều không?” tôi nhắc lại câu hỏi này với Khoa.

“Tính ra gia đình đã giúp em rất nhiều, tuy không thường xuyên, đều đặn. Khi em có việc làm đủ tiền thì em không xin nhà, khi túng quá la làng lên thì ba mẹ cũng sẽ tìm cách gửi qua cho. Nhưng thực sự trong thâm tâm em vẫn muốn tự lo cho bản thân mình.”

(Bài có sự đóng góp thông tin của phóng viên Ðinh Quang Anh Thái)



Sinh viên Việt du học: Những ngả rẽ bất ngờ và ước mơ ở lại Mỹ

“Ði du học là để có cơ hội mở rộng hơn ở tương lai,” “Ði du học để có thể kiếm thêm tiền phụ gia đình,” “Ði du học là chấp nhận sự liều lĩnh,” “Ði du học là để có cơ hội trưởng thành, lớn lên.” Ðó là lý do của một số sinh viên Việt Nam đang du học tự túc tại các trường đại học cộng đồng ở Orange County, California.

Với những lý do như vậy, không cần gia đình nào thực sự giàu có hay chỉ có gia đình “con ông cháu cha” mới có thể cho con em đi du học. Họ chấp nhận vay mượn, thậm chí cả bán nhà, để đầu tư vào chuyện học hành với hy vọng có một sự “đổi đời” cho con em họ về sau.

Nhiều du học sinh chỉ được gia đình hỗ trợ cho chi phí sang Mỹ hoặc thêm vài ba tháng đầu, sau đó, tự mỗi em sẽ xoay sở để tìm cách tự lập. Chính vì vậy, có nhiều sự thay đổi đã diễn ra không hề nằm trong dự tính của các du học sinh, kể cả ý định sẽ ở lại Hoa Kỳ sau khi tốt nghiệp.

Những điều không như dự tính “Lúc còn ở Việt Nam cứ nghĩ qua đây có bác, sẽ ở nhà bác, mình đi làm được bao nhiêu, thiếu bao nhiêu bác sẽ phụ cho tiền đóng tiền học. Thế nhưng hoàn cảnh thực tế đâu cho phép bác giúp em như vậy.” Ngọc Thi kể về những điều không lường trước của mình.

“Bác cho em cái xe chạy đi học đi làm là em mừng lắm rồi. Còn nhà bác là 'housing' nên dù có muốn cũng đâu thể cho em ở được.” Cũng may mắn cho Thi ở chỗ, là sau thời gian chạy tới chạy lui kiếm chỗ ở hoài, thì gia đình mà Thi làm công việc “babysit” đã cho Thi một chỗ ở không lấy tiền. “Cũng nhờ vậy mà em mới có thể đủ tiền trang trải cho chuyện học.”

Khoa Trần, một sinh viên du học, nói rằng: “Nhiều gia đình không thực sự giàu có nhưng cũng ráng cầm cự cho con đi du học, một sự liều lĩnh.” (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt) Không chỉ phải tự lo cho bản thân nơi đây, mà Thi còn mang nặng tâm trạng phải lo cho gia đình ở Việt Nam.

Tôi hỏi Thi, “Làm sao em có tiền để gửi về cho bố mẹ?” “Khi đi làm, chỉ để ra đủ tiền đóng tiền học, còn lại dư ra một chút nào em lại nhờ bác chuyển về nhà cho bố mẹ và các em, nhất là vào dịp Tết và đầu năm học.” “Sao lại phải nhờ bác gửi?” Tôi hỏi và nghe giọng Thi như chực khóc: “Nếu em gửi thì sợ bên nhà nghĩ rằng em có tiền, mà em thì có tiền gì đâu, thực tình là em chẳng có dư đồng nào hết. Nên cứ để bác mang danh bác mà gửi về cho bố mẹ.

Có một trăm em gửi một trăm, có năm chục em gửi năm chục, đôi khi có hai chục em cũng gửi.” “Em có nói cho nhà biết là bên này em kiếm tiền rất khó không?”

