Xem riêng 01 Bài
  #5  
Cũ 20-02-2016, 11:52
dammanh's Avatar
dammanh dammanh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn
Ủy viên Ban Nghiệp vụ - Phong trào - CLB VIET STAMP
 
Ngày tham gia: 15-09-2008
Đến từ: Ba Lan
Bài Viết : 2,295
Cảm ơn: 10,122
Đã được cảm ơn 21,854 lần trong 2,315 Bài
Mặc định





Thứ bảy lại đến,dammanh xin kể về một câu chuyện mua tem nữa.Chắc các bác và các bạn thắc mắc vì sao Dammanh chỉ kể chuyện mua tem,chứ không có chuyện bán tem.Đơn giản Dammanh kể theo trục t/g và trong giai đoạn này như đã thỏa thuận với cụ già dammanh chỉ giúp cụ một phần đầu vào.
Câu chuyện dammanh lấy tiêu đề:
Bộ sưu tập tem VN và kế PHẢN KHÁCH VI CHỦ.
Đầu năm 1982,tôi lấy vợ,cô gái tôi quen ở QUẢNG NINH nhưng mỗi người vẫn sống mỗi nơi,nên cuộc sống vẫn như lúc chưa cưới.Tôi chưa phải đối mặt với đồng tiền nên vẫn chưa có nỗi lo xa.Lúc này bố tôi đã trao đổi về tem với tôi một cách bình đẳng,nhất là sau chuyến công du MN.Nhưng có 1 sự kiện nữa cho thấy tôi có duyên với tem.
Một hôm có một ông thiếu tá đến nhà tôi,ông ta là sỹ quan hải quân công tác ở HẢI PHÒNG ông muốn bán bộ sưu tập tem VN,vì vợ ông ấy ốm,sau khi trao đổi với bố tôi,ông đồng ý bán với giá 1 cây vàng và hẹn bố tôi xuống lấy.Bố tôi gọi tôi lên trao đổi nhưng tôi thấy viển vông quá!vì hiểu mua tem nó rất tùy hứng.Lúc khách thích mua thì chủ lại không bán,lúc chủ muốn bán thì khách chẳng ham mua!nhưng vì muốn thử nghiệm cách ngoại giao và áp dụng tam thập lục kế trong thương trường nên tôi hăm hở nhận lời đi.
Tôi quyết định đi chuyến tầu 6h sáng,đến HẢI PHÒNG lúc 9h và sẽ về chuyến tầu 3h chiều
Lúc 5h sáng tôi dậy chuẩn bị đi thì mẹ tôi đưa thêm tôi 2 chỉ nữa!Ngồi trên tầu hỏa tôi suy nghĩ vẩn vơ và hiểu rằng bố tôi không tin sẽ mua được,và ý cụ có phải trả 1,2 cây vàng cũng mua.Vì thế suốt chặng đường kéo dài 3h trên tầu,tôi nghĩ tất cả các phương án có thể xảy ra và nghĩ cách thuyết phục,nếu ông NHẬT không muốn bán.Tôi cũng hình dung về người sỹ quan quân đội chât phác,lo lắng đến gia đình như ông NHẬT,dù tôi chỉ gặp,chưa tiếp chuyên bao giờ.Cũng may để tiện đi lại,nên tôi mặc bộ quần áo sỹ quan quân đội,vì lúc này tôi vùa được lên thượng úy.
Đến HẢI PHÒNG 9h45,tôi tìm được ngay nhà ông NHẬT ,gõ cửa và khi nhìn thấy ông tôi hiểu chuyến đi bất thành rồi.Ông mời tôi vào nhà,và báo tin mừng vợ ông đã đỡ và với giọng buồn buồn ông nói:’’Cậu về nói bố cậu thông cảm cho tôi,tôi thấy khó xa rời nó quá!”
Tôi cố tránh cho ông NHẬT thấy sự thất vọng của mình,mà khởi đầu tôi chúc mừng sức khỏe vợ ông đã bình phục,sau nữa nói chuyên thời sự quân đội và chuyến đi và hỏi về cuộc sống HẢI PHÒNG.Tôi cố kéo ông ra khỏi trạng thái sượng sùng và để ông vui trở lại.Sau nữa tôi nói về cách cư sử của bố tôi đối với ông và dần dần câu chuyện đến đề tài chính và ông đã chịu khó lắng nghe,thậm chí có lúc còn cao hứng nũa.Tôi kể chuyện bố tôi đã bán nhiều tem quý,nhưng sau vẫn có cơ hội tìm lại,rồi chỉ ra rằng:khi mua thì bỏ tiền ít một,lúc bán được luôn một món tiền lớn.
