Xem riêng 01 Bài
  #6  
Cũ 15-11-2008, 03:52
hienthuong hienthuong vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Sống
 
Ngày tham gia: 02-11-2008
Bài Viết : 24
Cảm ơn: 391
Đã được cảm ơn 145 lần trong 24 Bài
Mặc định

"][Name:  clipper1.jpg
Views: 986
Size:  11.6 KB
Siêu thuyền buồm (thuyền có tốc độ cao)






Những chiếc thuyền hai buồm có dáng thiết kế gọn gàng được gọi là Siêu thuyền buồm Baltimore (xem con tem phía bên trái.) đã được dùng cho những mục đích cá nhân trong suốt giai đoạn chiến tranh 1812-14 giữa vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Với cột buồm thẳng và cao, gần giống như thuyền buồm và tàu chiến của Pháp, những chiếc thuyền này trở thành những chiếc thuyền tổ tiên của loại siêu thuyền buồm sau này. Trước đây, siêu thuyền buồm giống như những chiếc thuyền chở hàng, nhưng với tốc độ siêu nhanh chúng trở thành phương tiện lý tưởng để buôn lậu thuốc phiện và nô lệ. Vì vậy mà có những thuật ngữ như “Siêu thuyền buôn thuốc phiện” hoặc “Siêu thuyền buôn nô lệ”.




Name:  clipper2.jpg
Views: 915
Size:  7.9 KBName:  clipper3.jpg
Views: 893
Size:  7.0 KB

Chiếc siêu thuyền buồm đầu tiên, có tên là Cầu vồng, được thiết kế bởi một thợ tàu tên là John Willis Griffiths ở New York . Ông ta đã thử nghiệm ý tưởng của mình với mẫu thiết kế dùng với xe tăng lội nước. Vào giai đoạn đó, những chiếc thuyền buồm lớn có phần đuôi thuyền thon mảnh, phần mũi thuyền hình tròn, như vậy thuyền sẽ dễ dàng được những con sóng nâng lên. Griffiths đã đảo ngược xu hướng này bằng thiết kế với phần mui thuyền thon mảnh, còn phần đuôi thuyền mở rộng hơn. Đặc biệt cột buồm cao hơn bình thường rất nhiều.
Vào năm 1845 con thuyền Cầu Vồng đã thực hiện chuyến hành trình đầu tiên đến Trung Quốc để vận chuyển trà (con tem bên phải)




Name:  caphoorn4.jpg
Views: 917
Size:  8.4 KB
Cụm từ “Siêu thuyền buồm” xuất phát từ một động từ là “to clip” (cắt mạnh, đánh mạnh), và thuật ngữ “to go at a good clip” (đưa ra một cú đấm mạnh). Tiêu biểu là thân thuyền có hình dáng thon dài và có phần lõm ở giữa, vì vậy mà được gọi là thân dạng siêu thuyền. Thuyền ngập sâu trong nước với vỏ thuyền dài, thon mảnh và rẽ nước thành dòng. Đáy thuyền thì có dạng phẳng dẹt.

Tỉ lệ chiều dài và chiều rộng của thuyền là khoảng 5:1 đến 6:1, sau này, với những thân thuyền khỏe chắc hơn thì tỉ lệ có thể đạt tới 8:1. Với những tỉ lệ lí tưởng này, những con thuyền chế tạo sau được thường được gọi là Thuyền siêu đặc biệt




Name:  caphoorn5.jpg
Views: 904
Size:  7.3 KB
Hầu hết siêu thuyền buồm đều là loại thuyền có đầy đủ bộ 3 cột buồm. Chiều cao của những cột buồm này cho phép căng cánh buồm lên cao đến tận đỉnh. Chiều cao cột buồm xấp xỉ ¾ chiều dài thân thuyền. Chúng có thêm những cánh buồm đón gió và buồm trong khung gỗ được gắn cố định trên các trụ kéo thẳng ra. Siêu thuyền buồm cuối cùng được xây dựng với 7 cánh buồm vuông trên một cột chính, và trên mỗi đỉnh cột buồm lại có một lá buồm khác.