“Không hiểu đâu chị ơi. Không hiểu đâu. Bố mẹ và cậu dì cứ nghĩ là em sang đi làm là có tiền liền, có tiền nhiều. Họ cứ nói sao hàng xóm nó đi, tiền nó gửi về hàng ngàn. Mà trời đất ơi, mình đi học, rồi đóng tiền học, tiền tùm lum, mà cứ giải thích nhiều lần cũng không có ai hiểu hết. Khi nhà có khó khăn lại gọi sang cho em, mà thực tình em có tiền đâu. Thành ra cực khổ gì ở đây em cũng chẳng dám than, chẳng dám nói gì hết.”

“Em biết có khó khăn lắm thì mẹ mới gọi đến em, nên hễ có bao nhiêu là em gửi hết. Một chút cũng có thể kham được trong lúc khó khăn.”

Thi giãi bày: “Mỗi lần gọi cho mẹ là mỗi lần mẹ khóc, mẹ than, em lại không có tiền nên từ Tết đến giờ em không dám gọi về nhà. Em chỉ lén hỏi thăm qua bác và gọi lén cho đứa em để biết tình hình ở nhà thôi.” “Hy vọng vài năm nữa sẽ đỡ hơn.” Thi cười hy vọng.

Sân trường đại học cộng đồng Golden West College, California, nơi có đông đảo sinh viên du học từ Việt Nam sang.

Những hoàn cảnh như Thi không phải là hiếm, nhưng những hoàn cảnh “ngược lại,” cũng không thiếu. Một người gốc Việt làm cho một đại học cộng đồng nói rằng, tại trường của ông, đến 95% du học sinh Việt Nam không thể tốt nghiệp.

Các sinh viên này đến học, học không nổi, nhưng nhà giàu nên không thèm quan tâm, đến khi về nước chỉ có mỗi... bằng lái xe.

Có những “diện” học bổng khác để sang Mỹ, là đi theo tiền của nhà nước Việt Nam. Không thiếu những người học giỏi, và cũng không hề thiếu những người học hoài, học miết, mà không qua được các lớp Anh ngữ. Một sinh viên du học kể về trường hợp anh biết tại một trường đại học cộng đồng ở San Diego. Một sinh viên lớn tuổi, đi theo “diện học bổng” của nhà nước Việt Nam. “Phải nói là ông này không thiếu tiền. Ông mướn căn phòng riêng trong một gia đình Mỹ, tiền nhà trả khá cao, lại mướn riêng giáo viên về dạy Anh văn cho mình.”

Trong khi các sinh viên “con nhà nghèo” khác nai lưng ra vừa đi học, vừa đi làm, “ông sinh viên” lớn tuổi đã không qua được các khóa tiếng Anh, và đành về lại Việt Nam.

Trở lại với những sinh viên du học có hoàn cảnh khó khăn. Cô Quỳnh Anh, một sinh viên du học tại quận Cam, nói mỗi tháng ba mẹ cô giúp cho khoảng một phần ba số tiền học. Nhờ đi làm thêm, Quỳnh Anh để dành được tiền mua vé về Việt Nam thăm ba mẹ một lần.

“Ai cũng khen em hết. Mọi người nói em qua đây một mình, tự lập, đi làm và đi học, còn mua được vé về, còn mang tiền cho mẹ nữa.” Quỳnh Anh cười khúc khích.

Tôi hỏi nhỏ: “Em cho mẹ được bao nhiêu?” Tiếng Quỳnh Anh cười bẽn lẽn: “Dạ có năm trăm à.” Với Hưng Lê thì những dự tính lúc đầu trước khi du học và thực tế cũng khác hẳn nhau.

“Lúc đầu ở nhà tính là sang đây sẽ ở nhà người quen. Nhưng chỉ được một thời gian thì với nhiều lý do, em phải kiếm chỗ ở khác. Thành ra những chi phí dôi ra cho khoảng tiền thuê nhà, gas, điện, nước là không có trong dự tính lúc đầu.”

