Xem riêng 01 Bài
  #4  
Cũ 25-10-2013, 23:26
VAPUTIN's Avatar
VAPUTIN VAPUTIN vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Tem Không Răng
 
Ngày tham gia: 30-01-2013
Bài Viết : 1,047
Cảm ơn: 1,502
Đã được cảm ơn 6,371 lần trong 1,062 Bài
Mặc định

Đúng ra nên đặt tên là "Nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam" vì bộ ba nhạc cụ này là nhạc cụ của dân tộc ít người nên ngoại trừ cái đàn Ta lư thì vì tên nó quá nổi tiếng qua hai tác phẩm "Tiếng đàn Ta lư" và "rừng xanh vang tiếng ta lư " chứ hai cái đàn kia ít được người Kinh loại bình dân như Va biết đến. Như cái tít bài báo dưới đây là chính xác



Phát hành bộ tem về nhạc cụ dân tộc thiểu số

18 Tháng Bảy 2013
(Cinet – DTV) – 3 loại nhạc cụ đàn Ta lư, đàn Goong và đàn Kloong put của đồng bào dân tộc thiểu số được phát hành thành tem.

Biểu diễn đàn Ta lư. Ảnh: Internet
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát hành bộ tem chuyên đề Nhạc cụ dân tộc Việt Nam - bộ 1 với 3 mẫu tem, giới thiệu 3 loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số là đàn Ta lư, đàn Goong và đàn Kloong put.
Ta lư là nhạc cụ dây, phổ biến trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều. Đàn ta lư không có hình dáng chuẩn mực. Nó có thể làm bằng một khúc gỗ, một ống tre hay một đoạn tre gốc đính cả tre. Theo truyền thống của người Vân Kiều, đàn ta lư do nam giới sử dụng. Họ dùng nhạc cụ này trong lúc coi lúa trong chòi canh, lúc nghỉ ngơi trên nương hay lúc dạo chơi trong bản.
K'loong pút là nhạc cụ của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi nó là Đinh pút, còn người Ba Na ở vùng An Khê gọi nhạc cụ này là Đinh pơl. K'lông pút là nhạc cụ do nữ giới sử dụng, thường được chơi trên nương rẫy vào mùa lúa.
Goong là loại nhạc cụ họ dây chi gẩy phổ biến trong một số dân tộc sống ở tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Goong là nhạc cụ do nam giới sử dụng, thường dùng để diễn lại những bài của cồng chiêng bằng hình thức độc tấu. Đôi khi, họ sử dụng goong để đệm hát. Ngày nay, ngoài đệm hát và độc tấu, người ta còn sử dụng 2 -3 chiếc đàn goong để đánh đồng âm cùng một lúc. Trên sân khấu chuyên nghiệp, người ta còn hòa tấu đàn goong với những nhạc cụ của dàn nhạc nhẹ.

Đàn Goong. Ảnh: Internet
Bộ tem do các họa sỹ thuộc Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế, giá mặt là 2.000 đồng, 4.500 đồng và 12.000 đồng. Phát hành kèm theo bộ tem trên còn có một phong bì ngày phát hành đầu tiên khổ 180 x 110mm, 3 bưu thiếp cực đại khuôn khổ 100 x 150mm. Thời hạn lưu hành trên mạng bưu chính công cộng đến ngày 31-12-2014.
TH




Bài được VAPUTIN sửa đổi lần cuối vào ngày 25-10-2013, lúc 23:36
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
11 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn VAPUTIN vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
exploration (30-10-2013), HanParis (26-10-2013), huuhuetran (26-10-2013), HuyNguyen (27-10-2013), lantham_0072005 (26-10-2013), manh thuong (26-10-2013), nam_hoa1 (27-10-2013), nguyenhuudinhue (29-10-2013), Poetry (26-10-2013), thanhtruc (14-11-2013), Tien (26-10-2013)