Con tem này tượng trưng cho “Đám mây bay”, được thiết kế và xây dựng bởi một nhà đóng tàu nổi tiếng là Donald McKay vào năm 1851. Con thuyền có chiều dài 230 ft, tầm sóng là 4lft, sức kéo là 2lft. Tất cả các siêu thuyền buồm đều chạy với tốc độ trung bình là 14 đến 15 hải lí, và tốc độ cao nhất có thể đạt là 20 hải lí.


Name:  clipper6.jpg
Views: 935
Size:  7.2 KB
Trong giai đoạn đó, tàu chạy bằng hơi nước đầu tiên cũng xuất hiện nhưng sức chứa than phục vụ cho quá trình đốt cho mỗi chuyến hành trình là không đủ, vì vậy mà người ta vẫn cần đến những chiếc thuyền buồm với tốc độ nhanh. 2 siêu thuyền buồm đầu tiên được chế tạo nhằm tìm kiếm lợi nhuận từ việc buôn bán chè giữa Trung Quốc và New York . Chủ thuyền đã kiếm được khá nhiều lợi nhuận khi những con thuyền nhanh nhất trở về New York với những vụ thu hoạch đầu tiên trong năm. Vào năm 1849, Phù Thủy Biển (xem tem này) với thuyền trưởng của nó đã lập một kỉ lục mới khi đi từ Hongkong đến New York chỉ trong 74 ngày. Còn những con thuyền khác thì phải mất 150 đến 180 ngày để hoàn thành chuyến hành trình đó.


Name:  clipper7.jpg
Views: 1038
Size:  6.4 KB
Vào năm 1847, 13 chiếc thuyền đã được đưa vào cảng của thành phố San Francisco , đem theo gần 1000 người dân. 1 năm sau, vàng được phát hiện ở đó. Vào năm 1849, 775 con thuyền khác cũng đã cập bến San Francisco . Nhưng chỉ có duy nhất một siêu thuyền buồm trong số đó tên là Memnon. Nó đã lập một kỉ lục với chuyến đi 122 ngày từ New York đến San Francisco . Vào năm 1849, San Francisco đã thu hút đến 20000 người.
Chi phí giá cả cho tất cả mọi loại hàng hóa đã bị nâng cao lên gấp 10 lần. Một con thuyền có thể thực hiện 3 chuyến đi một năm thay vì 2 chuyến thì được coi như một mỏ vàng. Ngay lập tức, những chiếc siêu thuyền buồm được tận dụng để thực hiện những chuyến đi mua bán chè đến Trung Quốc và vận chuyển hàng đến Cape Horn .




Name:  clipper8.jpg
Views: 909
Size:  8.8 KB
Vào năm 1850, một xưởng đóng tàu ở sông Đông ở New york đã thuê 10000 thợ để đóng một chiếc siêu thuyền buồm mạnh nhất. Tất cả mọi người trong nước đều sục sôi với con sốt vàng. Và chiếc siêu thuyền buồm cũng đến lúc hoàn tất. Chiếc Samuel Russel chỉ cần 109 ngày, còn Sea Witch cần 97 ngày, Surprise chỉ mất 96 ngày để thực hiện chuyến đi đến New York qua cầu Cổng Vàng.