May mắn là chỉ sau hai tháng bỡ ngỡ, Hưng đã tìm được việc làm thêm, dù là làm “chui,” để có tiền trang trải nhiều khoản chi phí, và không phải xin thêm tiền gia đình.

Khó khăn với nhiều thứ như vậy nhưng Ngọc Thi, Quỳnh Anh, Hưng Lê và Khoa Trần đều cho rằng mình may mắn hơn một số bạn bè du học khác.

Quỳnh Anh chia sẻ: “Em thấy mình may mắn vì vẫn còn được đi học. Có một vài bạn em biết do gia đình không gửi tiền sang, hoặc họ không dự trù được hết cuộc sống ở đây nên cứ phải đóng tiền học ESL, rồi bỏ học đi làm.”

“Một số bạn qua đây không phải vì mục đích chính là học mà là để kiếm tiền nên cứ kiếm trường nào thật dễ để nhận được visa du học, rồi sau đó lại kiếm những trường 'ma' nào đó mà chỉ cần đóng tiền chứ không cần tới lớp, để gia hạn visa.

Xong họ đi làm nail, là nhà hàng kiếm tiền và tìm cơ hội ở lại.” Khoa kể câu chuyện một số bạn bè chung quanh.

Học xong đều mong ‘ở lại Mỹ’ Khó khăn và nhiều thử thách đối với những sinh viên du học tự túc không thuộc diện con nhà giàu hay “con ông cháu cha,” thế nhưng những sinh viên mà tôi biết đều không hề có ý định bỏ cuộc sự nghiệp học hành của mình.

“Mùa Thu tới đây em sẽ chuyển lên Ðại Học Fullerton. Em muốn học cho nhanh.

Tuổi em đúng ra theo kế hoạch ban đầu đã phải học xong master rồi.”

Khoa tự tin nói về hướng sắp tới của mình. “Khi lên đại học, em sẽ phải cần nhiều sự giúp đỡ tài chánh của gia đình, bởi em vừa phải giảm giờ làm lo cho việc học, mà học phí đại học lại quá cao.”

Không lạc quan như Khoa Trần, sau 3 năm học ở Santa Ana College, Ngọc Thi chưa dám chắc bao giờ mình mới có thể chuyển tiếp lên hệ đại học.

Thi nói bằng giọng thật buồn: “Ở college thì em còn lo được chứ 'transfer' thì làm sao em có đủ tiền để đóng tiền học. Ðúng lý ra thì mùa Thu tới đây đã có thể 'transfer' rồi nhưng chưa nghĩ ra cách gì có tiền đi học tiếp nên thôi ráng ở lại college thêm mùa nữa, khi nào có đủ tiền thì vào Cal State chứ cũng không dám mơ vô university như trước đây em từng mơ.”

Có điều dù đi học full-time - điều kiện bắt buộc đối với du học sinh, và đi làm 40 giờ một tuần, “cực lắm, cuối tuần không có thời gian nghĩ nữa, nhưng khi mình đã muốn thì mình cũng sắp xếp thời gian làm được hết, em vẫn sinh hoạt trong ca đoàn, vẫn tham gia Sinh Viên Công Giáo, vẫn 'enjoy' mọi thứ,” giọng Thi lại trong vắt tiếng cười.

Hưng Lê thì dự tính lúc đầu sẽ học tiếp ngành em đang theo học ở Việt Nam là “Bio Technology.” Nhưng “vì thời gian học không phù hợp,” sau một năm du học, Hưng lại có ý định chuyển sang học ngành dược, rồi lại loay hoay với ý định học “nurse.” Tuy nhiên, sau tất cả mọi dự định thì “mùa học tới em sẽ 'transfer' vào ngành 'business.' Ðó là lựa chọn cuối cùng của em.”

Quỳnh Anh thì dự định học y tá. Nhưng “em vừa thấy mình có máu kinh doanh giống ba, vừa cũng thích nói chuyện và giúp đỡ người bệnh nữa. Nên bây giờ em cũng chưa quyết định sẽ học cái gì, vẫn tập trung học những môn chung trước.”