Cao hứng tôi còn kể câu chuyện một tay buôn tranh đầu thế kỷ 20, đã tạo dựng vụ lấy cắp bức tranh MONALYZA để bán bức tranh rởm cho một nhà tỷ phú MỸ sau vụ việc bị vỡ lở,vì cậu đàn em lại mang bức tranh thật đi bán và bị bắt.Trước tòa án, tay buôn tranh kiêm trùm lừa đảo đã nói rất hùng hồn rằng:Thằng đàn em tôi nó ngu,nó không hiểu rằng LẤY ĐƯỢC KHÓ MỘT THÌ BÁN ĐƯỢC KHÓ MƯỜI.
Lúc này liếc nhìn đồng hồ đã 3 h trôi qua và tôi dần dần biến thành chủ và ông NHẬT lại trở thành khách.Ông không những chăm chú lắng nghe mà còn tỏ ra sốt ruột,nôn nóng sọ bỏ lỡ cơ hội bán này.Rồi cuôi cùng ông cũng vỗ vai tôi và nói:
Tớ và cậu đều là lính,phải giữ uy tín cho sỹ quan quân đội chứ!không thể thất tín được! COLLECTION này bán cho bố cậu 1 cây vàng như đã thỏa thuận,còn tặng cậu 5 tờ tiên giấy kháng chiến có dấu hải phòng.Lúc này đã 15h30,kế PHẢN KHÁCH VI CHỦ đã thành công,thôi đành đi chuyến tàu 17h vậy.Khi tạm biệt chú NHẬT,tôi dám hứa 1 câu chắc nịch:
Nếu khi nào chú muốn quay lại sưu tầm tem VN,cần kiếm tem gì chú cứ nói với cháu.Nhưng có một vấn đề tôi không ngờ trong collection đó có 1 bì thư đặc biệt.Đó là một FDC duy nhất HẢI PHÒNG có.Năm 1962,bưu điện có kế hoạch phát hành tem kỷ niệm 45 năm CMT10,nhưng lúc đó quan hệ LIÊN XÔ &TRUNG QUỐC có nhiều căng thẳng,chính phủ VN không muốn đụng đến vấn đề tế nhị đó,ảnh hưởng cuộc kháng chiến thống nhất tổ quốc,nên đình chỉ phát hành tem này.Nhưng giới sưu tầm tem cũng lùng được tem nay dạng không răng (non emis).Bố tôi may mắn mua được vài con và để cho ông NHẬT 2 con tem này.Vào thời gian đó họa sỹ vẽ tem thiết kế luôn dấu kỷ niệm. Bưu điện Hải Phòng lại nhanh nhảu phát hành dấu kỷ niệm trước. Ông NHẬT đem dán 1 con lên bì thư và ra bưu điện xin đươc dấu kỷ niệm chỉ lưu hành có vài ngày,rồi phải hủy.Bì thư đó nay nằm trong collection một người bạn tôi
Dù sao cũng một phần an ủi,nếu tôi không mua được collection này thì biết đâu FDC này lại lưu lạc ở một phương trời nào đó,châu mỹ hay châu âu,chứ không nằm trên lãnh thổ của tổ quốc VN
Khi về nhà đã 9h30 tối,mẹ tôi vẫn chờ và câu đầu tiên bà hỏi:Có mệt không con? Làm lòng tôi ấm hẳn.Còn bố tôi thì nói,thấy con về muộn,là bố biết là thành công rồi!Lại một lần nữa tôi hiểu muốn gắn với kinh doanh tem thư hay đồ nghệ thuật nói chung phải học nhiều,luôn bồi bổ tri thức mọi lúc mọi nơi.
Chuyến đi HẢI PHÒNG và kế PHẢN KHÁCH VI CHỦ tuy thành công,nhưng tôi không vui lắm!Phải chăng tôi nghĩ đến lời hứa với chú NHẬT,vì thực chất tôi có thể tìm mọi tem VN không?nhưng điều khổ tâm nhất là lại một nhà sưu tầm tem ở MB phải từ bỏ (chắc là vĩnh viễn) thú sưu tầm tem vì kế sinh nhai,vì cơm áo gạo tiền,và tôi cũng nghĩ liệu mình có đi đến hêt cuộc đời với nghiệp tem không??
__________________
ĐÀM HIẾU MẠNH
STARA WIES
UL.JEMIOLOWA 70
05-830 NADARZYN
POLSKA (BA LAN)
Tel: 0048729547988
Trả Lời Kèm Trích Dẫn Bài Này
15 Thành viên sau đây nói lời CẢM ƠN bạn dammanh vì đã gửi Bài viết hữu ích này:
Đêm Đông (09-03-2016), cdtung_hp (18-04-2016), Cu Bim (20-02-2016), cuongcanna (20-02-2016), HanParis (20-02-2016), huuhuetran (28-02-2016), HuyNguyen (31-03-2016), manh thuong (22-02-2016), Ng.H.Thanh (09-03-2016), Nguoitimduong (21-02-2016), Poetry (20-02-2016), temhp88 (23-02-2016), Tien (23-02-2016), Vietthai (25-03-2016), vnmission (03-11-2016)