Vào năm 1851, Flying Cloud đã lập một kỉ lục mới trên chuyến đi từ New york đến San Francisco mất 89 ngày và 21 giờ, lần lượt qua các bến neo đậu trong chuyến hành trình liên tục của mình. Trong suốt chuyến đi, 3 cột trụ buồm đã bị gãy trong một trận bãolớn, và cánh buồm cùng với dây thừng cũng bị xé tan tác. Nhưng tất cả thủy thủ trên tàu đã khắc phục thiệt hại chỉ trong 2 ngày và nó đã hoàn thành chuyến đi nhanh hơn 1 tuần so với kỉ lục trước đó. 3 năm sau, vào năm 1854, Flying Cloud thậm chí còn xuất sắc hơn những lần trước, nó đã thiết lập một kỉ tuyệt đối với chuyến đi dài 89 ngày và 8 giờ. Trong khoảng thời gian năm 1852-53, 3 siêu thuyền buồm là Flying Fish, John Gilpin, và Wild Pigen đã hoàn thành cuộc đua nổi tiếng từ New York – San Francisco, và John Gilpin đã giành chiến thắng với 92 ngày.





Name:  clipper9.jpg
Views: 885
Size:  8.8 KBName:  clipper10.jpg
Views: 909
Size:  8.6 KB
Ở vương quốc Anh, việc chế tạo siêu thuyền buồm bắt đầu vào khoảng năm 1851. Thuyền của nước Anh thì nhỏ hơn so với thuyền của Hoa Kỳ. Chúng được thiết kế cho những chuyến đi đến Trung Quốc, đặc biệt là phục vụ ngành thương nghiệp mua bán chè và thuốc phiện.
Từ cuối thế kỉ 18, ngướic Anh vận chuyển thuốc phiện từ Ấn Độ đến Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc cấm buôn bán loại hàng hóa này. Lợi nhuận khổng lồ đã được tích lũy và làm cho những cuộc xung đột ngày càng tăng cao. Vào năm 1840-42, cuộc chiến thuốc phiện nổ ra giữa Trung Quốc và Anh, kết quả là Trung Quốc phải đầu hàng và phải nhường đi Hồng Kông. Ngày nay, Trung Quốc lại bị nạn thuốc phiện hoành hành. Các tàu buôn của nước Mỹ và Pháp cũng tham gia vào ngành thương mại độc hại này. Con tem bên trái bạn có thể thấy Siêu thuyền buồm Trung Quốc và siêu thuyền buồm trà.




Name:  clipper11.jpg
Views: 888
Size:  12.4 KB
Rất nhiều các cuộc đua tranh nổi tiếng đã diễn ra trong suốt 30 năm giữa các loại đại siêu thuyền buồm. nhưng chỉ có một điều tạo nên ảnh hưởng lớn trên thế giới là “great tea race năm 1866. 16 siêu thuyền buồm đã neo đậu tại Trung Quốc, chờ cho mùa thu hoạch trà đầu tiên đến. Tất cả đều muốn giành được phần thưởng đáng giá đến mức khó tin, là thêm 10 shilling trên 1 tấn.
Trong số 16 con thuyền, 5 chiếc được đánh giá cao là Teaping, Fiery Cross, Taitsing, Serica và Ariel. Sau vụ thu hoạch, hàng hoá được chất lên tàu, 5 con thuyền này dường như “bay” qua những cơn bão của miền đông nam để đến mũi Hảo Vọng. Con thuyền và các thủy thủ đã hoạt động hết công suất.

Những con sóng lớn gần như quét sạch mọi thứ trên boong tàu, và 2 cột trụ của Ariel bị phá gãy. Sau đó, con tàu này hướng lên phía bắc, dọc theo bờ biển châu Phi trong cả 1 tháng. Sau 98 ngày, tàu Teaping (tem bên trái) và tàu Ariel (tem bên phải) đã cùng đạt đến tầm nhìn của nhau, trên kênh đào nước Anh. Trên cả hai con thuyền những miếng vải bạt cuối cùng cũng đã hòan thiện. Lần lượt từng con thuyền chạy về phía cửa sông Thames . Ariel đã đến vùng neo tàu trước, dẫn đầu khoảng 8 phút nhưng lại không duy trì được lợi thế do thủy triều lên chậm. Ngay sau đó, Teaping đã tiến đến ngang bằng và cuối cùng giành chiến thắng.. Tuy nhiên cuộc chơi công bằng và giải thưởng vẫn được chia đều cho cả hai. Serica đã đến London trên cùng đợt thủy triều đó nhưng chậm hơn 1 tiếng rưỡi. Hai ngày sau đó, Fiery Cross và Taitsing cũng cập bến London .