Do nhiều yếu tố, hầu hết các du học sinh đều không theo đúng với những gì mình suy nghĩ và dự tính lúc đầu. Thời gian phải bỏ ra cho việc học để lấy được một tấm bằng nào đó bao giờ cũng lâu hơn kế hoạch ban đầu, bởi nhiều lý do về tài chánh hoặc ngành học không phù hợp. Có điều, sau khi học xong “sẽ ở lại tìm việc làm ở Mỹ” là quyết định của tất cả các du học sinh này.

“Công sức em đổ ra quá nhiều rồi, em muốn lấy lại những gì em đã đánh đổi. Nếu em về Việt Nam, thì có đi làm cả đời em cũng không thể nào lấy lại được những gì em đã bỏ ra,” Ngọc Thi nói dứt khoát. Xa nhà đã ba năm, muốn nhưng chưa có điều kiện về thăm nhà, nên học xong sẽ về Việt Nam thăm gia đình cũng là dự tính của Thi.

“Học xong em sẽ ở lại tìm việc làm, có điều làm gì thì em chưa biết.” Quỳnh Anh cười cho biết.

Hưng Lê ước mơ: “Sau khi tốt nghiệp, em muốn có cơ hội ở lại Mỹ làm việc. Em thích cuộc sống ở đây. Ở đây không cần phải giàu, chỉ cần biết tằn tiện, tiết kiệm vừa phải thì mình cũng như bao người khác, an tâm với cuộc sống.” Tôi hỏi Khoa: “Tại sao hầu hết du học sinh đều muốn ở lại Mỹ sau khi ra trường vậy?” Khoa nhìn tôi cười, có lẽ em đang nghĩ tôi có cần không một câu hỏi “ngớ ngẩn” đến vậy.

Khoa nói, “Về tình cảm cá nhân, gia đình, bạn bè thì em thích ở Việt Nam hơn, bởi dẫu sao mình sống ở đó nhiều hơn, gia đình, bố mẹ, anh chị, bạn bè, tất cả đều ở đó. Nhưng cuộc sống ở Mỹ đâu ra đó, luật pháp, xã hội đâu ra đó, nên mình 'feel' được cái tự do của mình, thấy sống thoải mái, nên em thích sống ở Mỹ.” Khoa khẳng định, “Em sẽ ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp đại học để đi làm hoặc để học lên tiếp.”

(Bài có sự đóng góp thông tin của phóng viên Ðông Bàn)

Copyright © 2002 - 2008 by Nguoi Viet, Inc.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chienbinh (31-05-2010), hat_de (30-05-2010), trithuc_nguyen (31-05-2010), xihuan (31-05-2010)
  #7  
Cũ 26-07-2010, 21:44
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Vietnamese teens' thirst for college outpaces country's educational system


By Chico Harlan
Washington Post Foreign Service
Saturday, July 24, 2010; A06



HO CHI MINH CITY, VIETNAM -- To take the most important test of her life, Le Thi Hoai Thuong, 18, traveled 38 hours by bus with her father, a rice and corn farmer who doesn't want his daughter to become a rice and corn farmer.

To fund the journey, the family sold a cow for $730. During the ride, with the air conditioning broken, Thuong's father fanned her with a rolled-up newspaper. When they arrived in Ho Chi Minh City, Thuong saw for the first time the place where she hoped to go to college.

She also got a glimpse of the obstacles facing the growing number of Vietnamese students with aspirations like hers.

This month, 1.9 million high school seniors in Vietnam took a college admission test. Reflecting the country's rapid modernization -- the government seeks to reach worldwide averages by 2020 -- a generation of teenagers now views college education as a fundamental requirement. The problem is, the college education system hasn't grown, or improved, at a rate commensurate with demand. Vietnam, with 89 million people, has fewer than 400 colleges and universities. The United States, with 310 million people, has more than 4,400.

