Xem riêng 01 Bài
  #3  
Cũ 18-12-2007, 21:31
Bugi5697
Khách
 
Bài Viết : n/a
Mặc định

Lều Mông Cổ

Đến đầu thế kỷ XIII, phần lớn nhân loại đã sống trong thành thị và làng mạc. Thế nhưng, nhiều bộ tộc Mông Cổ chuyên sống bằng nghề chăn nuôi, lại ghét cảnh sống đô thị và cũng chẳng thích thú gì công việc trồng trọt. Tuy vậy, họ vẫn thèm muốn sự giàu có của người thành thị, vì thế họ đã lao vào một cuộc chinh phục với mơ ước chiếm cứ được nhiều vùng đất rộng lớn trên thế giới. Đi đến bất cứ nơi nào, ho cũng mang theo bên mình, những chiếc lều truyền thông của thị tộc có tên gọi là yourtes. Những người được họ chọn làm đồng minh chính là những người cùng có chung sở thích với họ là yêu mến cuộc sống lều trại. Thủ lĩnh của họ, Thành Cát Tư Hãn tự cho mình cái tên là "đấng tối cao của tất cả các bộ tộc sống trong lều trại bằng da".

Các bộ lạc Mông Cổ được phân chia thành các oboks, tức là các đoàn người có cùng họ tộc. Các thành viên trong mỗi thị tộc sống chung với nhau trong những đồng cỏ của gia đình họ. Cuộc sống du mục của người Mông Cổ phải tuân theo một lịch trình di trú theo mùa. Vào mùa đông, các thị tộc ẩn trú trong các thung lũng để tránh rét. Khi mùa xuân đến, mỗi thị tộc đưa đàn cừu và ngựa của mình đi ăn cỏ trên các cao nguyên và sống tại đó suốt cả mùa hè. Vì phải ở bên cạnh các bầy gia súc của mình, người Mông Cổ không thể dựng lều trại ổn định tại một nơi nào. Mỗi nhóm người cùng họ tộc sống trong nhiều chiếc lều hình tròn được gọi là yourtes hoặc gers. Suc vật của họ, vào ban đêm, được vây nhốt trong những hàng rào nằm bên cạnh khu lều của họ hoặc trên các đồng cỏ.

Lều của người Mông Cổ được làm bằng một thứ dạ rất dày phủ lên trên một cái khung bằng gỗ. Một cây trụ được trồng ngay giữa nền đất có lát ván để nâng mái lều. Bên cạnh chân trụ là một cái bếp lò dùng để nấu nướng và sưởi ấm.



Để trang trí cho đẹp và giữ được hơi ấm ở bên trong, người ta căng vào vách lều một loại thảm có nhiều hoa văn và màu sắc. Giường ngủ, tủ chìm và rương hòm đựng đồ đạc của gia đình được bố trí dọc theo bức vách hình tròn. Cửa ra vào luôn luôn mở về hướng nam, chính vì vậy, ánh sáng có thể vào được bên trong, ngược lại, gió lạnh của đất nước Mông Cổ, nhất là thứ gió đến từ hướng bắc, thì không thể nào vào được.

Lều của người Mông Cổ là chỗ ở lý tưởng đối với người dân du mục của xứ sở này. Việc tháo giỡ rất dễ dàng, chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ là có thể cuốn dạ và thu gọn khung sườn. Từ đầu thế kỷ XIII trở đi, nhiều người Mông Cổ khi di chuyển đến nơi khác, đã đưa lên xe nguyên cả chiếc lều, không cần phải tháo rời ra. Đứng ngay nơi của ra vào của lều, những người phụ nữ đã điều khiển các con bò kéo xe chở lều di chuyển về phía trước.

Khi ra chiến trận, binh lính Mông Cổ thường xuyên ngôi trên lưng ngựa. Mọi thứ đồ dùng cá nhân của họ đều được dựng trong các túi da buộc chặt nới yên ngựa. Họ sống bằng sữa ngựa được lên men hoặc được làm đông đặc. Còn thịt tươi, thì họ thương hay để dưới yên ngựa, với mục đích làm cho nó mềm hơn.

Người Mông Cổ thường coi khinh người dân thị thành và luôn phá hủy các thành phố chiếm cứ được (thật đúng là:" Vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ không mọc được ở nơi đó"). Khi tấn công Trung Quốc và châu Âu, binh lính Mông Cổ đã mang theo lều của họ và đã đưa cả gia đình đến tất cả các nơi mà họ đã đi qua. Khi chinh phục được Trung Quốc, thủ lĩnh Hốt Tất Liệt (cháu nội của Thành Cát Tư Hãn) của người Mông Cổ đã xây dựng một kinh đô mới, thuở đó có tên gọi là Đau, còn hiện nay thì được gọi là Bắc Kinh. Ngay trên các bức tường của cung điện chính nằm giữa hoàng thành, Hốt Tất Liệt cũng cho căng các tấm thảm, vì thế, chỗ ở và chỗ làm việc của nhà vua tại đây cũng giống như bên trong của các lều Mông Cổ. Các quan đại thân cũng như các thành viên trong hoàng tộc thích ngủ trong những chiếc lều dựng trong khuôn viên của các biệt thự hơn là các căn hộ chính thức của mình.

Bài được Bugi5697 sửa đổi lần cuối vào ngày 18-12-2007, lúc 21:49