Name:  clipper12.jpg
Views: 902
Size:  9.5 KBName:  clipper13.jpg
Views: 879
Size:  8.2 KB
Vào năm 1851, vàng được tìm thấy ở Australia , và đám đông sốt vàng lại làm chuyến di cư đến đó. Những siêu thuyền buồm đã đi vượt biên giới, vòng qua mũi Hảo Vọng. Trong chuyến đi trở về nhà, họ mang theo đầy len, bơi vượt Thái bình dương, vòng qua Cape Horn trên đường đến Châu Âu. Vì những cơn gió xuất phát chủ yếu từ phía sau., nên đây là một sự thuận lợi lớn cho những chiếc buồm lớn căng trên các siêu thuyền.
Một chiếc siêu thuyền buồm điển hình của nước Anh là Orient (tem bên phải), nó được xây dựng năm 1853, nhằm phục vụ cho ngành ngoại thương của Australia . Con thuyền Lightning (tem bên trái) được Donald Mckay vào năm 1854 ở Boston , đóng cho chủ tàu là James baines và Co. of Liverpool. Chiếc thuyền này cùng với chiếc James Baines đã trở thành những siêu thuyền buồm nhanh nhất trên các chuyến đi buôn của người Úc. Cả hai đã cùng lập nên những kỉ lục, từ Melbourne đến Liverpool chỉ trong 63 ngày. Chiếc Lightning được tôn sung là chiếc siêu thuyền buồm chạy nhanh nhất mà đã từng được chế tạo. Vào thời tiết có bão, nó vẫn đi được với tốc độ 18 đến 21 hải lí. Cột buồm chính của nó cao 164 ft, cánh buồm dài nhất là 95 ft, tổng cộng chiều dài của thuyền là 279 ft, rầm dài 42 ft, draft (em không biết nghĩa của từ này) là 23 ft, khối lượng tịnh của nó là 2084 tấn.

Sau khi khởi công kênh đào Suez vào năm 1869, những chuyến đi đến Trung Quốc được tiến hành bởi các thủy thủ đoàn, tuy nhiên những chiếc siêu thuyền buồm vẫn tiếp tục phục vụ những chuyến dài hơn đến nước Úc.




Name:  clipper14.jpg
Views: 883
Size:  7.0 KB
Con thuyền Thermopylae của Anh (tem bên trái) được hạ thủy vào năm 1868. Chủ của nó, G.. Thompson, khẳng định rằng đó là con thuyền buồm nhanh nhất trên thế giới. Nó chỉ cần 91 ngày để thực hiện chuyến đi đầu tiên từ Trung Quốc đến London , là một kỉ lục thật sự ấn tượng.. Một con gà trống bằng vàng được gắn trên đỉnh của cột buồm chính như là biểu tượng cho vai trò dẫn đường giữa những chiếc siêu thuyền buồm khác của Anh. Thuyền trưởng Jock Willis, một người Scôtlen, đã rất khó chịu với sự khoe khoang đó, và 1 năm sau ông chế tạo con tàu Cutty Sark, một con tàu có mọi kích thước lí tưởng, thách thức sự nguy nga của Thermopylae.


Name:  clipper15.jpg
Views: 865
Size:  6.8 KB
Các số liệu của Cutty Sark (tính đến nay) là 272 ft chiều dài tổng cộng, 213 ft chiều dài ở dưới nước, 36 ft rầm, 20 ft draft, tổng trọng lượng là 2133 tấn. Với tất cả các cánh buồm thì diện tích nó lên đến 32,670 ft vuông.