Even below-average schools in Vietnam have Ivy League-like acceptance rates. Although Vietnam has transformed since the war, reducing its deep poverty with a booming export economy, a potential roadblock looms for efforts to develop skilled labor, cater to foreign investors and keep pace with the region. Vietnam's proportion of college students is half that of Thailand and a third that of South Korea. According to Vietnam's leaders and development organizations, the country faces a choice: Either the education system improves, or the improvement here stalls.

A 2009 government report on higher education bemoaned a system that "fails to keep pace with the socioeconomic development of the country." According to the World Bank, which last month approved a $456.5 million loan aimed at improving Vietnam's higher education system, the percentage of professors with doctorates has declined in the past decade. Universities have a 30-to-1 ratio of students to faculty, high by international standards.

Within the past few years, the push for college acceptance has turned exam season in July into a bottleneck. Rural students such as Thuong, who'd never been more than 125 miles from home before the exam, flock to the big-city testing centers. Hotels offer discounts. The nationwide train system reduces fares by 10 percent.

Academic steppingstone

Last week, Thuong arrived at the District 9 testing center with 700 others for back-to-back 180-minute tests. She viewed the moment as pivotal -- for her and maybe, she said, for her future children.

Nervous parents waited outside. One father held a pouch of emergency supplies -- digestive pills, medicated oil and Band-Aids. An hour into the exam, test-center volunteers reported that a student had fainted. A few mothers discussed a newspaper report from Quang Ngai province about an 18-year-old who had killed himself because he feared he had performed poorly on the exam. None of the mothers had told their children about the news.

"I'm not nervous," Thuong said. "Going to college will help me with a better job, a better career. . . . I've seen from my parents and grandparents, farming is really hard."

Going back as far as records and memory would allow, every previous generation in her family had worked on a farm. Nobody, her two older siblings included, had attended college. Le Van Do, her father, never thought a child of his would even try.

Thuong, his youngest, was unplanned. When he found out about his wife's pregnancy, Do worried about losing Communist Party membership on account of its strict two-child policy. He talked with his wife about abortion. They decided, instead, to report Thuong's birth with a letter of self-recrimination. The party accepted the apology. But when Thuong was 7 or 8, her father told her about the reluctance that had attended her birth. He still thinks this shaped her determined personality.

"There's so much pressure on a third child in Vietnam," Do said. "She's not so smart, but she's hard-working."

Thuong's siblings, older by 14 and 16 years, dropped out after ninth grade. Thuong's father attended school until eighth grade, and at 18, he went to war. He fought for the Communist North against the United States and its South Vietnamese allies, eventually joining a special operations team.

With his battalion, he arrived for the first time in Ho Chi Minh City -- then Saigon -- in 1975, about an hour after its capture by the North Vietnamese army. The next time he visited the city was this month, when he checked into a dorm room with his daughter for a three-day stay, paying a discounted rate of $2.63.

"I'm just thinking about how this country has moved forward," Do said. "More motorbikes and many more people and more skyscrapers. When I was here in 1975, the tallest building was 17 stories." Now, the tallest building is four times that high.

'It's important to push'

Several students taking the test -- Thuong included -- hoped for acceptance into the Ho Chi Minh City Industry and Trade College, a de facto community college. Acceptance rates vary based on intended major, but last year, the school accepted 7.1 percent of business administration candidates and 6.2 percent of its finance and banking candidates. This year, Harvard accepted 6.9 percent of its applicants, the most selective rate in its history.

About 70 percent of Vietnamese college applicants, according to government data, take cram classes. And many high school teachers offer night classes at their homes to students willing to pay. In Thuong's senior year, she biked 45 minutes every day to school, attended classes, stayed two more hours -- sometimes four -- for cram sessions and then biked home. When last week's test ended, Thuong said she thought she did well. She wouldn't get results until the end of the month, but if she failed, she said, she'd spend the next year working, earning money and studying to take the test again.

"It's important to push and see how far you can go," she said.

Minutes after the test, she met her father outside the testing center. They planned to head to the bus terminal for the two-night trip back to Thanh Hoa province, near the north-central coast. Two bus tickets home cost $33.50. Do said that he'd be "a little sad" if his daughter left for college but that he'd also be proud. If Thuong gets into college, he said, he plans to take out a loan and raise several extra pigs.

