Xem riêng 01 Bài
  #8  
Cũ 28-10-2013, 10:56
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

CHUYỆN CHƯA BIẾT VỀ "TIẾNG ĐÀN TA LƯ"

Thật ngẫu nhiên, một sáng tháng 5 năm 2003, tôi được gặp hai nhạc sĩ quân đội Doãn Nho và Huy Thục trước khi các ông bay ra Hà Nội. Chả là Nhà Văn hóa Thanh niên đã mời hai ông vào tham gia chương trình giao lưu ca nhạc truyền thống với thanh niên TPHCM nhân dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Đều đã qua tuổi 70 nhưng hai ông vẫn khỏe mạnh.


... Nhạc sĩ Huy Thục, quê ở Lý Nhân, Hà Nam nhưng sinh ra ở Hà Nội năm 1934. Sau ngày chính quyền về tay nhân dân, mới 13 tuổi, ông đã tham gia Đội Nhi đồng Mai Hắc Đế. Cho đến giờ, ông vẫn còn nhớ mãi cái cảm giác hạnh phúc, phấn khởi khi được cùng các bạn ra ga Hàng Cỏ đón Bác Hồ hôm 20-10-1946, khi Bác từ Hải Phòng về sau những ngày ở Pháp ký Hiệp định Phông-ten-nơ-blô. Cuối 1946, ông nhập ngũ và làm liên lạc, đưa thư cho mặt trận Khu Ba.
Ông nhớ lại: "Cuộc đời mình sau đó gắn với công tác văn hoá, văn nghệ trong quân đội cho đến khi nghỉ hưu. Chủ yếu là viết, là sáng tác. Mà viết cho lính thật khó, nhất là lính ở mặt trận, không khéo dễ bị phê là làm mất sức chiến đấu của bộ đội. Khi viết xong "Ơi con suối La La" ca ngợi tiểu đội Bùi Ngọc Đủ dám lấy "1 chọi 20" tên lính Mỹ, tôi đã lên gặp tướng Đàm Quang Trung và lựa lời: "Ở mặt trận có bao giờ thủ trưởng đi săn?". "Có chứ, đánh nhau căng thẳng, lúc rảnh mình cũng đi săn. Đi về mệt quá là nhẩy tùm xuống suối tắm". "Vâng, dòng suối mát đã làm cho người chiến sĩ trở nên sảng khoái, có thêm sức mạnh tiếp tục đánh giặc." Sau khi đưa văn công về tận hầm chỉ huy biểu diễn "Ơi con suối La La" đã được ông ủng hộ. Khi thủ trưởng đã hiểu thì dễ dàng đến được với lính..."
Chuyện bài "Tiếng đàn Ta Lư" cũng vậy. Đã được thử lửa ở chiến trường nên đến cuối năm 1968, nhạc sĩ được báo chuẩn bị tiết mục này đi biểu diễn cho Bác và Bộ Chính trị. Trước ngày biểu diễn có ý kiến: "Phải thay đổi tiết tấu một số chỗ mới có thể biểu diễn". Nhạc sĩ lắc đầu: "Bài này sau khi viết đã được biểu diễn cho bộ đội ở chiến trường, tác dụng rất tốt. Còn nếu thấy không đủ tiêu chuẩn thì đề nghị cắt tiết mục này, riêng tôi không thể sửa..." Đúng đêm 31-12-1968, các diễn viên của Đoàn Tổng cục vừa từ mặt trận về được vào Dinh Chủ tịch biểu diễn báo cáo. Không hiểu vì lý do gì mà bài này không bị cắt và chị Tường Vi có chất giọng tốt hơn nên được chọn đơn ca. Sau phần nhạc đệm, chị vừa cất giọng hát câu đầu tiên: "Đi chiến trường, gùi trên vai nặng chĩu, đàn Ta Lư em cất tiếng ca vang lừng núi rừng, mừng thắng trận quê em......" thì thấy Bác đứng lên giơ tay ra hiệu dừng lại:
-Ai là nhạc sĩ sáng tác bài này?
-Huy Thục đâu, Huy Thục đâu? - Nhạc sĩ Vũ Trọng Hối(1) vội đứng lên gọi.
Nhạc sĩ Huy Thục giật mình lo lắng. (Thôi chết, chắc có chuyện rồi, thế này không khéo lại bị "giam" quân hàm. Thảm nào hôm nọ thủ trưởng Tổng cục có ý kiến...). Ong đứng nghiêm:
- Báo cáo Bác, cháu là Huy Thục, sáng tác bài này ạ!
-Thế chú có biết đàn Ta Lư là của dân tộc nào không?
-Dạ, đàn Ta Lư là của bà con dân tộc Vân Kiều. Dân Vân Kiều sống rất nghèo khổ ở dãy Trường Sơn thuộc tỉnh Quảng Trị, thậm chí bà con còn không có cả họ. Theo Đảng, theo Bác đánh Pháp, rồi nay lại đánh Mỹ. Tin ở Đảng, tin ở Bác mà họ đã chọn họ Hồ cho dân Vân Kiều. Đàn Ta Lư đeo trước ngực, gùi gạo gùi đạn đeo sau lưng, cứ như vậy ngày lại ngày họ đi tải gạo, tải đạn tiếp tế cho bộ đội. Cháu được nghe bà con nói: "Người dân Vân Kiều có phải uống nước suối, có phải ăn rau rừng nhưng không tơ hào một hạt gạo của bộ đội."