Trong hai chuyến hành trình đầu tiên đến Far East, Cutty Sark đã không vượt qua được kỉ lục thời gian của Thermopylae . Nhưng trong chuyến đi thứ 3, cả hai con thuyền đã gặp nhau trên đường. Chúng rời Thượng Hải cùng ngày, nhưng Cutty Sark đã bị mất bánh lái trong một cơn bão lớn ở Ấn Độ dương. Nó mất 4 ngày để chế tạo và thay thế bánh lái mới. Con tàu về London chậm hơn 1 tuần so với Thermopylae . Nhưng dù sao thì thủy thủ và con tàu cũng đã lập một chiến công đáng ghi nhớ trong lịch sử hàng hải: với một chiếc bánh lái không hoàn chỉnh được thay thế, mà nó vẫn vượt qua hơn 7000 hải lí chỉ trong 60 ngày. Những chuyến đi biển sau đó không thể nào đạt thành công để so sánh được.
8 năm sau, ngành thương nghiệp Trung Quốc đã có đến 5 năm là có những chuyến hàng khác nhau trên những lịch trình khác nhau. Vào năm 1880, cột buồm và diện tích buồm của nó đã bị cắt giảm xuống.




Name:  clipper16.jpg
Views: 922
Size:  9.8 KB
Sau đó, vào năm 1885, thuyền trưởng Richard Woodgett đã đưa ra một yêu cầu, đó là bổ sung thêm cánh buồm và dây thừng mới, và chiếc siêu thuyền buồm bây giờ đã có thể gia nhập vào việc buôn bán giữa UK và Úc, nó đã gặp lại đối thủ cũ là Thermopylae. Dưới sự điều khiển của người chủ tài ba, Cutty Sark đã trở thành siêu thuyền buồm nhanh nhất và thành công nhất trong giai đoạn đó. Cũng trong năm đó, thời đại của Thermopylae đã bị phá vỡ chỉ trong 7 ngày. Sau đó, Cutty Sark đã luôn chiến thắng trong những cuộc đua với đối thủ cũ. Thậm chí đến những thủy thủ cũng không muốn rời xa con thuyền. Vào năm 1889, nó đã chạy nhanh hơn cả con tàu chạy bằng hơi nước Britannia với tốc độ là 17 hải lí. Năm 1895 nó được bán cho một ông chủ người Thổ Nhĩ Kỳ, và Cutty Sark tiếp tục vận chuyển hàng hóa cho đến năm 1922. Sau đó, nó quay trở lại nước Anh và phục vụ một thời gian trong việc vận chuyển trang thiết bị trường học. Năm 1954, nó được đặt một chế độ sửa chữa đặc biệt tại Greenwich . Thật tuyệt vời khi nó được khôi phục lại toàn bộ như 130 năm trước, Cutty Sark vẫn được đặt trong bảo tàng về tàu biển như là biểu tượng của một kỉ nguyên vĩ đại. Bất kì người nào đi đến London đều nên đến chiêm ngưỡng nó.


http://www.temviet.com/forums/showthread.php?t=809

*** Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc chiếc thuyền buồm nào giữ kỉ lục về chuyến đi dài ngày nhất. Giải vô địch về biển được tiến hành, và nó chia ra mỗi chặng dài 465 hải lí, và tốc độ trung bình là 19.4 hải lí. Lightning đi được 436 nm, tốc độ trung bình là 18.2 hải lí. Vào năm 1900, Tlyiing-P-Liner Potói đạt 540nm, tốc độ trung bình là 22.5 hải lí. Tuy nhiên, P-Liners, con thuyền buồm loại khác, lại mở ra một chương đặc biệt về lịch sử ngành hàng hải. Hãy đọc trang Preussen và bạn sẽ biết tại sao

Bài được hienthuong sửa đổi lần cuối vào ngày 15-11-2008, lúc 08:22
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
4 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn hienthuong vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
chimyen (01-01-2009), laklih (06-03-2011), manh thuong (02-01-2009), zodiac (08-01-2009)