"She will stop the tradition of being a farmer," he said.

Special correspondent Luan Nguyen contributed to this report.
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (26-07-2010)
  #8  
Cũ 26-07-2010, 21:48
vnmission's Avatar
vnmission vnmission vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
 
Ngày tham gia: 05-04-2008
Bài Viết : 1,370
Cảm ơn: 2,251
Đã được cảm ơn 11,379 lần trong 1,353 Bài
Mặc định

Báo Mỹ viết về cánh cửa hẹp vào đại học ở Việt Nam


Để tham dự kỳ thi quan trọng nhất trong đời, Lê Thị Hoài Thương cùng bố vượt hành trình 38 tiếng bằng xe khách sau khi gia đình bán một con bò lấy tiền lộ phí, tờ Washington Post kể.

Bố của Thương, một nông dân, không muốn con gái mình cũng cắm mặt trên cánh đồng như ông. Để có tiền cho con đi thi, gia đình cô gái 18 tuổi này bán một con bò được gần 14 triệu đồng. Trong hành trình dài vào TP HCM, điều hòa trên xe hỏng và người bố phải dùng tờ báo quạt cho con gái.

Đặt chân đến thành phố, lần đầu tiên Thương nhìn thấy nơi cô vẫn mong mỏi được học và cũng thấy khó khăn mà những sĩ tử đầy háo hức như cô sẽ phải gặp phải.

Đầu tháng này, 1,9 triệu học sinh trung học dự các kỳ thi vào đại học và cao đẳng ở Việt Nam. Con số đó cho thấy tốc độ hiện đại hóa nhanh chóng và thế hệ trẻ ngày càng coi tấm bằng đại học là hành trang cần thiết vào đời.

Vấn đề là hệ thống giáo dục chưa phát triển kịp để đáp ứng đủ nhu cầu. Với gần 85 triệu dân, Việt Nam chỉ có khoảng 400 trường đại học và cao đẳng, trong khi Mỹ có 310 triệu dân và hơn 4.400 trường. Tỷ lệ sinh viên của Việt Nam chỉ bằng một nửa của Thái Lan và bằng một phần ba của Hàn Quốc.

Thậm chí các trường dưới trung bình của Việt Nam cũng có tỷ lệ chọn đầu vào cao tương đương những trường đại học danh tiếng của Mỹ.

Một báo cáo năm 2009 của chính phủ Việt Nam về giáo dục bậc cao cho rằng hệ thống này không bắt kịp được với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo World Bank, tỷ lệ giảng viên có bằng tiến sĩ của Việt Nam giảm trong thập kỷ qua. Các trường đại học có trung bình một giảng viên cho 30 sinh viên, tỷ lệ này là cao so với chuẩn quốc tế.

Sự cạnh tranh gay gắt để chen chân vào đại học cũng gây ra tình trạng quá tải ở những nơi đặt địa điểm thi. Những học sinh từ vùng nông thôn như Thương đổ đến thành phố. Hệ thống đường sắt Việt Nam giảm 10% giá vé cho các sĩ tử và một số khách sạn giảm giá cho các thí sinh.

Tuần trước, Thương đến một địa điểm thi tại quận 9 cùng với 700 thí sinh khác và làm ba bài thi, mỗi bài kéo dài ba tiếng. Thương coi đó là giây phút trọng đại của cô, và có thể cả con cái cô về sau.

Trong khi các sĩ tử làm bài, các ông bố bà mẹ đầy lo lắng chờ ở bên ngoài. Một ông bố còn cầm theo cả nắm thuốc phòng tình huống khẩn cấp, trong đó có thuốc tiêu hóa, dầu gió và cả bông băng. Một tiếng sau khi buổi thi bắt đầu, những người tình nguyện tại điểm thi đó thông báo một thí sinh ngất xỉu. Vài bà mẹ ngồi bàn tán chuyện báo chí đưa tin một nam sinh ở Quảng Ngãi tự tử vì sợ không làm được bài.