Vừa nghe nói đến đây, Bác quay lại phía sau nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng và các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp: "Các chú có thấy người dân Vân Kiều dù còn đói, còn khát nhưng một lòng theo Đảng... Thôi, chú Huy Thục cho tiếp tục biểu diễn!". Và sau khi ca sĩ Tường Vi kết thúc: "Các anh đánh hay hung!" thì Bác, các đồng chí trong Bộ Chính trị cùng quan khách vỗ tay nhiệt liệt.
Tháng 6 năm 1969, tác giả của bài hát được phong quân hàm trước niên hạn từ trung uý lên thượng úy và được chính tay Bác ký quyết định tặng thưởng huân chương Chiến công hạng Hai cho bài hát vì đã có tác dụng động viên sức mạnh cho bộ đội ngoài mặt trận. NSND Tường Vi vì biểu diễn xuất sắc bài này cũng được tặng thưởng huân chương Chiến công hạng Hai.
Và tháng 9-2001, năm tác phẩm "Tiếng đàn Ta Lư", "Ơi con suối La La", "Bác đang cùng chúng cháu hành quân", "Đợi" (thơ Vũ Quần Phương) và Hòa tấu đàn bầu "Vì miền Nam" của nhạc sĩ Huy Thục được tặng giải thưởng Nhà nước đợt I về văn hóa và nghệ thuật. Đây là một vinh dự lớn cho nhạc sĩ.
Ong tâm sự: "Ngày ở chiến trường ca sĩ Vân Anh(2) là người đầu tiên hát bài này. Khi đoàn công tác trở ra Bắc, vì chất giọng của Tường Vi tốt hơn nên chị đã được chọn hát. Sáng tác bài này, tôi chỉ lấy cái đàn Ta Lư là cái cớ để ca ngợi anh giải phóng quân mà tiết tấu, nhịp điệu hơi nhanh nghe cũng là lạ. Có người nói bài hát cho bộ đội ở chiến trường phải mạnh mẽ, khí thế phải ào ào xông lên đè bẹp quân thù. Tôi thì không nghĩ vậy. Người văn nghệ sĩ như những con chim ngày lại ngày cần mẫn nhặt từng hạt thóc, tích luỹ trong con tim, khối óc từ những làn điệu chèo, từng điệu hò ví dặm, bài chòi... và đến một khi bỗng cảm xúc ào ạt tuôn ra là lúc họ viết cho đời.
À, mà việc tôi theo nghiệp viết cũng rất thú vị. Ngày ở quân khu Hữu ngạn, khi đang về Hà Đông biểu diễn cho bộ đội thì nhận được bức điện của đồng chí Mai Trọng Thưởng - Cục trưởng Cục Chính trị: "Điện cho Huy Thục: Về ngay để đi thi". Cùng với các nhạc sĩ Hoàng Việt, Ngô Huỳnh, Nguyễn Thành và Đàm Linh(3), tôi về Hà Nội thi để đi học. Thi đỗ, giáo sư Tạ Phước(4) - thầy dạy tôi vi-ô-lông đầu những năm 50 - biết năng khiếu của tôi đã khuyên: "Em nhường xuất đi học sáng tác cho người khác. Theo thầy, em nên tiếp tục học đàn!". Khi xách ba-lô trở về quân khu báo cáo lại thì Thiếu tướng Chính uỷ Trần Độ đã nói: "Nếu cậu không theo học sáng tác mà tiếp tục học đàn thì học xong lại về quân khu kéo đàn. Còn tớ thấy cậu có năng khiếu sáng tác nên mới cử cậu đi học". Thế rồi cuộc đời tôi đã gắn liền với nghiệp sáng tác. Cho đến giờ tôi vẫn không quên được tầm nhìn xa của một thủ trưởng hiểu biết về văn hóa, văn nghệ. Tôi luôn nhớ tới ông..."./.


(1) Đại tá, nhạc sĩ Vũ Trọng Hối công tác tại Đoàn Ca-Múa TCCT, đã mất năm 1985.
(2) Vân Anh - ca sĩ đoàn TCCT, về hưu ở TPHCM.
(3) Các nhạc sĩ cùng với các ca khúc nổi tiếng: Tình ca, Con kênh xanh xanh, Qua miền Tây Bắc, Cánh chim báo tin vui.
(4) Giáo sư Tạ Phước, Giám đốc đầu tiên của Nhạc viện Hà Nội.



http://bantroik5sg.vnweblogs.com/print/10696/157073
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
7 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
HanParis (28-10-2013), HuyNguyen (29-10-2013), manh thuong (28-10-2013), nguyenhuudinhue (29-10-2013), Poetry (08-11-2013), thanhtruc (14-11-2013), Tien (28-10-2013)