"Cháu không lo lắng lắm", Thương nói. "Nếu có tấm bằng đại học, cháu sẽ kiếm được công việc tốt, có sự nghiệp tốt hơn. Cháu chứng kiến bố mẹ và ông bà rồi, làm ruộng thực sự vất vả".

Các thế hệ trước trong gia đình Thương đều làm ruộng. Không một ai, kể cả hai anh chị của cô, học lên cao. Bố của Thương không bao giờ nghĩ con cái ông có thể vào đại học.

Hai anh chị của Thương, lớn hơn cô 14 và 16 tuổi, bỏ học từ lớp 9. Ông bố học hết lớp 8 và rồi đi bộ đội. Ông đặt chân đến TP HCM, khi đó là Sài Gòn, năm 1975 và đây là lần thứ hai ông đến thành phố này.

"Đất nước thay đổi nhanh quá. Ngày càng nhiều xe máy, nhiều người hơn và nhiều nhà cao tầng. Khi tôi ở đây năm 1975, tòa nhà cao nhất cũng chỉ 17 tầng", ông nói.

Cũng như Thương, nhiều thí sinh khác hy vọng kiếm được một chỗ trong trường Cao đẳng công nghiệp TP HCM. Tỷ lệ chọi phụ thuộc vào từng khoa. Năm ngoái, trường này chọn 7,1% số thí sinh vào khoa quản trị kinh doanh và 6,2% vào khoa tài chính ngân hàng. Trong khi đó, tỷ lệ đầu vào gắt gao nhất của Mỹ năm nay là Đại học Harvard: 6,9%.

Khoảng 70% các thí sinh đại học và cao đẳng Việt Nam tham gia các lò luyện thi. Nhiều giáo viên trung học mở các lớp ôn thi buổi tối tại nhà. Trong suốt năm cuối trung học, Thương đạp xe mỗi ngày 45 phút tới trường và ở lại thêm hai đến bốn tiếng sau mỗi buổi học để ôn tại lò luyện, rồi lại đạp xe về nhà.

Cô gái này cho biết cô làm bài thi tốt, Kết quả sẽ chỉ được công bố vào cuối tháng tới. Thương nói rằng nếu trượt, cô sẽ đi làm, kiếm một chút tiền và ôn thi để năm sau thi tiếp. "Cũng cần phải cố gắng và xem mình có thể tiến được đến đâu", cô nói.

Ít phút sau giờ thi, Thương gặp bố bên ngoài cổng trường. Hai bố con vội vã ra bến xe để bắt xe về Thanh Hóa. Hai chiếc vé mất gần 650.000 đồng. Bố Thương nói rằng ông sẽ "hơi buồn" nếu con gái đi học xa nhưng ông cũng sẽ rất tự hào. Nếu Thương đậu lần này, ông sẽ vay tiền và nuôi thêm nhiều lợn. "Con bé sẽ thoát phận làm ruộng", ông nói.

Ngọc Sơn (lược dịch từ Washington Post) - vnexpress
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn vnmission vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
hat_de (26-07-2010)
Trả lời

Công Cụ
Hiển Thị Bài

Quyền hạn của Bạn trong mục này
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến:



©2007-2024 Diễn đàn Viet Stamp
Cơ quan chủ quản: Câu lạc bộ sưu tập tem Viet Stamp (VSC)
Giấy xác nhận cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 87/GXN-TTĐT
do Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cấp ngày 31-08-2011
Chịu trách nhiệm chính: Ông Hoàng Anh Thi - Chủ nhiệm VSC
Bản quyền thuộc VSC. Địa chỉ: 2/47 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (08) 38111467 – Website: vietstamp.net.vn – Email: vietstamp.net@gmail.com – Hotline: 0918 636 791
Vui lòng ghi rõ nguồn “Viet Stamp” khi phát hành lại thông tin từ diễn đàn này.
--------------------
Mã nguồn: vBulletin v3.8.3 & Copyright © 2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
Diễn đàn Viet Stamp có giấy phép sử dụng từ Jelsoft Enterprises Ltd.